Quyết định 5013/QĐ-UBND thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên Hà Nội 2016 đã được thay thế bởi Quyết định 5399/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên Hà Nội 2016 và được áp dụng kể từ ngày 28/09/2016.
Nội dung toàn văn Quyết định 5013/QĐ-UBND thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên Hà Nội 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5013/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRỰC THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 29 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2001/TTr-SNV ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Trung tâm, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Trung tâm) cụ thể như sau:
1. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hoàn Kiếm trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Hoàn Kiếm và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp số 4 (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hai Bà Trưng trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Hai Bà Trưng và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp số 2 hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;
3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Ba Đình và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ba Đình, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp số 1 (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
4. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Đống Đa trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Đống Đa và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đống Đa, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp số 3 (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
5. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Thạch Thất và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thạch Thất, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề Thạch Thất (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
6. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ứng Hòa trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Ứng Hòa và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ứng Hòa, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề Ứng Hòa (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
7. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Thanh Trì và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Trì, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Mỹ (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
8. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Gia Lâm và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đình Xuyên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Thị (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
9. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Tây Hồ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tây Hồ (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
10. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Xuân (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
11. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hoàng Mai trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Hoàng Mai và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoàng Mai (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
12. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Nam Từ Liêm trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề quận Nam Từ Liêm và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Từ Liêm (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
13. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Cầu Giấy trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề cầu Giấy và Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
14. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hà Đông trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hà Tây và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp - dạy nghề Hà Tây (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
15. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Sóc Sơn và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sóc Sơn (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
16. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Hoài Đức và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoài Đức (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
17. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mê Linh trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Mê Linh và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mê Linh (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
18. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Anh và Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp - dạy nghề số 6 (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
19. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quốc Oai trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quốc Oai và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Quốc Oai (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
20. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thường Tín và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - dạy nghề phổ thông Thường Tín (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
21. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Oai trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Oai và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp - dạy nghề Thanh Oai (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
22. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mỹ Đức trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mỹ Đức và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Mỹ Đức (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
23. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phúc Thọ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phúc Thọ và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Phúc Thọ (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
24. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Sơn Tây trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Sơn Tây (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
25. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Vì trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ba Vì (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
26. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Long Biên trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Việt Hưng (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
27. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Chương Mỹ trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chương Mỹ (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
28. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Xuyên trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Xuyên (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
29. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đan Phượng trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đan Phượng (hiện thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo);
30. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Bắc Từ Liêm chỉ được thành lập khi UBND quận Bắc Từ Liêm xây dựng xong cơ sở vật chất cho Trung tâm.
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
1. Vị trí pháp lý
a) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã là đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề của thành phố Hà Nội;
b) Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND quận, huyện, thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Chức năng
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo đúng quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ của Trung tâm
a) Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
b) Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đao tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
c) Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
d) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
đ) Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.
e) Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.
g) Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
h) Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
i) Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
k) Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho ngươi học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
l) Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
m) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
n) Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
o) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
p) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Quyền hạn của Trung tâm
a) Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
b) Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.
c) Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.
d) Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.
đ) Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
e) Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.
g) Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
5. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm:
a) Giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc.
b) Các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp.
6. Biên chế
Biên chế của Trung tâm là biên chế sự nghiệp trong tổng biên chế sự nghiệp của UBND quận, huyện, thị xã, được UBND Thành phố phân bổ hàng năm;
Trước mắt, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã được giao sử dụng số biên chế hiện có của các Trung tâm sáp nhập.
Điều 3. UBND Thành phố giao
1. Sở Giáo dục và Đào tạo bàn giao nguyên hiện trạng toàn bộ tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP số lượng học sinh; trụ sở, diện tích đất đai; cơ sở vật chất, trang thiết bị; nguồn tài chính (kể cả các khoản nợ, có); hồ sơ tài liệu do Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoặc Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp hiện đang quản lý, chuyển về UBND quận, huyện, thị xã quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
2. UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tiếp nhận các Trung tâm do Sở Giáo dục và Đào tạo bàn giao theo đúng quy định; Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo quy định của nhà nước; xác định trụ sở chính của Trung tâm; xây dựng và ban hành quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm; quyết định bổ nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố; thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức quản lý trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; xây dựng Đề án vị trí việc làm, xác định cơ chế tài chính của Trung tâm trình UBND Thành phố xem xét quyết định.
3. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện việc chuyển giao các Trung tâm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo về quận, huyện, thị xã quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Giám đốc các Trung tâm có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |