Quyết định 79/2006/QĐ-UBND

Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 Tỉnh Lai Châu

Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phát triển dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội 2006 2010 Lai Châu đã được thay thế bởi Quyết định 744/QĐ-UBND 2015 hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Tỉnh Lai Châu và được áp dụng kể từ ngày 21/07/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phát triển dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội 2006 2010 Lai Châu


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/2006/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 28 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010 TỈNH LAI CHÂU

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg ngày 15/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Kế hoạch & Đầu tư tại văn bản số 498/TTr-KHĐT ngày 20/12/2006 về việc trình phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 Tỉnh Lai Châu.

(Có kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Căn cứ nội dung Quyết định này, các Sở, ban ngành liên quan và các huyện, Thị xã tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Thương mại - Du lịch; Cục trưởng Cục Thống kê; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Phu

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010 TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số: 79 /2006/QĐ-UBND ngày 28 /12 /2006 của UBND tỉnh)

Thực hiện Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg ngày 15/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006 - 2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng kế hoạch hành động phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

- Tập trung huy động các nguồn lực để phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn của tỉnh, phấn đấu để trở thành ngành có tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình dịch vụ, chú trọng các loại hình dịch vụ truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động dịch vụ hiện đại, đặc biệt là các loại hình phục vụ thúc đẩy các ngành sản xuất; tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho các nhà đầu tư, cá nhân tham gia, kinh doanh các loại hình dịch vụ.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ bình quân hàng năm tăng 17-18%/năm. Đến năm 2010 tỷ trọng dịch vụ trong GDP toàn tỉnh là 33%.

- Mục tiêu cụ thể một số lĩnh vực chủ yếu:

Thương mại - Du lịch: Phấn đấu đến năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gấp 2 lần so với năm 2005 (năm 2005 là 550 tỷ đồng, đến năm 2010 là: 1.100 tỷ đồng) và tổng doanh thu về dịch vụ du lịch tăng gấp 2,6 lần so với năm 2005 (thực hiện năm 2005 là: 17,69 tỷ đồng đến năm 2010 là: 46,3 tỷ đồng).

Dịch vụ vận tải: Phấn đấu đến hết năm 2008 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; đến năm 2010 có 70% tuyến đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm.

Dịch vụ Bưu chính viễn thông: Phấn đấu nâng tỷ lệ sử dụng điện thoại từ 2,37 máy/100 dân năm 2005 lên 5,22 máy/100 dân vào năm 2010; đến hết năm 2010, 100% số xã có mạng Internet đến trung tâm xã và 100% thị trấn được phủ sóng điện thoại di động.

Phát thanh - truyền hình: Phấn đấu đến năm 2010 có trên 90% hộ dân được nghe đài phát thanh và trên 80% hộ dân được xem truyền hình; Tổng số giờ phát sóng phát thanh là 81.360 giờ và tổng số giờ phát sóng truyền hình là 180.000 giờ.

Tài chính, Bảo hiểm: Phấn đấu đến năm 2010:

Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 160 tỷ đồng; Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 18,4%; đến năm 2010 mức thu ngân sách sẽ đảm bảo khoảng 20% nhu cầu chi thường xuyên.

Doanh thu hoạt động xổ số từ 10,03 tỷ đồng năm 2005 đến 2010 là 35 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ bảo hiểm từ 7,32 tỷ đồng năm 2005 (thu của Bảo Việt 4,4 tỷ và thu từ bảo hiểm nhân thọ 3,02 tỷ) lên 13 tỷ đồng năm 2010 (thu Bảo Việt 8,2 tỷ và thu bảo hiểm nhân thọ 4,8 tỷ).

Trên 90% đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động hợp đồng từ 3 tháng trở lên tham gia nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. 100% học sinh các trường học và 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế là 100%. Đưa tỷ lệ dân số toàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế từ 95% năm 2006 lên 100% năm 2010.

Ngân hàng: Phấn đấu đến năm 2010:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng gấp 2,57 lần so với năm 2005 (năm 2005 là 590 tỷ đồng, năm 2010 là 1.516 tỷ đồng). Trong đó huy động tại địa phương gấp 3,26 lần so với năm 2005 (năm 2005 huy động tại địa phương là 393 tỷ đồng, năm 2010 là 987 tỷ đồng).

- Tổng dư nợ tín dụng tăng gấp 2,65 lần so với năm 2005 (năm 2005 là 549 tỷ đồng, năm 2010 là 1.457 tỷ đồng). Trong đó: Dư nợ ngắn hạn gấp 2,6 lần (năm 2005 là 202 tỷ đồng, năm 2010 là 527 tỷ đồng); Dư nợ trung dài hạn gấp 2,7 lần (năm 2005 là 347 tỷ đồng, năm 2010 là 930 tỷ đồng); Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu dưới 3%/tổng dư nợ

II. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CHỦ YẾU.

1. Dịch vụ Thương mại - Du lịch:

1.1- Dịch vụ Thương mại:

- Phát triển mạng lưới thương nghiệp bán buôn bán lẻ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động lĩnh vực thương mại để cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng cao và bình ổn giá cả thị trường; các công ty nhà nước tham gia tiến tới xã hội hoá dịch vụ công.

- Triển khai quản lý và thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch chợ và trung tâm thương mại đã được phê duyệt; Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại tỉnh; Chợ cửa khẩu Ma Lù Thàng; Chợ đầu mối Thị xã Lai Châu; Chợ Thị trấn của 5 huyện trong tỉnh; Các chợ biên giới như: Chợ Sì Lờ Lầu, Chợ Sì Choang của huyện Phong Thổ; các chợ vùng cao truyền thống tại các trung tâm xã và cụm xã.

- Phát triển chợ theo hướng là nơi giao lưu trao đổi những hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người dân để khuyến khích phát triển sản xuất; phát triển chợ gắn với đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống. Thực hiện việc đấu thầu khoán đối với việc quản lý khai thác chợ.

- Tăng cường công tác kiểm tra để quản lý các hoạt động thương mại, chống gian lận trong hoạt động thượng mại, bảo vệ tốt quyền lợi cho tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ theo đúng pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

1.2- Dịch vụ du lịch:

- Hoàn chỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể về hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với du lịch vùng cao nguyên 9 xã vùng cao huyện Sìn Hồ; quy hoạch các vùng, cụm, điểm du lịch.

- Phát huy tiềm năng sẵn có để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc; gắn phát triển du lịch với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; đưa du lịch trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Hình thành và đầu tư phát triển tua, tuyến du lịch:

+ Tuyến du lịch: Đèo Hoàng Liên Sơn - Động Tiên Sơn - Thác Tắc Tình - Hồ Đông Pao - Đèo Giang Ma; tham quan thắng cảnh gắn với tìm hiểu khám phá các nét bản sắc văn hoá các dân tộc như dân tộc Thái, Lự, Lào tại huyện Tam Đường.

+ Tuyến du lịch: Thị xã Lai Châu - Động Thiên Sơn - Cao nguyên Sìn Hồ - Di tích lịch sử Bia Lê Lợi và Đèo Văn Long - Điện Biên Phủ; Các loại hình du lịch đa dạng là tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giả trí, nghiên cứu lịch sử bản sắc văn hoá các dân tộc.

+ Tuyến du lịch: Thị xã Lai Châu - Điểm nước nóng Vàng Bó - Cửa khẩu Ma Lù Thàng - Kim Bình (Trung Quốc); du lịch tham quan vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng nghiên cứu bản sắc văn hoá các dân tộc.

+ Tuyến du lịch: Pa So, Mường So - Dào San - Sì Lờ Lầu; du lịch tham quan, bản sắc văn hoá các dân tộc Mông, Dao.

+ Tuyến du lịch: Thị xã Lai Châu - Tam Đường - Than Uyên - Thuỷ điện Bản Chát - Huổi Quảng - Thị xã Sơn La; du lịch tham quan lòng hồ nghiên cứu bản sắc văn hoá các dân tộc.

+ Tuyến du lịch: Thị xã Lai Châu - Pa So - Nậm Hàng - U Ma Tu Khoàng; du lịch tham quan, sinh thái, văn hoá dân tộc.

- Thực hiện quy hoạch và đầu tư các điểm du lịch theo định hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, nhà nước đầu tư hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi như: Động Tiên Sơn, Điểm khoáng nóng Tiên Bình, Thác Tắc Tình, Hồ Đông Pao gắn với phát triển nhà hàng khách sạn Thị trấn Tam Đường; Khu du lịch sinh thái văn hoá dân tộc Hồ Thầu - Tam Đường; Du lịch sinh thái cao nguyên Sìn Hồ; Điểm suối khoáng nóng Vàng Bó; du lịch điểm di tích lịch sử Bia Lê Lợi và văn hoá lòng hồ Sông Đà; Xây dựng hồ công viên và khu vui chơi giải trí Thị xã Lai Châu để trở thành Trung tâm du lịch của tỉnh;

- Tổ chức hoạt động xúc tiến để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch như: Du lịch lữ hành khách quốc tế, thu hút khách Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Ma Lù Thàng; dịch vụ du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng và khai thác tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc.

2. Dịch vụ vận tải.

- Phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách trên các tuyến vận tải liên tỉnh, nội tỉnh; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hướng tới vận tải liên vận quốc tế và khai thác các tuyến vận tải đường thuỷ khi các hồ thuỷ điện hình thành như: Thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát, Lai Châu...

- Xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể để đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006; đồng thời với việc thường xuyên duy tu bảo dưỡng các tuyến đường hiện có, nhằm bảo đảm an toàn giao thông đi lại thuận lợi cho nhân dân vào các mùa trong năm.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp bến xe tại các huyện và Thị xã để quy định việc đưa đón hành khách tại nơi quy định.

- Thực hiện nghiêm các điều kiện quy định về kinh doanh vận tải đường bộ và đường sông; tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn; quản lý trật tự an toàn bến bãi để bảo đảm lưu thông vận tải hành khách và hàng hoá một cách an toàn thuận lợi; xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định về giao thông và đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thanh kiểm tra giao thông có các hành vi sách nhiễu, hối lộ, che dấu cho người vi phạm.

- Tổ chức quản lý tốt các loại hình vận tải trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, có đủ các điều kiện được cấp phép đăng ký hoạt động theo quy định. Trong quý I năm 2007 phải đưa Công ty Cổ phần vận tải Ô tô vào hoạt động làm hạt nhân trong lĩnh vực vận tải của tỉnh, góp phần điều tiết định hướng hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh.

3. Dịch vụ Bưu chính - Viễn thông - Phát thanh truyền hình.

3.1- Bưu chính - Viễn thông:

- Không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ bưu phẩm bưu kiện, dịch vụ chuyển phát, báo chí ấn phẩm, tài chính bưu điện, dịch vụ điện thoại điện báo.

- Duy trì lượng thông tin thông suốt 24/24h trong ngày, đảm bảo thông tin một cách nhanh, chính xác và kịp thời đến các địa bàn trong tỉnh, các tỉnh bạn và liên thông quốc tế.

- Phát triển nhanh dịch vụ viễn thông; đa dạng hoá các loại hình phục vụ như điện báo, thư báo và chuyển phát nhanh, dịch vụ tiền gửi…mở rộng phạm vi phủ sóng di động đến trung tâm các huyện lỵ, khu vực cửa khẩu, khu vực các xã biên giới.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh sản xuất các thiết bị thông tin, viễn thông, Internet và các sản phẩm công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

3.2- Phát thanh - Truyền hình:

- Không ngừng nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình; chú trọng đến chất lượng phục vụ phát thanh truyền hình tiếng dân tộc.

- Đầu tư hoàn chỉnh trung tâm truyền dẫn phát sóng và sản xuất chương trình đài tỉnh; Nâng cấp các trạm phát thanh, truyền hình khu vực, đầu tư hoàn chỉnh thiết bị TVRO cho các vùng lõm, mua sắm các thiết bị phát thanh truyền hình có kỹ thuật tiên tiến để bổ sung cho đài trung tâm các huyện và đài khu vực

- Phát triển dịch vụ truyền hình cáp tại các xã, thị trấn trong tỉnh.

4. Dịch vụ về Tài chính, Bảo hiểm - Ngân hàng.

4.1- Dịch vụ về Tài chính - Bảo hiểm:

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ ngành TW về các nguồn vốn đầu tư, để đầu tư hoàn thiện nhanh các cơ sở hạ tầng xã hội trên địa bàn, làm tiền đề cho các hoạt động dịch vụ khác phát triển.

- Tăng nhanh tỷ lệ huy động vốn trên địa bàn bằng cách phát triển sản xuất, phát huy nội lực để giảm dần tỷ lệ thu từ trợ cấp ngân sách TW.

- Tập trung các nguồn thu ngân sách của địa phương cho các mục tiêu trọng yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, khắc phục và giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo.

- Thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư vào địa bàn bằng cách, tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách thu hút ưu đãi đầu tư để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư trên các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ tài chính, bảo hiểm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của các loại hình dịch vụ bảo hiểm, nhằm động viên sự tham gia của các tổ chức và mọi người dân; củng cố hoạt động dịch vụ xổ số, dịch vụ bảo hiểm.

4.2- Dịch vụ Ngân hàng:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế điều hoà lưu thông tiền tệ; từng bước thực hiện tốt yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện tốt phương châm hành động của các tổ chức tín dụng là “An toàn hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập Quốc tế”.

- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại để áp dụng rộng rãi đến thị xã và các thị trấn trong tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi tổ chức cá nhân khi đến giao dịch; chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng đến vùng sâu vùng xa, cho vay xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; thực hiện tốt công tác tham mưu để thực hiện tốt các biện pháp và nghiệp vụ quản lý nhà nước về ngoại hối trên địa bàn.

- Không ngừng tăng cường phối kết hợp giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong việc ứng dụng công nghệ và dịch vụ ngân hàng tiên tiến;

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ huy động vốn để làm động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khuyến khích các tổ chức và cá nhân tích luỹ tài sản, đầu tư và gửi tiền vào ngân hàng bằng đồng Việt Nam, chú trọng các khoản tiền gửi và tiết kiệm của khách hàng, tiền gửi tiền vay trên thị trường liên ngân hàng; đồng thời với việc phát hành các giấy tờ có giá, dịch vụ tài khoản, tiếp nhận vốn uỷ thác.

- Phát triển dịch vụ tín dụng đầu tư thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản và quản lý tài sản trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro và lợi nhuận cùng khách hàng.

- Phát triển dịch vụ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ qua các hình thức cấp tín dụng cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, báo thanh toán, cho thuê tài chính, tạm ứng và các hình thức cung cấp tín dụng khác.

- Hình thành thị trường tín dụng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho khách hàng có nhu cầu được vay vốn làm ăn hợp pháp có đủ điều kiện trả nợ.

- Phát triển mạnh dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và dịch vụ khác qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả tiện ích thanh toán, giảm mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

5. Các hoạt động dịch vụ khác:

Dịch vụ xây dựng, khoa học công nghệ; xuất khẩu lao động…Các sở, ngành và các huyện, thị xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành mình và tình hình thực tế, đồng thời căn cứ vào biểu mẫu hướng dẫn của Cục Thống kê tỉnh để xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và của đơn vị mình.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DỊCH VỤ.

- Các Sở, ngành, các cấp trong tỉnh phải quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết lần thứ X của Đảng; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; Nghị quyết Đảng bộ thuộc cấp mình; Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg ngày 15/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; Chương trình kế hoạch hành động này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về phát triển dịch vụ trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006; đồng thời đẩy nhanh công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các huyện, quy hoạch ngành, vùng, cụm, điểm.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí; giải quyết tốt những vấn đề còn bức xúc trong đời sống xã hội như: Xoá đói giảm nghèo; nghiện hút, buôn bán tàng trữ các chất ma tuý; di dịch cư tự do; bảo đảm giữ vững về quốc phòng, ổn định về chính trị.

- Giải pháp về vốn đầu tư: Giai đoạn 2006 - 2010 bình quân mỗi năm cần khoảng 491 tỷ đồng đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ; Do vậy, bên cạnh sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Chính phủ, các Bộ, ngành; phải huy động tối đa mọi nguồn lực của các nhà đầu tư thông qua việc nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào hoạt động lĩnh vực dịch vụ.

- Tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ngành TW; đồng thời tăng cường mở rộng hơn nữa sự liên doanh liên kết với các tỉnh bạn trong nước và tỉnh Vân Nam Trung Quốc để phát huy lợi thế cửa khẩu biên giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình kế hoạch hành động về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Các Sở, ngành và các huyện, thị xã cần làm tốt một số nội dung công việc sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cơ quan tổng hợp chung có trách nhiệm.

- Bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi tổng hợp hoạt động dịch vụ chung toàn tỉnh. Theo dõi đôn đốc quá trình triển khai chương trình kế hoạch hành động này, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh một cách kịp thời.

- Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thích hợp hàng năm để thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển.

- Trên cơ sở kế hoạch dịch vụ của các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã xây dựng, tổng hợp kế hoạch dịch vụ hàng năm và 5 năm của giai đoạn 2006 - 2010.

- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, báo cáo quý, năm, gửi UBND tỉnh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê - Văn phòng Chính phủ theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 64/2004/QĐ-UBND ngày 15/9/2004 và đề xuất các chính sách khuyến khích ưu đãi đặc thù vào khu vực dịch vụ.

2. Cục Thống kê tỉnh:

- Căn cứ vào hướng dẫn phân loại các ngành dịch vụ của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại ban hành, chủ trì phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch xây dựng hệ thống biểu mẫu lập kế hoạch hàng năm, biểu mẫu báo cáo hoạt động dịch vụ tháng, quý, năm hướng dẫn cho các Sở, ngành và các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, tổng hợp số liệu tình hình thực hiện hoạt động dịch vụ toàn tỉnh theo biểu mẫu đã hướng dẫn do các đơn vị, báo cáo vào ngày 20 hàng tháng, báo cáo quý, 6 tháng và báo cáo năm, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

3. Sở Tài chính:

- Ngoài nhiệm vụ xây dựng và tổng hợp hoạt động dịch vụ của ngành mình; sau khi có hướng dẫn của Chính phủ về đề án chuyển mạnh các hoạt động các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao sang cơ chế hoạt động dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiệm vụ hướng dẫn các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát tham mưu huỷ bỏ các loại phí, lệ phí do các đơn vị đặt ra để thực hiện trái với quy định của pháp luật hiện hành. Trong khuôn khổ pháp luật cho phép nghiên cứu đề xuất áp dụng các loại phí, lệ phí phù hợp với địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 64/2004/QĐ-UBND ngày 15/9/2004, đề xuất các chính sách khuyến khích ưu đãi đặc thù vào khu vực dịch vụ.

- Nghiên cứu tham mưu đề xuất các giải pháp tăng nguồn thu, giải pháp tổ chức hoạt động các dịch vụ tài chính, bảo hiểm.

4. Sở Thương mại - Du lịch:

- Ngoài nhiệm vụ xây dựng và tổng hợp tình hình hoạt động dịch vụ của ngành. Rà soát, tham mưu đề xuất bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ cho phù hợp với điều kiện chung; đồng thời nghiên cứu đề xuất những chính sách xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ đặc thù của tỉnh.

- Tổng hợp cập nhật các thông tin hướng dẫn của Bộ Thương mại về các điều kiện cam kết tự do hoá về thương mại và dịch vụ khi gia nhập WTO, trong khuôn khổ ASEAN đến năm 2010 và các năm tiếp theo, hướng dẫn các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã để thực hiện.

- Căn cứ vào hướng dẫn phân loại các ngành dịch vụ của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại ban hành, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, xây dựng hệ thống biểu mẫu lập kế hoạch hàng năm, biểu mẫu báo cáo hoạt động dịch vụ tháng, quý, năm hướng dẫn cho các Sở, ngành và các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh rà soát lại các ngành hoạt động dịch vụ hiện chưa rõ cơ quan quản lý báo cáo UBND tỉnh để trình Chính phủ bổ sung chức năng quản lý cho các bộ, ngành liên quan.

- Tham mưu đề xuất kiện toàn tổ chức cán bộ để thực hiện công tác thống kê dịch vụ theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản quy định hiện hành.

6. Các Sở, ngành: Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Xây dựng; Công nghiệp; Giao thông vận tải, Bưu điện tỉnh, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh; Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Khoa học - Công nghệ; Tài nguyên & Môi trường; Giáo dục; Y tế và các Sở có liên quan; UBND các huyện, Thị xã:

Trên cơ sở chỉ tiêu, biểu mẫu hướng dẫn của Cục Thống kê tỉnh và Sở Thương mại, chủ động xây dựng kế hoạch dịch vụ hàng năm và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thích hợp để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực của ngành và địa phương quản lý. Đồng thời tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động dịch vụ thuộc ngành quản lý để báo cáo theo quy định.

7. Tiến độ và chế độ báo cáo:

- Đến 28/2/2007 Cục Thống kê tỉnh và Sở Thương mại hoàn chỉnh hệ thống biểu mẫu hướng dẫn cho các Sở, ngành và các huyện, thị xã thực hiện.

- Các Sở, ngành và UBND các huyện, Thị xã:

(1) Đánh giá lại tình hình thực hiện lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2001 - 2005 và năm 2006 thuộc lĩnh vực đơn vị và địa phương mình phụ trách.

(2) Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ năm 2007 và kế hoạch dịch vụ 5 năm 2006 - 2010 của đơn vị địa phương mình để bổ sung vào kế hoạch phát triển năm 2007 và kế hoạch 5 năm (2006- 2010) của đơn vị, địa phương phụ trách.

(3) Hàng năm xây dựng kế hoạch dịch vụ cùng với việc xây dựng kế hoạch tổng thể của đơn vị và địa phương.

(4) Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi lĩnh vực dịch vụ tại bộ phận làm công tác kế hoạch của đơn vị mình.

(Nội dung (1), (2), (4) nêu trên hoàn thành gửi các cơ quan liên, Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cục Thống kê tỉnh trước 30/3/2007).

+ Tổng hợp báo cáo thường xuyên và định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, báo cáo quý, 6 tháng và báo cáo năm về lĩnh vực dịch vụ trong ngành và địa phương mình phụ trách, gửi các cơ quan liên quan đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cục Thống kê tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ./.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 79/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu79/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/12/2006
Ngày hiệu lực28/12/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/07/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 79/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phát triển dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội 2006 2010 Lai Châu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phát triển dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội 2006 2010 Lai Châu
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu79/2006/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lai Châu
                Người kýTrần Văn Phu
                Ngày ban hành28/12/2006
                Ngày hiệu lực28/12/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/07/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phát triển dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội 2006 2010 Lai Châu

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phát triển dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội 2006 2010 Lai Châu