Quyết định 51/2013/QĐ-UBND

Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng đã được thay thế bởi Quyết định 72/2015/QĐ-UBND phối hợp cơ quan quản lý doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng và được áp dụng kể từ ngày 04/01/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2013/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HẬU KIỂM DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định s 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Cnh phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn c Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định s 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dn chi tiết thi hành một s điu của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Thông tư s 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về "Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp";

Thực hiện Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tưng Chính phủ về việc phê duyệt Đ án đi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phBảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Các bộ: Kế hoạch và Đu tư, Tài chính;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tnh;
- CT, các PCT-UBND tnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Như điều 3;
- Sở Tư pháp; Đài PTTH, Báo Lâm Đồng;
- Trung tâm Công báo tnh, Web Văn phòng;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP HẬU KIỂM DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 51/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tnh Lâm Đồng)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp và hộ kinh doanh: là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc hậu kiểm doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và xử phạt các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Các sở, ngành chức năng này thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).

2. Các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Việc tổ chức hậu kiểm doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải xây dựng kế hoạch cụ thể, cơ quan chủ trì thông báo cho doanh nghiệp biết trước thời điểm hậu kiểm ít nhất 10 ngày làm việc. Kết quả kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải lập thành biên bản có chữ ký của các bên có liên quan; những nội dung không thống nhất (nếu có) cần ghi đầy đủ trong biên bản.

2. Việc thực hiện công tác hậu kiểm đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tiến hành công khai, minh bạch, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp về nội dung, không gây phiền hà cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

3. Việc cung cấp thông tin, thực hiện báo cáo, cho ý kiến theo chuyên ngành quản lý phải thực hiện theo đúng quy đnh về thẩm quyền quản lý nhà nước. Nội dung thông tin phải chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Điều 5. Hình thức hu kiểm

- Kiểm tra trực tiếp tại địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo thông báo của cơ quan chủ trì.

- Mời doanh nghiệp, hộ kinh doanh đến làm việc tại cơ quan Đăng ký kinh doanh bằng văn bản theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thông qua hệ thống mạng điện tử đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh để hậu kiểm theo kết nối trên hệ thống.

Chương 2.

QUY ĐỊNH TRONG PHỐI HỢP CÔNG TÁC HẬU KIỂM DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH

Điều 6. Quản lý công tác đăng ký kinh doanh

1. Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc SKế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (sau đây viết tắt Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ), như sau:

a) Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b) Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh tại địa phương sang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; báo cáo thông tin vđăng ký doanh nghiệp trong phạm vi tnh Lâm Đng gửi UBND tỉnh, Cục thuế tỉnh, các cơ quan có liên quan.

c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.

d) Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

đ) Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện không đủ điu kiện theo quy định của pháp luật, đng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đxử lý theo quy định.

e) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

f) Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

a) Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

b) Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo UBND cp huyện, Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, cơ quan thuế cấp huyện về hộ kinh doanh trên địa bàn.

c) Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đu tư tỉnh.

d) Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.

đ) Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

e) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

f) Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Phối hợp hậu kiểm và xử lý vi phạm pháp luật trong công tác quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh

1. Thực hiện việc phối hợp hậu kiểm theo kế hoạch, hàng năm hậu kiểm từ 3 - 5% doanh nghiệp/tổng số doanh nghiệp, đoàn kiểm tra ti thiểu có từ ba cơ quan trở lên và phải đảm bảo nguyên tắc trong một năm không hậu kiểm đối với một doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá một lần cùng một nội dung; đối tượng hậu kiểm phải được mở rộng theo thứ tự luân phiên, không tập trung vào một số đối tượng cố định, đồng thời khi tiến hành hậu kiểm nhiều vấn đề khác nhau đối với cùng một đơn vị, thì phải thực hiện cùng một thời điểm theo hình thức tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành. Kế hoạch hậu kiểm phải gửi đến Sở, ngành liên quan để tổng hợp, theo dõi và điều tiết theo quy định.

2. Hàng năm, UBND cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra hộ kinh doanh và phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh tiến hành kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn; đồng thời, chủ động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn theo thẩm quyền và lĩnh vực được phân cấp quản lý.

3. Ngoài việc phối hợp liên ngành hậu kiểm doanh nghiệp theo kế hoạch hàng năm do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; các cơ quan chuyên ngành trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, có thể kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh lần thứ 2/doanh nghiệp/năm, trong các trường hợp sau:

- Kim tra đột xuất khi có dấu hiệu về vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

- Quyết định kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Quyết định kiểm tra đột xuất của cơ quan Công an các cấp, theo các lĩnh vực chuyên trách của ngành Công an.

4. Việc kiểm tra định kỳ của các sở, ngành và các địa phương phải lập kế hoạch và không được trùng lắp với kế hoạch hậu kiểm liên ngành của tỉnh; đồng thời thông báo danh sách và kết quả kiểm tra theo kế hoạch đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế để phối hợp xử lý và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

5. Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm quy định về sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc kinh doanh ngành nghề chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thm quyn xử lý vi phạm có trách nhiệm thông báo bng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh biết về việc vi phạm, kèm theo hồ sơ xác định vi phạm để có căn cứ yêu cầu doanh nghiệp và hộ kinh doanh đó bổ sung chứng chỉ hành nghề hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền phù hợp hoặc yêu cầu ngừng kinh doanh ngành, nghề không đủ điều kiện.

6. Khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật, đồng thời yêu cu doanh nghiệp, hộ kinh doanh khắc phục trong thời gian theo quy định. Nếu quá thời gian quy định doanh nghiệp không khắc phục theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm các quy định bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan xử lý vi phạm phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp biết về nội dung vi phạm, kèm theo hồ sơ xác đnh vi phạm để cơ quan cấp Giấy chứng nhận có căn cứ xem xét yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm thủ tục giảm ngành nghhoặc thu hi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh và thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định.

Điều 8. Kết thúc hậu kiểm

Kết thúc hậu kiểm có văn bản kết luận được các bên tham gia xác nhận và bảo lưu ý kiến nếu có nội dung chưa thống nhất; các thành viên được giao nhiệm vụ phối hợp công tác trong đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.

Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 61 Nghị đnh s 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 10. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Đối với các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu vi phạm các quy định tại khoản 2, Điều 165 Luật Doanh nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình UBND tỉnh quyết định xử lý theo quy định của pháp luật, trừ các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp.

Điều 11. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục thu hồi Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo quy đnh tại Điều 43 Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 "Hưng dẫn về đăng ký doanh nghiệp" (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ngoài việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục theo quy định như trên, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Qua kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nếu phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm, UBND cấp huyện, các sở, ngành, cơ quan điu tra, thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm đình chỉ ngay hoạt động vi phạm, xử lý theo thẩm quyền và thông báo bng văn bản đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

2. Khi nhận được thông tin do các tổ chức, cá nhân phản ánh về vi phạm của doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp kiểm tra, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, tiến hành xác minh thông tin về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo trình tự quy định để đưa ra quyết định xử lý và trả li tổ chức, công dân theo đúng thẩm quyền. Kết quả kiểm tra, xác minh phải được thể hiện bằng văn bản để làm cơ sở thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm các quy định tại khoản 2, Điều 165 Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh vi phạm các quy định tại Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ, phải đình chỉ ngay hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đó và thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ khi ra quyết định xử lý vi phạm hoặc phát hiện vi phạm.

4. Khi có đủ căn cứ xác định doanh nghiệp vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 165 Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh vi phạm theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo, công bố hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng các hình thức sau:

- Gửi Quyết định thu hồi đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh;

- Sau khi ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh phải cập nhật các thông tin về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn và gửi đến cơ quan Thuế, cơ quan Công an trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi.

Điều 12. Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục giải thể trong thời hạn 6 (sáu) tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trình tự và thủ tc giải thể thực hiện theo quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp.

2. Sau 6 (sáu) tháng kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, thì doanh nghiệp coi như đã được giải thể và Phòng Đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sở dữ liệu đăng ký kinh doanh quốc gia.

Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, tất cả các thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), tất cả các cổ đông (đối với Công ty cổ phần) và tất cả thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán (nếu có), gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP

Điều 13. Quy định chung về các nội dung quản lý chuyên ngành

Các sở, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và thực hiện các nội dung quản lý nhà nước chuyên ngành đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Pháp Luật chuyên ngành.

2. Xây dựng kế hoạch hậu kiểm hàng năm đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tiến hành hậu kiểm hoạt động doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo nhiệm vụ quản lý và giấy phép chuyên ngành đã cấp.

3. Khi xử lý các trường hợp vi phạm quy định hoặc có liên quan đến việc buộc phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải kịp thời thông báo chính thức bằng văn bản đến Phòng Đăng ký Kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện để xem xét, phối hp xử lý.

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư cơ quan chủ trì:

a) Chủ trì lập danh sách các doanh nghiệp, thời gian hậu kiểm doanh nghiệp và gửi thông báo đến các doanh nghiệp, giấy mời đến các cơ quan phối hợp ít nhất 10 ngày làm việc (kể từ ngày gửi giấy mời), trong quá trình kiểm tra cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến của cơ quan phối hợp và doanh nghiệp, hộ kinh doanh được thông qua tại biên bản; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.

b) Cập nhật cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp của tỉnh vào hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp quốc gia; quản lý, tổ chức thực hiện cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật; chủ trì hoặc đề nghUBND cấp huyện, các sở, ngành chuyên môn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, được quyền yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện kinh doanh, thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

d) Hàng năm xây dựng kế hoạch hậu kiểm doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành thực hiện theo quy định của pháp luật; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy đnh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Định kỳ xây dựng kế hoạch chủ trì và phối hp với cơ quan Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành tiến hành hậu kiểm các doanh nghiệp trên đa bàn tnh. Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật do công luận phản ánh, theo chỉ đạo của UBND tỉnh và theo đnghị của UBND cấp huyện.

d) Cập nhật danh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký hàng ngày vào cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp của tỉnh tại địa chỉ: www.dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc www.businessregirtration.gov.vn đcác cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và công dân truy cập, tham khảo thông tin được kịp thi, thuận lợi theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đ) Chuyển tiếp, báo cáo tình hình hậu kiểm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sau các đợt hậu kiểm và theo yêu cầu đột xuất của Lãnh đạo các cấp.

g) Cung cấp danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký trên địa bàn, để các cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng trong các báo cáo tổng hợp và phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp trên địa bàn.

2. Sở Tài chính:

a) ng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp đối với các tổ chức kinh tế đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát trin vn Nhà nước tại doanh nghiệp.

b) Phối hợp kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

c) Quản lý phần vốn góp và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế do địa phương thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của UBND tỉnh.

d) Phối hợp kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ công ty Nhà nước; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quhoạt động của công ty do Nhà nước làm chủ shữu.

đ) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại các Công ty Nhà nước; phân tích đánh giá tình hình tài chính công ty Nhà nước theo phân cấp, ủy quyền trên địa bàn tỉnh, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại các công ty Nhà nước do địa phương thành lập hoặc góp vốn; báo cáo UBND tỉnh.

3. Cục thuế tnh:

a) Chtrì, phối hợp với STài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện rà soát và có biện pháp xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký thành lập nhưng không đăng ký thuế, đã dừng thực hiện nghĩa vụ thuế mà không hoặc chưa làm thủ tục giải th, phá sản.

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số doanh nghiệp theo quy định tại Nghđịnh số 43/2010/NĐ-CP ca Chính phủ và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ca BKế hoạch và Đầu tư.

c) Định kỳ 6 tháng phối hợp vi Sở Kế hoạch và Đầu tư đối chiếu danh sách doanh nghiệp không kê khai báo cáo thuế với danh sách doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để tng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục thuế. Đnh kỳ hàng năm thông báo cho Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách doanh nghiệp không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động một năm liên tục hoặc đã giải thể mà vẫn kinh doanh, hoạt động không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, không đúng địa chỉ trụ sở, địa đim kinh doanh đã đăng ký và danh sách các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế.

d) Tiến hành kiểm tra quyết toán thuế đối với doanh nghiệp có hồ sơ giải thể trong thời gian quy định của pháp luật; thực hiện việc đóng mã số thuế của doanh nghiệp kể từ thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo xóa tên doanh nghiệp trên hệ thống đăng ký kinh doanh, ngay sau khi tiếp nhận thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh về việc giải thdoanh nghiệp.

đ) Chủ trì kiểm tra, đánh giá và cung cấp báo cáo tổng hợp kết quả tình hình hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp theo quý, năm cho các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thống nhất trong báo cáo tổng hợp theo yêu cầu của UBND tỉnh và phục vụ công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

e) Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền và thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế; danh sách doanh nghiệp bị thu hồi mã số doanh nghiệp hoặc không hoạt động ở nơi đăng ký trụ sở chính để phối hp xử lý vi phạm.

f) Chỉ đạo Chi cục thuế cấp huyện:

- Rà soát và đối chiếu danh sách doanh nghiệp đang hoạt động hoặc không còn hoạt động trên địa bàn tỉnh do Cục thuế tỉnh yêu cầu.

- Định kỳ báo cáo Cục thuế tỉnh, UBND cấp huyện tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo lực lượng chức năng xác minh, điều tra và xử lý theo quy định khi kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của tnh và việc xác minh nhân thân của các nhà đầu tư và của các cá nhân trong doanh nghiệp, phải khẩn trương triển khai thực hiện để đảm bảo thời gian lập các thủ tục, hồ sơ theo quy định tại bộ thủ tục hành chính của tỉnh.

b) Khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp và Điều 61 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ; phải thông báo ngay cho các sở, ngành có liên quan về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh để kiểm tra, xử lý và báo cáo UBND tỉnh, đồng thời thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định.

c) Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc Công an tỉnh tiến hành các biện pháp hỗ trợ thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định và đề nghcủa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; hỗ trợ thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh.

d) Phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xác nhận hủy con dấu của doanh nghiệp giải thể; htrợ doanh nghiệp trong việc thu hồi con dấu khi con dấu bị chiếm đoạt, sử dụng trái quy định của pháp luật. Chỉ đạo phòng chuyên môn cp Giy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất theo quy đnh của pháp luật.

đ) Phối hp với Sở, ngành và tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình điều tra, xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.

5. Sở Nội vụ:

a) Tham mưu UBND tỉnh bổ nhiệm các chức danh quản lý doanh nghiệp theo thm quyền đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

b) Chủ trì tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh về công tác thi đua khen thưởng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

c) Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện tuyên truyền, đối thoại về thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên hệ thng thông tin đại chúng.

6. SLao động - Thương binh và Xã hội:

a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an tỉnh, các s, ngành liên quan kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện các quy định của pháp luật, đng thời thực hiện việc thẩm định, cp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, giấy chng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.

b) Xử lý theo thẩm quyền về các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong hoạt động kinh doanh.

7. Sở Công Thương:

a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện các quy định của pháp luật, đng thời thực hiện việc thm định, cp, sửa đi, bsung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy đnh của pháp luật hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.

b) Xử lý theo thm quyền về các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong hoạt động thương mại.

8. Trách nhiệm của cơ quan t chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ kết quả hậu kiểm.

a) Trong trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm; Đoàn liên ngành có kết luận về việc vi phạm của doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp chấp hành vi phạm hành chính, khắc phục các vi phạm hoặc nộp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); nếu quá thời gian theo yêu cầu tại Biên bản của đoàn liên ngành mà doanh nghiệp không tự giác thực hiện thì cơ quan chủ trì báo cáo đề xuất UBND tỉnh phân công cơ quan chủ trì tchức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính, trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trong trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì tùy từng trường hợp cụ thUBND tỉnh quyết đnh giao cho cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính.

b) Người ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó.

c) Các tổ chức và cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế hành chính.

9. Các cơ quan quản lý chuyên ngành:

Các sở, ngành: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Ththao và Du lịch, Thanh tra tỉnh, Tư pháp, Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh (gọi chung là cơ quan quản lý chuyên ngành) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:

a) Chủ động trong công tác kiểm tra hoạt động doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký, thành lập theo chuyên ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật được phân công theo thẩm quyền.

b) Tổng hp, giải quyết các khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

c) Tổ chức kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật được phân công theo thẩm quyền.

d) Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp và hộ kinh doanh về điều kiện kinh doanh; thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh theo quy đnh của pháp luật và theo hướng dẫn tương ứng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý theo chuyên ngành dọc; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghUBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh việc chấp hành các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về điều kiện sau khi đăng ký thành lập theo quy định ca các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật được phân công theo thẩm quyền.

đ) Xây dựng báo cáo về số liệu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác.

e) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác liên quan đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật và theo quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát trin ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan có thm quyền phê duyệt và ban hành. Hướng dẫn và phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện quản lý theo ngành dọc trong việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh và chấp hành quy hoạch ngành đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

f) Hướng dẫn và thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

10. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn cấp huyện.

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi đdoanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn phát triển. Trên cơ sở các thông tin vdoanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh có trụ sở trên địa bàn được đăng tải trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hưng dẫn cho doanh nghiệp lập và báo cáo kế hoạch triển khai công tác đầu tư xây dựng và thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

c) Xử lý các lỗi vi phạm của doanh nghiệp theo thẩm quyền được phân công và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để phối hợp xử lý.

d) Trực tiếp hoặc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức hướng dẫn cho hộ kinh doanh về điều kiện kinh doanh; thực hiện các quy định về các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý theo chuyên ngành; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện, các quy định về điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh.

đ) Hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo các nội dung:

- Tình hình tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tình hình chấp hành và vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

- Những biện pháp nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

e) Định kỳ hàng năm và theo từng giai đoạn xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn.

g) Hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã trong việc phối hợp, xác minh thông tin vdoanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

h) Chỉ đạo Phòng Tài chính Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của địa phương tiến hành kiểm tra doanh nghiệp có trụ s đóng trên địa bàn huyện, thành phố về việc chấp hành các nội dung trong Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các hoạt động theo giấy phép chuyên ngành, thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan biết để phối hp xử lý.

i) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký hàng tháng đến cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND cấp xã nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm kinh doanh theo định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng; tăng cường việc trao đổi thông tin về đăng ký hộ kinh doanh qua mạng điện tử.

11. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính của doanh nghiệp; thực hiện các nghĩa vụ thông báo, báo cáo theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

b) Báo cáo UBND cấp huyện về việc doanh nghiệp và hộ kinh doanh vi phạm quy định về đăng ký trụ sở, biển hiệu; doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thông báo tạm ngừng kinh doanh, giải thể hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.

c) Phối hợp xác minh, thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn theo yêu cầu của UBND cấp huyện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Phát hiện và phản ánh kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đóng trên địa bàn đến các cơ quan chức năng, để kịp thời xử lý theo quy định.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Quy chế này được xem xét tuyên dương, khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 16. Tổ chc thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp các nội dung báo cáo của các Sở, ngành, địa phương về tình hình phối hợp hậu kim doanh nghiệp, hộ kinh doanh báo cáo UBND tỉnh theo quý và hàng năm.

2. Các sở, ngành và UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích và tạo điều kiện để các tchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tchức hiệp hội liên quan đến doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện việc vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự giác chấp hành quy đnh của pháp luật; tham gia, đề xuất với các cơ quan nhà nước những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh; tổ chức đánh giá, bình chọn và khen thưởng doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

4. Trong quá trình thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chủ động phản ánh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp ở từng thời điểm.

5. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và đôn đốc thực hiện Quy chế này./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 51/2013/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu51/2013/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/10/2013
Ngày hiệu lực07/11/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/01/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 51/2013/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu51/2013/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lâm Đồng
                Người kýNguyễn Xuân Tiến
                Ngày ban hành28/10/2013
                Ngày hiệu lực07/11/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/01/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hậu kiểm doanh nghiệp hộ kinh doanh Lâm Đồng