Quyết định 46/2006/QĐ-UBND

Quyết định 46/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

Quyết định 46/2006/QĐ-UBND quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác đã được thay thế bởi Quyết định 3658/QĐ-UBND 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Đà Nẵng và được áp dụng kể từ ngày 05/06/2014.

Nội dung toàn văn Quyết định 46/2006/QĐ-UBND quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 46/2006/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH CÁT, SỎI SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 160/2005/NĐ-CP">01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 16/2002/CT-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi và nạo vét kết hợp tận thu cát sỏi lòng sông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện liên quan tổ chức thực hiện Quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thủy sản Nông Lâm, Giao thông công chính, Xây dựng, Tài chính, Thương mại; Công an thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Tuấn Anh

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH CÁT, SỎI SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cát, sỏi sông là tài nguyên khoáng sản quan trọng của quốc gia. Cát, sỏi sông phải được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường.

Cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý theo các quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.

Quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và kinh doanh, sử dụng cát, sỏi sông có hiệu quả trên địa bàn là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi cá nhân tại thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi điều chỉnh của Quy định này gồm các lĩnh vực sau:

a) Công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi sông;

b) Các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông.

2. Quy định này áp dụng đối với:

a) Các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cát, sỏi sông, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ cát, sỏi sông.

b) Các tổ chức, cá nhân hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ:

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Cát, sỏi sông là tài nguyên khoáng sản tồn tại ở lòng sông và các bãi bồi ven sông dưới dạng hạt rắn từ những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích, có thể được khai thác hiện tại hoặc trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

2. Quản lý cát, sỏi sông là việc đề ra mục tiêu và các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong bảo vệ, hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cát, sỏi sông nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững môi trường.

3. Bảo vệ cát, sỏi sông là việc khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm thăm dò, khai thác; điều hành mọi hoạt động đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường tại nơi thăm dò, khai thác.

4. Khảo sát cát, sỏi sông là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò cát, sỏi sông.

5. Thăm dò cát, sỏi sông là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng cát, sỏi sông, điều kiện và kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác cát, sỏi sông.

6. Khai thác cát, sỏi sông là hoạt động khai thác, thu gom, tạm chứa, nhằm thu được cát, sỏi sông tại nơi được phép khai thác.

7. Chế biến cát, sỏi sông là áp dụng công nghệ để sàng lọc, phân loại nhằm làm tăng giá trị cát, sỏi sông đã khai thác.

8. Kinh doanh cát, sỏi sông là hoạt động mua bán cát, sỏi sông.

9. Sử dụng cát, sỏi sông là hoạt động đưa cát, sỏi sông được khai thác, chế biến vào xây dựng công trình nhằm mang lại hiệu quả cho người sử dụng.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông:

Mọi hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi, sông phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

1. Cát, sỏi sông phải dược bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

2. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến cát, sỏi sông phải tuân theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; kết hợp chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên khác, cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hóa, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân địa phương.

3. Việc khai thác phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, tránh tác động xấu làm xói lở bờ, thay đổi hoặc cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến đất canh tác, nhà cửa, đời sống của nhân dân.

4. Các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông phải tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến cát, sỏi sông:

1. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

2. Khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi sông ngoài khu vực cho phép;

3. Khai thác cát, sỏi sông vào ban đêm, từ 19 h ngày hôm trước đến 5 h sáng hôm sau, trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Sử dụng tàu thuyền, phương tiện để khai thác cát, sỏi sông nhưng không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật.

5. Khai thác làm xói lở bờ sông, mất đất đai, tài sản của nhà nước và của nhân dân.

6. Cản trở hoạt động đi lại của các phương tiện giao thông đường thủy và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

7. Làm ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Tiêu chuẩn, phạm vi hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến cát, sỏi sông:

Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến cát, sỏi sông khi hội đủ tiêu chuẩn tại Điều 6 Luật Khoáng sản, Điều 17 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

Điều 7. Điều kiện hành nghề thăm dò cát, sỏi sông:

Là tổ chức chuyên ngành về địa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc các tổ chức kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư được hành nghề thăm dò khoáng sản khi có đủ điều kiện sau:

1. Có người phụ trách kỹ thuật là kỹ sư địa chất đã công tác thực tế trong công tác thăm dò khoáng sản ít nhất là năm (05) năm; có hiểu biết và nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về thăm dò khoáng sản.

2. Có cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thủy văn- địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan.

3. Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công các công trình thăm dò khoáng sản.

Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát cát, sỏi sông:

1. Sử dụng số liệu, thông tin về cát, sỏi sông của nhà nước liên quan đến mục đích khảo sát và được phép khảo sát theo quy định của pháp luật.

2. Hoạt động khảo sát theo quy định của giấy phép.

3. Chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu của hoạt động khảo sát để phân tích, thử nghiệm.

4. Xin gia hạn, trả lại giấy phép khảo sát cát, sỏi sông.

5. Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khảo sát cát, sỏi sông hoặc quyết định xử lý khác của nhà nước theo quy định của pháp luật;

6. Hưởng các quyền lợi liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát cát, sỏi sông:

1. Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản cát, sỏi sông theo quy định của pháp luật.

2. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động cho người và phương tiện liên quan đến hoạt động khảo sát.

3. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khảo sát gây ra.

4. Trước ngày giấy phép khảo sát cát, sỏi sông hết hạn, phải nộp báo cáo về kết quả khảo sát cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự, an toàn xã hội và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò cát, sỏi sông:

1. Sử dụng số liệu, thông tin về cát, sỏi sông của nhà nước liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực được phép thăm dò theo quy định của pháp luật;

2. Hoạt động thăm dò theo quy định của giấy phép.

3. Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu của hoạt động thăm dò để phân tích, thử nghiệm.

4. Được ưu tiên xin giấy phép khai thác cát, sỏi sông trong phạm vi khu.vực đã thăm dò.

5. Xin gia hạn, trả lại giấy phép thăm dò cát, sỏi sông hoặc trả lại từng phần diện tích thăm dò.

6. Chuyển nhượng quyền thăm dò cát, sỏi sông theo quy định của pháp luật;

7. Thừa kế quyền thăm dò theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép thăm dò.

8. Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép thăm dò cát, sỏi sông hoặc quyết định xử lý khác của nhà nước theo quy định của pháp luật.

9. Hưởng các quyền lợi liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò cát, sỏi sông:

1. Nộp lệ phí giấy phép, lệ phí độc quyền thăm dò, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản cát, sỏi, sông và nghĩa vụ tài chính khác theo quy theo quy định của pháp luật.

2. Nộp tiền đặt cọc theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt.

4. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động thăm dò.

5. Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về cát, sỏi sông và báo cáo kết quả thăm dò cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 160/2005/NĐ-CP">01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Nộp báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày giấy phép thăm dò hết hạn.

7. Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra.

8. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi sông:

1. Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên cát, sỏi sông của nhà nước liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức khai thác, chế biến cát, sỏi sông theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu vực được phép khai thác.

3. Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm theo quy định của pháp luật;

4. Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác, chuyển nhượng, thừa kế quyền khai thác theo quy định của pháp luật.

5. Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác cát, sỏi sông hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

6. Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật.         

Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi sông

1. Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản cát, sỏi sông, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác theo quy theo quy định của pháp luật.

2. Tuân thủ các nội dung theo quy định của giấy phép khai thác.

3. Hoạt động khai thác cát, sỏi sông phù hợp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.

4. Khi phát hiện có khoáng sản mới, khác với khoáng sản cho phép khai thác, phải ngừng khai thác và báo cáo ngay với Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản cát, sỏi sông; bảo đảm an toàn lao động cho người và phương tiện trong khu vực khai thác và vận chuyển.

6. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã đăng ký; Không làm xói lở bở sông tại khu vực khai thác.

7. Ký quỹ phục hồi môi trường và thực hiện phục hồi môi trường sau khai thác.

8. Báo cáo kết quả hoạt động khai thác và các thông tin, số liệu về cát, sỏi sông cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo Thông tư số 160/2005/NĐ-CP">01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra.

10. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự. an toàn xã hội và các nghĩa vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông:

1. Được mua cát, sỏi sông đã khai thác hợp pháp, đầu tư thiết bị công nghệ, công cụ để hoạt động chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông theo quy định của giấy phép.

2. Chế biến, cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.

3. Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng, thừa kế quyền chế biến cát, sỏi sông theo quy định của pháp luật.

4. Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép chế biến cát, sỏi sông hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

5. Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 15. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông:

1. Xây dựng bến bãi tập kết chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, đúng quy hoạch và quy định về quản lý đất đai. Có biện pháp bảo vệ, chống xói lở khu vực bến bãi.

2. Kinh doanh cát, sỏi sông đúng quy định của pháp luật.

3. Nộp lệ phí giấy phép, thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Thu hồi tối đa thành phần có ích của khoáng sản.

5. Áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh theo quy định của pháp luật về môi trường

6. Báo cáo kết quả hoạt động chế biến cát, sỏi sông cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo Thông tư số 160/2005/NĐ-CP">01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự, an toàn xã hội và các nghĩa vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và trình tự, thủ tục cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, giấy phép khai thác và giấy phép chế biến cát, sỏi sông thực hiện theo các Điều: 59, 60, 61, 62, 63 tại Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, các văn bản và biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 17. Thu hồi giấy phép hoạt động:

Giấy phép khảo sát, thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến cát, sỏi sông bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

1. Sau 03 tháng, kể từ khi giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến cát, sỏi sông không tiến hành hoạt động mà không có lý do chính đáng.

2. Tổ chức cá nhân khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến vi phạm một trong các quy định tại điều 5 của Quy định này, đã bị cảnh cáo nhắc nhở mà vẫn tái phạm.

3. Khu vực khảo sát, thăm dò, khai thác được công bố là khu vực cấm, hoặc tạm thời cấm theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

4. Người khai thác, chế biến cát, sỏi sông chết mà không có người thừa kế quyền khai thác; tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa vụ.

5. Khai thác không đúng các nội dung quy định tại giấy phép.

6. Gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

Điều 18. Chấm dứt hiệu lực giấy phép hoạt động:

1. Giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến cát, sỏi sông chấm dứt hiệu lực khi có một trong các trường hợp sau đây:

a. Giấy phép bị thu hồi.

b. Giấy phép hết hạn.

c. Giấy phép được trả lại.

2. Khi giấy phép hết hiệu lực thì:

a. Các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt;

b. Các công trình, thiết bị để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác và môi trường khu vực khai thác và chế biến không được tháo dỡ, phá hủy.

c. Ngoài các tài sản đã quy định tại khoản b mục này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và các bên liên quan ra khỏi khu vực được phép khai thác và chế biến trong thời hạn quy định ở quyết định chấm dứt hiệu lực giấy phép hoạt động khoáng sản. Sau thời hạn nói trên mọi tài sản còn lại đều thuộc sở hữu của nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thống nhất quản lý nhà nước về cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có thẩm quyền và trách nhiệm:

1. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về quản lý, bảo vệ, và hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố.

2. Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông.

3. Phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò cát, sỏi sông.

4. Cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép hoạt động về cát, sỏi sông thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.

5. Đình chỉ các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

6. Có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào quản lý, bảo vệ, khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến cát, sỏi sông;

7. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo các quy định ở dưới đây.

Điều 20. Trách nhiệm của các sở, ngành:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và đơn vị liên quan: xây dựng quy hoạch quản lý hoạt động cát, sỏi sông; Đề xuất khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác; Khoanh định khu vực có cát, sỏi sông được phép khai thác trình UBND thành phố phê duyệt.

b. Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định đơn và hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả lại, chuyển nhượng, cho thừa kế giấy phép hoặc thu hồi giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến cát, sỏi sông thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.

c. Phối hợp với các ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật về khai thác, chế biến cát, sỏi sông tại địa phương.

d. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo, xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến cát, sỏi sông theo quy định của pháp luật.

đ. Tổng hợp tình hình về khảo sát, thăm dò khai thác, chế biến cát, sỏi sông, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Sở Thủy sản Nông Lâm:

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các khu vực quy hoạch khai thác cát, sỏi sông; các khu vực cấm, hạn chế khai thác cát, sỏi sông đảm bảo an toàn cho bờ, kè sông, bảo vệ các công trình thủy lợi, không gây ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ và không ảnh hưởng quy hoạch nuôi trồng thủy sản tại các sông trên địa bàn thành phố.

3. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các ngành và các cấp chính quyền địa phương liên quan quy hoạch các địa điểm (bến bãi) thu mua, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông.

4. Sở Giao thông Công Chính:

a. Phối hợp các ngành và các cấp chính quyền địa phương khảo sát, quy hoạch các địa điểm nạo vét, khai thác cát, sỏi sông phù hợp với luồng giao thông đường thủy nội địa.

b. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có tàu thuyền khai thác cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố phải đăng ký, đăng kiểm phương tiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

c. Giám sát, kiểm tra các phương tiện khai thác, đảm bảo không vi phạm các quy định về lưu thông phương tiện và phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sông

5. Công an thành phố:

a. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường thuỷ tăng cường công tác tuần tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi sông trái phép; Xử lý đúng Chỉ thị số 16/2002/CT-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, xử lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi sông đúng quy định của pháp luật

Điều 21. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện:

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, đảm bảo:

1. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định này và các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về cát, sỏi, sông trên địa bàn.

2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác, kinh doanh, chế biến cát, sỏi sông trên địa bàn thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, UBND các phường, xã thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông.

4. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh cát, sỏi sông trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Điều 22. Trách nhiệm của UBND các xã, phường:

Thực hiện quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ đảm bảo:

1. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông trái phép trên địa bàn.

2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1, Điều 14 của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ.

Chương IV

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23.

1. Tất cả các hoạt động làm trái hoặc không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ nội dung Quy định này và các quy định liên quan của pháp luật đều coi là hành vi vi phạm và phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 24. Ủy ban nhân dân các cấp, Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Công chính, Sở Thuỷ sản Nông lâm, Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng quy định tại Chương III của Quy định này có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh cát, sỏi sông trên địa bàn thành phố.

Điều 25.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến như: tổ chức bến bãi, thu mua, phân loại và tiêu thụ cát, sỏi sông được UBND các quận, huyện, xã, phường cho phép hoạt động trước khi Quy định này có hiệu lực, vẫn được phép hoạt động. Chậm nhất, sau 03 tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động chế biến cát, sỏi sông phải tiến hành làm thủ tục hoạt động chế biến cát, sỏi sông theo Quy định này. Nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nghiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, phát sinh, các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 46/2006/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 46/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 17/05/2006
Ngày hiệu lực 01/06/2006
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 05/06/2014
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 46/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 46/2006/QĐ-UBND quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 46/2006/QĐ-UBND quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 46/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành 17/05/2006
Ngày hiệu lực 01/06/2006
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 05/06/2014
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 46/2006/QĐ-UBND quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác

Lịch sử hiệu lực Quyết định 46/2006/QĐ-UBND quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác