Quyết định 720/QĐ-UBND.HC

Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 phê duyệt Đề án khuyến nông, khuyến ngư đến năm 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 Đề án khuyến nông khuyến ngư đến năm 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 720/QÐ-UBND.HC

Thành phố Cao Lãnh, ngày 29 tháng 6 năm 2009

 

QUYẾT ÐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN NGƯ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 138/QĐ-UBNDHC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ÐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Định hướng và đối tượng khuyến nông - khuyến ngư

1.1 Định hướng

- Nâng cao năng lực cho nông dân, người sản xuất, giúp cho người nông dân đủ khả năng nắm bắt và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Chủ động thích nghi để quản lý và sản xuất nông nghiệp hàng hóa với qui mô vừa và lớn trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Tăng cường xã hội hóa khuyến nông, khuyến ngư nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho khuyến nông - khuyến ngư.

- Tập trung ưu tiên các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ, hỗ trợ chiến lược phát triển nhóm ngành hàng phục vụ xuất khẩu như: cây lúa, cây ăn trái, cá tra, tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu cao và ổn định.

- Đổi mới phương pháp, cách tiếp cận, nội dung, tổ chức hệ thống và chính sách của công tác khuyến nông, khuyến ngư với các vùng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư đến cộng đồng: tạo điều kiện cho nông dân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến ngư để cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

2.2. Đối tượng

Các nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực:

- Sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ ngành hàng nông, thuỷ sản; hoạt động cơ điện, thuỷ nông.

- Dịch vụ giống nông nghiệp, thuỷ sản; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vật tư, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thuỷ nông.

2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Mục tiêu

- Đào tạo, hỗ trợ tư vấn các đối tượng khuyến nông về phương thức tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phù hợp với nhu cầu và khả năng từng đối tượng; phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo, tư vấn các kỹ năng, kiến thức tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, an toàn, hiệu quả và bền vững, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển các dịch vụ khuyến nông có chất lượng cao, cung ứng kịp thời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông dân, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp.

- Từng bước xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu của Đề án đến năm 2020

a) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

- Có 80% cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ năng khuyến nông, khuyến ngư từ các trường đại học nông nghiệp.

- Có 90% nông dân ở độ tuổi dưới 55 tuổi được tham gia các lớp huấn luyện làm nghề nông, có đủ khả năng và điều kiện ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

- Có 100% cán bộ quản lý hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi (đối tượng sản xuất chủ chốt) được tập huấn về thổ nhưỡng, sinh lý cây trồng vật nuôi, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản. Có 100% đối tượng sản xuất chủ chốt được tham quan, học tập hoặc trực tiếp tham gia thực hiện mô hình khuyến nông.

- Có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh các vật tư nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp qua tập huấn các quy định quản lý chuyên ngành của Nhà nước.

b) Thông tin tuyên truyền

Có 100% cán bộ khuyến nông các cấp và 100% số xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp được tiếp cận và khai thác có hiệu quả các kênh thông tin khuyến nông, khuyến ngư.

c) Xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn

- Trong lĩnh vực cây trồng: xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau an toàn với quy mô lớn, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo quy trình GAP, gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ, gồm: 9 mô hình sản xuất lúa; 11 mô hình sản xuất rau an toàn; 5 mô hình sản xuất cây ăn trái; 5 mô hình sản xuất hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa kiểng.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: xây dựng các mô hình sử dụng con giống chất lượng cao, xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất và phòng trị bệnh, sản xuất theo quy trình an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Xây dựng 16 mô hình chăn nuôi heo, bò, gà, vịt (mỗi đối tượng 4 mô hình).

- Trong lĩnh vực thuỷ sản: xây dựng các mô hình kết hợp đồng bộ các tiến bộ về cơ giới hoá trong chăm sóc, thu hoạch, nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, khảo nghiệm sử dụng vắc xin trong phòng chống dịch bệnh, sản xuất theo quy trình an toàn, sạch bệnh, gồm: 5 mô hình nuôi cá tra, 3 mô hình sản xuất giống cá tra chất lượng cao, 5 mô hình tôm càng xanh và các đối tượng thuỷ sản có tiềm năng lớn khác như: cá lóc đồng, cá rô,...

d) Tư vấn và dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư

Từ năm 2010, hệ thống khuyến nông, khuyến ngư Nhà nước thực hiện tư vấn khuyến nông, khuyến ngư (dịch vụ công) và dịch vụ có thu ở khu vực sản xuất hàng hóa theo yêu cầu riêng của người sản xuất. Đến năm 2020, kinh phí của các thành phần kinh tế khác chi hoạt động dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư đạt 20% kinh phí cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

3. Các giải pháp thực hiện

3.1. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

- Phối hợp với các Viện, Trường Đại học thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nhân lực, tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhanh chóng chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả vào các mô hình.

- Phát triển các công nghệ và mô hình sản xuất theo hướng GAP, Global GAP, BMP, CoC… bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

- Thực hiện phương pháp “nghiên cứu có sự tham gia của người dân” để gắn kết nghiên cứu với sản xuất, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật.

3.2. Chính sách

- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống khuyến nông.

- Xây dựng chính sách nhằm thu hút vốn hỗ trợ từ các thành phần kinh tế khác nhau cho các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, chính sách phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp, trang trại lớn có khả năng tổ chức tiêu thụ, chế biến.

3.3. Thông tin tuyên truyền và xúc tiến thương mại

- Củng cố và nâng cấp các phương tiện thông tin của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, tiếp tục nâng cao chất lượng các chương trình khuyến nông trên hệ thống truyền thanh, truyền hình.

- Nâng cao chất lượng bản tin nông nghiệp, ấn phẩm khuyến nông, trang Web của ngành nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin hai chiều, thông tin kịp thời, chính xác và tạo hiệu quả thiết thực trong việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất. Nối mạng hệ thống cho các phòng nông nghiệp (kinh tế), trạm chuyên môn của các huyện, thị xã, thành phố.

- Các cơ quan chức năng của Nhà nước đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin dự báo về giá cả, thị trường tiêu thụ nông, thuỷ sản.

- Xây dựng biểu tượng những loại hàng hóa đặc thù của Đồng Tháp. Đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu và tiêu thụ nông, thuỷ sản qua các kênh: chợ đầu mối, hội chợ, hội thi nông sản, diễn đàn khuyến nông.

3.4. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động khuyến nông nhất là việc xây dựng mô hình trình diễn tại hiện trường để thu hút vốn và nguồn nhân lực cho khuyến nông.

- Tạo điều kiện để người nông dân lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ khuyến nông và lựa chọn vật tư hỗ trợ từ hoạt động khuyến nông.

3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao, bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, khuyến nông và các ngành nghề khác.

- Đào tạo các chuyên gia chuyên sâu về khuyến nông, khuyến ngư ở cấp tỉnh để chủ động thực hiện cho các chương trình trọng điểm, đào tạo tập huấn cán bộ cho cấp huyện và nông dân chủ chốt, tập huấn cho cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cấp xã và nông dân sản xuất giỏi.

- Nông dân trong các hợp tác xã hoặc trong các trang trại, tập đoàn sản xuất nguyên liệu có liên kết với doanh nghiệp sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

3.6. Các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư

Để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của đề án khuyến nông, khuyên ngư, ngành nông nghiệp tập trung xây dựng các chương trình về đào tạo, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, phổ biến pháp luật chính sách, ứng dụng chuyển giao kỹ thuật; xây dựng các dự án khuyến nông cho cây trồng, vật nuôi, tập trung vào các đối tượng chủ lực nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất và chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực trồng trọt, tiêu chuẩn CoC, BMP trong nuôi trồng thuỷ sản.

3.7. Quản lý nhà nước về công tác khuyến nông, khuyến ngư

- Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình khuyến nông, khuyến ngư. Hàng năm tổ chức đoàn đánh giá độc lập đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông.

- Giám sát và đánh giá mức độ đạt được của các chỉ tiêu đề án đưa ra cho từng lĩnh vực khuyến nông trồng trọt, khuyến nông chăn nuôi, khuyến ngư, các hoạt động tăng cường năng lực, xúc tiến thương mại, thông tin tuyên truyền.

- Giám sát và đánh giá ảnh hưởng, tác động của đề án: số mô hình được lan rộng sau trình diễn tại cộng đồng, khả năng áp dụng sau khóa đào tạo, ảnh hưởng và tác động đến nhận thức của người dân.

4. Vốn thực hiện Đề án

Dự kiến vốn thực hiện Đề án khuyến nông, khuyến ngư giai đoạn 2010 - 2020 là 133,121 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn Trung ương là 27,722 tỷ đồng, chiếm 20,9% tổng vốn.

- Vốn ngân sách tỉnh: 87,856 tỷ đồng, chiếm 66% tổng vốn.

- Vốn xã hội hoá chương trình khuyến nông: 17,504 tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng vốn.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành Tỉnh liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ, cụ thể hoá đề án, xây dựng dự án, chương trình, kế hoạch thực hiện hàng năm với các giải pháp đồng bộ để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá kịp thời bổ sung điều chỉnh đề án phù hợp với yêu cầu phát triển, gắn kết với quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh

Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án theo định hướng chung của Tỉnh, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở, ngành Tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Ðiều 3;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Mặt trận TQ, các đoàn thể Tỉnh;
- Lưu VT, NC/NN(1).ttn.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Vĩnh Tân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 720/QĐ-UBND.HC

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu720/QĐ-UBND.HC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/06/2009
Ngày hiệu lực29/06/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 720/QĐ-UBND.HC

Lược đồ Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 Đề án khuyến nông khuyến ngư đến năm 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 Đề án khuyến nông khuyến ngư đến năm 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu720/QĐ-UBND.HC
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đồng Tháp
                Người kýLê Vĩnh Tân
                Ngày ban hành29/06/2009
                Ngày hiệu lực29/06/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 Đề án khuyến nông khuyến ngư đến năm 2020

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 Đề án khuyến nông khuyến ngư đến năm 2020

                        • 29/06/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 29/06/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực