Quyết định số 2038/QĐ-UBND.NN 2009 quy hoạch phát triển đàn trâu bò Nghệ An 2015 2020 đã được thay thế bởi Quyết định 4204/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Nghệ An 2015 và được áp dụng kể từ ngày 21/09/2015.
Nội dung toàn văn Quyết định số 2038/QĐ-UBND.NN 2009 quy hoạch phát triển đàn trâu bò Nghệ An 2015 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2038/QĐ-UBND.NN | Vinh, ngày 12 tháng 05 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ.CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản thẩm định số 424/BC.NN.KHĐT ngày 25/12/2008 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An tại Báo cáo kết quả thẩm định số 266/SKH.ĐT-NN ngày 15/3/2009 về việc Quy hoạch phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020, gồm những nội dung sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát: Quy hoạch chăn nuôi trâu bò nhằm quy định vùng chăn nuôi có tiềm năng và lợi thế phù hợp ở: Đồng bằng, núi thấp và miền núi cao. áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y, quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi trâu, bò. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại với quy mô vừa và lớn, kết hợp chăn nuôi gia trại có đầu tư tiến bộ kỹ thuật tạo hàng hóa có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, qua đó tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến 2010 tổng đàn trâu, bò đạt 1.000.000 con, trong đó đàn trâu 328.000 con và đàn bò 672.000 con, tỷ trọng thu nhập chăn nuôi trâu, bò so với ngành chăn nuôi là 20%.
- Đến 2015 tổng đàn trâu, bò đạt 1.200.000 con, trong đó đàn trâu 360.000 con và đàn bò 840.000 con, tỷ trọng thu nhập chăn nuôi trâu, bò so với ngành chăn nuôi là 25%.
- Đến 2020 tổng đàn trâu, bò đạt 1.400.000 con, trong đó đàn trâu 394.200 con và đàn bò 1.005.800 con, tỷ trọng thu nhập chăn nuôi trâu bò so với ngành chăn nuôi 30%.
3. Phương án bố trí quy hoạch:
3.1. Xác định phương thức, hình thức và quy mô phát triển chăn nuôi trâu bò:
- Phương thức chăn nuôi: Nuôi đầu tư thâm canh và bán thâm canh là chủ yếu có kết hợp chăn nuôi truyền thống được áp dụng tiến bộ KHKT.
- Hình thức chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn kết hợp chăn nuôi theo hình thức nông hộ.
- Quy mô phát triển chăn nuôi trang trại: theo tiêu chí trang trại tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23 /6/2000 của Bộ NN & PTNT.
3.2. Quy hoạch đối tượng nuôi theo từng vùng sinh thái:
- Quy hoạch chăn nuôi trâu tập trung tại các huyện:
+ Vùng Tây Bắc: huyện Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp;
+ Vùng Tây Nam: huyện Con Cuông, một số xã phía Tây Bắc của huyện Anh Sơn;
+ Vùng núi thấp: huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn;
+ Vùng Đồng bằng: huyện Yên Thành, phía tây huyện Quỳnh Lưu.
- Quy hoạch vùng chăn nuôi bò:
+ Vùng chăn nuôi Bò lai:
Tại các huyện núi cao nuôi bò lai có 25 %- 37,5% máu Zebu;
Tại các huyện vùng núi thấp nuôi bò lai có ≥50 % máu Zebu;
Tại các huyện đồng bằng, các xã đồng bằng, các xã khu vực 1 của huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, nuôi bò lai có từ 50 - 75% máu Zebu trở lên.
+ Vùng chăn nuôi bò hướng chuyên thịt, vỗ béo bò thịt: các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; các xã đồng bằng của huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, thị Xã Thái Hoà, thành phố Vinh.
+ Nuôi bò sữa: huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hoà và vùng phụ cận. Các xã vùng tây của huyện Quỳnh Lưu, huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò.
- Quy hoạch vùng cải tạo giống:
+ Vùng áp dụng truyền tinh nhân tạo: Các huyện đồng bằng; các xã đồng bằng của huyện miền núi thấp.
+ Vùng sử dụng bò đực giống nhảy trực tiếp: Các huyện, xã miền núi.
3.3. Quy hoạch phát triển tổng đàn trâu bò toàn tỉnh:
TT | Huyện | Thực hiện 2007 | 2010 | 2015 | 2020 | ||||
Trâu | Bò | Trâu | Bò | Trâu | Bò | Trâu | Bò | ||
| Toàn tỉnh | 292.231 | 445.304 | 328.000 | 672.000 | 360.000 | 840.000 | 394.200 | 1.005.800 |
I | Đồng bằng | 87.386 | 213.024 | 97.560 | 316.850 | 105.050 | 402.570 | 113.050 | 489.700 |
1 | T/P Vinh | 1.080 | 4.301 | 1.120 | 5.600 | 1.130 | 6.440 | 1.150 | 7.200 |
2 | T/xã Cửa Lò | 18 | 2.293 | 20 | 2.810 | 20 | 3.100 | 20 | 3.300 |
3 | Diễn Châu | 7.710 | 35.251 | 8.260 | 51.310 | 8.940 | 65.490 | 9.680 | 80.000 |
4 | Yên Thành | 22.375 | 22.069 | 26.150 | 32.970 | 29.160 | 42.070 | 32.400 | 51.500 |
5 | Quỳnh Lưu | 16.942 | 26.153 | 19.800 | 39.760 | 21.430 | 50.740 | 23.150 | 62.000 |
6 | Nghi Lộc | 9.145 | 34.238 | 9.800 | 50.700 | 10.300 | 64.100 | 10.800 | 77.500 |
7 | H. Nguyên | 7.294 | 21.764 | 7.820 | 32.800 | 8.220 | 41.860 | 8.650 | 51.000 |
8 | Nam Đàn | 9.904 | 33.316 | 10.610 | 50.650 | 11.150 | 64.640 | 11.700 | 79.000 |
9 | Đô Lương | 12.918 | 33.639 | 13.980 | 50.250 | 14.700 | 64.130 | 15.500 | 78.200 |
II | Núi thấp | 132.238 | 132.945 | 148.760 | 207.560 | 164.810 | 257.910 | 182.000 | 308.000 |
10 | T. Chương | 26.847 | 47.672 | 30.200 | 75.030 | 33.340 | 94.850 | 36.700 | 114.800 |
11 | Anh Sơn | 16.397 | 24.017 | 18.440 | 37.470 | 20.560 | 47.370 | 22.800 | 57.600 |
12 | Nghĩa Đàn | 25.208 | 15.610 | 28.350 | 24.360 | 31.300 | 30.500 | 34.500 | 36.800 |
13 | TX Thái Hoà | 4.577 | 6.316 | 5.150 | 9.850 | 5.700 | 11.870 | 6.300 | 13.800 |
14 | Tân Kỳ | 31.286 | 23.584 | 35.200 | 36.490 | 39.230 | 43.970 | 43.550 | 51.000 |
15 | Quỳ Hợp | 27.923 | 15.746 | 31.420 | 24.360 | 34.680 | 29.350 | 38.150 | 34.000 |
III | Núi cao | 72.607 | 99.335 | 81.680 | 147.590 | 90.140 | 179.520 | 99.150 | 208.100 |
15 | Quỳ Châu | 18.304 | 7.527 | 20.590 | 11.150 | 22.960 | 13.550 | 25.500 | 16.000 |
16 | Quế Phong | 22.697 | 11.460 | 25.530 | 16.830 | 27.910 | 20.470 | 30.400 | 24.000 |
17 | Con Cuông | 16.408 | 17.970 | 18.460 | 27.090 | 20.580 | 32.950 | 22.850 | 38.500 |
18 | T. Dương | 10.915 | 33.594 | 12.280 | 50.640 | 13.420 | 61.600 | 14.650 | 70.000 |
19 | Kỳ Sơn | 4.283 | 28.784 | 4.820 | 41.880 | 5.270 | 50.950 | 5.750 | 59.600 |
4. Những giải pháp chính:
4.1. Giải pháp về giống và công tác quản lý giống:
a) Đối với vùng phát triển bò lai và sản xuất giống bò thịt:
- Vùng làm TTNT: Sử dụng tinh nhóm bò Zebu (Red Sind, Sahywan, Brahman), bò thịt chuyên dụng (Limousine, Crimousin) để phối giống.
- Vùng nhảy trực tiếp: sử dụng bò đực lai Zebu 50 -75% máu ngoại để phối giống nhảy trực tiếp.
b) Đối với vùng chăn nuôi và vỗ béo bò thịt:
+ Sử dụng con lai 3/4 - 7/8 máu bò thịt, máu bò Zebu để nuôi vỗ béo, nuôi thịt. Sử dụng bò sữa loại thải, bò đực thiến... để vỗ béo.
+ Nhập nuôi một số giống bò thuần hướng thịt (Brahman, Droughtmaster) từ các cơ sở Trung ương và các tỉnh.
c) Giống bò sữa:
Giống bò sữa chủ yếu:
+ Bò HF thuần chủng được tạo ra tại Việt nam.
+ Bò F2, F3 HF (từ 3/4- 7/8 máu HF).
d) Giống trâu:
- Sử dụng giống trâu địa phương là chính trên cơ sở điều tra, bình tuyển, chọn lọc đàn trâu cái, trâu đực có chất lượng tốt để phối giống.
- Thực hiện biện pháp chéo dòng đực giống giữa các vùng miền để hạn chế phối giống đồng huyết.
- Nhập một số giống trâu đực ở các tỉnh khác về để làm tươi máu đàn trâu.
- Nghiên cứu, khảo nghiệm lai tạo giống trâu Murah; lai Murah với trâu cái nền địa phương.
4.2. Giải pháp về thức ăn:
a) Thức ăn thô xanh:
- Chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang trồng cỏ; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng cỏ thâm canh; trồng đa dạng các loại giống cỏ.
- Tận thu triệt để các sản phẩm, phế phụ phẩm nông nghiệp như: Rơm, rạ, bã dứa, bã mía,.. áp dụng các biện pháp KHKT để chế biến, bảo quản thức ăn cho trâu bò.
- Hình thành các chợ buôn bán, trao đổi cỏ, các phụ phẩm nông nghiệp;
- Hợp tác khoa học để tổ chức sản xuất thức ăn cho trâu bò, chuyển giao kỹ thuật, các quy trình hướng dẫn chế biến thức ăn cho trâu bò từ phế phụ phẩm nông nghiệp...
b) Thức ăn tinh hỗn hợp:
- Dùng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương (ngô cám, khô dầu…) xây dựng các công thức chế biến phù hợp;
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước kiểm tra việc nhập nguyên liệu sạch, chất lượng sản phẩm thức ăn cho trâu bò phải đăng ký công bố chất lượng với nhà nước;
- Thu hút Nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho trâu bò.
4.3. Công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh, chuồng trại và vệ sinh môi trường:
a) Công tác Thú y:
- Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về công tác vệ sinh phòng chống bệnh cho trâu bò;
- Chấp hành tốt pháp lệnh thú y hiện hành về tiêm phòng, kiểm dịch;
- Xây dựng vùng an toàn dịch, tập trung kiểm soát chặt chẽ công tác phòng dịch.
- Đào tạo đội ngũ thú y, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, xây dựng mạng lưới thú y cơ sở, trang bị kiến thức và phương tiện chẩn đoán kịp thời chính xác.
- Xây dựng hệ thống giết mổ và quản lý giết mổ gia súc trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Về chuồng trại, vệ sinh môi trường:
- Đối với chăn nuôi nông hộ: Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh môi trường, tiến tới quy hoạch khu chuồng chăn nuôi trâu bò ra ngoài khu dân cư.
- Đối với chăn nuôi Trang trại tập trung: Chuồng trại phải xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường; có hệ thống xử lý chất thải bằng bể Bioga.
4.4. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm:
a) Các biện pháp tiêu thụ sản phẩm:
- Quy hoạch vùng chuyên chăn nuôi có quy mô xã, liên xã của một hay nhiều loại gia súc để hỗ trợ nhau trong bố trí, tổ chức bao tiêu sản phẩm. Thành lập các hợp tác xã chăn nuôi, tổ chức theo phương thức khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ.
- Xây dựng các chợ Trâu, Bò theo từng vùng, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm trâu bò.
- Công ty Chế biến Xuất khẩu Súc sản mở rộng quy mô, phương thức hoạt động để đáp ứng tiêu thụ trâu bò cho người chăn nuôi.
- Khuyến khích, hỗ trợ thủ tục lập dự án, cấp phép cho các cá nhân, doanh nghiệp thành lập các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.
b) Xúc tiến thương mại: thông qua các hình thức:
- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hình thành trung tâm thông tin thị trường nông nghiệp, đưa thông tin xuống cơ sở để nông dân cập nhật.
- Tổ chức các hội thi, triển lãm về giống, về thức ăn, về máy móc, dụng cụ, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi.
- Khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, ki ốt tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
45. Giải pháp về cơ chế chính sách: Thực hiện theo các chính sách hiện hành của UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có phát triển chăn nuôi trâu, bò; và các cơ chế chính sách về đầu tư, đất đai, vay vốn, … theo quy định hiện hành của nhà nước. Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu bổ sung cho phù hợp và đáp ứng mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4.6. Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi, các chủ trang trại. Gửi đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ chuyên trách.
- Về khoa học công nghệ và khuyến nông chăn nuôi:
+ Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ.
+ Cập nhật các tiến bộ KHKT, công nghệ sản xuất tiên tiến để hàng năm tổ chức chuyển giao ứng dụng vào sản xuất cho nông dân.
4.7. Giải pháp đầu tư:
- Đối với chăn nuôi truyền thống có cải tiến: Đầu tư theo hình thức cải tạo;
- Đối với chăn nuôi thâm canh (hoặc bán thâm canh): Đầu tư mới, hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, giống và các dịch vụ kỹ thuật;
- Đối với các cơ sở chế biến và các dịch vụ hỗ trợ (thức ăn chăn nuôi và giết mổ, chế biến thực phẩm, các đại lý tiêu thụ sản phẩm...) cải tạo nâng cấp và đầu tư mới.
5. Các dự án ưu tiên:
- Dự án: Cải tiến và nâng cao chất lượng giống bò thịt tại Nghệ An;
- Dự án: Cải tiến nâng cao chất lượng giống bò sữa tại Nghệ An.
- Dự án: Cải tiến và nâng cao chất lượng giống trâu tại Nghệ An;
- Dự án đầu tư Sản xuất và chế biến thức ăn cho trâu, bò;
- Dự án đầu tư xây dựng công nghệ giết mổ, chế biến bảo quản gia súc theo hướng công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường;
- Đề án tăng cường nâng cao năng lực ngành Thú y.
6. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện quy hoạch:
- Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan cụ thể hóa nội dung quy hoạch được duyệt; xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm; Xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc thù theo từng giai đoạn để phát triển đàn trâu bò, xây dựng các dự án cụ thể cần ưu tiên đầu tư phù hợp với quy hoạch, theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết NQTW7 khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2008-2020.
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị; các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng các đề án, dự án triển khai cụ thể cho các cơ sở thuộc địa phương và của ngành theo quy hoạch được duyệt trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |