Quyết định 8835/QĐ-UBND

Quyết định 8835/QĐ-UBND năm 2014 thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Đà Nẵng

Quyết định 8835/QĐ-UBND 2014 thành lập quản lý sử dụng Quỹ phòng chống tội phạm Đà Nẵng đã được thay thế bởi Quyết định 4138/QĐ-UBND 2019 bãi bỏ Quyết định 8835/QĐ-UBND Đà Nẵng và được áp dụng kể từ ngày 16/09/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định 8835/QĐ-UBND 2014 thành lập quản lý sử dụng Quỹ phòng chống tội phạm Đà Nẵng


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8835/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 4 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Phòng, chống tội phạm;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 47/2012/QĐ-TTg Quỹ phòng chống tội phạm">168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Phòng, chống tội phạm;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính thành phố tại Công văn số 2669/STC-QLNS ngày 21 tháng 11 năm 2014.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Đà Nẵng để hỗ trợ cho công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động

1. Quỹ phòng, chống tội phạm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, công khai, minh bạch.

2. Việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống tội phạm phải đúng mục đích, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Nguồn hình thành Quỹ

1. Nguồn tiền, tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu trong các vụ án hình sự về tội phạm và ma túy (trừ các chất ma túy và những tang vật phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật).

2. Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố.

3. Nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Tiếp nhận, quản lý nguồn tiền, tài sản, phương tiện, tang vật bị tịch thu từ các vụ án và mức trích lập Quỹ phòng, chống tội phạm

Sau khi bản án, quyết định của Tòa án đối với các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án các cấp hoặc cơ quan đang quản lý tiền, tài sản, phương tiện, tang vật, có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ số tiền, tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu trong các vụ án về hình sự (trừ các chất ma túy và tang vật phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật) cho Sở Tài chính nơi Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm.

Sở Tài chính tiếp nhận toàn bộ số tiền, tài sản, tang vật, phương tiện do cơ quan Thi hành án các cấp hoặc cơ quan đang quản lý tiền, tài sản, phương tiện, tang vật chuyển giao; tổ chức bán đấu giá tài sản, tang vật, phương tiện (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật và tạm nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Sở Tài Chính để xử lý theo quy định hiện hành. Tổng số tiền thu được (sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý) được trích, chuyển như sau:

1. Đối với các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng:

a) Trích 42% cho Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương;

b) Trích 58% cho Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố.

2. Đối với các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng:

a) Trích 30% để thưởng cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp truy bắt tội phạm, phát hiện, điều tra, truy tố xét xử các vụ án. Sau khi thực hiện thưởng cho các cá nhân và tập thể theo quy định nêu trên, số tiền còn lại (nếu có) được xem là 100% và được xử lý như sau:

- Trích 42% chuyển vào Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương;

- Trích 58% chuyến vào quỹ phòng, chống tội phạm thành phố.

b) Trích 30%, chuyển vào Quỹ phòng, chống tội phạm Trung ương.

c) Trích 40%, chuyển vào Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố.

Điều 5. Nội dung và mức chi của Quỹ phòng, chống tội phạm

1. Nội dung và mức chi thực hiện theo khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 168/2013/TT-BTC-BCA ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm.

2. Căn cứ Quyết định hỗ trợ kinh phí của Ủy ban nhân dân thành phố, số dư trên tài khoản của Quỹ, Sở Tài chính lập thủ tục chi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.

Điều 6. Lập dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra

1. Lập dự toán:

Khi có nhu cầu sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố, các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung chi và mức chi tại Điều 5 Quyết định này lập dự toán gửi Sở Tài chính. Trong phạm vi số dư thực có của Quỹ, Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt

2. Quyết toán:

a) Các cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận, sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm phải mở sổ kế toán để theo dõi các khoản thu chi và lập báo cáo quyết toán theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính về sử dụng kinh phí theo định kỳ và báo cáo quyết toán 6 tháng, hàng năm gửi cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố (thông qua Sở Tài chính). Sở Tài chính tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt gửi Bộ Công an và Bộ Tài chính theo quy định.

b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng và quản lý Quỹ phòng chống tội phạm thành phố chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các số liệu trong quản lý, sử dụng và báo cáo quyết toán.

3. Số dư Quỹ phòng, chống tội phạm; kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị từ Quỹ phòng, chống tội phạm cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng, không sử dụng cho mục đích khác.

4. Quỹ phòng, chống tội phạm chịu sự kiểm tra, giám sát và kiểm toán của Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý, điều hành Quỹ

1. UBND thành phố Đà Nẵng trực tiếp quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống tội phạm.

2. Sở Tài chính:

a) Mở tài khoản Quỹ phòng, chống tội phạm tại Kho bạc nhà nước Đà Nẵng để theo dõi, quản lý thu, chi và quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm theo quy định.

b) Tiếp nhận những khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy của địa phương.

c) Thẩm định dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

d) Giúp UBND thành phố tổng hợp số liệu thu, chi theo dõi, quản lý, cấp phát và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm

3. Công an thành phố:

a) Phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trong quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với các vụ án phạm tội về hình sự và các vụ án phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống tội phạm. Đề xuất mức chi hỗ trợ, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân theo quy định.

4. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thông báo Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật cho Công an thành phố, Sở Tài chính và cơ quan Thi hành án thành phố để làm cơ sở trích lập Quỹ phòng, chống tội phạm theo quy định.

5. Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp chịu trách nhiệm thi hành bản án, quyết định của Tòa án đối với các vụ án phạm tội về hình sự và các vụ án phạm tội về ma túy tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại kho bạc nhà nước Đà Nẵng.

Điều 8. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Công an thành phố Đà Nẵng, Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 9;
- Thường trực HĐND tp (để b/c);
- CT, các PCT UBND tp;
- Cục Thi hành án dân sự tp;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Báo Đà Nẵng, Đài DRT;
- Trung tâm tin học Công báo, Cổng TTĐT tp;
- Lưu: VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Văn Hữu Chiến

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 8835/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 8835/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 04/12/2014
Ngày hiệu lực 04/12/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 16/09/2019
Cập nhật 4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 8835/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 8835/QĐ-UBND 2014 thành lập quản lý sử dụng Quỹ phòng chống tội phạm Đà Nẵng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 8835/QĐ-UBND 2014 thành lập quản lý sử dụng Quỹ phòng chống tội phạm Đà Nẵng
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 8835/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Văn Hữu Chiến
Ngày ban hành 04/12/2014
Ngày hiệu lực 04/12/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 16/09/2019
Cập nhật 4 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 8835/QĐ-UBND 2014 thành lập quản lý sử dụng Quỹ phòng chống tội phạm Đà Nẵng

Lịch sử hiệu lực Quyết định 8835/QĐ-UBND 2014 thành lập quản lý sử dụng Quỹ phòng chống tội phạm Đà Nẵng