Quyết định 502/2003/QĐ-UB phân bổ dự toán chi ngân sách Lào Cai đã được thay thế bởi Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản tỉnh Lào Cai và được áp dụng kể từ ngày 27/04/2010.
Nội dung toàn văn Quyết định 502/2003/QĐ-UB phân bổ dự toán chi ngân sách Lào Cai
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 502/2003/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 13 tháng 10 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 /12 / 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/NĐ-CP">59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
Căn cứ ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại văn bản số 139/CV-HĐND ngày 13 tháng 10 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao Sở Tài chính Vật giá hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thực hiện quy định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ năm ngân sách 2004;
Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành, đơn vị thụ hưởng ngân sách tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 502/2003/QĐ-UB ngày 13/10/2003 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Yêu cầu
- Định mức phân bổ Ngân sách phải tuân thủ theo đúng các quy định trong Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN và khả năng ngân sách địa phương công bằng, hợp lý giữa các đơn vị, huyện, thị xã.
- Đảm bảo các cấp, các ngành, đơn vị thụ hưởng ngân sách hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm.
Điều 2. Tiêu chí phân bổ:
Theo dân số, biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 3. Hệ số điều chỉnh:
- Hệ số điều chỉnh đối với huyện, thị xã:
Trên cơ sở dân số, biên chế và đặc thù từng ngành, đơn vị, huyện, thị xã hệ số điều chỉnh như sau:
+ Vùng 1: Huyện vùng thấp, huyện có tỷ lệ xã thuộc chương trình 135 chiếm dưới 70% bao gồm: Huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, thị xã Lào cai.
+ Vùng 2: Huyện vùng cao, huyện có tỷ lệ xã thuộc chương trình 135 chiếm từ 70% đến dưới 95% bao gồm: Huyện Văn Bàn, Than Uyên, Bát Xát.
+ Vùng 3: Huyện vùng cao, điều kiện khó khăn hơn, có phụ cấp đặc thù, huyện có tỷ lệ xã thuộc chương trình 135 chiếm từ 95% trở lên bao gồm: Huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc hà , Sa Pa.
- Hệ số điều chỉnh đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách cấp tỉnh:
+ Đối với đơn vị có từ 8 biên chế trở xuống tính hệ số 1,2
+ Đối với đơn vị có từ 9 đến 15 biên chế tính hệ số 1,1.
Định mức phân bổ ngân sách năm bao gồm cả tăng lương theo quy định tại Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ, đã bao gồm cả nhiệm vụ chi của ngân sách xã. UBND huyện, thị xã , đơn vị dự toán cấp I, căn cứ định mức phân bổ tại quy định này và dự toán ngân sách năm được UBND tỉnh giao, khả năng ngân sách và tình hình thực tế của địa phương quy định định mức chi cho các đơn vị, xã, phường và đơn vị trực thuộc đảm bảo tổng mức và chi tiết từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ TỪNG LĨNH VỰC
Điều 4. Định mức đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh, cấp ngân sách huyện, thị xã:
l. Quản lý nhà nước
* Các cơ quan khối tỉnh:
- Văn phòng HĐND và UBND tỉnh: 30 triệu đồng/biên chế/ năm.
- Sở quản lý tổng hợp (Sở Kế hoạch, Sở Tài chính, Ban Tổ chức chính quyền): 27 triệu đồng/biên chế/ năm.
- Sở chuyên ngành: 25 triệu đồng/biên chế/ năm.
- Chi cục, loại hình QLNN khác: 19 triệu đồng/biên chế/ năm.
* Khối huyện:
- Huyện vùng 1: 25 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 2: 26 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 3: 28 triệu đồng /biên chế/ năm.
Đối với chi sinh hoạt phí, hoạt động xã tính theo biên chế giao tại NĐ 09 và NĐ 40, bình quân 12 triệu đồng/biên chế/ năm. Chế độ trưởng thôn bản, phụ cấp đại biểu HĐND huyện,xã, chế độ cán bộ tăng cường 135 tính theo quy định hiện hành
2. Chi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam:
* Các cơ quan khối tỉnh:
Định mức bình quân: 32 triệu đồng / biên chế/năm.
* Khối huyện:
- Huyện vùng 1: 26 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 2: 27 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 3: 29 triệu đồng /biên chế/ năm.
Đối với chi sinh hoạt phí, hoạt động đảng xã tính theo biên chế giao tại NĐ 09 và NĐ 40, bình quân 12 triệu đồng/biên chế/ năm. Chế độ bí thư chi bộ tính theo chế độ quy định hiện hành.
3. Chi hoạt động của công tác đoàn thể:
* Các cơ quan khối tỉnh:
Bình quân: 26 triệu đồng/ biên chế/năm.
* Khối huyện:
- Huyện vùng 1: 25 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 2: 26 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 3: 28 triệu đồng /biên chế/ năm.
Đối với chi sinh hoạt phí, hoạt động xã tính theo biên chế giao tại NĐ 09 và NĐ40, bình quân 12 triệu đồng/biên chế/ năm. Kinh phí hoạt động khu dân cư: 1 triệu đồng/ khu dân cư. Kinh phí hoạt động của các hội được thành lập theo quy
định như Hội người cao tuổi, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban vận động toàn dân đoàn kết XD đời sống văn hóa ở khu dân cư, Ban thanh tra nhân dân xã, phường....4triệu đồng/ xã/ năm.
4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp Phát thanh truyền hình:
- Đài PT-TH tỉnh: 2.000 triệu đồng/đài/năm cộng thêm kinh phí chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc.
- Đài PT-TH huyện:
+ Huyện vùng 1: 280 triệu đồng/đài/năm.
+ Huyện vùng 2: 290 triệu đồng /đài/ năm.
+ Huyện vùng 3: 310 triệu đồng/đài/năm.
Cụm phát lại truyền hình xã: 15 triệu đồng/cụm/năm.
Đài truyền thanh xã: 2 triệu đồng/xã/năm.
5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp VH-TT:
* Các đơn vị VH-TT thuộc tỉnh:
Bình quân 20 triệu đồng/biên chế/năm.
Tính thêm nghiệp vụ chuyên môn của các hoạt động lớn về văn hóa, thể dục thể thao, thư viện, bảo tàng trình TT HĐND tỉnh quyết định cụ thể trong phương án phân bổ ngân sách hàng năm.
* Đối với huyện, xã:
+ Huyện vùng 1: 300 triệu đồng/Trung tâm/năm.
+ Huyện vùng 2: 310 triệu đồng/Trung tâm/ năm.
+ Huyện vùng 3: 330 triệu đồng /Trung tâm/ năm.
Tính phân bổ thêm theo dân số: bình quân 1.500đ/người/năm và hoạt động văn hóa xã: 2 triệu đồng/xã/năm.
6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp Y tế (bao gồm cả 35% nguồn thu viện phí)
* Các đơn vị khối tỉnh:
Bình quân 20 triệu đồng /biên chế/năm.
Tính thêm ngoài định mức chế độ đối với hoạt động điều dưỡng, khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cán bộ, hoạt động giáo dục sức khoe cộng đồng.
* Khối huyện:
- Huyện vùng 1: 16 triệu đồng /biên chế/năm.
- Huyện vùng 2: 17 triệu đồng /biên chế/năm.
- Huyện vùng 3:19 triệu đồng /biên chế/năm.
Tính thêm ngoài định mức chế độ phụ cấp y tế thôn bản theo quy định.
7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục:
Bao gồm cả 40% nguồn thu học phí, chưa bao gồm chế độ đối với học sinh dân tộc nội trú, học sinh dân tộc, học sinh BTVH tập trung.
* Các đơn vị khối tỉnh:
Bình quân 20 triệu đồng/ biên chế/năm.
* Khối huyện:
- Huyện vùng 1: 19 triệu đồng /biên chế/năm.
- Huyện vùng 2: 20 triệu đồng /biên chế/năm.
- Huyện vùng 3: 22 triệu đồng /biên chế/năm.
8. Định mức chi sự nghiệp đào tạo:
Tính trên học sinh đào tạo bình quân năm, bao gồm cả chi từ nguồn thu học phí. Định mức dưới đây là định mức tối đa.
* Đào tạo Sư phạm:
- Đại học, cao đẳng tự đào tạo tại tỉnh: 4 triệu đồng/học sinh bình quân/năm.
- Đại học, cao đẳng liên kết đào tạo: 6 triệu đồng/học sinh bình quân/năm.
- Trung học: 3 triệu đồng/học sinh bình quân/năm.
* Đào tạo Y tế, dược:
- Bác sỹ, dược sỹ: 6 triệu đồng/học sinh bình quân/năm.
- Trung học: 5 triệu đồng/học sinh bình quân/năm.
* Đào tạo lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước:
- Cử nhân, cao cấp: 6 triệu đồng/học viên bình quân/năm.
- Trung học: 5 triệu đồng/học viên viên quân/năm.
* Bồi dưỡng: 5 triệu đồng/học viên bình quân/năm.
* Đào tạo nghề: 4,8 triệu đồng/người bình quân/năm.
* Đào tạo năng khiếu:
- Diễn viên năng khiếu: 8 triệu đồng/học sinh/năm.
- Vận động viên năng khiếu: 7 triệu đồng/học sinh/năm.
* Đào tạo các chuyên ngành khác:
- Đại học, trung học: 5 triệu đồng/học sinh bình quân/năm.
9. Định mức chi đảm bảo xã hội:
* Các đơn vị khối tỉnh:
Bình quân 20 triệu đồng/ biên chế/năm.
- Tính thêm chế độ của đối tượng tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm giáo dục lao động xã hội.
- Kinh phí khám chữa bệnh người nghèo theo quy định của TW và của tỉnh, công tác xã hội khác
* Khối huyện:
- Tiêu chí phân bổ theo dân số: bình quân 2.500đ/người/năm.
- Hoạt động xã hội xã: 2.000đ/người/năm.
- Chế độ cán bộ hưu xã theo quy định.
- Tính thêm chế độ đối tượng nhiễm chất độc da cam.
10. Định mức phân bổ chi An ninh - Quốc phòng:
* An ninh:
- Cấp tỉnh: 2.500đ/người/năm.
- Cấp huyện: 1.000đ/người/năm.
Tính thêm huyện có xã biên giới 5 triệu/xã/năm, chế độ công an viên theo quy định.
* Quốc phòng:
Cấp tỉnh: 5.000đ/người/năm. Chưa kể chi diễn tập phòng thủ các cấp.
Cấp huyện: 2.500đ/người/năm.
Tính thêm huyện có xã biên giới 8 triệu/xã/năm.
11. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp kinh tế:
* Nông lâm thủy lợi:
+ Khối tỉnh:
Bình quân 19 triệu đồng /biên chế/năm.
- Tính hỗ trợ thêm nghiệp vụ truyền thông, hỗ trợ thú y viên xã, phòng chống dịch, vaxcin tiêm phòng bệnh động thực vật ngoài định mức.
+ Khối huyện:
- Huyện vùng 1: 14 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 2: 15 triệu đồng /biên chế/ năm.
- Huyện vùng 3:17 triệu đồng /biên chế/ năm.
Tính thêm kinh phí:
Khuyến nông cụm xã: 9 triệu đồng/biên chế/năm.
Khuyến nông viên: 1,1 triệu đồng/KNV/năm.
* SN khác:
+ Khối tỉnh: 17 triệu đồng/biên chế/năm. Tính thêm nghiệp vụ tuyên truyền, quảng bá trên mạng thông tin
+ Khối huyện:
- Huyện vùng 1:13 triệu đồng /biên chế/năm.
- Huyện vùng 2: 14 triệu đồng /biên chế/năm.
- Huyện vùng 3:16 triệu đồng /biên chế/năm.
12. Chi khác ngân sách:
Phân bổ theo tỷ trọng 0,3% tổng chi thường xuyên, một số nhiệm vụ khác trình TT HĐND tỉnh Quyết định cụ thể trong phương án phân bổ ngân sách hàng năm.
13. Dự phòng NS: Chi khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và các nhiệm vụ cấp thiết khác phát sinh ngoài dự toán đầu năm
Đối với ngân sách tỉnh 3% tổng chi cân đối ngân sách tỉnh không kể chi Chương trình mục tiêu, dự án.
Đối với ngân sách cấp huyện, xã 2% tổng chi cân đối ngân sách huyện xã không kể chi Chương trình mục tiêu, dự án.
Điều 5. Các nhiệm vụ chi còn lại chưa cố định mức phân bổ, một số nội dung chi ngoài định mức quy định trên:
- Một số nhiệm vụ chi đảm bảo hoạt động của Đảng cấp tỉnh, chi hoạt động của TT HĐND và UBND tỉnh, hoạt động thi đua khen thưởng, chi đoàn ra đoàn vào, nghiệp vụ thanh tra, tuyên truyền pháp luật, hoạt động các tổ chức giám định tư pháp, công tác dân vận dân tộc, truyền thông, hoạt động chăm sóc trẻ em, chế độ các thành viên BQL kinh tế cửa khẩu, công tác thẩm định giá, phụ cấp thu hút, hoạt động xúc tiến thương mại và Thông tin thị trường, trợ cấp kiểm lâm viên địa bàn, hoạt động của cơ quan thường trực một số ban chỉ đạo, kinh phí quản lý biên giới tính dự toán theo nhiệm vụ chi được duyệt. Một số nhiệm vụ chi cho hoạt động của đoàn thể cấp tỉnh phát sinh đột xuất nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt được tính ngoài định mức trên nhưng tối đa không qua 28 triệu đồng/ biên chế/ năm
- Một số nhiệm vụ chi chưa có định mức quy định: như công tác vệ sinh môi trường, mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp, hệ thống điện đường chiếu sáng đô thị, kiến thiết thị chính ,... trình TT HĐND tỉnh Quyết định cụ thể trong phương án phân bổ ngân sách hàng năm.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính vật giá hướng dẫn triển khai thực hiện. Trong qua trình phân bổ dự toán, căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ở từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng vùng, từng địa bàn và khả năng cân đối ngân sách, tính toán lên phương án phân bổ ngân sách báo cáo UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định cụ thể trong phương án phân bổ ngân sách hàng năm.
Điều 7. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Thủ trưởng các ngành, đơn vị thụ hưởng ngân sách, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.