Quyết định 70/2007/QĐ-UBND

Quyết định 70/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010

Nội dung toàn văn Quyết định 70/2007/QĐ-UBND Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 07 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: "CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006-2010"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số: 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010;

Căn cứ Nghị quyết số: 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;

Căn cứ Quyết định số: 436/QĐ-UBND ngày 03/2/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 1999/TTr-SNN- KHĐT ngày 30/10/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án: "Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010".

(Có đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Chi

 

MỞ ĐẦU

Nước sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Cung cấp đủ nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT) góp phần giảm thiểu bệnh tật, cải thiện điều kiện sống cho con người.

Nông thôn Nghệ An nơi đang sinh sống hơn 80% dân số cả tỉnh, nơi điều kiện cung cấp nước sạch còn hạn chế và thấp thua so với vùng đô thị. Hiện vẫn còn hơn 30% dân số vùng nông thôn chưa được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và 50% số hộ gia đình chưa có công trình vệ sinh đảm bảo. Vì vậy cung cấp nước sạch và bảo đảm VSMT càng có ý nghĩa và mang tính cấp bách hơn.

Đảng, Nhà nước đang thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá. Từ năm 1999, Chính phủ đã có quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và VSMTNT là một trong bảy chương trình MTQG quan trọng nhất từ năm 1999-2005.

Trong những năm qua, mặc dù đã có sự đầu tư lớn của Nhà nước, các tổ chức quốc tế cũng như đóng góp của người dân để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) song cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu cấp nước sạch cho nhân dân các vùng nông thôn. Ước tính đến hết năm 2005 trên toàn tỉnh mới có khoảng 68% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và khoảng 50% hộ dân nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Vì vậy cần thiết phải xây dựng đề án cung cấp nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010 để đánh giá đúng hiện trạng, rút ra các nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công trong thời gian vừa qua, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp nước sạch và VSMTNT cho nhân dân các vùng nông thôn thời gian tới.

Các cơ sở để xây dựng đề án:

- Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu bức xúc về phát triển cấp nước và VSMTNT trong thời gian tới.

- Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 với các giai đoạn và mục tiêu cụ thể:

- Công văn số 6447/VPCP-KG ngày 07/11/2005 của Chính phủ giao cho Bộ NN &PTNT xây dựng Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010 (giai đoạn 2 Chiến lược).

- Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ lần thứ XVI tỉnh Nghệ An đưa ra chỉ tiêu đến hết năm 2010 có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 3/2/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ.TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI.

Một số kinh nghiệm trong thời gian thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường vừa qua cũng là những cơ sở quý báu để xây dựng nội dung đề án.

Giải thích một số cụm từ:

- Đáp ứng theo nhu cầu: Nguyên tắc này thay cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp trước đây, nghĩa là chỉ thực hiện khi người dân thực sự có nhu cầu, tự nguyện đóng góp cho xây dựng và hoàn trả toàn bộ chi phí cho quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình sau đầu tư.

- Phát triển bền vững: Có nghĩa là đảm bảo đáp ứng yêu cầu hiện tại đồng thời không làm tổn hại đến tương lai và khai thác hợp lý nguồn nước.

- Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn: Nghĩa là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào thị trường cấp nước và vệ sinh nông thôn.

- IEC: Viết tắt của cụm từ Thông tin (Infomation) - Giáo dục (Education) - Truyền thông (Communication).

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT GIAI ĐOẠN 1999-2005

I. Kết quả thực hiện cấp nước và VSMTNT:

1. Về cấp nước sinh hoạt:

Hết năm 1999, số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là: 1.037.460 người, tương đương 41% dân số vùng nông thôn. Đến hết năm 2005 số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 1.810.968 (tương đương 68% dân số nông thôn). Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tăng hàng năm là 4%/năm. Đặc biệt các năm 2004, 2005 với sự tập trung nỗ lực cao của các cấp, các ngành và các địa phương, kết quả mức tăng bình quân hàng năm đạt gần 10%.

Bảng 1: Kết quả thực hiện cấp nước giai đoạn 1999-2005

TT

Năm

Tổng số người dân nông thôn

Số người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Chiếm tỷ lệ (%)

1

1999

2.481.038

1.037.460

41

2

2000

2.505.849

1.087.460

43

3

2001

2.530.907

1.147.603

45

4

2002

2.556.216

1.226.495

47,5

5

2003

2.581.778

1.326.495

51

6

2004

2.607.596

1.552.495

58

7

2005

2.633.672

1.810.968

68

(Xem chi tiết kết quả thực hiện của từng huyện tại phụ lục 1)

2. Về vệ sinh nông thôn:

Giai đoạn 2000-2005 đã đạt được kết quả đáng kể về xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ gia đình đạt yêu cầu như hố xí 2 ngăn, tự hoại. Tổng số hộ gia đình được sử dụng nhà vệ sinh tăng thêm từ năm 2000 đến năm 2005 là 63.895 hộ gia đình. Trung bình mỗi năm đã có hơn 10.000 hộ được sử dụng nhà vệ sinh tăng thêm. Đưa số hộ gia đình được sử dụng nhà vệ sinh đạt yêu cầu đến cuối năm 2005 là 270.515 hộ.

Giai đoạn 1999-2005 cấp nước và vệ sinh trường học được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Trong 3 năm, từ 2003-2006 đã xây dựng 240 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, thực hiện cấp nước và đảm bảo vệ sinh cho hơn 100.000 học sinh và giáo viên.

Bảng 2: Kết quả thực hiện xây dựng nhà vệ sinh giai đoạn 1999-2005.

TT

Năm

Tổng số hộ dân

Số hộ có nhà vệ sinh đạt yêu cầu

Chiếm tỷ lệ (%)

1

2000

516.670

211.656

39

2

2001

521.837

217.245

41

3

2002

527.055

225.614

43

4

2003

532.325

236.014

45

5

2004

537.649

255.614

48

6

2005

543.508

270.515

50

(Xem chi tiết kết quả thực hiện của từng huyện tại phụ lục 1)

II. Về kết quả thực hiện các giải pháp chủ yếu

1. Công tác quy hoạch, kế hoạch:

Quy hoạch tổng thể cấp nước và VSMTNT toàn tỉnh đã được thực hiện từ năm 2001. Ngoài ra các đề tài nghiên cứu khác như quy hoạch khai thác và sử dụng nước ngầm, điều tra địa chất thuỷ văn trên địa bàn toàn tỉnh, quy hoạch thuỷ lợi 10 huyện miền núi giai đoạn 2000-2010 cũng đã được thực hiện và đưa vào sử dụng. Là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cấp nước và vệ sinh nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm, là căn cứ cho việc huy động các nguồn lực, góp phần đắc lực để phát triển cấp nước và VSMTNT cho cả giai đoạn 1999-2005.

2. Công tác thông tin giáo dục truyền thông (IEC):

Thông tin giáo dục truyền thông luôn được xác định có vai trò quan trọng hàng đầu để hoàn thành các mục tiêu phát triển cấp nước và vệ sinh nông thôn. Vì vậy công tác này luôn được chú ý thực hiện cả ở cấp tỉnh đến tận cơ sở.

Nhiều chiến dịch truyền thông được tổ chức thực hiện. Tuần lễ quốc gia nước sạch và VSMTNT hàng năm (từ 29/4 đến 6/5) được chú ý tổ chức có tác dụng truyền thông tốt. Nhiều hội thảo, tập huấn giới thiệu chiến lược quốc gia về cấp nước, giới thiệu các chính sách được giới thiệu rộng rãi.

Các hoạt động truyền thông được tổ chức phong phú, rộng rãi với sự tham gia của cộng đồng, của nhiều đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,...

Đã tổ chức biên soạn, tổ chức giới thiệu và phát hành nhiều tài liệu về IEC đến tận các địa phương với nhiều nội dung phong phú từ nâng cao nhận thức đến thay đổi hành vi, thông tin các loại mô hình cấp nước vệ sinh.

Công tác IEC được đẩy mạnh đã nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng nước sạch và VSMTNT. Nhận thức của người dân về mối quan hệ giữa nước sạch, vệ sinh với sức khoẻ đã có chuyển biến đáng kể trong những năm qua. Thông qua các hoạt động IEC và hoạt động cộng đồng các hành vi vệ sinh cá nhân của người dân nông thôn đã thay đổi rõ rệt.

3. Về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ:

Giai đoạn 1999-2005 đã đạt được những kết quả đáng kể trong ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển cấp nước sinh hoạt và VSMTNT. Nhiều công nghệ về xử lý nước sinh hoạt được ứng dụng. Nhiều mô hình cấp nước được xây dựng đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh việc phát triển cấp nước theo công nghệ cổ truyền, cấp nước hộ gia đình đã xây dựng nhiều công trình cấp nước vùng nông thôn với quy mô lớn, có công nghệ hiện đại đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Các mô hình nhà vệ sinh nông thôn được nghiên cứu và sử dụng rất hiệu quả, được đánh giá rất cao tại các vùng nông thôn như mô hình hố xí sinh thái, mô hình cấp nước và vệ sinh tại các trường học. Đây là những mô hình có thể xem xét để nhân rộng tại các đơn vị trường học trong thời gian tới.

4. Hệ thống tổ chức và chỉ đạo thực hiện:

Đã thiết lập hệ thống tổ chức gồm: Tiểu ban chỉ đạo cấp tỉnh; IEC cấp tỉnh và hệ thống các cán bộ kiêm nhiệm tại 19 huyện thành trong toàn tỉnh.

Đặc biệt, tại 4 huyện tiếp nhận hỗ trợ chương trình ngành nước Danida: Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, đã thiết lập hệ thống tổ chức thực thi chương trình CNVS đến tận xã, được nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả, bền vững.

Chương trình nước sạch và VSMTNT được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, các đoàn thể cấp tỉnh và sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương. Đã có sự lồng ghép tương đối tốt giữa các nguồn vốn, các chương trình xoá đói giảm nghèo khác để cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và công trình hợp vệ sinh.

Các hoạt động hướng dẫn mô hình kỹ thuật, mô hình công nghệ cho cộng đồng và người dân được đẩy mạnh. Các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm hơn đến cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương.

5. Cơ chế chính sách:

Giai đoạn 1999-2005, đã có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ đầu tư được thực hiện, tạo điều kiện phát triển nhanh cấp nước và vệ sinh. Để cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước thực hiện Chương trình nước sạch, phù hợp với đặc thù của tỉnh cũng như các mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định:

- Quyết định số 97/2003/QĐ-UB ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và quản lý các công trình cấp nước sạch và VSMTNT và hướng dẫn thực hiện.

- Quyết định số 117/2004/QĐ-UB ngày 08/11/2004 của UBND tỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và quản lý các công trình cấp nước sạch và VSMTNT Nghệ An và hướng dẫn thực hiện.

- Quyết định số 40/QĐ-UBNN ngày 06/11/2005 ban hành quy định tạm thời tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn Nghệ An đến năm 2006.

- Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2006 ban hành về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản.

Các chính sách nói trên của UBND tỉnh, các ngành đã tạo điều kiện thực hiện tốt về quản lý đầu tư xây dựng các công trình cấp nước. Động viên, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân, các tổ chức đầu tư xây dựng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt.

6. Huy động vốn:

Chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn từ 1999-2005 đã nhận được sự đầu tư đáng kể về nguồn vốn từ các chương trình, dự án, của ngân sách, các tổ chức quốc tế cũng như dân cư.

Nguồn vốn đầu tư thực hiện tăng dần, năm sau cao hơn năm trước kể cả vốn ngân sách, nguồn vốn quốc tế và dân góp.

Tính đến hết năm 2005, tổng mức đầu tư cho chương trình giai đoạn 1999-2005 khoảng 366 tỷ đồng. Trong đó:

- Từ chương trình MTQG (NSTW):                   35, 9 tỷ đồng chiếm 9,80%.

- Từ ngân sách tỉnh:                                         20, 4 tỷ đồng chiếm 5,60%.

- Nguồn vốn 135/CP:                                         60, 0 tỷ đồng chiếm 16,4%.

- Chương trình Danida:                                     50, 0 tỷ đồng chiếm 13,7%.

- Các tổ chức quốc tế khác:                              20, 0 tỷ đồng chiếm 5,50%.

- Dân góp:                                                        150 tỷ đồng chiếm 41,0%.

- Vay tín dụng:                                                  30, 0 tỷ đồng chiếm 8,20%.

Ngân sách Trung ương (đầu tư thông qua chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT hàng năm và nguồn vốn 135/CP) chiếm tỷ trọng cao, khoảng 26% trong nguồn vốn đầu tư (95, 9 tỷ đồng/366 tỷ đồng) đã tập trung ưu tiên các công trình cấp nước tại các xã ĐBKK (Chương trình 135/CP) với mục tiêu đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, nghèo đói.

Chương trình Danida bắt đầu đầu tư vào Nghệ An từ cuối năm 2002 nhưng đã huy động được nguồn vốn lớn trong hỗ trợ đầu tư. Nhiều công trình cấp nước tập trung, cấp nước và vệ sinh trường học, cấp nước và vệ sinh cho các hộ nghèo tại 5 huyện Anh Sơn, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn đã được xây dựng từ nguồn vốn này.

Nguồn vốn đóng góp của dân (tự đầu tư xây dựng hoặc để đối ứng) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn của dân cư đóng góp lớn chứng minh người sử dụng ngày càng tham gia nhiều hơn đối với việc cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh.

7. Đánh giá chung:

a) Mặt đạt được:

- Số người được cấp nước sạch và được sử dụng hố xí hợp vệ sinh tăng nhanh trong thời gian qua. Kết quả này góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện điều kiện sức khoẻ, sinh hoạt của người dân. Ý thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch và vệ sinh được cải thiện đáng kể. Nâng cao một bước nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân. Việc thực hiện vệ sinh cá nhân của người dân có tiến bộ rõ rệt thông qua các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động có sự tham gia của cộng đồng.

- Đã xây dựng được hệ thống tổ chức, khung thể chế, hệ thống các văn bản, chủ trương chính sách về cấp nước và vệ sinh nông thôn. Hệ thống tổ chức thực hiện chương trình MTQG nước sạch và VSNT được thiết lập từ tỉnh xuống huyện. Các chính sách bước đầu phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển nhanh cấp nước và VSNT.

Đã có các mô hình huy động vốn đầu tư, mô hình quản lý xây dựng có hiệu quả. Thu hút được nhiều nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng và hệ thống trợ giúp phục vụ phát triển hệ thống cấp nước và VSNT.

- Đã xác định được những giải pháp về công nghệ trong cấp nước và vệ sinh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các vùng, đặc điểm dân cư tập quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt tại các huyện xã.

- Chú trọng hợp tác quốc tế, thu hút nhiều tổ chức dự án như Danida, UNCEF, JICA, UNICEF, NGO...

b) Những hạn chế tồn tại:

- Đến năm 2005 nếu theo tiêu chuẩn chất lượng nước tạm thời do UBND tỉnh ban hành thì đã có 68% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên nếu theo tiêu chuẩn về nước sạch do Bộ Y tế ban hành thì tỷ lệ số người được sử dụng nước sạch rất thấp (chỉ đạt 13%). Ngoài ra, nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, thậm chí đã có những kết quả điều tra thực tế khuyến cáo rằng nhiều nơi đã có chất thạch tín xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt, nhưng chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm, chưa thiết lập được hệ thống giám sát, cũng như được cung cấp trang thiết bị để giám sát chất lượng nước. Chưa có sự đầu tư cân đối giữa phát triển cấp nước và vệ sinh môi trường.

- Số lượng các công trình được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, thiếu tính bền vững. Công tác quản lý sau xây dựng ít được chú ý. Nhiều các công trình cấp nước tập trung được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương (vốn chương trình MTQG) chậm tiến độ (kể cả một số công trình từ năm trước chuyển qua), số ít công trình đã hoàn thành nhưng số người sử dụng quá thấp so với thiết kế và giá trị đầu tư. Có một số công trình thi công dở dang kéo dài nhiều năm, chậm đưa vào sử dụng do chủ đầu tư không huy động đủ vốn đối ứng từ người hưởng lợi.

- Cách tiếp cận chương trình chưa phù hợp, chưa xuất phát từ nhu cầu bức xúc của người hưởng lợi. Mô hình quản lý khai thác công trình sau xây dựng do cộng đồng quản lý thiếu hiệu quả, không đảm bảo tính bền vững.

c) Nguyên nhân:

Tư tưởng bao cấp, trông chờ ỷ lại vào đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước trong nhân dân còn cao, ý thức tự đầu tư xây dựng còn hạn chế.

Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng của tỉnh chậm ban hành. Cuối năm 2003, tỉnh mới ban hành cơ chế hỗ trợ. Bên cạnh đó, mức hỗ trợ cho các công trình theo cơ chế cũng chưa phù hợp. Thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn chưa hình thành rõ ràng. Các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân. Chưa có những chính sách ưu đãi về thuế, về đất, về bù giá, hỗ trợ rủi ro thiên tai để khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nước nông thôn theo hướng xã hội hoá của Chiến lược.

Hầu hết các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở (huyện, xã) chưa thực quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và VSMTNT. Do đó, kế hoạch cấp nước và VSMTNT hàng năm chưa được coi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội quan trọng của từng huyện, xã để chỉ đạo và thực hiện.

Hệ thống tổ chức thực hiện chương trình đến các cấp huyện, xã chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất trong trách nhiệm quản lý, báo cáo đánh giá chương trình cấp nước và VSNT. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm quá thấp (50.000đ/tháng /người) chưa động viên được đối với cán bộ kiêm nhiệm cấp huyện. Sự phối kết hợp giữa các ban ngành cấp tỉnh chưa tốt. Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT đang được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do nhiều đơn vị quản lý chỉ đạo, trong khi đó thiếu quy chế báo cáo, tổng hợp nên khó khăn trong tổng hợp thực hiện, chồng chéo trong phân bổ vốn, nguồn lực đầu tư xây dựng các dự án.

Hoạt động IEC đã đạt hiệu quả rất cao trong các huyện thí điểm của Hỗ trợ Chương trình ngành nước Danida, nhưng không thể triển khai trên diện rộng vì hạn hẹp về kinh phí, phương tiện và nhân lực.

Quy hoạch tổng thể cấp nước và VSMTNT toàn tỉnh thực hiện từ 2000 đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh bổ sung. Quy hoạch chi tiết cấp nước và VSNT cho các địa phương chưa được thực hiện, nên khó khăn trong đầu tư, thực hiện chương trình. Các công trình đầu tư còn manh mún, chắp vá.

d) Về huy động vốn:

Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ: Ngân sách (Trung ương và tỉnh) cấp chưa đáp ứng kế hoạch hàng năm, việc cấp phát chưa đảm bảo tuân thủ theo quy định của cơ chế; Ngân sách huyện, xã hầu như không đáng kể; nguồn vốn đầu tư từ các chương trình khác cho nước sạch (Chương trình 135, 134, định canh định cư...) thiếu sự thống nhất về kế hoạch để chỉ đạo và giám sát thực hiện.

Nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đóng góp một tỷ lệ lớn trong những năm qua, nhưng chưa được đối ứng kịp thời và đầy đủ gây ảnh hưởng đến tiếp nhận nguồn hỗ trợ.

Nguồn tín dụng: Trong 2 năm vừa qua, Nghệ An đã được thí điểm nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện cấp nước và vệ sinh của Chính phủ thông qua Ngân hàng CSXH, nhưng không có cơ chế phối hợp, giám sát nên còn nhiều vấn đề tồn tại về mô hình, chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Nguồn đóng góp của người hưởng lợi: Còn nhiều hạn chế do thiếu sự quan tâm vận động của các cấp chính quyền cơ sở, đặc biệt là sự thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tư là các UBND xã có dự án cấp nước tập trung.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. Thuận lợi, khó khăn:

1. Thuận lợi:

Vấn đề giải quyết nước sạch và VSMT đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Kế hoạch chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010 đã được các Bộ ngành Trung ương thống nhất đang trình Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện.

Đời sống kinh tế dân cư nông thôn trong tỉnh ngày càng được cải thiện, nhất là những tiến bộ về nhận thức của người dân. Do vậy việc huy động sức dân đóng góp đầu tư nước sạch và VSMT nông thôn hàng năm đã có sự gia tăng...

Có sự lồng ghép nhiều chương trình, nhiều nguồn vốn khác nhau để thực hiện chương trình nước sạch.

Nhiều mô hình về công nghệ, kỹ thuật, mô hình về quản lý, khai thác cũng như các kinh nghiệm thực hiện chương trình giai đoạn 1999-2005 có tác dụng tốt trong thực hiện chương trình trong thời gian tới.

2. Khó khăn:

- Nghệ An là một tỉnh có dân số sống ở vùng nông thôn đông chiếm 85% (gần 2, 6 triệu người), thuộc 439 xã. Địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện nước mặt, nước ngầm phân bố không đều giữa các mùa và khu vực. Mặt khác dân cư ở phân tán nhất là miền núi ảnh hưởng đến việc khai thác và quản lý nước sinh hoạt.

Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp, nếu theo tiêu chuẩn nước sạch do Bộ Y tế ban hành (mới chỉ đạt khoảng 13%).

- Đời sống kinh tế, xã hội của dân cư nông thôn Nghệ An tuy đã có bước phát triển song còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng muối và vùng độc canh cây lúa. Do vậy khả năng huy động nguồn lực từ nhân dân để thực hiện nước sạch và VSMT còn có những hạn chế nhất định.

- Nhận thức của người dân mặc dù đã có sự thay đổi nhưng vẫn còn một số bộ phận dân cư, đặc biệt là các dân tộc thiểu số có phong tục tập quán sinh hoạt chưa phù hợp, chưa có nhận thức đầy đủ trong sử dụng nước sạch và công trình hợp vệ sinh.

II. Phương hướng:

- Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của tỉnh, từng bước nâng tiêu chuẩn nước sạch theo tiêu chí của Bộ Y tế.

- Kết hợp cả 2 loại hình cấp nước tập trung và nhỏ lẻ để tăng nhanh tỷ lệ dân được dùng nước sạch.

- Sử dụng công nghệ và khoa học cấp nước tiên tiến phù hợp với khả năng kinh phí.

- Đẩy mạnh xã hội hoá chương trình cấp nước và VSNT.

- Tăng cường công tác quản lý khai thác, tăng hiệu quả đầu tư, tăng tuổi thọ và giảm giá thành.

III. Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp:

Huy động tối đa nội lực của nhân dân, thực hiện lồng ghép nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước để đẩy mạnh cấp nước sinh hoạt và VSMTNT. Phát triển cấp nước và vệ sinh nông thôn dựa vào nhu cầu trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và VSMTNT.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công nghệ, tài chính và thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo tính bền vững của Chương trình.

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của người dân và cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể về mối quan hệ giữa sức khoẻ với nước sạch và vệ sinh, về ý thức trong việc phát huy nội lực để đầu tư cho cấp nước và vệ sinh nông thôn, kiến thức về mô hình, công nghệ cấp nước vệ sinh để đảm bảo bền vững chất lượng công trình, chất lượng nước.

Nâng cao điều kiện sống cho người nông thôn thông qua việc cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch, vệ sinh và sống trong môi trường trong sạch.

Giảm thiểu tối đa tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng.

Bảo vệ nguồn nước và môi trường khỏi sự cạn kiệt và ô nhiễm.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Hoàn thành mục tiêu phát triển cấp nước và số hộ gia đình được sử dụng nhà vệ sinh đến 2010 theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khoá XVI:

- Có tối thiểu 85% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh với mức tối thiểu 60lít/người /ngày theo tiêu chuẩn tạm thời của UBND tỉnh và từng bước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước do Bộ Y tế quy định. Số dân được cấp nước tăng thêm trong giai đoạn 2006 - 2010 là 533.928 người. Đưa số người sử dụng nước sạch đến cuối năm 2010 là 2.344.896 người.

- Có tối thiểu 65% các hộ dân vùng nông thôn sử dụng nhà xí hợp vệ sinh theo tiêu chí an toàn của Bộ Y tế.

- Cố gắng phấn đấu bảo đảm nước sạch và nhà vệ sinh đạt yêu cầu tại các trường học, trạm y tế, công sở, chợ nông thôn, điểm công cộng khác.

- Từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lâm sản, lương thực, thực phẩm quy mô thôn, xã.

(Kế hoạch phát triển cấp nước và VSMTNT giai đoạn 2006-2010 xem phụ lục 1 và 2 và phụ lục 5).

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng mới 15.550 giếng đào, khoan và 41.786 bể chứa nước mưa hộ gia đình. Nâng cấp cải tạo 9.750 giếng đào, giếng khoan, giếng làng, tương đương số người được sử dụng nước sạch là 268.728 người.

- Xây dựng mới 73 công trình cấp nước tập trung quy mô nhỏ; nâng cấp, cải tạo, bảo dưỡng lại khoảng 77 hệ thống cấp nước tự chảy tại các thôn bản vùng cao tương đương 39.500 số người sử dụng.

- Tại các vùng Trung du, Đồng bằng ven biển: Thực hiện khoảng 30 dự án đầu tư mới công trình cấp nước tập trung quy mô toàn xã, liên xã tương đương 237.000 người, trong đó xây dựng 20 công trình, mở rộng đấu nối từ các công trình đã xây dựng 10 công trình. Tiếp tục xử lý những tồn tại, phát huy hiệu quả các công trình cấp nước tập trung đã được đầu tư trong thời gian qua.

- Xây dựng mới khoảng 96.156 hố xí hộ gia đình loại tự hoại, 2 ngăn sinh thái, 2 ngăn ủ, hố xí thấm dội.

- Tất cả các làng nghề, các điểm chế biến nông lâm sản, thực phẩm đảm bảo xử lý rác thải và nước thải trước khi đưa vào môi trường chung.

- Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác thải tại các điểm công cộng, các vị trí liên quan đến nguồn nước (sông suối, ao hồ).

(Số lượng, loại hình các công trình xây dựng giai đoạn 2006 - 2010 xem phụ lục 3 và 4)

3. Các giải pháp thực hiện:

3.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch và giám sát công trình:

- Về quy hoạch:

Quy hoạch chi tiết cấp nước và vệ sinh tỉnh giai đoạn 2000 - 2010 đã được lập, tuy nhiên cần phải đánh giá, cập nhật rà soát, bổ sung lại quy hoạch đến 2010 và có tính đến năm 2015.

Các huyện cần được xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết dài hạn, ngắn hạn và phổ biến đến tận cơ sở để xây dựng và giám sát thực hiện chương trình; tránh đầu tư manh mún, lãng phí thiếu hiệu quả.

- Về quản lý kế hoạch và giám sát chương trình:

Điều kiện để hoàn thành tốt chương trình là phải thống nhất được một cơ chế quản lý thống nhất, phân công, phân cấp, phân nhiệm rõ ràng và phải có đầy đủ quy hoạch, kế hoạch để chỉ đạo việc thực hiện.

Tăng cường việc phân cấp quản lý để đảm bảo các cấp địa phương chủ động hơn trong lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và giám sát thực hiện.

Trước khi lập kế hoạch, các cấp huyện phải tổ chức đánh giá lại toàn bộ hiện trạng cấp nước và vệ sinh. Tình hình thực hiện đầu tư để đề xuất và có biện pháp xử lý dứt điểm từng vùng, từng loại đối tượng theo mức độ ưu tiên.

Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của các cấp được xây dựng và trình UBND các cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời để tổng hợp và có phương án huy động vốn, cũng như thông báo kịp thời để thực hiện.

Tổ chức tốt việc thực hiện và giám sát thực hiện quản lý đầu tư xây dựng. Đặc biệt chú trọng giám sát đánh giá chất lượng nước tại các công trình.

3.2. Công tác Thông tin – Giáo dục – Truyền thông và tham gia cộng đồng

Hệ thống tổ chức: Thiết lập đầy đủ các hệ thống truyền thông từ cấp tỉnh đến cơ sở với sự tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể khác nhau dưới hình thức chuyên trách, kiêm nhiệm và các tuyên truyền viên cơ sở.

Phương pháp, hình thức truyền thông: Lồng ghép nhiều phương pháp và hình thức truyền thông khác nhau như truyền thông đại chúng, truyền thông bằng ấn phẩm, truyền thông trực tiếp. Trong hoạt động truyền thông phải đặc biệt chú ý đến sự khác nhau về tập quán, truyền thống, văn hoá, trình độ dân trí, tôn giáo, giới tính và điều kiện kinh tế – xã hội.

Nhiệm vụ: Thông tin – Giáo dục – Truyền thông phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, thường xuyên cho người dân các thông tin:

* Nhận thức, kiến thức sức khoẻ, vệ sinh; kiến thức về các bệnh liên quan đến nguồn nước và môi trường;

* Hiện trạng về nguồn nước, chất lượng nước;

* Tạo lập nhu cầu trước đầu tư và sau đầu tư;

* Mô hình kỹ thuật, mô hình công nghệ. Đào tạo, hướng dẫn quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh;

* Nâng cao năng lực cho các cán bộ thực thi các cấp;

* Phổ biến kịp thời cơ chế, chính sách;

* Phổ biến kịp thời các mô hình hiệu quả, các phương pháp tiếp cận hay để áp dụng.

3.3. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật:

Về cấp nước:

Đa dạng hoá mô hình công nghệ kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng địa bàn nông thôn để đảm bảo hiệu quả trước mắt và bền vững lâu dài. Áp dụng công nghệ hiện đại với mô hình cấp nước tập trung để đảm bảo bền vững, chất lượng nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định và tiết kiệm nguồn nước.

Ưu tiên mô hình cấp nước tập trung cho những vùng dân cư tập trung quy mô lớn (quy mô xã, liên xã) và thực sự khó khăn về các mô hình nhỏ lẻ hộ gia đình để giảm nhẹ suất đầu tư, đảm bảo chất lượng nước, sử dụng bền vững và tiết kiệm đất sản xuất.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư đối với các công trình cấp nước tập trung. Triệt để khai thác, mở rộng các công trình hiện có để phát huy hiệu quả đầu tư và sử dụng bền vững công trình.

Ưu tiên mô hình giếng làng (Giếng khoan, giếng đào với đường kính lớn…) cho những vùng dân cư tập trung quy mô nhỏ (thôn, bản, cụm dân cư..) và thực sự khó khăn về các mô hình nhỏ lẻ hộ gia đình để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tập quán sinh hoạt, bền vững công trình.

Ưu tiên mô hình cấp nước và vệ sinh khép kín đối với các điểm công sở, công cộng (trường học, trạm y tế, chợ…)

Các mô hình cấp nước nhỏ lẻ phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, vị trí xây dựng: khai thác đúng tầng nước an toàn, đảm bảo các kết cấu để chống thâm nhập của các nguồn nước thải, nước qua sử dụng vào công trình và nguồn nước khai thác; đảm bảo lưu lượng sử dụng.

Về vệ sinh:

Khuyến cáo các mô hình nhà vệ sinh phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt và phong tục tập quán. Trong điều kiện dân cư tập trung (diện tích đất sử dụng hẹp) và tầng nước ngầm quá nông thì không khuyến cáo các loại mô hình nhà vệ sinh không đảm bảo an toàn môi trường và nguồn nước như các loại hình nhà tiêu sinh thái, nhà tiêu thấm dội, nhà tiêu chìm và thậm chí nhà tiêu 2 ngăn.

Xây dựng một số mô hình mẫu hố xí tự hoại phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của gia đình nông thôn và thiết lập các dịch vụ sản xuất các kết cấu đúc sẵn để khuyến cáo sử dụng.

Xử lý chất thải:

Cần nghiên cứu và khuyến cáo áp dụng nhiều loại hình công nghệ phù hợp về xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt như hầm ủ Biogas, sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu phân và rác thải, không sử dụng phân tươi trong sản xuất, không thải rác ra đường.

Ban hành các quy định và giám sát chặt chẽ về điều kiện đảm bảo môi trường đối với các làng nghề, các dịch vụ chế biến lương thực, thực phẩm.

3.4. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực:

Hoàn thiện hệ thống tổ chức từ tỉnh xuống cơ sở. Tập trung trách nhiệm chỉ đạo thực hiện cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn vào một Sở chủ quản là Sở Nông nghiệp và PTNT. Điều chỉnh lại cho hợp lý và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các Sở, ngành, các tổ chức xã hội và có cơ chế phối hợp tốt.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý nhà nước. Các cấp uỷ Đảng cần hết sức quan tâm tới việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cấp nước sinh hoạt và VSMTNT. Thực hiện cấp nước sinh hoạt và VSMTNT phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mỗi cơ sở Đảng, chính quyền, là một tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực cấp huyện và cơ sở. Tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương cả về số lượng và các chuyên ngành.

Để đạt được mục đích xã hội hoá và phát triển bền vững thì cần phải tập trung nhiều hơn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các cấp thực thi có khả năng đáp ứng được phương thức tiếp cận dựa theo nhu cầu. Kinh nghiệm thực thi thí điểm của Hỗ trợ Chương trình Ngành nước Danida trong thời gian qua cho thấy kết quả đạt được là rất mỹ mãn do đã tập hợp được lực lượng các cán bộ thực thi có kinh nghiệm và nhiệt tình tại các cấp cơ sở.

Việc đào tạo nguồn nhân lực còn bao gồm cả việc tuyển mộ nhân lực và phát triển nghề nghiệp, đặc biệt là các tuyên truyền viên, kỹ thuật viên cấp xã, thôn, bản.

Phương thức đào tạo là đa dạng, có thể bằng các hình thức: Đào tạo tập trung, đào tạo gián tiếp, tập huấn, hội thảo, cung cấp thông tin, phổ biến mô hình, tham quan học hỏi kinh nghiệm.

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ chính của hoạt động IEC.

Chi phí cho công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực phải được bố trí một tỷ lệ nhất định kinh phí truyền thông.

3.5. Thực hiện tốt công tác quản lý khai thác sau xây dựng các công trình cấp nước.

Sử dụng nhiều loại hình tổ chức khác nhau trong quản lý khai thác các công trình: Doanh nghiệp, cộng đồng, các hợp tác xã, tổ hợp tác…gắn trách nhiệm đầu tư xây dựng và trách nhiệm quản lý khai thác xây dựng. Khuyến khích các tổ chức đầu tư vốn xây dựng và quản lý khai thác.

3.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng và quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn.

Ban hành bổ sung các chính sách để xã hội hoá lĩnh vực cấp nước và VSMTNT: Các chính sách ưu đãi thuế, thuê đất, bù giá, vay ngân hàng, hỗ trợ rủi ro khi đầu tư cấp nước và VSMTNT để huy động sự tham gia của các cá nhân, các tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực cấp nước nông thôn nhằm tạo ra thị trường nước nông thôn bền vững, giảm nhẹ đầu tư của nhà nước.

Xây dựng và ban hành giá tiêu thụ nước sạch khu vực nông thôn.

3.7. Giải pháp về vốn:

Huy động tổng lực các nguồn vốn để phát triển cấp nước và VSMTNT. Ước tính tổng mức kinh phí để thực hiện là: 500, 42 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến huy động từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau: Người hưởng lợi góp, ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các tổ chức quốc tế, tín dụng ưu đãi như sau:

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm:100, 0 tỷ đồng (chiếm 20%)

- Nguồn ngân sách tỉnh:                                                75, 0 tỷ đồng (chiếm 15%)

- Nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế:                          50, 0 tỷ đồng (chiếm 10%)

- Nguồn tín dụng ưu đãi:                                               75, 0 tỷ đồng (15%)

- Nguồn đóng góp từ hưởng lợi:                                    200, 0 tỷ đồng (40%)

(Tổng hợp vốn, kế hoạch huy động các nguồn vốn và phân kì đầu tư hàng năm xem phụ lục 6 và 7)

Phương thức huy động vốn và giải ngân

Huy động nội lực:

Tích cực huy động nguồn tài chính của cộng đồng, phát huy nội lực. Người sử dụng đóng góp chính cho chi phí xây dựng và toàn bộ chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào thị trường kinh doanh nước và xử lý môi trường nông thôn.

Hỗ trợ ngân sách:

Nhà nước cần đầu tư nguồn vốn tương xứng cho lĩnh vực cung cấp nước sạch và xử lý môi trường nông thôn để đạt được mục tiêu nâng cao đời sống, nâng cao chất lượng sống, nâng cao tuổi thọ, bảo đảm cho thế hệ trẻ phát triển lành mạnh, xây dựng làng xóm văn minh Xanh – Sạch - Đẹp.

Tín dụng ưu đãi:

Nguồn vốn tín dụng theo Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ cần phải có cơ sở giám sát chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Thiết lập một cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng và Trung tâm nước SH&VSMT tỉnh, Ban chỉ đạo các huyện và UBND các xã.

Viện trợ quốc tế:

Tích cực huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (DANIDA, AusAID, JICA, UNICEF, Ngân hàng Thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB); các tổ chức, cá nhân để đầu tư cho lĩnh vực cấp nước và cải thiện môi trường vệ sinh nông thôn.

Phần III

TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

Kiện toàn lại Ban chỉ đạo Chương trình cấp nước sinh hoạt và VSMTNT. Thành phần gồm có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm phó Ban Thường trực, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và chủ tịch UBND các huyện, thành, thị làm Ban viên.

Sở Nông nghiệp và PTNT: là cơ quan thường trực có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra các địa phương đơn vị thực hiện chương trình. Hàng năm trên cơ sở kế hoạch các huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển trình UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng cơ chế chính sách thực hiện đầu tư xây dựng quản lý khai thác công trình cấp nước sạch. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản và tổng hợp báo cáo thực hiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt có trách nhiệm tham mưu trình UBND tỉnh cân đối nguồn vốn để thực hiện tốt chương trình.

Sở Tài chính: Cân đối đủ vốn chính sách, vốn sự nghiệp quản lý chỉ đạo chương trình. Thực hiện thẩm định, phê duyệt quyết toán các công trình sử dụng vốn ngân sách.

Sở Y tế: Chịu trách nhiệm giám sát đánh giá kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về sức khoẻ, phổ biến các tiêu chuẩn về chất lượng nước, công trình vệ sinh hợp vệ sinh.

Trung tâm Nước SH &VSMT: Được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT giao trách nhiệm hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện, kế hoạch huy động và phân bổ vốn trình sở và các cấp ngành phê duyệt, được tạo điều kiện để thực hiện chức năng tham mưu, chỉ đạo, dịch vụ kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng công trình, chất lượng nước và môi trường theo phương pháp đánh giá toàn diện theo định kỳ hoặc chọn mẫu đánh giá đột xuất.

Tại cấp huyện: Thành lập và ban hành quy chế hoạt động tiểu ban chỉ đạo cấp huyện, trong đó có phòng Nông nghiệp và PTNT là đơn vị thường trực được bổ sung 01 cán bộ bán chuyên trách; các đơn vị phối hợp: Trung tâm y tế dự phòng huyện, Hội phụ nữ huyện, Phòng giáo dục huyện, Huyện đoàn, Hội nông dân huyện…là các thành viên.

Tại cấp xã: Thành lập Ban cấp nước, vệ sinh xã gồm các thành viên Đảng uỷ, UBND xã, các ban ngành cấp xã: Hội nông dân, Mặt trận, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…

Tại cấp thôn/bản: Thiết lập hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên thôn /bản.

Ban chỉ đạo Chương trình thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng 1 lần cho các cơ quan: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND và UBND tỉnh, hàng năm tiến hành tổ chức sơ tổng kết để có biện pháp xử lý kịp thời những tồn tại xảy ra trong quá trình thực hiện.

UBND TỈNH NGHỆ AN


PHỤ LỤC 1: HIỆN TRẠNG NĂM 2005 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC SINH HOẠT GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

TT

Huyện

Hiện trạng đến 31/12/2005

Kế hoạch thực hiện từ 2006-2010

Ước dân số (người)

Số người được sử dụng nước sạch đến 12/2004

Số người được cấp nước tăng thêm của 2005

Số người được cấp nước đến 12/2005

Tỷ lệ (%)

Ước dân số đến 2010

Số người được sử dụng nước sạch tăng thêm từ 2006-2010

Số người được sử dụng nước sạch đến 2010

Tỷ lệ (%)

 

Tổng

2.633.672

1.552.495

258.473

1.810.968

68,8

2.765.356

533.928

2.344.896

85

1

Quế Phong

57.454

19.542

4.906

24.448

42,6

60.327

23.813

48.261

80

2

Quỳ Châu

50.389

23.246

6.865

30.111

59,8

52.908

12.216

42.327

80

3

Quỳ Hợp

110.566

50.691

10.004

60.695

54,9

116.094

32.180

92.875

80

4

Con Cuông

62.265

23.416

1.510

24.926

40,0

65.378

27.377

52.303

80

5

Tân Kỳ

128.895

73.070

14.530

87.600

68,0

135.340

20.672

108.272

80

6

Nghĩa Đàn

180.536

83.329

15.479

98.808

54,7

189.563

52.842

151.650

80

7

Quỳnh Lưu

355.953

226.320

46.382

272.702

76,6

373.751

44.986

317.688

85

8

Tương Dương

71.883

44.821

7.790

52.611

73,2

75.477

15.318

67.929

90

9

Diễn Châu

284.463

198.852

30.137

228.989

80,5

298.686

39.829

268.818

90

10

Hưng Nguyên

113.994

80.283

18.625

98.908

86,8

119.694

14.801

113.709

95

11

Nghi Lộc

216.604

122.842

9.860

132.702

61,3

227.434

60.617

193.319

85

12

Đô Lương

187.045

124.712

14.500

139.212

74,4

196.397

27.726

166.938

85

13

Nam Đàn

152.128

96.653

12.955

109.608

72,0

159.734

26.246

135.854

85

14

Kỳ Sơn

61.916

49.531

9.215

58.746

94,9

65.012

3.015

61.761

95

15

Anh Sơn

107.020

56.343

8.790

65.133

60,9

112.371

30.382

95.515

85

16

Yên Thành

265.241

161.793

31.910

193.703

73,0

278.503

43.025

236.728

85

17

Thanh Chương

227.320

117.051

15.015

132.066

58,1

238.686

58.883

190.949

80

 

PHỤ LỤC 2: HIỆN TRẠNG NĂM 2005 VÀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH GIAI ĐOẠN 2006-2010

TT

Huyện

Hiện trạng đến 31/12/2005

Kế hoạch thực hiện từ 2006-2010

Ước dân số (người)

Số người được sử dụng nước sạch đến 12/2004

Số người được cấp nước tăng thêm của 2005

Số người được cấp nước đến 12/2005

Tỷ lệ (%)

Ước dân số đến 2010

Số người được sử dụng nước sạch tăng thêm từ 2006-2010

Số người được sử dụng nước sạch đến 2010

Tỷ lệ (%)

 

Tổng

543.508

255.614

14.901

270.515

50,0

564.358

96.156

366.671

65,0

1

Quế Phong

12.190

585

430

1.015

8,33

12.312

3.910

4.925

40

2

Quỳ Châu

10.180

795

458

1.253

12,31

10.798

3.066

4.319

40

3

Quỳ Hợp

22.337

7.874

600

8.474

37,94

23.693

3.373

11.846

50

4

Con Cuông

12.579

1.042

500

1.542

12,25

13.343

3.795

5.337

40

5

Tân Kỳ

26.039

12.168

1.384

13.552

52,05

27.620

4.401

17.953

65

6

Nghĩa Đàn

36.472

16.587

800

17.387

47,67

38.686

7.759

25.146

65

7

Quỳnh Lưu

71.910

37.594

2.036

39.630

55,11

76.276

17.576

57.207

75

8

Tương Dương

14.522

391

200

591

4,07

15.404

5.571

6.161

40

9

Diễn Châu

57.467

33.032

2.416

35.448

61,68

60.956

7.221

42.669

70

10

Hưng Nguyên

23.029

15.418

500

15.918

69,12

24.427

2.402

18.320

75

11

Nghi Lộc

43.758

24.583

500

25.083

57,32

46.415

5.086

30.170

65

12

Đô Lương

37.787

25.264

500

25.764

68,18

40.081

4.297

30.061

75

13

Nam Đàn

30.733

20.468

578

21.046

68,48

32.599

3.403

24.449

75

14

Kỳ Sơn

12.508

130

85

215

1,72

13.268

5.092

5.307

40

15

Anh Sơn

21.620

8.994

1.111

10.105

46,74

22.933

3.655

13.760

60

16

Yên Thành

53.584

24.268

2.005

26.273

49,03

56.837

13.513

39.786

70

17

Thanh Chương

45.923

26.420

798

27.218

59,27

48.711

2.036

29.254

60

 

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU VỐN PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010

TT

Huyện

Kế hoạch xây dựng công trình từ 2006-2010

Giếng đào

Giếng khoan

Bể mưa

Cấp nước TT quy mô nhỏ

Cấp nước TT quy mô lớn

Tổng số

Cái

Số người được CN

Kinh phí (Tr. đồng)

Cái

Số người được CN

Kinh phí (Tr. đồng)

Cái

Số người được CN

Kinh phí (Tr. đồng)

Hệ thống

Số người được CN

Kinh phí (Tr. đồng)

Hệ thống

Số người được CN

Kinh phí (Tr. đồng)

Kinh phí

Người

 

Tổng

19.500

97.500

30.800

5.800

29.000

10.150

41.786

208.928

76.450

73

39.500

33.575

30

159.000

135.150

286.125

533.928

1

Quế Phong

500

2.500

875

 

-

 

3.463

17.313

6.060

8

4.000

3.400

 

 

 

10.335

23.813

2

Quỳ Châu

-

-

-

 

-

 

1.643

8.216

2.876

8

4.000

3.400

 

 

 

6.276

12.216

3

Quỳ Hợp

750

3.750

1.313

 

-

 

5.186

25.930

9.076

5

2.500

2.125

 

 

 

12.513

32.180

4

Con Cuông

750

3.750

1.313

 

-

-

4.225

21.127

7.394

5

2.500

2.125

 

 

 

10.832

27.377

5

Tân Kỳ

1.000

5.000

1.750

500

2.500

875

2.134

10.672

3.735

5

2.500

2.125

 

 

 

8.485

20.672

6

Nghĩa Đàn

1.000

5.000

1.750

500

2.500

875

6.168

30.842

10.795

5

2.500

2.125

3

12.000

10.200

25.745

52.842

7

Quỳnh Lưu

2.000

500

175

500

2.500

875

3.397

16.986

5.945

 

 

-

5

25.000

21.250

28.245

44.986

8

Tương Dương

500

2.500

875

 

-

-

1.564

7.818

2.736

10

5.000

4.250

 

-

-

7.861

15.318

9

Diễn Châu

400

2.000

700

300

1.500

525

3.266

16.329

5.715

 

 

-

4

20.000

17.000

23.940

39.829

10

Hưng Nguyên

100

500

175

 

-

-

60

301

105

 

 

-

5

14.000

11.900

12.180

14.801

11

Nghi Lộc

3.000

15.000

5.250

1.000

5.000

1.750

4.123

20.617

7.216

 

 

-

2

20.000

17.000

31.216

60.617

12

Đô Lương

2.000

10.000

3.500

500

2.500

875

845

4.226

1.479

5

5.000

4.250

2

6.000

5.100

15.204

27.726

13

Nam Đàn

1.500

7.500

2.625

500

2.500

875

449

2.246

786

2

2.000

1.700

4

12.000

10.200

16.186

26.246

14

Kỳ Sơn

-

-

-

 

-

-

(297)

(1.485)

(520)

15

4.500

3.825

 

-

-

3.305

3.015

15

Anh Sơn

1.000

5.000

1.750

500

2.500

875

3.576

17.882

6.259

5

5.000

4.250

 

-

-

13.134

30.382

16

Yên Thành

2.000

10.000

3.500

500

2.500

875

105

525

184

 

 

-

3

30.000

25.500

30.059

43.025

17

Thanh Chương

3.000

15.000

5.250

1.000

5.000

1.750

3.777

18.883

6.609

 

 

-

2

20.000

17.000

30.609

58.883

 

PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU VỐN PHÁT TRIỂN NHÀ VỆ SINH GIAI ĐOẠN 2006-2010

TT

Huyện

Hố xí tự hoại

Hố xí 2 ngăn sinh thái

Hố xí 2 ngăn ủ

Hố xí thấm dội

Tổng số

Cái

Số hộ có nhà VS

Kinh phí (Tr.đồng)

Cái

Số hộ có nhà VS

Kinh phí (Tr.đồng)

Cái

Số hộ có nhà VS

Kinh phí (Tr.đồng)

Cái

Số hộ có nhà VS

Kinh phí (Tr.đồng)

Kinh phí

Hộ có nhà VS tăng thêm

 

Tổng

20.800

104.000

104.000

25.000

25.000

25.000

49.256

49.256

49.256

1.100

1.100

1.100

179.356

96.156

1

Quế Phong

100

100

500

1.000

1.000

1.000

2.710

2.710

2.710

100

100

100

4.310

3.910

2

Quỳ Châu

200

200

1.000

1.000

1.000

1.000

1.766

1.766

1.766

100

100

100

3.866

3.066

3

Quỳ Hợp

200

200

1.000

2.000

2.000

2.000

1.073

1.073

1.073

100

100

100

4.173

3.373

4

Con Cuông

200

200

1.000

2.000

2.000

2.000

1.495

1.495

1.495

100

100

100

4.595

3.795

5

Tân Kỳ

300

300

1.500

2.000

2.000

2.000

2.001

2.001

2.001

100

100

100

5.601

4.401

6

Nghĩa Đàn

500

500

2.500

2.000

2.000

2.000

5.159

5.159

5.159

100

100

100

9.759

7.759

7

Quỳnh Lưu

3.000

3.000

15.000

2.000

2.000

2.000

12.576

12.576

12.576

 

-

-

29.576

17.576

8

T. Dương

200

200

1.000

1.000

1.000

1.000

4.271

4.271

4.271

100

100

100

6.371

5.571

9

Diễn Châu

3.000

3.000

15.000

2.000

2.000

2.000

2.221

2.221

2.221

 

-

-

19.221

7.221

10

H. Nguyên

1.500

1.500

7.500

500

500

500

402

402

402

 

-

-

8.402

2.402

11

Nghi Lộc

2.000

2.000

10.000

2.000

2.000

2.000

1.086

1.086

1.086

 

-

-

13.086

5.086

12

Đô Lương

2.000

2.000

10.000

1.000

1.000

1.000

1.197

1.197

1.197

100

100

100

12.297

4.297

13

Nam Đàn

1.500

1.500

7.500

1.500

1.500

1.500

403

403

403

 

 

-

9.403

3.403

14

Kỳ Sơn

200

200

1.000

1.000

1.000

1.000

3.792

3.792

3.792

100

100

100

5.892

5.092

15

Anh Sơn

2.000

2.000

10.000

1.000

1.000

1.000

555

555

555

100

100

100

11.655

3.655

16

Yên Thành

3.000

3.000

15.000

2.000

2.000

2.000

8.513

8.513

8.513

 

-

-

25.513

13.513

17

T. Chương

900

900

4.500

1.000

1.000

1.000

36

36

36

100

100

100

5.636

2.036

 

PHỤ LỤC 5: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC HÀNG NĂM (TỪ 2006 ĐẾN 2010)

 

Năm

Cấp nước sinh hoạt

Vệ sinh nông thôn

Tổng số (Người)

Có nước sạch (Người)

Tỷ lệ % đạt được (%)

Tổng số hộ (Hộ)

Số hộ có nhà vệ sinh đạt yêu cầu

Tỷ lệ % đạt được (%)

Đến 12/2005

2.633.672

1.810.968

68

543.508

270.515

50

Thực hiện 2006

 

127.329

4

 

16.859

3

Đến 12/2006

2.660.188

1.938.297

73

548.492

287.374

52

Thực hiện 2007

 

111.309

3

 

21.240

3

Đến 12/2007

2.686.790

2.049.606

76

553.977

308.614

56

Thực hiện 2008

 

100.000

3

 

21.240

3

Đến 12/2008

2.713.658

2.149.606

79

559.517

329.854

59

Thực hiện 2009

 

100.000

3

 

19.000

3

Đến 12/2009

2.740.794

2.249.606

82

565.112

348.854

62

Thực hiện 2010

 

95.290

3

 

17.817

3

Đến 12/2010

2.765.356

2.344.896

85

567.835

366.671

65

 

PHỤ LỤC 6: TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC VÀ VSMTNT GIAI ĐOẠN 2006-2010

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Suất đầu tư

Tổng kinh phí

Nguồn vốn

NSTW

NS tỉnh

Hỗ trợ của quốc tế

Tín dụng ưu đãi

Dân góp và huy động khác

 

Tổng số

 

 

 

500.420

100.000

75.000

50.000

75.000

200.421

1

Cấp nước hộ gia đình

Người

335.428

0,35

117.400

 

17.610

17.493

24.780

57.517

2

Cấp nước tập trung

Người

198.500

0,85

168.725

88.243

34.208

23.622

 

22.653

3

Vệ sinh hộ gia đình

H

96.156

 

179.356

 

 

8.886

50.220

120.251

4

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch toàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

Lần

1

500

500

 

500

 

 

 

5

Quy hoạch chi tiết cấp nước và vệ sinh huyện

Huyện

17

400

6.800

 

6.800

 

 

 

6

Chi phí quản lý chỉ đạo và các hoạt động IEC, Kỹ thuật

%

Tính gộp

5

23.639

11.757

11.882

 

 

 

7

Chi phí chuẩn bị đầu tư, trang thiết bị kiểm nghiệm nước

 

 

 

4.000

 

4.000

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7: PHÂN KỲ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

 

TT

Năm

Cấp nước sạch

Nhà vệ sinh

Nguồn vốn

Số người tăng thêm

Số%

Cộng dồn

Tỷ lệ

Số hộ tăng thêm

Số %

Cộng dồn

Tỷ lệ

Kinh phí tổng

NSTW

NS tỉnh

Hỗ trợ của quốc tế

Tín dụng

Dân góp

 

Tổng

533.928

16,0

 

 

96.156

15

 

 

500.420

101.853

72.895

52.504

74.122

199.046

1

2006

127.329

4,0

1.938.297

73

16.859

3,1

287.374

53

107.510

27.200

6.100

25.000

20.000

29.210

2

2007

111.309

3,0

2.049.606

76

21.240

3,3

308.614

57

106.380

20.212

18.085

7.447

14.893

45.744

3

2008

100.000

2,6

2.149.606

79

21.240

3,3

329.854

60

101.432

19.272

17.243

7.100

14.200

43.616

4

2009

100.000

3,4

2.249.606

82

19.000

2,4

348.854

62

96.589

18.352

16.420

6.761

13.522

41.533

5

2010

95.290

3,0

2.344.896

85

17.817

2,6

366.671

65

88.508

16.817

15.046

6.196

11.506

38.944

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 70/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu70/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/06/2007
Ngày hiệu lực07/06/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 70/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 70/2007/QĐ-UBND Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 70/2007/QĐ-UBND Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu70/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýNguyễn Đình Chi
                Ngày ban hành07/06/2007
                Ngày hiệu lực07/06/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 70/2007/QĐ-UBND Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 70/2007/QĐ-UBND Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An

                  • 07/06/2007

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 07/06/2007

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực