Quyết định 75/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở thành phố Hồ Chí Minh đã được thay thế bởi Quyết định 41/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 75/2006/QĐ-UBND Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 17/11/2018.
Nội dung toàn văn Quyết định 75/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 322/2003/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh/
Căn cứ Quyết định số 90/2005/QĐ-UB ngày 30 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có thời hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 1009/TTr-BQL-KCN-HCM ngày 10 tháng 5 năm 2006.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Liên Đoàn lao động thành phố, Trưởng ban Ban quản lý các khu chế xuất và công nghệ thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ NHÀ CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích:
1. Nhằm quản lý và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu trú của công nhân, người lao động và hoạt động của các khu nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là thành phố) đúng quy định của pháp luật, phù hợp với mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; góp phần đảm bảo sức khỏe công nhân, người lao động; góp phần ổn định sản xuất cho doanh nghiệp, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2. Quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
1. Quy chế này có phạm vi và đối tượng điều chỉnh trên địa bàn thành phố:
a) Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở;
b) Người thuê chỗ ở tại nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
2. Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà trọ, khu lưu trú công nhân (theo quy chế quản lý khu lưu trú công nhân), nhà cho thuê làm văn phòng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc các trường hợp khác; khu lưu trú cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú và lao động trên địa bàn thành phố không thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ:
Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở: là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
2. Nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở: là phòng, căn hộ, nhà ở trên địa bàn thành phố được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cao để làm nơi cho công nhân, người lao động thuê để ở.
3. Người thuê chỗ ở tại nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở: là những công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh bên trong và bên ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
Điều 4.
Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân khi tham gia đầu tư xây dựng nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở phải tuân thủ những quy định sau:
1. Thiết kế, xây dựng, sửa chữa nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở phải theo các tiêu chuẩn xây dựng, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.
2. Xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở hoặc cấp phép xây dựng.
3. Thực hiện đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp và chỉ hoạt động kinh doanh sau khi đã cam kết thực hiện đúng các quy định, điều kiện về an ninh trật tự với công an phường (xã, thị trấn) nơi có nhà, phòng, căn hộ cho thuê và đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở đăng ký kinh doanh.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng hoạt động nhà cho công nhân, người lao động thuê để xâm hại an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
5. Chịu sự kiểm tra, xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động nhà cho thuê.
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHÀ CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở
Điều 5. Điều kiện về cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở:
Các cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân và người lao động thuê để ở phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật tối thiểu về xây dựng theo các quy định như sau:
1. Khu đất xây dựng nhà phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không thuộc khu vực cấm xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng;
b) Không nằm trong khu quy hoạch giải tỏa; không nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn lưới điện, hành lang bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, chỉ giới đường sông, kênh rạch; không bị ngập úng, không nằm tiếp giáp hay ven kênh rạch, sông, suối có nguy cơ sạt lở; không bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp;
c) Nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Không lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước;
e) Không được san lấp kênh rạch trái phép;
f) Không có tranh chấp, khiếu kiện;
g) Phải cách xa tường rào nghĩa trang, khu vực chăn nuôi gia súc tập trung tốit hiểu 50m; tránh xe nơi phát sinh tiếng ồn lớn ít nhất là 100m; khoảng cách ly đối với khu vực sản xuất có thải ra nhiều khói bụi, khí thải chất độc hại hoặc những khu vực được các cơ quan chuyên môn giám định là khu vực có độc hại tối thiểu là 1.000m theo quy định tại mục b, Khoản 4.10.2, Điều 4.10, tập 1 của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. Quy hoạch và kiến trúc xây dựng nhà:
a) Về quy hoạch, phải có mật độ xây dựng tối đa không quá 70% tổng diện tích khu đất;
b) Diện tích sử dụng (không tính tường xây, không tính gác lửng) mỗi phòng ít nhất 9m2 (nếu không có nhà vệ sinh trong phòng) và ít nhất 12m2 ) nếu có nhà vệ sinh trong phòng), chiều rộng phải đảm bảo không nhỏ hơn 2,4m, chiều cao từ sàn đến trần nhà chỗ thấp nhất là 2,8m, có vách ngăn mỗi phòng riêng biệt bằng gạch xây. Phải đảm bảo diện tích bình quân đầu người là 3m2/người (không tính diện tích nhà vệ sinh và phần sinh hoạt chung);
c) Nhà vệ sinh chung phải có khu vệ sinh cho nang riêng, nữ riêng và đảm bảo yêu cầu tối thiểu đối với khu vệ sinh nam gồm 01 cầu vệ sinh, 01 chậu rửa mặt và 01 nhà tắm tối đa phục vụ cho 12 người và khu vệ sinh nữ gồm 01 cầu vệ sinh, 01 chậu rửa mặt và 01 nhà tắm tối đa phục vụ cho 10 người;
d) Phải có chỗ nấu ăn, chỗ giặt và chỗ phơi quần áo cho công nhân – người lao động ngoài phạm vi phòng ở. Chỗ phơi có diện tích tối thiểu 0,4m2/người;
e) Phòng ở phải có cửa sổ để thông gió và chiếu sáng tự nhiên, tổng diện tích cửa sổ không nhỏ hơn 1/10 diện tích sàn của phòng;
f) Đối với khu nhà có từ 10 phòng trở lên phải có diện tích cây xanh hoặc khoảng trống trong khu nhà cho công nhân – người lao động thuê, tối thiểu là 1,5m2/người.
3. Kết cấu và vật liệu xây dựng nhà:
a) Móng nhà phải đảm bảo ổn định, chịu được tải trọng căn nhà;
b) Tường bao che và tường ngăn các phòng phải được xây bằng bạch, bắt buộc phải được trát vữa mác 75, quét vôi 03 nước hoặc sơn nước; không được làm bằng vách đất, tre nứa vật liệu dễ mục, dễ cháy;
c) Nền nhà phải co hơn mặt đường (hoặc sân, hè), đảm bảo không bị ngập khi mưa lớn và tối thiểu phải được tráng bằng xi măng;
d) Cửa sổ, cửa đi phải đảm bảo khép kín và an toàn trong sử dụng, có chốt khóa an toàn, đóng mở dễ dàng; cửa sổ phải có chấn song chắc chắn;
e) Mái nhà phải đảm bảo không bị thấm giột, phải có trần chống nóng đối với mái lợp bằng tôn;
f) Không sử dụng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, vật liệu dễ mục, dễ cháy làm vách ngăn, cửa đi, cửa sổ hay mái nhà;
4. Phòng cháy chữa cháy:
a) Hành lang, lối đi chung phải đảm bảo thoát hiểm khi có hỏa hoạn;
b) Trường hợp nhà xây dựng thành một khối có hành lang giữa, 2 dãy phòng hai bên, kích thước hành lang tối thiểu là 1,4m, chiều dài tối đa giữa hai đầu hồi không quá 25m;
c) Trường hợp xây dựng hai dãy nhà riêng biệt có lối đi chung ở giữa, kích thước lối đi chung tối thiểu là 3,5m.
d) Đối với khu đất có hàng rào khuôn viên, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ tường rào đến tường ngăn phía sau của dãy phòng là 2m; khoảng cách tối thiểu từ tường rào đến mặt trước của dãy nhà (cửa vào chính của mỗi phòng) là 3,5m;
e) Phải có bể chứa phục vụ cứu hỏa, bình chữa cháy và các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành về phòng cháy chữa cháy;
f) Đối với khu nhà cho thuê có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến chấp thuận sau khi kiểm tra các điều kiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Tiện nghi sử dụng:
a) Trang thiết bị trong phòng tối thiểu phải có 01 quạt trần hoặc quạt treo tường, 01 ổ cắm điện và bóng đèn chiếu sáng. Phải đảm bảo cho mỗi công nhân, người lao động có một giường đơn;
b) Đường dây dẫn điện phải đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện, phải có cầu dao tổng cho toàn nhà và mỗi phòng ở phải có 01 cầu dao tự động;
c) Phải có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Trường hợp dùng nước giếng khoan phải có bể lọc nước và được cơ quan có chức năng kiểm nghiệm cho phép sử dụng; bể chứa nước sạch phải cách bể tự hoại tối thiểu là 5m;
6. Trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hiện tượng nghi vấn, hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
Điều 8. Trách nhiệm của người thuê chỗ ở tại nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định của chính quyền địa phương;
2. Tuân thủ theo Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có thời hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 90/2005/QĐ-UB ngày 30 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố;
3. Giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh công cộng nơi thuê, thực hiện nếp sống văn minh, tham gia các hoạt động văn hóa, sinh hoạt tổ dân phố ở địa phương;
4. Phải đảm bảo thực hiện việc thanh toán tiền thuê nhà đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận với bên cho thuê;
5. Sử dụng nhà cho thuê đúng mục đích thuê, bảo quản tốt nhà và trang thiết bị được sử dụng; không được tự ý sửa chữa thay đổi cấu trúc hoặc tháo dỡ, di chuyển các trang thiết bị có sẵn trong nhà, không được chiếm dụng cho mình những diện tích phụ, hành lang hay lối đi và những tiện nghi có tính chất phục vụ chung;
5. Sử dụng nhà cho thuê đúng mục đích thuê, bảo quản tốt nhà và trang thiết bị sử dụng; không được tự ý sửa chữa thay đổi cấu trúc hoặc tháo dỡ, di chuyển các trang thiết bị có sẵn trong nhà, không được chiếm dụng cho mình những diện tích phụ, hành lang hay lối đi và những tiện nghi có tính chất phục vụ chung;
6. Không được sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển chất ma túy và các loại vật tư, hóa chất trong danh mục cấm; không được đánh bạc, tổ chức đánh bác, hoạt động mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật.
7. Chấp hành nội quy nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở, nếu làm hư hỏng tài sản thuê thì phải khôi phục lại hoặc bồi thường thiệt hại cho chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ – KIỂM TRA – XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước;
1. Sở Xây dựng phối hợp cùng Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp làm đầu mối theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền, tổng hợp đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố các vướng mắc ngoài thẩm quyền; Sở Xây dựng cùng Ủy ban nhân dân quận, huyện kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng để đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành và các quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận chuyên trách thực hiện chứng nhận đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở theo thẩm quyền trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Quyết định ban hành Quy chế này có hiệu lực thi hành.
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện việc đầu tư xây dựng đúng theo quy chế đối với công trình thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của Ủy ban nhân dân quận, huyện; phát hiện giải quyết các vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo Sở Xây dựng để xử lý kịp thời.
4. Công an thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Công an quận, huyện thực hiện:
a. Kiểm tra các điều kiện về an ninh trật tự, quản lý người thuê chỗ ở tại nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở, tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy và kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của quy chế này và xử lý các hành vi vi phạm.
b. Hướng dẫn chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở lập nội quy theo mẫu quy định.
5. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan có liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ cá thể tham xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà trọ cho công nhân, người lao động thuê.
6. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, tổ chức sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh cùng các loại hình văn hóa phù hợp với đối tượng công nhân, người lao động.
Điều 10.
Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở vi phạm quy chế và quy định của các văn bản khác có liên quan sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 11.
Người thuê chỗ ở tại nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở vi phạm quy chế này và quy định của các văn bản khác có liên quan sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12.
1. Đối với Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi có quy chế này, trong vòng 06 tháng kể từ khi quy chế này có hiệu lực, phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở kinh doanh (diện tích phòng, nhà vệ sinh, lối đi, hệ thống phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường…). Sau 12 tháng, nếu vẫn chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở kinh doanh, Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục không đảm bảo các điều kiện về cơ sở kinh doanh sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
2. Các Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở đã hoạt động thuê ở đã hoạt động nhưng chưa đăng ký kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh trong vòng 03 tháng kể từ khi quy chế này có hiệu lực.
Điều 13.
Quy chế này được áp dụng với nhà cho công nhân, người lao độn thuê để ở trên địa bàn thành phố và được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế theo từng thời điểm cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp và Sở Xây dựng./.
PHỤ LỤC TÓM TẮT QUY CHẾ
QUẢN LÝ NHÀ CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Quy định chung
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHÀ CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở
Điều 5. Điều kiện về cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Điều 6. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THỂ KINH DOANH NHÀ CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở VÀ NGƯỜI THUÊ CHỖ Ở TẠI NHÀ CHO CÔNGNHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở
Điều 7. Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Điều 8. Trách nhiệm của người thuê chỗ ở tại nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ – KIỂM TRA – XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
Điều 10. Xử lý vi phạm của Chủ thể kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Điều 11. Xử lý vi phạm của người thuê nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Quy định về đăng ký kinh doanh trước và sau khi quy chế có hiệu lực.
Điều 13. Sửa đổi bổ sung quy chế, hiệu lực thi hành quy chế./.