Quyết định 558/QĐ-UBND

Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 558/QĐ-UBND 2018 quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Kiên Giang 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 558/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 12 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt đề cương và dự toán của dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 28/TTr-SKHĐT ngày 06 tháng 02 năm 2018 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung chính như sau:

I. Quan điểm quy hoạch

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch chuyên ngành: Nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, đô thị,... Đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Phù hợp với định hướng phát triển thủy lợi đã được phê duyệt trong quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng và các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt. Tận dụng và phát huy hiệu quả các hệ thống thủy lợi đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Sử dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực thủy lợi có liên quan đến tỉnh Kiên Giang.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

- Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, kết hợp chủ động phòng chống thiên tai.

- Chủ động quản lý nguồn nước ngọt và mặn.

2. Mc tiêu cụ thể

- Chủ động kiểm soát, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, trong đó phục vụ cho sản xuất lúa là chủ yếu;

- Chủ động cung cấp nước mặn cho nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, quảng canh, tôm - lúa);

- Góp phần phát triển giao thông nông thôn;

- Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, nước) để phát triển, bố trí dân cư;

- Góp phần tạo nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và các ngành khác;

- Xác định hướng đi, phân kỳ thời gian để phát triển bền vững.

III. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

1. Định hướng phát triển thủy lợi tỉnh Kiên Giang

a) Giai đoạn đến năm 2020:

* Vùng Tứ giác Long Xuyên:

- Giải quyết vấn đề xâm nhập mặn cho vùng, đặc biệt là những công trình còn thiếu khu vực thành phố Rạch Giá và vấn đề mặn xâm nhập lên vùng sản xuất ngọt của huyện Kiên Lương, Giang Thành.

- Hoàn thiện các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển (Dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Vàm Răng - Ba Hòn).

- Giải quyết vấn đề cấp nước cho vùng, xem xét nạo vét một số tuyến kênh lấy nước từ Sông Hậu bị bồi lắng nhiều. Các kênh này sẽ bao gồm cả nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho vùng.

- Đầu tư thủy lợi nội đồng hoàn thiện theo các ô bao để phục vụ sản xuất.

* Vùng Tây Sông Hậu và U Minh Thượng:

- Kiểm soát mặn cho vùng U Minh Thượng và vùng ven sông Cái Lớn - Cái Bé, bảo đảm có nguồn mặn ổn định phục vụ nuôi tôm trong mùa khô.

- Hỗ trợ một phần nguồn nước ngọt cho khu vực ven biển An Minh, An Biên trong mùa mưa (vụ sản xuất lúa trên đất tôm - lúa).

- Điều tiết mực nước lớn nhất ở khu vực U Minh Thượng và một phần vùng Tây Sông Hậu để giảm bớt cao trình bờ bao cần nâng cấp.

- Hoàn thiện hệ thống cống trên đê biển Tây thuộc huyện An Minh, An Biên để tăng cường khả năng kiểm soát mặn.

- Tăng cường hệ thống cống trên đê biển Tây thuộc huyện An Minh, An Biên, hoàn thiện từng bước hệ thống thủy lợi nội đồng để chủ động sản xuất.

b) Giai đoạn đến năm 2030:

* Vùng Tứ giác Long Xuyên:

Định hướng phát triển thủy lợi tỉnh Kiên Giang cơ bản đảm bảo phù hợp với định hướng mà Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL đến năm 2020 định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Quyết định số 1397/QĐ-TTg); Quy hoạch lũ ĐBSCL...

- Các khu vực được quy hoạch sản xuất 3 vụ theo quy hoạch nông nghiệp đã được phê duyệt: Củng cố hệ thống bờ bao, bảo đảm an toàn khi lũ theo tần suất thiết kế xảy ra.

- Các khu vực kiểm soát lũ theo thời gian (chống lũ tháng VIII): Không nâng cấp bờ bao, bố trí lịch thời vụ tránh đỉnh lũ để đảm bảo sản xuất ăn chắc hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các khu vực đã được quy hoạch.

- Tiếp tục nạo vét các trục kênh thoát lũ từ Sông Hậu (chưa nạo vét giai đoạn trước).

- Xem xét việc đầu tư hệ thống cống đầu các kênh phía Sông Hậu (giáp tỉnh An Giang) để tăng cường khả năng kiểm soát lũ.

- Các khu vực được bố trí là khoảng không gian thoát lũ: Đặc biệt không cho xây dựng, tôn cao đê bao, gây cản trở lũ.

* Vùng Tây Sông Hậu và U Minh Thượng:

- Vùng Tây Sông Hậu: Là vùng lũ ngập nông được kiểm soát lũ cả năm để chủ động bảo vệ hoàn toàn các khu vực dân cư và khu vực sản xuất nhằm phát triển kinh tế xã hội toàn vùng theo hướng hiện đại và toàn diện.

Xây dựng hệ thống đê bao bảo đảm vượt lũ thiết kế theo các kênh cấp II (quy mô ô bao khoảng 200-500ha). Có cơ chế vận hành để lấy phù sa từ lũ vào cho đồng ruộng.

Nạo vét các trục kênh lấy nước từ Sông Hậu về sông Cái Lớn - Cái Bé để tăng cường khả năng cấp nước.

Xem xét việc đầu tư 10 cống ở đầu các kênh phía Sông Hậu (giáp thành phố Cần Thơ) để hỗ trợ cấp nước cho vùng.

- Vùng U Minh Thượng:

Đầu tư các hệ thống thủy lợi để chủ động kiểm soát nguồn nước mặn phục vụ phát triển thủy sản nước mặn khu vực ven biển và ven sông Cái Lớn - Cái Bé.

Chủ động tích trữ nước trong mùa lũ để phục vụ sản xuất trong mùa khô.

Hoàn thiện các công trình bảo vệ và phòng chống cháy rừng cho khu vực rừng quốc gia U Minh Thượng.

2. Tổng hợp giải pháp về thủy lợi của tỉnh Kiên Giang

a) Giải pháp phi công trình

- Áp dụng hình thức tưới tiết kiệm nước vào trong canh tác;

- Áp dụng các giống lúa chịu mặn, chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, từng mùa...;

- Bố trí thời vụ, rải vụ thích hợp, nhằm hạn chế sử dụng nước vào thời kỳ thiếu nước, cũng như lợi dụng nguồn nước tích trữ trên đồng;

- Ra các văn bản, quy định để thực hiện tốt việc sản xuất đúng quy hoạch sử dụng đất, xây dựng công trình đúng quy hoạch, đúng kỹ thuật, chống tham ô lãng phí làm thất thoát vốn và quản lý hệ thống công trình tốt;

- Đưa ra quy trình vận hành hệ thống công trình mang tính liên vùng để kết hợp toàn diện các nhiệm vụ tổng hợp của các công trình kiểm soát lũ, mặn, cấp và tiêu thoát nước;

- Tuyên truyền giáo dục nhân dân có thêm hiểu biết về phòng chống lũ, bảo vệ môi trường... tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nuôi tôm, kiến thức về thị trường, khả năng tiếp thị...;

- Khuyến khích bà con nông dân tham gia thực hiện quy hoạch, đầu tư sản xuất...

b) Giải pháp công trình cho từng vùng

* Giải pháp cho vùng Tứ giác Long Xuyên:

- Giải pháp kiểm soát lũ: Tiếp tục thực hiện từng bước để hoàn thiện các cụm công trình kiểm soát lũ như đã nêu ra trong nghiên cứu tiền khả thi vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) gồm: Cụm công trình kiểm soát lũ dọc kênh Vĩnh Tế; cụm công trình kiểm soát lũ dọc Sông Hậu; các kênh nối Sông Hậu với kênh Rạch Giá - Hà Tiên, cùng với cụm công trình ven biển Tây. Tuy nhiên cần thay đổi về số lượng, quy mô, kích thước và hình thức một số công trình để phù hợp với diễn biến lũ mới (tính theo mức lũ năm 2000) và tình hình chuyển đổi sản xuất, đặc biệt là khu vực ven biển.

- Giải pháp thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất: Tăng cường khả năng kiểm soát lũ tháng VIII để bảo vệ lúa Hè Thu; tăng cường lấy phù sa và rửa phèn, rút ngắn thời gian ngập lũ cuối vụ, giảm tối đa xâm nhập mặn để chủ động sản xuất 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu an toàn. Đối với vùng ven biển, bổ sung các công trình lấy nước mặn và tăng cường thủy lợi nội đồng để phục vụ nuôi tôm hoặc tôm lúa, tạo môi trường thông thoáng và độc lập với vùng sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt khác, lợi dụng hệ thống các bờ bao, tiến hành trữ nước vào cuối mùa lũ, cấp nước cho thời gian mùa kiệt.

* Giải pháp cho vùng Tây Sông Hậu và U Minh Thượng:

Tăng cường hệ thống thủy lợi đồng bộ có khả năng kiểm soát lũ (ngăn lũ lớn, dẫn lũ nhỏ), kiểm soát mặn xâm nhập phía biển Tây, tiêu nước, cấp nước tưới chủ động và linh hoạt để phục vụ phát triển vùng thành khu vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản hàng hóa đa dạng và hiệu quả cao. Trong đó các giải pháp về kiểm soát lũ, tiêu úng, ngăn mặn và tưới mùa kiệt, tăng cường thủy lợi nội đồng là vấn đề trọng tâm.

3. Phương án bố trí công trình thủy lợi tỉnh Kiên Giang

a) Vùng Tứ giác Long Xuyên:

- Vùng kiểm soát lũ cả năm (sản xuất 3 vụ) theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp (từ kênh Tri Tôn đến kênh Cái Sắn).

- Khu vực ven biển (phía tây Quốc lộ 80) phát triển nuôi trồng thủy sản (tôm - lúa): Cải tạo, nạo vét các kênh lấy nước mặn xen kẽ với các kênh thoát lũ, nâng cấp hệ thống bờ bao các ô sản xuất để tránh nước tràn.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên vẫn giữ nguyên theo quy hoạch.

- Các cống phân ranh mặn - ngọt thuộc của hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Vàm Răng - Ba Hòn: Thiết kế dạng cống xà lan để có thể linh hoạt trong di chuyển vị trí, phục vụ việc bố trí lại sản xuất;

- Nạo vét Kênh Ranh tỉnh (từ kênh Rạch Giá - Long Xuyên đến kênh kênh Tám Ngàn) để điều hòa lượng nước lũ từ biên giới và từ Sông Hậu về Kiên Giang ra cho các trục kênh của Kiên Giang, tăng cường khả năng thoát lũ. Vào mùa kiệt cũng cải thiện khả năng cấp nước cho vùng Tứ giác Long Xuyên.

- Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục vùng Tứ giác Long Xuyên (22 tuyến).

- Nạo vét, mở rộng các kênh thoát lũ từ kênh Rạch Giá - Hà Tiên ra biển (23 tuyến).

- Cải tạo, nâng cấp bờ bao 2 bên kênh thoát lũ từ Quốc lộ 80 ra biển.

- Xây dựng các tuyến bờ bao chống lũ tháng VIII theo quy mô kênh cấp 2.

- Hoàn chỉnh các cống ngăn mặn khu vực thành phố Rạch Giá.

- Tiếp tục đầu tư Dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Vàm Răng - Ba Hòn.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng lấy nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

b) Vùng Tây Sông Hậu và U Minh Thượng:

- Xây dựng hệ thống đê bao, cống nội đồng theo các ô bao để điều tiết nước phục vụ sản xuất.

- Vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé: Đóng cống đến hết tháng 2 để ngăn mặn, tháng 3 sẽ mở để lấy nước mặn phục vụ diện tích sản xuất tôm - lúa.

- Các kênh lấy mặn của khu vực ven biển An Minh - An Biên: Tiến hành nạo vét để bảo đảm khả năng lấy mặn.

- Hoàn thiện hệ thống cống dưới đê biển Tây và nâng cấp tuyến đê này.

- Nâng cấp các tuyến đê sông Cái Lớn, Cái Bé và dọc các kênh trục.

- Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục, cấp 1 nối Sông Hậu với sông Cái Lớn, Cái Bé.

- Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục và cấp 1 lấy nước vào vùng U Minh Thượng.

- Xây dựng các tuyến đê, bờ bao phòng chống thiên tai và bảo vệ sản xuất.

- Đắp bờ bao kiểm soát lũ của vùng Tây Sông Hậu theo quy mô kênh cấp 2, các ô bao quy mô 300-500ha.

- Đầu tư các cống còn thiếu trên tuyến đê bao rừng quốc gia U Minh Thượng.

- Tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng kết hợp giao thông nông thôn.

4. Vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện các công trình trong quy hoạch là 19.534,24 tỷ đồng.

* Phân bổ các nguồn vốn đầu tư như sau:

- Ngân sách Nhà nước, vốn ODA, các chương trình của quốc gia, vùng: Đầu tư các công trình lớn, công trình có tính chất liên vùng. Vốn đầu tư 8.187,13 tỷ đồng.

- Ngân sách tỉnh: Chủ yếu tập trung vào các công trình nạo vét kênh, các công trình nhỏ trong nội tỉnh. Vốn đầu tư 3.050,18 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp và các tổ hợp tác: Kêu gọi đầu tư vào hệ thống trạm bơm điện (khoảng 50% số trạm), phần còn lại do ngân sách tỉnh phân bổ. Vốn đầu tư 1.243,41 tỷ đồng.

- Tư nhân: Đầu tư các công trình thủy lợi nội đồng. Vốn đầu tư 7.025,91tỷ đồng.

IV. Giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Về cơ chế, chính sách phát triển thủy lợi và tăng cường công tác quản lý

Chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách do Chính phủ ban hành. Quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các cấp chính quyền cơ sở và người dân. Giáo dục, vận động người dân tăng cường ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí (đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước theo lịch cấp nước...).

Ngoài việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay nước ngoài; cần có cơ chế ưu đãi để khuyến khích và huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân và của người dân vùng hưởng lợi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội.

Để có thêm nguồn vốn tu bổ nâng cấp hệ thống thủy lợi cần có quy định thu thủy lợi phí về việc tiêu thoát cho các khu công nghiệp, đô thị (tiêu nước phi nông nghiệp), bởi vì hầu hết việc tiêu thoát nước cho các khu vực này đều chảy qua hệ thống công trình thủy lợi.

2. Phát triển nguồn nhân lực

- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có năng lực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển và bảo vệ nguồn nước, phân bố hợp lý theo nhu cầu của các huyện, thị xã, thành phố.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cán bộ quản lý vận hành hệ thống thủy lợi.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để từng bước nâng cao năng lực và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Khoa học công nghệ

Tích cực áp dụng khoa học công nghệ thủy lợi vào xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi, cụ thể là:

- Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước, chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai;

- Xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Mạnh dạn ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng công trình thủy lợi;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ công tác, thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

4. Vốn thực hiện quy hoạch

Tổng mức đầu tư thực hiện quy hoạch là rất lớn, do vậy cần huy động nhiều nguồn vốn để thực hiện như:

- Vốn trái phiếu Chính phủ.

- Tranh thủ các nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay của các tổ chức tài chính thế giới, vốn vay ODA...

- Lồng ghép việc đầu tư phát triển thủy lợi với các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình cấp nước sạch nông thôn; Hiện đại hóa giao thông nông thôn...

- Huy động nguồn vốn của nhân dân và nguồn xã hội hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch đã được phê duyệt đến các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết, để căn cứ triển khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu và định hướng của quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án, công trình, đảm bảo an toàn dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện quy hoạch. Theo dõi, giám sát, bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án đúng mục tiêu và hiệu quả.

3. Sở Giao thông vận tải:

Rà soát các quy hoạch giao thông liên quan đảm bảo không gây cản trở, ảnh hưởng thoát lũ trong vùng, đảm bảo cao trình chống lũ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để điều chỉnh, đề xuất giải pháp xử lý cho phù hợp với quy hoạch này.

4. Sở Xây dựng:

Rà soát các quy hoạch có liên quan đảm bảo việc xây dựng tại các đô thị, khu công nghiệp và dân sinh không làm cản trở việc thoát lũ.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước dưới đất một cách hiệu quả và bền vững.

6. Các sở, ban, ngành liên quan:

Căn cứ theo chức năng quản lý nhà nước, tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch thủy lợi được phê duyệt.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Chỉ đạo các cơ quan chức năng quán triệt và thực hiện quy hoạch theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chịu trách nhiệm giải tỏa vi phạm lấn chiếm kênh, rạch, đảm bảo an toàn các công trình trên địa bàn.

8. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Sở NN & PTNT (10b);
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, cvquoc (01b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Anh Nhịn

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số: 558/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Phụ lục 1: Danh mục các công trình ưu tiên đầu tư đến năm 2020

STT

Dự án ưu tiên

Vốn đầu tư (triệu đồng)

 

TNG

5.770.815

I

Hệ thống cống kiểm soát mặn khu vực thành phố Rạch Giá

1.519.013

1

Cống âu thuyền T3- Hòa Điền 1

371.700

2

Cống kênh Nhánh

509.123

3

Cống rạch Tà Niên

73.174

4

Cống vàm Bà Lịch

565.016

II

Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS vùng Vàm Răng - Ba Hòn

90.317

1

Cống Kênh 1 (Đòn Dông)

835

2

Cống Giữa K4 Và K5 (Đòn Dông)

835

3

Cống Giữa K5 Và K6 (Đòn Dông)

835

4

Cống Giữa K7 Và K8 (Đòn Dông)

835

5

Cống Kênh Cả Cội -K 286-2

835

6

Cống Kênh Cả Cội - K 285 1

835

7

Cống Kênh 283+500 (Cả Cội)

835

8

Cống Kênh 2 (Đòn Dông)

4.568

9

Cống Kênh 3 (Đòn Dông)

4.568

10

Cống Kênh 4 (Đòn Dông)

4.568

11

Cống Kênh 5 (Đòn Dông)

4.568

12

Cống Kênh 6 (Đòn Dông)

4.568

13

Cống Kênh 7 (Đòn Dông)

4.568

14

Cống Kênh 200 -Vàm Rầy

12.797

15

Cống Kênh 200 -K 286

8.883

16

Cống Kênh Cả Cội -Vàm Rầy

12.797

17

Cống Kênh Cả Cội -K 286-1

8.883

18

Cống Kênh 284 (Cả Cội)

4.568

19

Cống Kênh 282 (Cả Cội)

4.568

20

Cống Kênh 281 (Cả Cội)

4.568

III

Hệ thống cống kiểm soát mặn khu vực An Minh, An Biên

1.549.416

1

Âu thuyền Xẻo Rô

630.620

2

Cống Rạch Ngã Bát

19.688

3

Cống Kênh 40

21.000

4

Cống Mương Chùa

21.000

5

Cống Mương Quao

21.000

6

Cống Hai Sến

21.000

7

Cống Chống Mỹ

52.297

8

Cống Kênh Dài

26.149

9

Cống Kênh Thứ Nhất

26.149

10

Cống Kênh Thứ Hai

21.000

11

Cống Kênh Thứ Ba

78.446

12

Cống Kênh Thứ Năm

26.149

13

Cống Kênh Thứ Sáu

78.446

14

Cống Xẻo Bần

26.149

15

Cống Kênh Thứ Tám

26.149

16

Cống Kênh Thứ Chín

26.149

17

Cống Kênh Thứ Mười

26.149

18

Cống Xẻo Ngát

47.572

19

Cống Xẻo Lá

48.229

20

Cống Xẻo Đôi

47.824

21

Cống Chủ Vàng

57.578

22

Cống Mười Thân

47.870

23

Cống Mương Đào

47.759

24

Cống Cây Gõ

48.395

25

Cống Tiểu Dừa

56.649

IV

Nạo vét một số trục kênh tiếp nước

217.173

1

Kênh T5

9.749

2

Kênh T6

7.583

3

Kênh T2

13.254

4

Kênh Tám Ngàn

6.499

5

Kênh H7

7.041

6

Kênh H9

8.937

7

Kênh Thầy xếp

7.583

8

Kênh Tri Tôn

9.749

9

Kênh Mỹ Thái

9.749

10

Kênh Ba Thê

10.020

11

Kênh Kiên Hảo

10.832

12

Rạch Giá Long Xuyên

15.165

13

Kênh Tròn

14.895

14

Kênh Cái Sắn

16.519

15

Kênh Ranh

33.310

16

Kênh KH 1

19.498

17

Kênh Thốt Nốt

9.749

18

Kênh Xáng Thị Đội

7.041

V

Hoàn thiện hệ thống đê sông vùng TSH và UMT

492.350

VI

Hệ thống trạm bơm điện

497.364

VII

Thủy lợi nội đồng

1.405.182

 

Phụ lục 2: Danh mục các công trình ưu tiên đầu tư đến năm 2025

STT

Dự án ưu tiên

Vốn đầu tư (triệu đồng)

 

TỔNG

4.775.290

I

Nạo vét kênh trục còn lại

697.265

1

Kênh Nông Trường

8.124

2

Các kênh thoát lũ từ QL 80 ra biển

83.116

3

Các kênh lấy mặn vùng TGLX

47.602

4

Nhánh sông Cái Bé

19.769

5

Nhánh sông Cái Ln

14.895

6

Kênh Chưng Bầu

16.249

7

Chắc Kha - Kênh KH 3

17.332

8

Kênh Bến Nhất Giồng Riềng

5.958

9

Kênh KH 5

21.123

10

Kênh KH 6

19.498

11

Kênh KH 7

9.208

12

Kênh Ô Môn

6.499

13

Kênh Ô Môn

5.687

14

Kênh KH 8

3.791

15

Kênh KH 9

9.749

16

Sông Cái Mới Nhỏ

2.708

17

Sông Cái Mới Lớn

3.791

18

Kênh Đường Xuồng - Thủy Liễu

5.958

19

Nước Mặn - S. Giồng Riềng

22.748

20

Rạch Xáng Mới

4.875

21

Kênh Lộ 61

7.041

22

Kênh Gò Quao - Vĩnh Tuy

9.208

23

Kênh Rivera - Kênh Ranh

21.665

24

Kênh Xáng Cụt

2.437

25

Kênh Chống Mỹ

35.205

26

Rạch Mương Đào - kênh 4

6.120

27

Kênh Mười Thân

5.849

28

Rạch Ông - Chủ Vàng

5.687

29

Rạch Rọ Ghe - Thứ 10 - 10 Ry

8.558

30

Rạch Xẻo Lá - Ông Đường

7.041

31

Rạch Xẻo Nhào

6.770

32

Rạch Xẻo Ngát

6.987

33

Rạch Thứ 10

5.687

34

Rạch Thứ 9

7.041

35

Rạch Thứ 8

7.583

36

Rạch Xẻo Bần

8.287

37

Kênh Làng Thứ 7

21.665

38

Rạch Xẻo Quao

8.016

39

Rạch Thứ 7

6.770

40

Rạch Xẻo Vẹt

2.600

41

Rạch Thứ 6

9.641

42

Rạch Thứ 5

10.291

43

Rạch Thứ 4

8.287

44

Rạch Thứ 3

10.832

45

Rạch Thứ 2

15.436

46

Kênh Thứ 1

12.186

47

Kênh Hãng

5.687

48

Rạch Ngã Bát-T1-R. Hóc Hỏa

20.852

49

Kênh Ranh Hạt

16.519

50

Kênh Phán Linh

5.579

51

Kênh Mười Quang

6.445

52

Kênh 8000

5.795

53

Kênh Xẻo Cạn

5.362

54

Kênh Vĩnh Tiến - Nhà Ngang

4.846

55

Kênh Trưởng Tòa

6.006

56

Kênh Kiểm Lâm

6.213

57

Sông Cái Chanh (Cạnh Đền)

15.220

58

Kênh Cạnh Đền Phó Sinh

2.979

59

Kênh Tư

6.879

60

Kênh Cả Nhẹ

3.313

II

Hoàn thiện hệ thống đê biển vùng BĐCM

285.490

III

Xây dựng một phần đê bao, đồng bộ với nạo vét hệ thống kênh cấp II (Ước tính 50% khối lượng đê bao và nạo vét kênh cấp II)

657.208

IV

Đầu tư 2 hồ chứa của thị xã Hà Tiên

27.612

V

Hoàn chỉnh hệ thống cống còn thiếu

253.896

1

Cống Cà Lang ( KH1)

26.149

2

Cống Sóc Tràm

13.666

3

Cống Rạch Gốc

7.027

4

Cống Đập Đá

18.467

5

Cống Kiểm 1

7.027

6

Cống Thầy Cai

7.027

7

Cống Kênh 3000

13.666

8

Cống Cái Chanh

39.223

9

Cống Cạnh Đền

26.149

10

Cống Kênh Tư

19.688

11

Cống Ranh hạt

19.688

12

Cống Kênh 2

4.685

13

Cống Kênh 3

4.685

14

Cống UM1

4.685

15

Cống UM2

4.685

16

Cống UM3

4.685

17

Cống Kênh 9

4.685

18

Cống Kênh 11

4.685

19

Cống UM4

4.685

20

Cống Kênh 18

4.685

21

Cống UM5

4.685

22

Cống Kênh 3b

9.269

VI

Phát triển từng bước hệ thống trạm bơm điện

746.045

VII

Thủy lợi nội đồng

2.107.774

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 558/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu558/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/03/2018
Ngày hiệu lực12/03/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 558/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 558/QĐ-UBND 2018 quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Kiên Giang 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 558/QĐ-UBND 2018 quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Kiên Giang 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu558/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kiên Giang
                Người kýMai Anh Nhịn
                Ngày ban hành12/03/2018
                Ngày hiệu lực12/03/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 558/QĐ-UBND 2018 quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Kiên Giang 2020

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 558/QĐ-UBND 2018 quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Kiên Giang 2020

                      • 12/03/2018

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 12/03/2018

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực