Quyết định 41/2009/QĐ-UBND

Quyết định 41/2009/QĐ-UBND Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đồng Nai

Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND quy chế tổ chức hoạt động Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Đồng Nai đã được thay thế bởi Quyết định 24/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Đồng Nai và được áp dụng kể từ ngày 01/07/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND quy chế tổ chức hoạt động Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Đồng Nai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2009/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 17 tháng 6 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 87/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 78/TTr-LĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đồng Nai được ban hành kèm theo Quyết định số 2007/QĐ.UBT ngày 26/8/1994 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đồng Nai.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Văn Một

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 41/2009/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí, chức năng

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Chi cục) là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 2. Chi cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai theo đúng quy định của pháp luật.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 4. Nhiệm vụ

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng mại dâm, cai nghiện ma túy ở các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh.

2. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan các cấp tổ chức thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy đã được phê duyệt.

3. Hướng dẫn cho các ngành, các cấp tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, trẻ em bị lạm dụng tình dục.

4. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao động xã hội (cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm, người sau cai nghiện ma túy) trên địa bàn tỉnh.

5. Thống nhất quản lý các nguồn kinh phí sự nghiệp phòng, chống tệ nạn xã hội được giao và chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao.

Điều 5. Quyền hạn

1. Tổ chức các hoạt động chuyên môn của Chi cục theo chức năng nhiệm vụ được giao.

2. Ký kết giao ước với các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, các tổ chức xã hội để thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Phân bổ, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp phòng, chống tệ nạn xã hội hàng năm với các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và phòng Lao động - Thương binh Xã hội các huyện, thị xã, thành phố theo đúng quy định của pháp luật.

4. Tham mưu cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác phối hợp liên ngành; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nắm tình hình, tổng hợp báo cáo, tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

5. Quản lý, sử dụng đúng mục đích tài sản và các nguồn kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

6. Đề nghị biểu dương khen thưởng, thi hành kỷ luật, đề nghị tuyển dụng và cho thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục theo đúng quy định hiện hành.

Chương III

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHI CỤC TRƯỞNG

Điều 6. Nhiệm vụ của Chi cục Trưởng

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch về phòng, chống tệ nạn xã hội trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền.

2. Chuẩn bị các nội dung báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các công việc về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.

3. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (khi được mời dự ). Trường hợp Chi cục Trưởng không tham dự được các cuộc họp của Sở có nội dung liên quan đến nhiệm vụ của Chi cục, có thể cử Phó Chi cục Trưởng dự thay (trường hợp cử cán bộ đi dự họp thay thì Lãnh đạo Chi cục phải báo cáo lý do và được chủ trì cuộc họp chấp thuận trước).

4. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Trưởng.

5. Không chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; không ban hành những văn bản trái với quy định của pháp luật. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền được giao phải xin ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh Xã hội.

6. Chịu trách nhiệm khi có khuyết điểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng trong cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Trưởng.

7. Triển khai những chủ trương, chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và phạm vi trách nhiệm của các tổ chuyên môn, cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục.

8. Chỉ đạo và kiểm tra cán bộ, công chức thuộc Chi cục trong việc giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức và cá nhân; kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho nhân dân trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Điều 7. Quyền hạn của Chi cục Trưởng

1. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác của cán bộ, công chức thuộc Chi cục.

3. Quản lý biên chế, đề nghị tuyển dụng, tiếp nhận, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Chi cục và phân cấp của Sở.

4. Tổ chức đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội nói chung và phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục.

5. Quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Chi cục và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

6. Phân công hoặc ủy quyền cho Phó Chi cục Trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Trưởng.

7. Thực hiện các quyền hạn của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và các quyền hạn khác theo phân cấp, theo ủy quyền của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương IV

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 8. Lãnh đạo Chi cục

1. Chi cục có Chi cục Trưởng và 2 Phó Chi cục Trưởng.

a) Chi cục Trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Phó Chi cục Trưởng là người giúp việc cho Chi cục Trưởng điều hành một số mặt công tác được Chi cục Trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và trước pháp luật về những công việc được phân công khi Chi cục Trưởng vắng mặt.

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Chi cục Trưởng và Phó Chi cục Trưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy bao gồm:

1. Tổ nghiệp vụ.

2. Tổ tổng hợp, tổ chức - hành chính.

Điều 10. Tổ trưởng có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Chi cục kiểm tra, đôn đốc công việc chuyên môn của cán bộ, công chức trong tổ; duy trì chế độ sinh hoạt và xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Tổ trưởng do Chi cục Trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Ngoài ra, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể Chi cục có thể hợp đồng một số chuyên viên, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ giúp Chi cục Trưởng và Phó Chi cục Trưởng thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian nhất định. Những chuyên viên và nhân viên hợp đồng do Chi cục tự trả lương, thưởng và mọi chế độ khác theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 11. Biên chế

1. Biên chế hành chính của Chi cục hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong tổng biên chế hành chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Chi cục Trưởng là người quyết định bố trí cán bộ, công chức của Chi cục phù hợp chức danh tiêu chuẩn ngạch công chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 12. Chế độ làm việc

Chi cục Trưởng làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định ban hành nội quy làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất của các tổ công tác trực thuộc, của cán bộ, công chức trong Chi cục; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nội quy và quy chế đó.

Chương V

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 13. Tài sản

1. Tài sản của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đồng Nai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước giao cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức Chi cục tổ chức quản lý và sử dụng. Chi cục Trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các tài sản của Nhà nước giao.

2. Khi cần trang bị, mua sắm mới các tài sản, vật tư, trang thiết bị hoặc thanh lý, sang nhượng, cho thuê, cho mượn các tài sản dư thừa chưa dùng đến hoặc không cần dùng đến, Chi cục Trưởng phải báo cáo với Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện sau khi được chấp thuận.

Điều 14. Tài chính

1. Vốn và nguồn vốn hoạt động của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh được hình thành từ ngân sách Nhà nước cấp phát theo dự toán kinh phí hàng năm của Chi cục sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, trong nước và các nguồn khác theo quy định.

2. Vốn và nguồn vốn của Chi cục phải được phản ánh rõ ràng, trung thực, đầy đủ trên hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, thống kê và phải được quản lý, sử dụng chặt chẽ đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Niên độ tài chính của Chi cục bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm theo năm dương lịch. Hàng năm, quý, 06 tháng, Chi cục phải lập báo cáo quyết toán tài chính cho kỳ vừa qua và lập dự toán kinh phí hoạt động cho kỳ kế tiếp. Khi kết thúc niên độ tài chính, Chi cục phải tổ chức kiểm kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp báo cáo về tài chính, tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật.

Chương VI

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 15. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chi cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. Chi cục Trưởng chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, chỉ thị của Giám đốc Sở, thường xuyên báo cáo công tác với Lãnh đạo Sở.

2. Trước khi Chi cục thực hiện chủ trương, quyết định của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Trưởng phải báo cáo xin ý kiến Giám đốc Sở, trước hết là đồng chí Phó Giám đốc phụ trách khối.

Điều 16. Đối với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

Chi cục chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội về chuyên môn nghiệp vụ, các mặt công tác do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phụ trách, Chi cục Trưởng chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, văn bản chỉ đạo của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, có trách nhiệm báo cáo tình hình kết quả công tác chuyên môn theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

Điều 17. Đối với các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Sở và phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa

1. Đối với các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Sở: Chi cục tăng cường mối quan hệ với các phòng, ban chuyên môn của Sở trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau theo chức năng của từng cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ chung và chức năng nhiệm vụ của Chi cục.

2. Đối với các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố Biên Hòa: Chi cục phối hợp hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 18. Đối với Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Đồng Nai

Chi cục giúp việc cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác hướng dẫn, kiểm tra, nắm tình hình kết quả các hoạt động của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Đồng Nai và báo cáo Giám đốc Sở biết và chỉ đạo.

Điều 19. Đối với các sở, ban, ngành của tỉnh

Chi cục là đơn vị giúp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác phối hợp với các ban, ngành liên quan để triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, trên cơ sở thống nhất của lãnh đạo các ngành và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức triển khai, thực hiện Quy định này.

Điều 21. Việc sửa đổi bổ sung Quy định này do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi đã thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan./.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 41/2009/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu41/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/06/2009
Ngày hiệu lực27/06/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2019
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 41/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND quy chế tổ chức hoạt động Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Đồng Nai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND quy chế tổ chức hoạt động Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Đồng Nai
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu41/2009/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đồng Nai
                Người kýVõ Văn Một
                Ngày ban hành17/06/2009
                Ngày hiệu lực27/06/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2019
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND quy chế tổ chức hoạt động Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Đồng Nai

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND quy chế tổ chức hoạt động Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Đồng Nai