Quyết định 83/QĐ-NH2

Quyết định 83/QĐ-NH2 năm 1996 về Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Quyết định 83/QĐ-NH2 Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thay thế bởi Quyết định 2568/QĐ-NHNN danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 2015 và được áp dụng kể từ ngày 15/12/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 83/QĐ-NH2 Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 83/QĐ-NH2

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN THAM GIA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - tài chính Ngân hàng Nhà nước;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ này ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Giám đốc Trung Tâm tin học Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc, Giám đốc Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Ngân hàng thương mại Cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, kho bạc Nhà nước thi hành Quyết định này.

 

 

Đỗ Quế Lượng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN THAM GIA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-NH2 Ngày 9 tháng 4 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Để việc tổ chức và triển khai thực hiện nghiệp vụ thanh toán điện tử Liên Ngân hàng bảo đảm nhanh chóng, an toàn; các Ngân hàng Thương mại muốn được tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG:

1. Phạm vi thanh toán: bao gồm tất cả các khoản chuyển tiền điện tử, các khoản thanh toán bù trừ qua mạng vi tính (bù trừ điện tử) giữa các Ngân hàng khác hệ thống mà các Ngân hàng đó được tham gia thanh toán.

2. Đối tượng: là các Ngân hàng Thương mại (bao gồm Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Ngân hàng Liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Kho bạc Nhà nước) có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của văn bản này.

II. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN CỦA NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN THAM GIA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG:

Muốn trở thành thành viên tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, các Ngân hàng phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

1. Các điều kiện phải có:

1.1. Phải là một Ngân hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyết định thành lập và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ về thanh toán.

1.2. Đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên đảm bảo có đủ số dư để thực hiện thanh toán.

1.3. Có quá trình chấp hành tốt chế độ và kỷ luật thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ chứng từ, chế độ hạch toán kế toán.

1.4. Có cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế, quy định liên quan đến thanh toán điện tử Liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, gồm:

- Quy chế chuyển tiền điện tử.

- Quy chế thanh toán bù trừ điện tử.

- Quy chế về truyền tin và xử lý số liệu thông tin.

- Quy định về lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ.

- Quy định về hạch toán trong các đơn vị Ngân hàng.

- Quy định về mã code Ngân hàng, về chứng từ, ngoại tệ.

- Quy định về trả phí dịch vụ thanh toán.

2. Các tiêu chuẩn cần thiết:

2.1. Trang thiết bị kỹ thuật đủ tiêu chuẩn để thực hiện thanh toán điện tử Liên Ngân hàng:

- Đã có đủ các loại máy móc vi tính để thực hiện và xử lý được các nghiệp vụ thanh toán phát sinh do Ngân hàng thực hiện.

- Xây dựng được các phần mềm thích ứng, phù hợp để hoà nhập vào phần mềm thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, bao gồm:

+ Phần kết nối vào mạng thanh toán điện tử Liên Ngân hàng,

+ Phần bảo mật đảm bảo an toàn tài sản.

- Có một trung tâm xử lý thông tin nhanh nhạy, thông suốt theo các chuẩn mực quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu của thanh toán điện tử Liên Ngân hàng cũng như thanh toán nội bộ trong một Ngân hàng.

2.2. Thường xuyên có phát sinh các nghiệp vụ thanh toán Liên Ngân hàng (bao gồm thanh toán séc, chuyển tiền giữa các Ngân hàng, thanh toán bù trừ...) có khối lượng giao dịch thanh toán Liên Ngân hàng (khác Ngân hàng) tối thiểu 30 món/ngày.

2.3. Đã có hoặc cam kết sẽ có các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.4. Đã có các cam kết chấp hành kỷ luật tín dụng đối với khoản thiếu hụt vốn trong thanh toán theo cơ chế thị trường (lãi suất cao hơn thị trường) khi được vay trên thị trường Liên Ngân hàng, vay các Ngân hàng thương mại hoặc vay Ngân hàng Nhà nước.

2.5. Có đội ngũ cán bộ có trình độ để làm tốt các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, phải nắm vững:

- Kế toán Ngân hàng,

- Xử lý thành thạo quy trình nghiệp vụ thanh toán,

- Xử lý được nghiệp vụ kỹ thuật và thanh toán trên máy vi tính.

2.6. Có đầy đủ quy trình hạch toán, luân chuyển, xử lý, bảo quản tài liệu kế toán theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

III. THỦ TỤC XIN THAM GIA VÀ XÉT DUYỆT CÁC THÀNH VIÊN:

1. Các Ngân hàng Thương mại khi đã có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn nói trên muốn tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng thì phải lập và nộp các hồ sơ sau đây cho Ngân hàng Nhà nước nơi mình mở tài khoản:

- Đơn xin tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng.

- Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi trở thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng.

2. Xét duyệt công nhận Ngân hàng thành viên.

- Khi Ngân hàng Thương mại nộp hồ sơ, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chấp nhận kết nạp thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng và lập thông báo gửi cho tất cả các Ngân hàng thành viên khác biết để giao dịch thanh toán.

IV. XỬ LÝ VI PHẠM:

1. Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt trong các trường hợp:

- Không đảm bảo khả năng thanh toán khi có yêu cầu phát sinh,

- Thanh toán chậm trễ, không sòng phẳng,

- Không chấp hành đúng các quy định có liên quan đến quy trình kỹ thuật, các chuẩn mực trong thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Mức xử phạt:

- Nếu gây thiệt hại về tài chính, kinh tế cho khách hàng hoặc Ngân hàng thành viên khác thì phải bồi thường thiệt hại đó cho khách hàng hoặc Ngân hàng bị thiệt hại.

- Nếu vi phạm ba lần thì sẽ bị đình chỉ tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng tạm thời trong thời gian 6 tháng để chẩn chỉnh, sau đó sẽ được tham gia trở lại.

- Nếu vi phạm từ lần thứ tư trở đi thì bị đình chỉ vĩnh viễn và xoá tên Ngân hàng thành viên trong thanh toán điện tử Liên Ngân hàng.

V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC:

1. Đối với các Ngân hàng Thương mại không đủ điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, có thể chọn một Ngân hàng thành viên làm đại diện (Ngân hàng được uỷ quyền) để thông qua Ngân hàng này thực hiện thanh toán Liên Ngân hàng. Ngân hàng Thương mại không đủ các điều kiện và tiêu chuẩn nói trên phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng đại diện.

2. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 83/QĐ-NH2

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu83/QĐ-NH2
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/04/1996
Ngày hiệu lực09/04/1996
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 83/QĐ-NH2

Lược đồ Quyết định 83/QĐ-NH2 Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 83/QĐ-NH2 Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu83/QĐ-NH2
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
                Người kýĐỗ Quế Lượng
                Ngày ban hành09/04/1996
                Ngày hiệu lực09/04/1996
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 83/QĐ-NH2 Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 83/QĐ-NH2 Quy chế Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng