Quyết định 642/QĐ-UBND

Quyết định 642/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030 tỉnh Lào Cai ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 642/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa Lào Cai 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 642/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ DU LỊCH SA PA ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013;

Căn cứ các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành;

Căn cứ Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cQuyết định số 450/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 của UBND tnh Lào Cai về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chnh quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng tại công văn số 2852/BXD-QHKT ngày 04/12/2015 về Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến kết luận của Tỉnh ủy tại thông báo số 130-KL/TU ngày 10/11/2015 về Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 63/TTr-SXD ngày 07/03/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030; với những nội dung chủ yếu sau:

1. Lý do, sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch.

Năm 2012, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt “Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa, đến năm 2030” tại Quyết định 450/QĐ-UBND đây là một trong những cơ sở quan trọng đối với công tác quản lý, thu hút đầu tư phát triển đô thị, đặc biệt là đầu tư phát triển du lịch tại Sa Pa.

Năm 2013, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Quyết định 201/QĐ-TTg) xác định “Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và Vườn quốc gia Hoàng Liên” là một trong các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Trong số 12 đô thị du lịch của cả nước, Sa Pa là đô thị miền núi duy nhất tại khu vực miền Bắc và nằm trong danh sách dự án đầu tư phát triển du lịch của Chính phủ, đây là một cơ sở pháp lý gia tăng sức hấp dẫn đầu tư du lịch đối với Sa Pa.

Tháng 11/2014, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chính thức đưa vào sử dụng, đã rút ngắn thời gian tiếp cận đô thị Sa Pa. Với sức hấp dẫn về du lịch và thuận lợi về khả năng tiếp cận, Sa Pa đã có sự tăng trưởng đột biến về khách du lịch, tuy nhiên cơ sở hạ tầng đô thị và du lịch chưa thể đáp ứng được.

Qua quá trình thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt đã phát sinh một số vấn đề ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị Sa Pa như: khung giao thông đối ngoại có sự thay đổi (hình thành đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Sa Pa; điều chỉnh tuyến tránh quốc lộ 4D); nhu cầu di chuyển trung tâm hành chính; thay đổi tính chất chức năng một số khu vực nhằm đảm bảo tính khả thi, hàng loạt dự án đô thị và du lịch đang được đầu tư và triển khai nhanh chóng, cụ thể hóa các định hướng tại đồ án Quy hoạch chung đô thị Sa Pa cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Thực hiện định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Sa Pa (QĐ s 2284/QĐ-UBND ngày 24/7/2015), vai trò của đô thị du lịch Sa Pa đã có sự thay đổi so với Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai. Đô thị Sa Pa vẫn tiếp tục là hạt nhân phát triển toàn huyện Sa Pa.

Phạm vi đô thị Sa Pa điều chỉnh mở rộng quy mô đất đai để đảm bảo phát triển đô thị hài hòa với môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, bảo tồn vùng lõi đô thị cũ, đáp ng nhu cầu phát triển du lịch xứng tầm là đô thị du lịch đẳng cấp Quốc gia, Quc tế.

Vì vậy, việc Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu, định hướng phát triển trong giai đoạn hiện tại cũng như giai đoạn đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách.

2. Các nội dung điều chỉnh quy hoạch.

Rà soát các nội dung điều chỉnh có liên quan phù hợp với phương án điều chỉnh mở rộng quy hoạch, như sau:

- Điều chỉnh mở rộng về quy mô, diện tích đô thị;

- Điều chỉnh, quy mô dân số, quy mô khách du lịch;

- Điều chỉnh về tính chất, phân khu chức năng, kiểm soát phát triển các phân vùng và một số không gian đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị du lịch.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều chỉnh dự báo phát triển đô thị.

- Điều chỉnh hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, giao thông tĩnh, và các loại hình phương tiện giao thông phục vụ hoạt động đô thị và du lịch;

- Điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: điều chỉnh, vị trí, công suất các công trình đầu mối phù hợp với điều chỉnh dự báo phát triển đô thị.

3. Phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch.

- Ranh giới lập điều chỉnh: Điều chỉnh, mở rộng đô thị Sa Pa theo ranh giới Quy hoạch chung cũ về phía Đông và Đông Bắc (trên khu vực xã Sa Pả và xã Hầu Thào) khoảng 888ha. Tổng quy mô đô thị Sa Pa mới điều chỉnh: 5.525ha.

Ranh gii xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Tả Phìn;

+ Phía Nam giáp xã San Sả Hồ và xã Lao Chải;

+ Phía Đông giáp đường Sa Pả - Sâu Chua - Hang Đá - Hầu Thào thuộc địa phận xã Sa Pả và xã Hầu Thào.

+ Phía Tây giáp huyn Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

- Phạm vi nghiên cứu: Đô thị Sa Pa và vùng phụ cận có qui : 35.882ha, bao gồm: Đô thị Sa Pa và 9 xã: Tả Giàng Phìn, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả, Lao Chải, Trung Chải, Hầu Thào, Tả Van.

4. Tính chất chức năng, của đô thị.

- Là đô thị trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái và khám phá bốn mùa tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

- Là một trung tâm kinh, tế, văn hóa, của tỉnh Lào Cai, cầu nối giao lưu văn hóa, giữa các dân tộc vùng núi phía Bắc.

- Là cầu nối giao thương trọng điểm của tỉnh trong vùng núi Tây Bắc và vùng biên giới Việt Trung.

5. Quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển.

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Quy mô dân số đô thị: 38.900 người (dân số chính thức: 20.500 người, dân squy đổi khách du lịch và lao động phục vụ du lịch: 18.400 người).

+ Quy mô đất xây dựng đô thị: 957,35ha.

+ Quy mô đất xây dựng dân dụng: 538,19 ha; Chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng: 262,5 m2/ người.

+ Quy mô đất du lịch: 248,35ha.

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Quy mô dân số đô thị: 73.700 người (dân số chính thức: 29.900 người, dân số quy đổi khách du lịch và lao động phục vụ du lịch: 43.800 người).

+ Quy mô đất xây dựng đô thị: 1.462,98ha.

+ Quy mô đất xây dựng dân dụng: 850,33 ha; Chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng: 284,4 m2/người.

+ Quy mô đất du lịch: 354,79ha.

6. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị.

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát triển đô thị được xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành kết hợp với các điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu và nhng đặc thù riêng của đô thị Sa Pa.

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hiện trạng 2014

Quy hoạch

2020

2030

I.

Dân số đô thị du lịch Sa Pa

1.000 người

24,6

38,9

73,7

1.

Dân số chính thức

1.000 người

16

20,5

29,9

2.

Dân số quy đổi khách du lịch

1.000 người

7,4

14,0

35,6

3.

Dân số khác

1.000 người

1,2

4,4

8,2

II.

Du lịch

 

 

 

 

2.1

Khách du lịch

Triệu lượt khách

0,826

2,5-3,0

4,5-5,0

2.2

Cơ sở lưu trú

phòng

3.350

12.000

23.500

2.3

Lao động phục vụ du lịch

Lao động

4.200

28.400

40.000

III.

Đất xây dựng đô thị

ha

405,84

957,35

1.462,98

3.1

Đất dân dụng

ha

258,36

538,19

850,33

m2/người

161,5

262,5

284,4

- Đất đơn vị

m2/người

92,3

140,6

162,3

- Đất CTCC đô thị

m2/người

18,6

21,2

18,4

- Đất cây xanh đô thị

m2/người

4,8

55,3

62,2

- Đất giao thông

m2/người

45,7

45,5

41,6

3.2

Đất ngoài dân dụng

ha

147,49

419,17

612,65

IV

Hạ tầng kỹ thuật đô thị

 

 

 

 

4.1

Mật độ đường phchính và khu vực

km/km2

-

5-7

5-7

4.2

Tlệ đất giao thông

% đất XD ĐT

7

10 - 12

10 - 12

4.3

Cấp nước sinh hoạt

I/ng/ngày

-

120

150

4.4

Thoát nước thải

I/ng/ngày

-

120

150

4.5

VSMT (rác thi)

kg/ng/ngày

-

0,8-0,9

1,0

4.6

Nghĩa trang

ha/1.000 dân

-

0,06

0,1

4.7

Cấp điện sinh hoạt

Kwh/ng/năm

-

700

2000

7. Định hướng tổ chức không gian đô thị.

7.1. Phân vùng kiểm soát phát triển đô thị.

Định hướng tổ chức không gian đô thị du lịch Sa Pa được phân chia làm 12 phân vùng kiểm soát phát triển chính có những tính chất chức năng tương đối đồng nhất tạo dng toàn bộ không gian cu trúc đô thị du lịch Sa Pa theo định hướng đến năm 2030. 12 phân vùng chính bao gm:

1. Khu vực đô thị trung tâm: Là trung tâm công cộng, dịch vụ đô thị; là trung tâm du lịch đô thị Sa Pa và vùng phụ cận. Bảo tồn và khoanh vùng không gian đi bộ trong khu vực lõi trung tâm, phục vụ du lịch và đô thị. Quy mô dân số: 5.000 người; Diện tích tnhiên: 123ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 115 - 120ha; Quy mô buồng/ phòng: 2.400 phòng.

2. Khu vực trung tâm hành chính đô thị, phát triển dịch vụ đô thị mới, cao cấp: Là khu vực trung tâm hành chính mới của đô thị, khu vực nhà ở cao cấp, thương mại, dịch vụ đô thị và du lịch. Quy mô dân số: 6.400 người; Diện tích tự nhiên: 284ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 250 - 260ha; Quy mô buồng/ phòng: 3.100 phòng.

3. Khu đô thị mới, khu đô thị dịch vụ hỗn hợp (Khu vực Sườn đồi con Gái): Là trung tâm dịch vụ công cộng đô thị phát triển mới; Tổ hợp du lịch kết hợp với vui chơi giải trí; Phát triển các khu dân cư mới. Quy mô dân số: 6.600 người; Diện tích tự nhiên: 315ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 280 - 290ha. Quy mô buồng/ phòng: 3.500 phòng.

4. Khu công viên đô thị (Khu vực công viên Hàm Rồng và công viên văn hóa Sa Pa): Là khu vực công viên cây xanh đô thị chính kết hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở và du lịch nghỉ dưỡng quy mô nhỏ. Riêng công viên Hàm Rồng được xác định là khu công viên, cây xanh, sinh thái. Quy mô dân số: 1.200 người; Diện tích tự nhiên: 336ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 210 - 220ha; Quy mô buồng/phòng: 3.800 phòng.

5. Khu đô thị Ô Quý Hồ: Là khu nhà ở, nghỉ dưỡng, công cộng đô thị. Quy mô dân số: 4.500 người; Diện tích tự nhiên: 145ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 120 - 130ha. Quy mô buồng/phòng: 1.100 phòng.

6. Khu du lịch kết hợp bảo tồn cảnh quan nông nghiệp (Khu vực Thung lũng Mường Hoa Lao Chải - Hầu Thào): Là khu du lịch cao cấp kết hợp sinh thái nông nghiệp; bảo tồn không gian Di tích cảnh quan Quốc gia ruộng bậc thang. Quy mô dân số: 900 người; Diện tích tự nhiên: 514ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 120 - 130ha; Quy mô buồng/ phòng: 4.000 phòng.

7. Khu đô thị mới, khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái (Khu vực Sâu Chua): Vùng sản xuất rau, nông, lâm sản đặc thù và nghiên cứu khoa học; Trung tâm huấn luyện TDTT Quốc gia tại Sa Pa và các công viên chuyên đề; Du lịch nghỉ dưỡng biệt lập và du lịch khám phá, sinh thái. Quy mô dân số: 1.100 người; Diện tích tự nhiên: 324ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 180 - 200ha; Quy mô buồng/ phòng: 3.100 phòng.

8. Khu vực sản xuất nông nghiệp đặc hữu (Khu vực thung lũng Mường Hoa - San Sả Hồ): Là khu vực rng cảnh quan và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, đặc hữu: Quy mô dân số: 300 người; Diện tích tự nhiên: 422ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 6-8ha.

9. Khu lâm viên núi Ông Chúng: Là khu công viên rừng, kết hợp công trình du lịch quy mô nhỏ: Quy mô dân số: 400 người; Diện tích tnhiên: 1.082ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 25 - 30ha.

10. Khu vực nông nghiệp sinh thái cảnh quan (khu vực Suối Hồ - Tả Phìn - Sa Pả): Là khu vực tập trung công trình đầu mối hạ tng kỹ thuật và thương mại cấp vùng (Chợ nông sản, bến xe liên tỉnh, trung tâm trung chuyển, vận tải) và nông nghiệp cảnh quan (ruộng bậc thang Tả Phìn): Quy mô dân s: 300 người; Diện tích tự nhiên: 803ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 80 -90ha.

11. Khu vực sản xuất lâm nghiệp đặc hữu (khu vực Sả ng - Hang Đá): Phát triển nông, lâm sản: đào, lê, rau sạch, dược liệu... Quy mô dân s: 500 người; Diện tích tự nhiên: 600ha; Diện tích xây dựng (đến năm 2030): 30 - 40ha; Quy mô buồng/ phòng: 2.500 phòng.

12. Khu vực rừng bảo tồn: Chủ yếu là rừng Quốc gia Hoàng Liên. Diện tích tự nhiên 578ha.

7.2. Dự kiến ranh giới hành chính đô th

Dự kiến đô thị Sa Pa sau khi mở rộng địa giới hành chính sẽ bao gồm từ 5 - 6 phường. Các công trình công cộng, phúc lợi xã hội, dịch vụ công cộng cấp phường được bố trí hợp lý đảm bảo phù hợp với đô thị miền núi.

8. Cơ cấu sử dụng đất theo các khu chức năng.

8.1. Đất dân dụng đô thị (đất chức năng cấp đơn vị ở).

- Đất đơn vị ở: 485,14ha (chiếm khoảng 33,2% đất xây dựng đô thị), chỉ tiêu bình quân 162,3m2/ng (tăng 70m2/ng so với năm 2014).

- Đất công cộng, cơ quan: 55,01ha (chiếm khoảng 3,8% đất xây dựng đô thị), chỉ tiêu bình quân: 18,4 m2/ng. Bao gồm các hạng mục: Cơ quan, y tế, dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại, chợ truyền thống. Nâng cấp các công trình hạ tầng xã hội hiện có; xây dựng mới các công trình, công cộng tại các khu ở mới.

- Đất cây xanh, TDTT: 185,88ha (chiếm khoảng 12,7% đất xây dựng đô thị), chỉ tiêu bình quân 62,2m2/ng (tăng 57,4m2/ng so với năm 2014). Bổ sung, nâng cấp hệ thống công viên, vườn hoa, sân thể thao tại các khu ở.

- Đất giao thông đô thị: 124,3ha (chiếm khoảng 8,5% đất xây dựng đô thị), tăng 51,13 ha so với năm 2014, chỉ tiêu bình quân: 41,6 m2/ng. Nâng cấp hệ thng đường hiện trạng trong khu vực dân cư hiện hữu và xây dựng hệ thống đường trong các khu ở mới.

8.2. Đất không thuộc khu dân dụng (đất chức năng cấp đô thị).

- Đất du lịch, nghỉ dưỡng: 354,79ha (chiếm khoảng 24,3% đất xây dựng đô thị); tăng 265,87ha so với năm 2014. Triển khai xây dựng các dự án du lịch nghỉ dưng và hạ tầng phục vụ lưu trú du lịch.

- Đất dự trữ phát triển: 35,36ha (chiếm khoảng 2,4% đất xây dựng đô thị).

- Đất công cộng ngoài cấp quản lý đô thị: 73,87ha chiếm khoảng 5,0% đất xây dựng đô thị; Trong đó: Đất bệnh viện đa khoa, điều dưỡng 3,98ha (chiếm 0,3%); Đất chợ đầu mối nông sản 3,24ha (chiếm 0,2%); Đất dịch vụ hỗn hợp 52,19ha (chiếm 3,56%); Đất trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia 14,46ha (chiếm 1,0%).

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 30,59ha (chiếm khoảng 2,1% đất xây dựng đô thị). Bảo vệ, trùng tu các công trình tôn giáo hiện có, xây dựng một skhu vực tôn giáo mới.

- Đất giao thông đối ngoại: 73,89ha (chiếm khoảng 5,1% đất xây dựng đô thị), tăng 49,49ha so với năm 2014. Nâng cấp, mở rộng và xây mới các tuyến đường giao thông đối ngoại.

- Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 39,71 ha (chiếm khoảng 2,7% đất xây dựng đô thị. Bố trí các công trình đầu mối hạ tầng (bến xe liên tỉnh, trạm cung cấp nước sạch, trạm bơm tăng áp, công trình xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn...).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4,44ha (chiếm khoảng 0,3% đất xây dựng đô thị).

8.3. Đất chức năng khác.

- Đất nông nghiệp: 942,52ha. Bao gồm đất trồng lúa và đất trồng các loại cây nông nghiệp khác.

- Đất lâm nghiệp, cây xanh cách ly, cây trồng đặc hữu: 3.119,50ha (giảm 292,75 so với năm 2014). Trong đó, đất cây trồng đặc hữu: 285,18ha; Đất cây xanh cách ly: 232,69ha; Đất lâm viên: 834,01ha; Đất lâm nghiệp khác: 1.767,62ha.

- Đất mặt nước: 62,5ha.

8.4. Bảng Tổng hợp sử dụng đất đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030.

TT

Hạng mục đt

Hiện trạng 2014

Quy hoạch 2020

Quy hoạch 2030

Din tích  (ha)

Chtiêu (m2/ng)

Tỷ l (%)

Din tích  (ha)

Chtiêu (m2/ng)

Tỷ l (%)

Din tích  (ha)

Chtiêu (m2/ng)

Tỷ l (%)

 

Dân số

16.000

20.500

29.900

 

Diện tích đất tự nhiên

5.525,0

 

 

5.525,0

 

 

5.525,00

 

 

I

Diện tích đất xây dựng

405,84

253,7

100,0

957,35

467,0

100,0

1.462,98

489,3

100,0

1

Đất dân dụng

258,36

161,5

63,7

538,19

262,5

56,2

850,33

284,4

58,1

1.1

Đất đơn vị

147,74

92,3

36,4

288,20

140,6

30,1

485,14

162,3

33,2

1.2

Đt công cộng, cơ quan

29,75

18,6

7,3

43,36

21,2

4,5

55,01

18,4

3,8

 

- Đất cơ quan, viện nghiên cu

8,59

 

 

16,64

 

1,7

16,64

 

1,1

 

- Đất y tế

1,91

 

 

2,36

 

0,2

2,36

 

0,2

 

- Đất dịch vụ công cộng

17,94

 

 

21,63

 

2,3

33,28

 

2,3

 

- Đất trung tâm thương mại, chợ truyền thống

1,31

 

 

2,73

 

0,3

2,73

 

0,2

1.3

Đất cây xanh, TDTT

7,70

4,8

1,9

113,40

55,3

11,8

185,88

62,2

12,7

1.4

Đất giao thông đô thị

73,17

45,7

18,0

93,23

45,5

9,7

124,30

41,6

8,5

2

Đất không thuộc khu dân dụng

147,49

 

36,3

419,17

 

43,8

612,65

 

41,9

2.1

Đất du lịch, nghỉ dưỡng, công viên chuyên đề phục vụ du lịch

88,92

 

21,9

248,35

 

25,9

354,79

 

24,3

2.2

Đất dự trữ phát triển

 

 

 

35,36

 

3,7

35,36

 

2,4

2.3

Đất công cộng ngoài cấp qun lý đô thị

2,60

 

 

35,33

 

3,7

73,87

 

5,0

 

- Bệnh viện đa khoa, điều dưỡng

2,60

 

 

2,60

 

0,3

3,98

 

0,3

 

- Chợ đầu mối nông sn

 

 

 

 

 

0,0

3,24

 

0,2

 

- Dịch vụ hỗn hợp

 

 

 

18,27

 

 

52,19

 

 

 

- Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia

 

 

 

14,46

 

1,5

14,46

 

1,0

2.4

Đt tôn giáo tín ngưỡng

1,62

 

 

1,62

 

0,2

30,59

 

2,1

2.5

Đt giao thông đối ngoại

24,40

 

6,0

61,92

 

6,5

73,89

 

5,1

2.6

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

25,12

 

6,2

31,77

 

3,3

39,71

 

2,7

2.7

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

4,82

 

1,2

4,82

 

0,5

4,44

 

0,3

II

Đất nông nghiệp

803,31

 

 

853,81

 

 

942,52

 

 

 

- Đất trồng lúa

291,32

 

 

291,32

 

 

291,32

 

 

 

- Đất trồng cây NN khác

511,99

 

 

562,49

 

 

651,20

 

 

III

Đất lâm nghiệp, cây xanh cách ly, cây trồng đặc hữu

3.412,25

 

 

3.501,34

 

 

3.119,50

 

 

 

- Đất trồng cây đặc hữu  (hoa, chè,...)

 

 

 

142,59

 

 

285,18

 

 

 

- Đất cây xanh cách ly

 

 

 

69,81

 

 

232,69

 

 

 

- Đất lâm viên

 

 

 

834,01

 

 

834,01

 

 

 

- Đất lâm nghiệp khác

3.412,25

 

 

2.454,93

 

 

1.767,62

 

 

IV

Mặt nước

49,39

 

 

51,39

 

 

62,50

 

 

V

Đất chưa sử dụng, đất khác

854,21

 

 

212,50

 

 

0,00

 

 

9. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội.

9.1. Công trình trụ sở hành chính.

- Di chuyển khu trung tâm hành chính đô thị tới vị trí mới trong khu vực phân vùng không gian s2. Quy mô, hình thái khu trung tâm hành chính mới đảm bảo phù hợp với đô thị trực thuộc tỉnh, đô thị du lịch và địa hình miền núi.

- Bố trí các công trình trụ sở hành chính cấp đơn vị ở, đảm bảo bán kính phục vụ đối với khu dân cư: 500 - 800m.

9.2. Giáo dục, đào tạo.

- Bố trí đầy đủ hệ thống công trình giáo dục theo quy chuẩn, tiêu chuẩn cho từng khu vực dân cư nhm tạo điều kiện học tập, đi lại thuận tiện, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất các trường hiện có. Đi với các đơn vị ở phát triển mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quđất xây dựng hệ thống công trình giáo dục theo tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

9.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Tăng khả năng và chất lượng phục vụ cộng đồng của các trung tâm y tế. Bổ sung trang thiết bị cần thiết, cải tạo xây dựng thêm các hạng mục phù hợp với tiêu chuẩn, đồng thời xây dựng và đấu nối hạ tầng, đảm bảo ddàng và thuận tiện tiếp cận về giao thông, cung cấp đủ điện, nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn bệnh viện, không gây ô nhiễm môi trường.

- Cần phát triển mới hệ thống cơ sở điều dưỡng và khám chữa bệnh để phục vụ cho du khách. Đề xuất bố trí loại công trình này trong vùng phát triển phụ cận, tại nhng điểm, khu du lịch nghỉ dưỡng.

- Phối hợp Trung tâm Điều dưỡng người có công với Bệnh viện đa khoa huyện, trở thành khu vực tổ hợp trung tâm về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

9.4. Nhà văn hóa, công trình thể dục thể thao.

- Tạo dựng một hệ thống văn hóa toàn diện về cấp bậc và quy mô nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân, đẩy mạnh sự gắn kết giữa đồng bào và chính quyền, tạo điều kiện quảng bá du lịch, phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa.

- Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và cảnh quan đối với các nhà văn hóa hiện hữu để có thể thu hút người dân sử dụng. Đặc biệt đối với các nhà cộng đồng của mỗi cụm đồng bào dân tộc, cần trùng tu định kì và bảo tồn nguyên trạng kiến trúc truyền thống. Bổ sung các công trình nhà văn hóa trong khu vực dân cư phát triển mới diện tích tối thiểu là 2.000m2/nhà văn hóa. Bố trí xen kẽ các công trình này với khu vực cây xanh, trường mầm non, trường tiểu học nhằm hình thành cụm công trình công cộng.

- Chuyển đổi chức năng sân vận động hiện hữu tại vị trí tiếp giáp hồ Sa Pa thành tổ hợp dịch vụ đô thị và du lịch.

- Xây dựng quần thể trung tâm TDTT (sân vận động, nhà thi đấu đa năng), trung tâm văn hóa đa năng (thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim..) gắn với trung tâm hành chính đô thị mới tại khu vực trong phân vùng không gian số 2, quy mô khoảng: 7 ha.

- Xây dựng mới Trung tâm huấn luyện Quốc gia tại khu vực Sâu Chua, quy mô khoảng 15 ha.

9.5. Định hưng phát triển du lịch.

a) Sản phẩm du lịch chính:

Tiếp tục phát triển và khai thác những sản phẩm du lịch tạo nên thương hiệu du lịch Sa Pa: du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch văn hóa, đi bộ dã ngoại thăm quan bản làng... Phát triển mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với Sa Pa: du lịch hội nghị, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch vui chơi giải trí.

b) Vùng phát triển du lịch:

* Đô thị Sa Pa:

- Phát triển đô thị Sa Pa trở thành đô thị du lịch bốn mùa đẳng cấp Quốc gia, quốc tế.

- Chỉnh trang, bảo tồn khu vực trung tâm đô thị Sa Pa hiện hữu. Khuyến khích đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, tổ chức không gian đi bộ, đa chức năng phục vụ du lịch.

- Phát triển, mở rộng không gian quy hoạch dịch vụ, cơ sở lưu trú với các khách sạn, khu nghdưỡng cao cấp, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và hài hòa với cảnh quan môi trường tại các khu vực Đông Bắc đô thị (phân vùng 2), khu vực Sa Pả, San Sả Hồ, Lao Chải, Hầu Thào (không phát triển bên trong ranh giới bảo tồn Di tích thắng cảnh cấp quốc gia ruộng bậc thang Sa Pa).

- Phát triển du lịch tâm linh, trên nền tảng các di tích, công trình văn hóa lâu đời và đang hình thành trong khu vực lõi đô thị Sa Pa gắn kết với các lễ hội, sinh hoạt văn hóa tại các bản làng hình thành sản phẩm du lịch chuyên đề tâm linh - văn hóa.

- Phát triển du lịch thể thao, cung cấp hoạt động thể thao cao cấp, hình thành tổ hợp công trình thể dục thể thao, huấn luyện tại khu vực Sa Pả, kết hợp khai thác dịch vụ.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí, các hoạt động tham quan, khám phá các công viên chuyên đề, công viên văn hóa tại khu vực vành đai công viên đô thị.

- Đa dạng hóa các loại hình kết nối giữa đô thị Sa Pa và các điểm du lịch, ưu tiên các loại hình giao thông, tiếp cận xanh, thân thiện với môi trường (cáp treo, xe điện, tầu điện...).

* Khu vực lân cận đô thị Sa Pa:

- Hình thành các vùng tập trung phát triển du lịch gắn với các điểm cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, các khu vực văn hóa bản địa đặc thù và gắn với phát triển nông thôn các xã trong huyện Sa Pa. Phát triển loại hình du lịch tham quan nghdưỡng gắn kết với các giá trị về thiên nhiên, phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe theo phương pháp dân gian, du lịch sinh thái nông, lâm nghiệp gắn với bảo tồn thiên nhiên, dã ngoại, khám phá văn hóa dân tộc...

- Khu vực các xã phía Bắc, tập trung tại Suối Thầu - Kim Ngan (xã Tả Giàng Phìn), khu vực Can Hồ - Phìn Hồ (xã Bản Khoang) gắn với vùng Ngũ Chỉ Sơn, khu vực Móng Sến - Sín Chải (xã Trung Chải); khu vực Tả Phìn.

- Khu vực các xã phía Nam, tập trung tại Tả Van gắn với vùng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia Bãi đá cổ Sa Pa; khu vực Séo Mý Tỷ; khu vực Dền Thàng.

c) Trung tâm cung cấp dịch vụ htrợ du lịch:

Quy hoạch hình thành 03 trung tâm cung cấp dịch vụ du lịch Sa Pa, cung cấp các dịch vụ chủ yếu về: trung tâm cung cấp thông tin, trung tâm sơ cấp cứu, trung tâm cung cấp năng lượng, khu vực lưu trú và cung cấp dịch vụ hỗ trợ lưu trú.

- Trung tâm đô thị Sa Pa;

- Trung tâm xã Bản Khoang (cung cấp, phục vụ tiểu vùng phía Bắc);

- Trung tâm xã Tả Van (cung cấp, phục vụ tiểu vùng phía Nam).

10. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

10.1. Giao thông.

a) Giao thông đi ngoại:

- Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa: Nâng cấp QL4D và xây mới tuyến đường song song, quy mô mỗi chiều 2 làn xe. Các đoạn đi trên nền đường QL4D trên toàn tuyến được mở rộng ra 4 làn xe. Đối với đoạn trong phạm vi quy hoạch đô thị Sa Pa, xây dựng mới từ khu vực Cống huyện đến đường vào Suối Hồ kết hợp nâng cấp mở rộng QL4D từ đường vào Suối Hồ đến cầu Km32 với quy mô 4 làn xe.

- Tuyến tránh QL4D: Xây dựng trên nguyên tắc giải quyết triệt để giao thông quá cảnh xuyên qua trung tâm đô thị Sa Pa. Hướng tuyến đi về phía Bắc Suối Hồ, chiều dài tuyến khoảng 8,7km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, 4 làn xe. Kiểm soát chặt chẽ đấu nối và hành lang an toàn, hành lang bảo vệ dọc tuyến.

- Quốc lộ 4D hiệu hữu: Đoạn qua đô thị nâng cấp mở rộng theo tiêu chuẩn đường chính đô thị 4 làn xe từ điểm đầu (khu vực bến xe phía Bắc) đến điểm cuối tuyến tránh quốc lộ 4D (khu vực bãi đỗ xe phía Tây). Đoạn ngoài đô thị đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi với bề rộng nền 9,0-12m, mặt đường rộng 7- 9m, hành lang an toàn mỗi bên rộng 15,0m.

- Tỉnh lộ 152: Sử dụng tuyến đường thuộc dự án Violet (đã xây dựng), kết nối đường Nguyễn Chí Thanh đến giao QL4D, tạo thành tuyến kết nối TL152 với QL4D và TL155 về phía Tây Nam đô thị. Đoạn trong đô thị xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị tối thiểu 2 làn xe, đoạn ngoài đô thị nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi.

- Đường huyện Sa Pả - Hang Đá - Hầu Thào: nâng cấp đoạn Sa Pả - Hang Đá kết hợp xây dựng mới đoạn tbản Hang Đá đến TL152 tạo hướng vận tải kết nối TL152 - QL4D - Lào Cai ở phía Đông của đô thị Sa Pa, hạn chế luồng vận tải quá cảnh đi xuyên qua trung tâm đô thị Sa Pa, quy mô đường cấp V miền núi.

- Bến xe: Ngoài bến xe hiện nay tại khu Chợ mới, bổ sung xây dựng bến xe khách đối ngoại tại cửa ngõ chính phía Đông Bắc của đô thị. Bến xe này đóng vai trò chuyển tiếp hành khách giữa giao thông đối ngoại với giao thông đô thị, bố trí tại khu vực phía Đông Bắc (khu vực đường đi Tả Phìn), quy mô khoảng 7 - 10ha.

- Trạm trung chuyển giao thông: là đầu mối “trung tâm tích hợp” trung chuyển hành khách, giữa xe khách, xe buýt đô thị, xe điện du lịch có sự hỗ trợ của các công trình dịch vụ tạo thành một tổ hợp hiện đại, đồng bộ. Bố trí 03 trạm trung chuyn gắn với các bãi đỗ xe và bến xe: Trạm trung chuyển số 1 gắn với bến xe đối ngoại; Trạm trung chuyển số 2 gắn với bãi đỗ xe khu vực phía Nam, tiếp giáp với tỉnh lộ 152; Trạm trung chuyển số 3 gắn với bãi đỗ khu vực phía Tây, tại khu vực tiếp giáp QL4D giao cắt đường Nguyễn Chí Thanh.

- Sân bay và bãi đỗ trực thăng: bố trí sân bay trực thăng kết hợp khu trung tâm thể dục thể thao (sân vận động) thuộc quần thể khu trung tâm hành chính mới. Quy mô sân bay trực thăng và sân vận động khoảng 4,0ha.

b) Giao thông khu vực đô thị trung tâm:

- Nâng cấp hoàn thiện chất lượng mạng lưới đường hiện trạng. Xây dựng mới các tuyến đường chính kết nối từ trung tâm đô thị đến các khu du lịch, dịch vụ. Kết hợp với các tuyến giao thông trong các dự án phát triển đô thị, đồng thời xây dựng mới một số đoạn tuyến, kết nối để tạo thành mạng lưới liên thông.

- Quy mô các tuyến đường đô thị đảm bảo tối thiểu 2 làn xe cơ giới, vỉa hè thay đổi phù hợp với từng khu vực. Các tuyến đường trong các khu du lịch phát triển mi có quy mô tối thiểu đạt tiêu chun đường cấp 5 min núi với brộng lòng đường > 5,5m.

c) Bãi đỗ xe trong đô thị:

- Tổng diện tích bãi đỗ xe cần đáp ứng khoảng 40 ha sàn đỗ xe, tương đương với 25 - 30 ha đất dành cho đỗ xe.

- Giải pháp đỗ xe: Sử dụng loại hình đỗ xe nhiều tầng (2 - 6 tầng) đối với khu đô thị lõi, khuyến khích áp dụng các hình thức đỗ xe thông minh. Đối với khu vực phát triển mở rộng áp dụng đa dạng hình thức đỗ xe: đỗ xe nhiều tầng (3-6 tầng); đỗ xe thông thường (trên mặt đất), quy mô trung bình khoảng 0,5 - 1,0ha/bãi đỗ.

d) Giao thông du lịch:

- Phát triển các loại hình giao thông xanh phục vụ du lịch theo hướng thân thiện môi trường như: cáp treo, tàu điện leo núi, xe điện, xe ngựa, xe đạp... góp phần bảo vệ, hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên.

- Xây dựng tuyến đường du lịch dành cho người đi bộ, xe đạp tới các làng, bản, trong các công viên, lâm viên.

10.2. San nền, thoát nước mưa.

a) San nền:

- Tôn trọng địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa địa hình sẵn có hạn chế đào đắp, tránh cản trở dòng chảy, hạn chế tích tụ nước mưa theo túi địa hình để giảm thiểu nguy cơ lũ quét. Những khu vực dự kiến xây dựng công trình công cộng cũng chỉ san gạt tạo mặt bằng lớn khi thật cần thiết.

- Những khu vực xây dựng ven suối tuân thủ quy chế quản lý đô thị Sa Pa, xây dựng cách bờ suối chính 50m về cả 2 bên. Cao độ xây dựng tối thiểu = Hmax suối +0,3÷+0,5m. Khu vực khác cao độ xây dựng chọn theo địa hình tự nhiên cho thuận lợi về giao thông và thoát nước mặt.

- Cao độ nền cho đô thị Sa Pa:

+ Khu vực dân cư hiện trạng quanh hồ Sa Pa: giữ nguyên cao độ nền hiện trạng, các công trình xen cấy đảm bảo không gây ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực cũ.

+ Khu vực dự kiến mới có độ dốc i < 10%, san gạt cục bộ tạo độ dốc nền thuận lợi cho thoát nước mưa về chỗ đặt cống thu gom nước mưa. Khu vực có 10% i 25% xây dựng giật cấp theo thềm địa hình, giữa các thềm hoặc là tường chắn hoặc là mái taluy được gia cố để tránh sạt lở.

+ Các công trình xây mới quy mô nhỏ: nhà liền kề, biệt thự cần hết sức hạn chế san gạt nn. Lựa chọn những mẫu nhà phù hợp với địa hình như nhà có tng hầm, nhà giật cốt...

+ Cho phép san gạt tạo địa hình bằng phẳng kiểu thềm bậc để xây dựng đối với các công trình lớn như: trường học, công trình công cộng. Hệ thống taluy tường chắn đáp ứng các quy chuẩn hiện hành.

b) Thoát nước mưa:

- Khu vực đô thị Sa Pa dùng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, khu ngoại thị mật độ thấp, trung bình có thể dùng hệ thống chung. Hướng thoát ra các suối qua các lưu vực, sau đó đổ về hệ thống suối Ngòi Đum và suối Mường Hoa.

- Phân chia lưu vực với khu đô thị Sa Pa thành 2 lưu vực chính:

+ Lưu vực Suối Hồ: nằm phía Đông Bắc, thoát nước ra Suối Hồ sau đó đổ về Ngòi Đum.

+ Lưu vực suối Mường Hoa: nằm phía Tây Nam thoát nước ra suối Mường Hoa.

- Giải pháp thoát nước mưa:

+ Giữ nguyên các nhánh suối tụ thủy hiện trạng, nếu các công trình xây dựng mới gây cản lấp dòng chảy cần có giải pháp nắn dòng, thay thế dòng chảy hiện có.

+ Thiết kế dải cây xanh cách ly hai bên bờ suối: Nhánh suối phụ giải cách ly >10m mỗi bên; Nhánh suối chính giải cây xanh cách ly >25m mỗi bên.

+ Mạng lưới thoát nước đô thị dạng cành nhánh, thu gom nước mưa và đưa về vị trí xả ngắn nhất. Kết cấu cống dạng hỗn hợp dung cống tròn BTCT, cống hộp, mương xây np đan, mương xây hở.

10.3. Cấp nước.

- Nhu cầu dùng nước trung bình cho đô thị Sa Pa đến 2030 khoảng 15.000 m3/ngđ.

- Nguồn nước: Hồ chứa nưc Thác Bạc, dung tích W=130.000 m3/ngđ từ nguồn nước Thác Bạc, khả năng cấp nước 3.000-6.000 m3/ngđ; Nguồn nước ở cao độ 1777m ở trên dãy Hoàng Liên (Suối Hoa - Suối Vàng) có khả năng cấp nước 9.000 m3/ngđ; Nước tcác nguồn nước khác như suối Hồ, Nhà Pha, Cửa Rừng.

- Công trình đầu mối cấp nước:

+ Nâng cấp nhà máy nước Sa Pa lên công suất lên: 12.000 m3/ngđ, nguồn nước chính tSuối Vàng thuộc nhánh suối Mường Hoa trên dãy Hoàng Liên. Xây dựng mới tuyến ống dẫn nước thô D300mm từ dãy Hoàng Liên về đảm bảo cp nước 9.000 m3/ngđ. Giữ nguyên tuyến ng cp nước từ Thác Bạc vnhà máy nước Sa Pa đảm bảo cấp nước thô 3.000 m3/ngđ.

+ Xây dựng mới nhà máy nước Ô Quý Hồ tại cao độ 1.780m, công suất 3.000 m3/ngđ nguồn nước từ hồ Thác Bạc. Xây dựng mới tuyến ống cấp nước mới D200mm từ Thác Bạc về đảm bảo cấp nước 3.000 m3/ngđ.

+ Xây dựng bể chứa nước tại cao độ 1.680m dung tích bể: 3.000m3 để điều hòa và dự trữ nước cấp cho đô thị.

- Mạng lưới cấp nước thiết kế mạng vòng, kích thước D100mm - D250mm. Tạo liên kết mạng giữa hai nhà máy nước bằng tuyến ống D200mm để chia sẻ nước từ nhà máy nước Ô Quý Hồ về trung tâm đô thị Sa Pa.

10.4. Cấp điện.

- Phụ tải điện đt đầu đến năm 2020: 25MW; định hình đến năm 2030 đạt 48,8MW.

- Giải pháp cấp điện đô thị Sa Pa:

+ Nguồn điện: Xây mi trạm nguồn 110KV cho toàn bộ đô thị Sa Pa. Công suất định hình trạm là 110/35/22KV - 2x40mVA.

+ Dỡ bỏ hoàn toàn trạm Trung gian Sa Pa hiện nay (trạm 35KV).

+ Lưới điện:

Tuyến điện 35KV từ Lào Cai đi Sa Pa được cải tạo lại và chuyển đấu nối về trạm 110KV Sa Pa mi. Các tuyến điện 10kV -971 và 972 sau trạm trung gian Sa Pa sẽ được hạ ngầm theo chuẩn điện áp 22KV.

Xây mới các tuyến 22KV từ trạm 110kV Sa Pa. Toàn bộ các tuyến 22KV trong đô thị phải đi ngầm trên hè đường đô thị. Khu vực ngoại thị vẫn sử dụng lưới điện 35KV hiện có, cải tạo tiết diện nếu cần thiết để tăng khả năng truyền tải điện và giảm tổn thất.

+ Trạm và lưới hạ thế:

Trạm hạ thế tại khu vực nội thị sử dụng chủ yếu là trạm kiểu kín, hạn chế các trạm biến áp treo. Bán kính phục vụ trạm hạ thế khu vực nội thị không quá 300m, khu vực ngoại thị 500m.

Lưới điện hạ thế khu vực chủ yếu sử dụng đường dây nổi trên cột bê tông ly tâm bằng cáp vặn xoắn ABC. Khu vực trung tâm, khu vực quy hoạch xây dựng mới đồng bộ sử dụng lưới điện hạ thế đi ngầm.

- Chiếu sáng đô thị

+ Xây dựng lưới chiếu sáng đường, đảm bảo 100% đường chính và đường đô thị được chiếu sáng hợp tiêu chuẩn.

+ Bổ sung chiếu sáng cảnh quan, chiếu sáng công trình kiến trúc điểm nhấn, các khu vực hoạt động đông người.

10.5. Thông tin liên lạc.

- Ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi. Phủ sóng thông tin di động đến 100% khu vực dân cư. Hoàn thiện triển khai hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Đạt tỷ lệ 20 đường dây thuê bao cố định/100 dân; 25% hộ gia đình có máy điện thoại cố định; 50% dân số sử dụng điện thoại di động; 60% dân số sử dụng dịch vụ Internet; tỷ lệ 15 thuê bao Internet băng rộng cố định/100 dân; 35 thuê bao Internet băng rộng di động/100 dân.

- Số lượng thuê bao đến năm 2030 khoảng 14.950 thuê bao, quy hoạch 12 vị trí cột ăng ten.

10.6. Thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang.

a) Thoát nước thải:

- Tổng lượng thải cn xử lý đến 2030 khoảng: 11.000m3/ngđ.

- Giải pháp chính: Tại khu vực đô thị trung tâm sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước thải của khu đô thị trung tâm được thoát theo hai lưu vực chính về 2 trạm xử lý chính. Các khu sinh thái nông nghiệp: xử lý cục bộ, tái sử dụng nước thi và chất thải cho sản xuất. Các khu du lịch xa khu vực trung tâm cần thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải độc lập, đạt tiêu chuẩn cho từng dự án.

- Công trình đầu mối:

+ Trạm xử lý 1: phía Nam đô thị, công suất dài hạn khoảng: 5.000m3/ngđ.

+ Trạm xử lý 2: phía Bắc đô thị, công suất dài hạn khoảng: 3.000m3/ngđ.

+ Trạm xử lý khu vực Ô Quý Hồ, công suất dài hạn khoảng: 900m3/ngđ.

b) Thu gom và xử lý CTR:

- Tổng lượng CTR phát sinh đến năm 2030 khoảng: 81 tấn/ng.đ.

- Giải pháp: Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn. Tăng cường tái chế, tái sử dụng, phần CTR không sử dụng được chuyển tới cơ sở xử lý của đô thị. Quản lý, phân loại riêng CTR nguy hại, xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Khu xử lý CTR: CTR đô thị Sa Pa đưa về nhà máy xử lý CTR Đồng Tuyến. Tiếp tục sử dụng bãi chôn lấp CTR hiện trạng đến khi nhà máy xử lý CTR đi vào hoạt động ổn định. Sau khi ngừng chôn lấp tại bãi hiện trạng phải có kế hoạch đóng cửa, trồng cây xanh, khôi phục cảnh quan môi trường. Các xã ngoài khu vực đô thị trung tâm bố trí các khu chôn lấp quy mô nhỏ theo quy hoạch nông thôn mới.

- Trạm trung chuyển: Bố trí 01 trạm trung chuyển CTR tại khu vực giáp ranh đô thị theo hướng về thành phố Lào Cai. Trạm trung chuyển được xây dựng đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm, quy mô khoảng 0,3 - 0,5 ha.

c) Nghĩa trang:

- Chấm dứt việc mai táng tự do, đóng cửa, trồng cây xanh cách ly các nghĩa địa không theo quy hoạch, tiến tới di dời về các nghĩa trang tập trung khi cần thiết. Ngừng mai táng tại nghĩa trang thị trấn Sapa hiện nay khi nghĩa trang mới đi vào hoạt động ổn định.

- Quy hoạch 2 nghĩa trang mới: tại xã Bản Khoang diện tích khoảng 30-35 ha; tại xã Tả Van diện tích 5ha. Nghĩa trang xây dựng mới cần được xây dựng theo các tiêu chuẩn hiện hành, trong đó nghĩa trang Bn Khoang có thể tổ chức theo mô hình nghĩa trang công viên phục vụ đô thị Sa Pa lâu dài.

- Khuyến khích hình thức hỏa táng.

11. Đánh giá môi trường chiến lược.

- Đánh giá hiện trạng và xu hướng diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch: Về cơ bản chất lượng môi trường đô thị Sa Pa còn khá tốt. Các vấn đề cần kiểm soát là cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn...

- Đánh giá xu hướng diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch: Đưa ra các dự báo về lượng thải, tác động và diễn biến môi trường do hoạt động du lịch, dịch vụ, các khu dân cư trên cơ sở định hướng phát triển không gian, cấu trúc đô thị, dự báo về dân số và phân vùng chức năng đô thị Sa Pa.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường: Trên cơ sở hiện trạng và dự báo, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đề án, khoanh vùng các khu vực bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

- Bảo vệ cảnh quan:

+ Công trình xây dựng mới phải hòa nhập với cảnh quan.

+ Bảo vệ cảnh quan các thung lũng suối Mường Hoa, Ngòi Đum, Suối Hồ, các địa hình đặc trưng và khu tự nhiên...

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:

+ Tạo hành lang bảo vệ sông hồ, đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu nguồn và bảo vệ các công trình xung quanh khu vực sông suối khỏi ảnh hưởng của lũ quét.

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho đô thị và các dự án xa trung tâm. Cấm mọi hình thức xả thải trực tiếp ra môi trường.

+ Hạn chế việc khai thác trái phép nguồn nước ngầm trong các hộ gia đình và các khu dân cư.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tiếng ồn:

+ Trồng cây xanh, tại các khu đất trống quanh các khu vực bãi đỗ xe, trạm xử lý nước thải, trục giao thông chính.

+ Bổ sung các biện pháp kỹ thuật như lưới chống ồn, chống bụi cho các khu dân cư gần đường giao thông đối ngoại chưa có khoảng cách ly.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

+ Sử dụng đất hợp lý theo bản đồ thích nghi của từng khu vực, tận dụng khai thác quỹ đất xây dựng. Áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hoá học.

+ Thu gom, phân loại và xử lý triệt để CTR phát sinh đặc biệt là tại các khu vực du lịch.

- Hoàn thiện công tác y tế, dịch vụ phòng chữa bệnh.

- Thiết lập hệ thống quan trắc giám sát môi trường, đảm bảo hoạt động định kỳ theo quy định.

- Các dự án xây dựng thực hiện trên địa bàn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

12. Các chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

12.1. Dự án về quy hoạch đô thị.

- Lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng chính đô thị.

- Lập thiết kế đô thị khu trung tâm đô thị Sa Pa.

12.2. Dự án nâng cấp, chỉnh trang, bảo tồn đô thị.

- Chỉnh trang mặt đứng các trục, tuyến phố thương mại - du lịch chính: Thạch Sơn, Cầu Mây, Xuân Viên..

- Xây dựng mới, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các bãi đỗ xe trong khu vực trung tâm.

- Tập trung xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải, thoát nước khu vực trung tâm.

- Hạ ngầm đường dây cáp điện trong khu vực trung tâm đô thị.

12.3. Dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Xây dựng mới tuyến đường nối Sa Pa với cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

- Nâng cấp các tuyến đường nội thị hiện nay.

- Nâng cấp TL152; Xây dựng tuyến tránh kết nối TL152 và QL4D về phía Tây Nam đô thị.

- Nâng cấp nhà máy nước Sa Pa hiện hữu;

- Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Sa Pa;

- Xây dựng trạm mới XLNT tại khu vực Việt Mỹ và khu vực Suối Hồ;

- Xây dựng nghĩa trang tại Bản Khoang.

12.4. Thi gian và nguồn vốn thực hiện.

Các công trình, dự án được xác định ưu tiên đầu tư sẽ được triển khai, thực hiện trong giai đoạn ngắn hạn, đến năm 2020.

Nguồn vốn thực hiện sử dụng từ các nguồn vốn chính: ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương), xã hội hóa và các nguồn vốn khác. Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn xã hội hóa, đầu tư các công trình công cộng, bảo tồn... có phạm vi ảnh hưởng và phục vụ rộng đến cộng đồng.

(Có hồ sơ bản vẽ quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh giao nhiệm vụ các cơ quan đơn vị thực hiện một số nội dung sau:

1. Giao UBND huyện Sa Pa:

- UBND huyện Sa Pa chủ trì, phối hợp với chđầu tư lập quy hoạch và các đơn vị có liên quan công bố công khai quy hoạch cho nhân dân, các đơn vị kinh tế, xã hội liên quan trên địa bàn nội dung quy hoạch và cùng nghiêm chỉnh thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt. Tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch, ngoài thực địa, giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý mốc giới theo quy định.

- UBND huyện Sa Pa chủ trì tổ chức xây dựng phương án, thống kê, đền bù, bố trí sắp xếp tái định cư và giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch trên địa bàn quản lý để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng đô thị du lịch Sa Pa theo quy định hiện hành.

2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức lập các đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết theo quy hoạch chung được phê duyệt đảm bảo đúng quy định hiện hành.

3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức rà soát các dự án trong ranh giới quy hoạch, đề xuất các biện pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức rà soát các quỹ đất, triển khai các thủ tục liên quan đến thu hồi, giao đất trong ranh giới quy hoạch trình cấp thm quyền phê duyệt.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở: KHĐT, TC, TNMT; XD; CT; GTVT, VHTT&DL, NV;
- UBND huyện Sa Pa;
- Ban QLDA XD đô thị (5 bản);
- Lãnh đạo VP;
- Cổng TTĐT tnh;
- Lưu: VT, TH, VX, TNMT, QLĐT.

CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 642/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu642/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/03/2016
Ngày hiệu lực09/03/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 642/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 642/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa Lào Cai 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 642/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa Lào Cai 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu642/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lào Cai
                Người kýĐặng Xuân Phong
                Ngày ban hành09/03/2016
                Ngày hiệu lực09/03/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 642/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa Lào Cai 2016

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 642/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa Lào Cai 2016

                      • 09/03/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 09/03/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực