Quyết định 4204/QĐ-UBND

Quyết định 4204/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 4204/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Nghệ An 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4204/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 21 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2229/TTr-SNN-KHTC ngày 01/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

1.1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng: Chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp; phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp; áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân. Chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; phát triển chăn nuôi trâu bò gắn với vấn đề xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn trâu bò đạt 780.000 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 30.000 tấn; tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò trong ngành chăn nuôi chiếm 22 - 25%. Trong đó:

+ Tổng đàn trâu đạt 330.000 con; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 10.000 tấn.

+ Tổng đàn bò 450.000 con; trong đó tỷ lệ đàn bò lai chiếm trên 50% tổng đàn bò; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 20.000 tấn.

Tiếp tục phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp, tập trung phát triển tổng đàn, phấn đấu đạt 60.000 con bò cho sữa, sản lượng sữa hàng năm đạt khoảng 450 - 500 triệu lít; công suất các nhà máy chế biến đạt 500.000 tấn/năm.

- Định hướng đến năm 2030:

+ Ổn định tổng đàn trâu, bò; áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Hoàn thiện và phát triển các vùng sản xuất an toàn với các hình thức hợp tác, liên kết trong tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm chăn nuôi trâu bò với các sản phẩm ngành, lĩnh vực khác.

+ Tốc độ tăng trưởng GTSX chăn nuôi trâu bò đạt 4 - 4,5%, chiếm tỷ trọng 25 - 30% tổng GTSX ngành chăn nuôi. Cơ cấu giá trị sản phẩm sữa đạt 65 - 70% tổng GTSX chăn nuôi trâu bò.

+ Diện tích trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi ổn định 40.000 ha.

2. Điều chỉnh, bổ sung phương án quy hoạch

2.1. Quy hoạch đối tượng nuôi theo vùng sinh thái

- Quy hoạch chăn nuôi trâu:

+ Vùng núi cao: Gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Con Cuông

+ Vùng núi thấp: Gồm các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và các xã phía tây bắc huyện Anh Sơn.

+ Vùng Đồng bằng: Gồm các huyện Yên Thành và các xã phía tây huyện Quỳnh Lưu và Đô Lương và các xã phía Tây của huyện Nghi Lộc.

- Quy hoạch vùng chăn nuôi bò:

+ Chăn nuôi bò sản xuất hàng hóa: Chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa được khuyến khích tất cả các vùng, huyện, thị trong tỉnh.

+ Chăn nuôi bò sinh sản: Bò vàng: Cần duy trì, bảo tồn, phát triển chủ yếu các xã, huyện thuộc vùng núi cao. Bò lai cải tiến: Các giống lai trên 50% máu Zebu được tập trung tại các huyện đồng bằng và núi thấp.

+ Chăn nuôi bò chuyên hướng thịt: Chủ yếu tập trung các huyện vùng đồng bằng và vùng núi thấp, gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, các xã đồng bằng Thanh Chương, Tân kỳ, Anh Sơn, Nghĩa Đàn.

+ Chăn nuôi bò chuyên sữa: Tập trung tại các huyện có quỹ đất khá, điều kiện tự nhiên thích hợp với chăn nuôi bò chuyên sữa, có khả năng chủ động thức ăn. Tiếp tục mở rộng quy mô, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà.

- Quy hoạch vùng cải tạo giống:

+ Vùng áp dụng truyền tinh nhân tạo: Các huyện đồng bằng; các xã đồng bằng của huyện miền núi thấp và tại các cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung.

+ Vùng sử dụng bò đực giống nhảy trực tiếp: Các huyện, xã miền núi.

2.2. Quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi trâu bò ứng dụng công nghệ cao

Tiếp tục khuyến khích, thu hút các dự án chăn nuôi trâu, bò ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển ở những huyện có quỹ đất khá. Tập trung phát triển tổng đàn bò sữa, mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa tại Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà, phấn đấu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đạt quy mô 60.000 con bò cho sữa, sản lượng sữa hàng năm đạt khoảng 450 - 500 triệu lít.

2.3. Điều chỉnh quy mô và phân bổ địa bàn chăn nuôi trâu bò đến năm 2020

Quy mô tổng đàn trâu bò tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đạt 780.000 con, dự kiến phân bổ theo địa bàn vùng, các huyện, thành, thị như sau:

TT

Vùng, huyện

Ước TH 2015

Quy hoạch đến năm 2020

PA theo QĐ 2038

Phương án điều chỉnh, bổ sung đợt này

Trâu

Trâu

Trâu

I

Vùng đồng bằng

85.580

170.900

105.050

402.570

97.600

193.500

1

TP Vinh

950

5.000

1.130

6.440

850

5.000

2

TX. Cửa Lò

80

1.000

20

3.100

100

1.000

3

Diễn Châu

5.600

26.200

8.940

65.490

6.200

30.500

4

Yên Thành

19.500

22.500

29.160

42.070

23.500

25.500

5

Quỳnh Lưu

14.600

18.200

21.430

50.740

16.500

21.000

6

TX. Hoàng Mai

1.520

7.000

 

 

1.850

8.000

7

Nghi Lộc

9.460

25.000

10.300

64.100

10.300

28.000

8

Hưng Nguyên

7.770

16.000

8.220

41.860

8.300

18.500

9

Nam Đàn

9.350

23.000

11.150

64.640

11.000

26.000

10

Đô Lương

16.750

27.000

14.700

64.130

19.000

30.000

II

Vùng núi thấp

124.320

121.500

164.810

257.910

144.400

154.000

11

Thanh Chương

34.830

39.000

33.340

94.850

39.000

40.000

12

Anh Sơn

17.440

16.500

20.560

47.370

20.500

18.000

13

Nghĩa Đàn

19.000

35.000

31.300

30.500

23.000

56.500

14

TX Thái Hòa

4.550

5.000

5.700

11.870

5.500

10.000

15

Tân Kỳ

27.200

15.500

39.230

43.970

32.000

17.500

16

Quỳ Hợp

21.300

10.500

34.680

29.350

24.400

12.000

III

Vùng núi cao

80.100

87.600

90.140

179.520

88.000

102.500

17

Quỳ Châu

18.200

7.600

22.960

13.550

20.000

10.500

18

Quế Phong

24.300

14.500

27.910

20.470

27.000

16.500

19

Con Cuông

19.100

15.000

20.580

32.950

21.000

18.500

20

Tương Dương

10.500

20.000

13.420

61.600

11.500

24.500

21

Kỳ sơn

8.000

30.500

5.270

50.950

8.500

32.500

 

Toàn tỉnh

290.000

380.000

360.000

840.000

330.000

450.000

2.4. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các phương thức, hình thức chăn nuôi

a) Phương thức chăn nuôi

- Phương thức đầu tư thâm canh và bán thâm canh: Phấn đấu đến năm 2020 số lượng đàn trâu bò được nuôi theo phương thức này đạt 15% và đến năm 2030 đạt 30% tổng đàn trâu bò.

- Phương thức chăn nuôi truyền thống có cải tiến: Phấn đấu đến năm 2020 số lượng đàn trâu bò được nuôi theo phương thức này chiếm 85% và đến 2030 chiếm 70% tổng đàn trâu bò.

b) Hình thức chăn nuôi

- Chăn nuôi trang trại, quy mô vừa và lớn: Hình thức thức này áp dụng chủ yếu cho chăn nuôi bò sữa, nuôi vỗ béo bò thịt theo phương thức thâm canh và bán thâm canh.

- Chăn nuôi theo hình thức nông hộ, gia trại: Đây là hình thức nuôi trâu bò quy mô nhỏ lẻ được áp dụng theo phương thức nuôi truyền thống có cải tiến.

2.5. Quy hoạch sản xuất thức ăn cho trâu bò

a) Rà soát, bố trí đất trồng cây thức ăn chăn nuôi trâu bò

- Đến năm 2020, phấn đấu triển khai lấp đầy diện tích đất trồng cây thức ăn chăn nuôi đã được quy hoạch cho hai công ty chăn nuôi bò sữa với diện tích 13.200 ha (TH true milk 12.600 ha và Vinamilk 600 ha), mở rộng diện tích trồng cây thức ăn ở các trang trại, gia trại.

- Đến năm 2030, ổn định diện tích trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi trâu bò đạt 40.000 ha, tăng nhanh sản lượng thức ăn cho trâu bò, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định lao động trong vùng chăn nuôi.

- Đối với chăn nuôi trâu bò theo phương thức truyền thống có cải tiến thì cần phải gắn với việc dự trữ thức ăn thô, bằng các hình thức như phơi khô, ủ chua các phụ phẩm trong trồng trọt, chế biến nông sản như: rơm, rạ, thân ngô, lạc, ngọn mía, bạ dứa, bạ sắn ... nhằm cân đối đủ lượng, đủ chất thô xanh cho trâu bò ở tất cả các tháng trong năm. Ngoài ra, có thể tận dụng đất bờ ao, xung quanh vườn, gò đồi để trồng cỏ nuôi trâu bò.

b) Quy hoạch các cơ sở chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi trâu, bò

- Chế biến thức ăn công nghiệp: Hiện nay Nghệ An đã có 04 nhà máy chế biến thức ăn gia súc và vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư 01 nhà máy cho Công ty TNHH Liên doanh AUSFEED, nhưng các nhà máy này chủ yếu sản xuất sản phẩm dành riêng cho heo và thủy sản. Trên địa bàn tỉnh, mới chỉ có 01 nhà máy chuyên sản xuất thức ăn dành riêng bò sữa của Công ty CP thực phẩm sữa TH, nhưng chỉ đủ đáp ứng cho đàn bò sữa của công ty. Thời gian tới cần xúc tiến, thu hút để xây dựng thêm 1-2 nhà máy chế biến thức ăn hổn hợp hoàn chỉnh (TMR) dành riêng cho trâu bò. Khuyến khích Công ty CP thực phẩm sữa TH nâng công suất cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp nhằm ngoài phục vụ đàn bò sữa của công ty tiến tới có thể đáp ứng các trang trại trâu bò vùng lân cận.

- Tiếp tục chuyển giao công nghệ phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho các trang trại chăn nuôi trâu, bò. Tổ chức tốt hệ thống xay xát, kinh doanh tiêu thụ nhỏ lẻ ở các địa phương.

2.6. Quy hoạch các cơ sở giết mổ và chế biến thịt trâu bò

a) Các cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện, thành và thị xã

- Phấn đấu có khoảng trên 120 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, có khoảng 30% cơ sở giết mổ gia súc gia cầm áp dụng hệ thống GHP, GMP, HACCP trong hoạt động giết mổ, trong đó công suất giết mổ trâu bò đạt 600 – 700 con/ngày đêm.

- Phấn đấu đưa 100% số điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ tại vùng đồng bằng và 70 - 80 % tại vùng trung du và 50 % vùng Miền núi cao vào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để giết mổ. Quản lý và kiểm soát được trên 90% sản phẩm gia súc, gia cầm qua giết mổ tại vùng Đồng bằng, 70 - 80 % tại vùng trung du và 50 % vùng miền núi cao.

b) Giết mổ chế biến tập trung công nghiệp:

Đầu tư công nghệ, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất chế biến cho Nhà máy chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. Tiếp tục kêu gọi, đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến thịt các loại gia súc gia cầm có công suất 10.000 tấn SP/năm (trong đó có giết mổ trâu bò) tại Khu công nghiệp Nam Cấm.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Để chăn nuôi trâu, bò phát triển nhanh và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng giá trị sản phẩm, giải pháp về khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng, mang tính “đột phá”. Trong giai đoạn từ nay đến 2020, định hướng đến năm 2030 cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Công tác giống:

+ Tiếp tục phát triển chăn nuôi các giống trâu bò hiện có và đã thích ứng với điều kiện chăn nuôi trên địa bàn như: Trâu Thanh Chương, trâu Phủ Quỳ và dòng lai trâu Murrah; bò lai zebu, bò sữa HF, bò lai HF, bò vàng địa phương. Đồng thời, thực hiện biện pháp chéo dòng đực giống giữa các vùng miền để hạn chế phối giống đồng huyết.

+ Du nhập nội các giống trâu, bò ở các tỉnh khác và khuyến khích nhập nội các giống trâu bò có chất lượng cao từ các nước khác phát triển đàn trâu, bò để nhanh chóng nâng cao năng suất và chất lượng đàn trâu, bò.

- Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ: Công nghệ chọn và lai tạo giống; ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chăn nuôi trâu bò như: công nghệ sinh học, công nghệ chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, tự động hóa; công nghệ chế biến bảo quản, công nghệ xử lý môi trường; áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, GAP để phát triển chăn nuôi trâu, bò đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường.

- Công tác khuyến nông: Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ cho cán bộ và người chăn nuôi; chỉ đạo và xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò đạt năng suất cao.

3.2. Giải pháp về công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh

- Xây dựng, củng cố mạng lưới tổ chức thú y từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện tốt Pháp lệnh, Luật Thú y hiện hành để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho sản xuất, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ thú y, công tác thú y và xây dựng hệ thống xử lý chất thải, phun thuốc tiêu độc, khử mùi hôi, đảm bảo vệ sinh môi trường ở vùng chăn nuôi.

3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hiện hành, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò, cụ thể như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020 và Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Chính sách tín dụng: Tổ chức triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (trong đó có chăn nuôi trâu, bò); Các Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản và tạo điều kiện tối đa cho khác hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để triển khai thực hiện chính sách này.

- Thực hiện chính sách bảo hiểm vật nuôi, trong đó có trâu bò theo quy định hiện hành.

- Chính sách đất đai: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện đầu tư sản xuất theo hướng công nghệ cao, cơ giới hóa,... để sản xuất cây thức ăn phục vụ chăn nuôi trâu bò.

3.4. Giải pháp về gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Khuyến khích hình thức hợp tác, liên kết sản xuất với vai trò trung tâm của doanh nghiệp để phát triển chăn nuôi trâu bò theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển các HTX, Tổ hợp tác theo Luật HTX năm 2012 để liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức phát triển chăn nuôi trâu, bò.

- Triển khai chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu theo Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ để quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, công nghệ. Quảng bá, kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp đầu mối, các siêu thị, các cơ sở, chợ, cửa hàng,…để đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng thuận lợi.

- Khuyến khích, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP để sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng để cung cấp cho thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi trâu bò xây dựng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn được cơ quan kiểm định trong nước và quốc tế công nhận.

3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hình thành các khu chăn nuôi tập trung kết hợp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý và kiểm soát chất thải để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đối với chất thải lỏng xử lý bằng hệ thống bể lọc có sục khí, bể lắng, ao chứa trước khi xả vào môi trường,... Đối với chất thải rắn xử lý bằng cách xây dựng bể ủ và ủ phân bằng men vi sinh để sử dụng làm phân bón.

- Ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động giết mổ, chế biến sản phẩm trâu bò. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi đối với các hộ gia đình, các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cấp chính quyền và các ngành chức năng trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư ngay từ khi xây dựng dự án nhằm loại bỏ các dự án không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và xử lý kịp thời các vi phạm.

3.6. Nguồn vốn để thực hiện quy hoạch

Khái toán tổng vốn đầu tư để thực hiện điều chỉnh quy hoạch là 16.745 tỷ đồng. Để triển khai thực hiện, cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Trong đó: Vốn của các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở chăn nuôi và vốn của các hộ dân chăn nuôi trâu, bò là hai nguồn vốn chính; Nhà nước hỗ trợ thông qua các cơ chế chính sách hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (trong đó có trâu, bò).

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vùng sản xuất và chế biến thức ăn thô xanh cho cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An (trong đó có trâu, bò).

- Tiếp tục triển khai, thực hiện các dự án: Chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp, bán công nghiệp tại Nghệ An.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện dự án: Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP).

- Tiếp tục triển khai, thực hiện dự án: Cải tiến và nâng cao chất lượng giống bò thịt tại Nghệ An.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện dự án: Cải tiến và nâng cao chất lượng giống trâu tại Nghệ An.

- Triển khai, thực hiện dự án: Chăn nuôi trâu, bò tập trung, hàng hóa.

- Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp (trong đó có trâu, bò).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch; theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư dự án phát triển chăn nuôi trâu bò tập trung.

- Phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn hiện hành của Trung ương và địa phương trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch.

2. Các Sở, ban ngành liên quan

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện quy hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

- Xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể để tổ chức phát triển chăn nuôi trâu bò trên địa bàn nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch đã đặt ra.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT và các Sở, ngành liên quan xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư dự án phát triển chăn nuôi trâu bò tập trung trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện liên quan, các xã hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị cấp xã tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết phát triển chăn nuôi trâu bò gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2038/QĐ-UBNDNN ngày 12/5/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển đàn trâu bò tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4204/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4204/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/09/2015
Ngày hiệu lực21/09/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4204/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 4204/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Nghệ An 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 4204/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Nghệ An 2015
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu4204/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
              Người kýĐinh Viết Hồng
              Ngày ban hành21/09/2015
              Ngày hiệu lực21/09/2015
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcLĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật9 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản gốc Quyết định 4204/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Nghệ An 2015

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 4204/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Nghệ An 2015

                • 21/09/2015

                  Văn bản được ban hành

                  Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                • 21/09/2015

                  Văn bản có hiệu lực

                  Trạng thái: Có hiệu lực