Quyết định 696/2001/QĐ-UB

Quyết định 696/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở do tỉnh Bến Tre ban hành

Quyết định 696/2001/QĐ-UB Quy chế tổ chức hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở Bến Tre đã được thay thế bởi Quyết định 904/QĐ-UBND 2014 bãi bỏ một phần toàn bộ văn bản pháp luật Bến Tre và được áp dụng kể từ ngày 19/05/2014.

Nội dung toàn văn Quyết định 696/2001/QĐ-UB Quy chế tổ chức hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở Bến Tre


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 696/2001/QĐ-UB

Bến Tre, ngày 15 tháng 02 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

“V/V BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998 về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

- Căn cứ Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 29, ngày 07/02/2001,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể, Thủ trưởng các ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các cấp và Tổ hòa giải ở cơ sở tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

Điều 3. Các ông Chánh VP.UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn và Tổ hòa giải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
 CHỦ TỊCH




Huỳnh Văn Be

 

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 696/QĐ-UB ngày 15/02/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hoà giải ở cơ sở là việc tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở khóm, ô, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Điều 2. Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở ô, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác như chợ cố định, tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí…(nơi diễn ra hoạt động chung của cộng đồng có tính chất ổn định thường xuyên) để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải.

            Tổ hoà giải có tổ trưởng và các tổ viên. Mỗi tổ hoà giải có từ 3 tổ viên trở lên, số lượng tổ hoà giải ở mỗi xã, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định.

Điều 3. Tổ hoà giải chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn về quyết định công nhận hay miễn nhiệm tổ viên tổ hoà giải, về điều kiện hoạt động, bồi dưỡng nghiệp vụ; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.

Ban Tư pháp có trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ hòa giải. Tham mưu cho UBND cấp xã trong việc quản lý hoạt động của tổ hoà giải.

Điều 4. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc:

1- Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;

2- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải;

3- Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

4- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.

Chương II

THỦ TỤC BẦU, MIỄN NHIỆM TỔ VIÊN TỔ HOÀ GIẢI

Điều 5. Tiêu chuẩn của tổ viên tổ hoà giải:

1- Có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có uy tín trong nhân dân;

2- Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật;

3- Tự nguyện tham gia tổ hòa giải, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác hoà giải.

Điều 6. Thủ tục bầu tổ viên, tổ trưởng tổ hoà giải:

1- Thủ tục bầu tổ viên của tổ hoà giải được tiến hành như sau:

a- UB.MTTQ xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu người ứng cử.

b- Dưới sự tổ chức và chủ trì của trưởng khóm, ô, ấp, tổ dân phố và cụm dân cư bầu tổ viên tổ hoà giải bằng một trong các hình thức sau đây:

- Họp nhân dân (ít nhất 2/3 số người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự) bàn, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

- Họp chủ hộ (ít nhất là 2/3 số chủ hộ hoặc đại diện cho chủ hộ là người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự) biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

- Trường hợp không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ gia đình.

Người được bầu là tổ viên tổ hoà giải phải được quá nửa số người tham gia bầu tán thành.

2-Tổ trưởng tổ hoà giải do các tổ viên tổ hoà giải bầu ra trong số tổ viên của tổ.

3- Việc bầu tổ viên, tổ trưởng tổ hoà giải phải được lập thành biên bản, gởi đến Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét ra quyết định công nhận thành phần tổ hoà giải.

Điều 7. Miễn nhiệm tổ viên tổ hoà giải:

1- Việc miễn nhiệm tổ viên tổ hoà giải được thực hiện trong những trường hợp sau:

a- Có hành vi vi phạm pháp luật;

b- Có hành vi trái đạo đức xã hội;

c- Thiếu nhiệt tình trong hoạt động hoà giải;

d- Theo nguyện vọng cá nhân xin rút khỏi tổ hoà giải.

2- Thủ tục miễn nhiệm được thực hiện như sau:

- Trưởng Ban Tư pháp phối hợp với UB.MTTQ cùng cấp lập danh sách các tổ viên nằm trong các trường hợp nêu tại khoản 1 điều này.

- Trưởng Ban Tư pháp phối hợp với trưởng khóm, ô, ấp, tổ dân phố tổ chức các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ về các trường hợp miễn nhiệm (thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 điều 6 của Quy chế).

Kết quả biểu quyết hoặc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có chữ ký của trưởng khóm, ô, ấp, tổ dân phố.

- Trưởng Ban Tư pháp đề nghị bằng văn bản có kèm theo biên bản để Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định miễn nhiệm.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng tổ hoà giải:

1- Tổ trưởng tổ hoà giải là người phụ trách tổ hoà giải, đồng thời tham gia hoạt động hoà giải với tư cách là tổ viên tổ hoà giải.

2- Tổ trưởng tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

a- Phân công, điều hòa, phối hợp hoạt động của tổ viên tổ hoà giải; phối hợp với các tổ hoà giải khác ở cơ sở trong việc nâng cao nghiệp vụ và trong hoạt động hòa giải tranh chấp liên quan đến địa bàn hoạt động của các tổ hoà giải đó;

b- Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất để rút kinh nghiệm về công tác hoà giải và đề xuất với UBND xã, phường, thị trấn về các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác hoà giải; cung cấp tài liệu và các thông tin nâng cao nghiệp vụ hoà giải;

c- Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác hoà giải cho UBND xã, phường, thị trấn và UB.MTTQ cùng cấp.

d- Đại diện cho tổ hoà giải trong quan hệ với trưởng khóm, ô, ấp, tổ trưởng tổ dân phố, cụm dân cư và với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ viên tổ hoà giải:

1- Hoà giải các vụ việc theo quy định tại Điều 10 của bản Quy chế này;

2- Thông qua hoạt động hoà giải, tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

3- Đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hoà giải có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh ở địa phương thì tổ viên tổ hoà giải phải báo cáo UBND xã phường, thị trấn để xem xét và có biện pháp giải quyết.

Chương III

TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI

Điều 10. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

Hoà giải ở cơ sở được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm:

a- Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc xích mích, mâu thuẫn giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như: sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung…

b- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.

c-Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình như: thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng.

d- Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như: trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quyẹt xe cộ gây thương tích nhẹ.

Điều 11. Các vụ việc không được tiến hành hòa giải ở cơ sở gồm:   

1- Các tội phạm hình sự:           

Riêng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà người bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Viện Kiểm sát hoặc Toà án không tiếp tục tiến hành việc tố tụng và không bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể hòa giải.

2- Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

a- Hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định quả pháp luật phảI bị xử lý vi phạm hành chính;

b- Hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo qui định của pháp luật phải bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.

3- Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không được hoà giải quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở bao gồm:

- Kết hôn trái pháp luật;

- Gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước;

- Tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật;

- Tranh chấp về lao động.

Điều 12. Việc hoà giải được tiến hành trong các trường hợp sau:

1- Tổ viên tổ hoà giải chủ động hoà giải hoặc tổ chức việc hoà giải theo sáng kiến của mình trong trường hợp trực tiếp chứng kiến hoặc biết về việc tranh chấp.

2- Theo sự phân công của tổ trưởng tổ hòa giải.

3- Theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác

4- Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh chấp.   

Điều 13. Người tiến hành hoà giải:

1- Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên tổ hoà giải tiến hành.

2- Tổ viên tổ hoà giải có thể mời người ngoài tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải hoặc cùng tham gia hoà giải.

 Người được mời có thể là người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp. Trong từng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người biết rõ nguyên nhân tranh chấp.

3- Tổ viên tổ hoà giải không tiến hành việc hoà giải nếu là người có liên quan đến vụ việc cần được hoà giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảo đảm hoà giải được khách quan hoặc không đem lại kết quả.

Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoà giải, tổ viên tổ hoà giải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho tổ trưởng và bàn giao công việc cho tổ viên khác được tổ trưởng phân công.

Điều 14. Phương thức tiến hành hoà giải:

1- Bằng lời nói – có thể trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại;

2- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, tổ viên tổ hoà giải có thể tiến hành việc hoà giải bằng cách gặp gỡ từng bên riêng biệt để lắng nghe, thuyết thục rồi sau đó tổ chức cho các bên gặp nhau ở địa điểm thuận tiện, hoặc có thể tổ chức cho hai bên gặp gỡ nhau để thỏa thuận ngay từ đầu.

3- Sau khi tìm hiểu sự việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tham khảo ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, lắng nghe ý kiến của các bên. Tổ viên tổ hoà giải phân tích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

Việc hoà giải được coi là hoà giải thành khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó. Trong trường hợp các bên có yêu cầu hoặc các bên không đồng ý, việc hoà giải được tổ viên hoà giải lập biên bản có chữ ký của các bên.

Điều 15. Thời gian, địa điểm tiến hành việc hòa giải:

1- Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian mà các bên tranh chấp yêu cầu hoặc theo sáng kiến của tổ viên tổ hoà giải.

Việc lựa chọn thời gian hoà giải dựa vào kinh nghiệm, điều kiện cụ thể của tổ viên và hoàn cảnh của các bên, nhưng càng gần thời gian phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp càng tốt.

2- Địa điểm hoà giải do tổ viên tổ hoà giải lựa chọn sao cho thuận lợi nhất cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên.

Điều 16. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau:

Khi các bên tranh chấp ở các nơi có các tổ hoà giải khác nhau, thì các tổ hoà giải phải có sự phối hợp để cùng giải quyết vụ việc.

Việc phối hợp hoà giải phải do tổ trưởng hoặc người được tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện. Tổ viên cũng có thể chủ động phối hợp nhưng phải báo cáo ngay với tổ trưởng về việc phối hợp đó.

Điều 17. Kết thúc việc hoà giải:

1- Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

 Trong trường hợp việc thực hiện thoả thuận có khó khăn thì tổ viên tổ hoà giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị trưởng khóm, ô, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với UBND xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận.

2- Trong trường hợp các bên không thể đạt được thoả thuận và việc tiếp tục hoà giải không thể đạt được kết quả thì tổ viên tổ hoà giải hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết kèm theo với biên bản về việc hoà giải không thành chuyển về Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn để đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Biên bản hoà giải không thành phải ghi rõ ngày tháng năm tiến hành hoà giải, họ tên của người tiến hành hoà giải; họ, tên, địa chỉ của các bên tranh chấp; nội dung tranh chấp; chữ ký của người tiến hành hoà giải và chữ ký của các bên tranh chấp.

3- Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư thì tổ viên tổ hoà giải kịp thời báo cáo cho tổ trưởng tổ hoà giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Khen thưởng 

Tổ hoà giải và tổ viên tổ hoàgiải có thành tích trong công tác hoà giải thì được khen thưởng.

Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn phối hợp với Ban công tác mặt trận lập danh sách người được khen thưởng trên cơ sở bình xét trong các tổ hoà giải để đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng.

Điều 19. Xử lý vi phạm

Người nào có hành vi cố ý vi phạm pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở và bản Quy chế này cùng với các quy định khác của pháp luật về hoà giải ở cơ sở thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phê bình, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 696/2001/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu696/2001/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/02/2001
Ngày hiệu lực15/02/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/05/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 696/2001/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 696/2001/QĐ-UB Quy chế tổ chức hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở Bến Tre


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 696/2001/QĐ-UB Quy chế tổ chức hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở Bến Tre
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu696/2001/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bến Tre
                Người kýHuỳnh Văn Be
                Ngày ban hành15/02/2001
                Ngày hiệu lực15/02/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/05/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 696/2001/QĐ-UB Quy chế tổ chức hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở Bến Tre

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 696/2001/QĐ-UB Quy chế tổ chức hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở Bến Tre