Quyết định 861/QĐ-UBND

Quyết định 861/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định số 861/QĐ-UBND năm 2010 phát triển thông tin truyền thông An Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 861/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 07 tháng 5 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến 2010;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTG ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 06/01/2009 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến 2010 và một số định hướng đến 2015; Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 363/TTr-KHĐT-THQH ngày 27/4/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thông tin truyền thông nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Sở Thông tin và Truyền thông (Đề án kèm theo).

Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện cụ thể Đề án phát triển thông tin truyền thông nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thông tin Truyền thông (để b/c);
- PCT.UBND tỉnh Phạm Biên Cương;
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: KT, VT.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Biên Cương

 

UBND TỈNH AN GIANG
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 01/ĐA-STTTT

Long Xuyên, ngày 22 tháng 03 năm 2010

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

* Các căn cứ lập đề án:

Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến 2010;

Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020;

Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 06/01/2009 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến 2010 và một số định hướng đến 2015; Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới;

Văn bản số 3551/UBND-KT ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh về việc dời thời gian thực hiện nhiệm vụ phân công cho Sở CT và Sở TTTT trong Quyết định 1169/QĐ-UBND,

Phần 1.

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN 2009

1.1. Bưu chính, viễn thông, internet:

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BCVT: Bưu Điện An Giang, Viễn thông An Giang, Vinaphone, Mobifone (VNPT Group), Viettel, Saigon Postel, EVN Telecom, SFone và Hanoi Telecom.

Ước thực hiện năm 2009:

- Tổng doanh thu của các doanh nghiệp ước trong năm 2009 đạt 644,7 tỉ đồng; trong đó thu viễn thông 593,1 tỉ; thu Internet và thu bưu chính, dịch vụ khác 51,6 tỉ.

- Số máy điện thoại phát triển ước trong năm 2009 là 743,8 ngàn thuê bao. Lũy kế số thuê bao ước có trên mạng đến cuối năm 2009 là gần 2,43 triệu thuê bao, tăng 48% so với năm 2008.

- Số thuê bao Internet phát triển ước trong năm 2009 là 10,2 ngàn thuê bao. Lũy kế số thuê bao ước có trên mạng đến cuối năm 2009 là gần 32 nghìn thuê bao, tăng 47% so với năm 2008.

Đánh giá mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới của 139 xã, thị trấn tỉnh An Giang về bưu chính, viễn thông:

* Các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng:

Huyện, thị, TP

Có điểm phục vụ BCVT (đại lý bưu điện, bưu cục, điểm BĐVHX)

Có internet đến ấp khóm

Đạt (xã, TT)

Chưa đạt (xã, TT)

Đạt (xã, TT)

Chưa đạt (xã,TT)

Tổng số

101/107

6/107

63/107

44/107

Tỉ lệ

94,4%

5,6%

58,9%

41,1%

TP Long Xuyên

2/2

0/2

1/2

1/2

TX Châu Đốc

2/3

1/3

2/3

1/3

An Phú

14/14

0/14

14/14

0/14

TX Tân Châu

8/9

1/9

6/9

3/9

Phú Tân

18/18

0/18

12/18

6/18

Chợ Mới

18/18

0/18

13/18

5/18

Châu Thành

12/13

1/13

7/13

6/13

Châu Phú

13/13

0/13

4/13

9/13

Thoại Sơn

14/17

3/17

4/17

13/17

Nguồn: Bưu điện tỉnh An Giang và Viễn thông tỉnh An Giang đến 31/12/2009

* Các huyện miền núi:

Huyện, thị, TP

Có điểm phục vụ BCVT (đại lý bưu điện, bưu cục, điểm BĐVHX)

Có internet đến ấp khóm

Đạt (xã,TT)

Chưa đạt (xã,TT)

Đạt (xã,TT)

Chưa đạt (xã,TT)

Tổng số

26/29

3/29

17/29

12/29

Tỉ lệ

89,7%

10,3%

58,6%

41,4%

Tri Tôn

14/15

1/15

8/15

7/15

Tịnh Biên

12/14

2/14

9/14

5/14

Nguồn: Bưu điện tỉnh An Giang và Viễn thông tỉnh An Giang đến 31/12/2009

Như vậy, về mặt chỉ tiêu chung toàn tỉnh, các tiêu chí về bưu chính, viễn thông so với tiêu chí quy định xã nông thôn mới: xã có điểm phục vụ BCVT trên 93% số xã đạt, tiêu chí có internet đến ấp khóm có gần 59% số xã đạt.

1.2. Hiện trạng hoạt động báo chí:

a. Hệ thống phát thanh truyền hình tỉnh:

- Đài phát thanh truyền hình tỉnh An Giang: tiếp tục cải tiến chương trình phát thanh, truyền hình, đẩy mạnh sản xuất chương trình mang tính đặc thù của ATV, tăng thời lượng sóng phát thanh và sóng phát hình. Đặc biệt, từ 02/9/2009, sóng truyền hình An Giang đã tăng thời lượng từ 19 lên 24 giờ/ngày. Qua đó, tăng các chương trình do Đài sản xuất, tăng lần phát, đang hoàn tất các thủ tục để hòa sóng ATV vào mạng truyền hình cáp HTVC.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Trung tâm phát thanh - truyền hình, dự án núi Cấm, sửa chữa hạng mục nhà đặt máy phát dự án AM, chuẩn bị tham gia mạng truyền hình cáp và sẽ tham gia Vinasat 1 trong thời điểm thích hợp. Đài tiếp tục được tự chủ, ngoài khoản ngân sách cấp, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động từ nguồn thu quảng cáo, vận động tài trợ và hợp đồng tuyên truyền.

- Các đài truyền hình cáp: hiện có 2 hệ thống truyền hình cáp hoạt động trên địa bàn.

+ Truyền hình cáp An Giang (hợp tác giữa Đài truyền hình TPHCM và Đài PTTH AG): mới triển khai ở Long Xuyên trên 2000 thuê bao, đang tiếp tục triển khai đến các huyện, thị trong tỉnh.

+ Trung tâm truyền hình cáp VCTV tại An Giang là Chi nhánh của Công ty cổ phần Điện tử Tin học Viễn thông phối hợp với Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam (Đài truyền hình Việt Nam) triển khai mạng truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh An Giang. Đã triển khai ở Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Phú, Tân Châu với số lượng thuê bao trên 15 ngàn.

Các chỉ tiêu về phát thanh truyền hình đến 2009 (ước TH):

+ Tỉ lệ hộ xem được Đài truyền hình VN: 98%

+ Tỉ lệ hộ nghe được Đài tiếng nói VN: 100%

+ Tỉ lệ hộ có phương tiện nghe, nhìn: 90%

b. Hệ thống đài truyền thanh cấp huyện: 06 đài truyền thanh cấp huyện (Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Châu Phú). Các đài truyền thanh huyện do UBND huyện trực tiếp quản lý, đã thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thanh các đài trung ương, tỉnh, đồng thời phản ánh kịp thời những nội dung phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương.

Ngoài ra, do yêu cầu thực tế trong công tác truyền thanh, một số huyện đã thành lập các Tổ truyền thanh cấp huyện (Phú Tân, Thoại Sơn).

c. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở (cấp xã): 154 đài truyền thanh cấp xã.

- Với hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư và nỗ lực của địa phương, đài phát thanh cơ sở đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền tại địa phương, góp phần thực hiện được chỉ tiêu truyền thanh đến dân cư như kết quả toàn tỉnh đã nói ở trên.

- Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư còn khá thấp, kể cả tại Long Xuyên và Châu Đốc; đặc biệt còn khá nhiều phường, xã thị trấn còn ở mức dưới 50% (thậm chí mới ở mức 20%). Do đó cần có giải pháp để vừa thay thế, nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới.

- Về chương trình nội dung phát thanh hàng ngày, hầu hết đều tập trung tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình An Giang, Chương trình truyền thanh của huyện và một số văn bản phổ biến chủ trương của Đảng bộ, UBND xã ở địa phương. Tuy nhiên, công tác biên tập chưa được thường xuyên, nhiều xã vẫn chưa xây dựng được chương trình phát thanh định kỳ trong tuần, trong tháng; chưa nắm bắt và đưa tin kịp thời về những kết quả thiết thực trong phong trào thi đua cách mạng ở địa phương.

Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư:

 

2008

KH 2010

Bình quân toàn tỉnh

74

86

a. Long Xuyên:

84

95

b. Châu Đốc:

87

95

c. An Phú:

86

92

d. Tân Châu:

90

95

đ. Châu Thành:

75

90

e. Thoại Sơn:

55

70

g. Phú Tân:

72

85

h. Chợ Mới:

74

85

i. Châu Phú:

70

85

g. Tri Tôn:

57

70

h. Tịnh Biên:

58

70

d. Báo in và báo điện tử:

Mạng lưới báo in đến 2009:

* Cơ quan báo chí: 04 cơ quan báo chí, gồm có:

- Báo An Giang thuộc Đảng bộ tỉnh An Giang.

- Tạp chí Khoa học và Công nghệ An Giang thuộc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.

- Tạp chí Thất Sơn thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang.

- Tạp chí Hương Sen là cơ quan ngôn luận của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

* Bản tin: 16 bản tin của một số sở, ngành và doanh nghiệp trong tỉnh.

Ngày 31/3/2009, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 28/BC-UBND về việc Quy hoạch mạng lưới báo chí in đến 2020 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Riêng Báo An Giang trong năm 2008 đã xây dựng báo điện tử đi vào hoạt động tại địa chỉ http://baoangiang.com.vn

1.3. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT:

1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước

Đã triển khai thông suốt trong hệ thống quản lý và xử lý văn bản trực tuyến trên mạng đảm bảo các văn bản điều hành trên mạng đạt cơ bản trên 90% tại các đơn vị triển khai văn phòng điện tử. Cụ thể đến nay như sau:

+ Đối với cấp huyện: đã triển khai vận hành thông suốt hệ thống quản lý và xử lý văn bản trên mạng trên 46% (5/11 huyện thị, thành) từ huyện đến các các ngành tỉnh đã có triển khai văn phòng điện tử, đồng thời triển khai thí điểm liên thông đến 1 - 2 xã/huyện.

+ Đối với cấp sở ngành tỉnh: đã triển khai vận hành thông suốt hệ thống quản lý và xử lý văn bản trên mạng khoảng 60% (12/20 sở ngành tỉnh). Việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính đã triển khai cho 5/20 sở ngành bao gồm:

● Các dịch vụ công mức độ 2: các dịch vụ về thủ tục hành chính 1 cửa.

● Các dịch vụ mức độ 3: 161 dịch vụ công

▪ Đăng ký kinh doanh trực tuyến (Sở KHĐT + huyện Tân Châu): 6 dịch vụ công

▪ Cấp phép trực tuyến lĩnh vực giao thông vận tải: 82 dịch vụ công

▪ Cấp phép trực tuyến lĩnh vực y tế bao gồm cấp chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược, y tư nhân: 17 dịch vụ công

▪ Cấp phép trực tuyến lĩnh vực tài nguyên môi trường: 3 dịch vụ công

▪ Cấp phép trực tuyến lĩnh vực công thương: 53 dịch vụ công.

+ Cổng thông tin điện tử tỉnh đã được nâng cấp đảm bảo thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh đưa lên cổng thông tin điện tử tỉnh.

Các dự án triển khai chủ yếu:

- Dự án xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh và giải pháp tích hợp các cổng thông tin thành phần Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành: đến nay đã hoàn thành, vận hành ổn định.

- Dự án hệ thống thiết bị phục vụ hợp trực tuyến: đã triển khai và đi vào vận hành vào đầu tháng 5/2009 theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. Đang tiếp tục triển khai thực hiện việc cải tạo hệ thống âm thanh, chiếu sáng các phòng họp và sẽ hoàn thành trong tháng 12/2009 để hệ thống hoạt động chất lượng tốt hơn.

- Trong tháng 8/2009, đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá mô hình ứng dụng CNTT hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành, Hệ thống quản lý “một cửa” và khai trương một số dịch vụ công trực tuyến. Kết quả cho thấy mô hình có hiệu quả và cần được nhân rộng trong toàn tỉnh.

- Các dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp trung ương năm 2008 (1.100 triệu): trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh phân bổ vốn sự nghiệp trung ương năm 2008 cho 3 dự án ứng dụng CNTT (giai đoạn 1) tại 3 huyện: Tịnh Biên, Tân Châu và Châu Phú; đến nay đã hoàn thành.

- Các dự án đã triển khai hoàn thành khác:

+ Dự án ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình 01 cửa tại Sở TT&TT, Sở GTVT, Sở Công thương.

+ Dự án ứng dụng công nghệ thông tin về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (Sở Y tế làm chủ đầu tư).

+ Chương trình triển khai các hạng mục ứng dụng CNTT năm 2009 (vốn sự nghiệp tỉnh 2009).

- Các dự án đang triển khai:

+ Dự án ứng dụng CNTT theo mô hình 1 cửa tại Sở NNPTNT, Sở Ngoại vụ, Sở Xây dựng.

+ Dự án cập nhật và báo cáo trực tuyến các dự án đầu tư (Sở KHĐT).

- Dự án đã có quyết định phê duyệt:

+ Dự án ứng dụng CNTT theo mô hình 1 cửa tại Sở Nội vụ, Sở VHTTDL, Sở LĐTB-XH, Sở Tư pháp.

+ Dự án hệ thống thư điện tử và CSDL tra cứu (Sở TT&TT)

- Các dự án ứng dụng CNTT đang trình phê duyệt hoặc chuẩn bị trình:

+ Dự án ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” tại thị xã Châu Đốc.

+ Dự án ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” tại Văn phòng UBND tỉnh.

1.3.2. Về ứng dụng trong doanh nghiệp: tiếp tục hợp tác với Viện tin học doanh nghiệp VCCI mở các lớp đào tạo cho lãnh đạo và nhân viên của các doanh nghiệp trong toàn tỉnh.

- Mở 04 lớp về An toàn an ninh thông tin số liệu cho 85 người; mở 02 lớp đào tạo về quản trị mạng căn bản cho 40 học viên.

- Thực hiện chuyên mục “Công nghệ thông tin và truyền thông” trên đài truyền hình An Giang nhằm tuyên truyền, phổ biến ứng dụng CNTT&TT. Nội dung chương trình bước đầu đã mang lại cho doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh những nhận thức rõ hơn, tốt hơn về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.

Đánh giá chung đến 2009, thực trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp qua kết quả điều tra khảo sát gần 130 doanh nghiệp trên địa bàn: tình hình ứng dụng CNTT của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn An Giang về mặt bằng chung ở mức trung bình, một số đánh giá cụ thể như sau:

+ Các doanh nghiệp có ý thức được việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, các trang thiết bị văn phòng thông dụng: máy tính để bàn, máy xách tay, máy in, màn chiếu, máy chiếu, máy quét… để phục vụ công việc đã được mua sắm đầu tư khá đầy đủ; tuy nhiên việc đầu tư phần cứng của các doanh nghiệp tỉnh vẫn còn ở mức thấp, các thiết bị đã được đầu tư một lần, doanh nghiệp chưa có nhu cầu bổ sung nhiều hoặc nâng cấp, đổi mới.

+ Trong doanh nghiệp, việc ứng dụng phần mềm kế toán là nhiều nhất, và đều do các công ty cung cấp phần mềm kế toán có thị phần lớn trên thị trường như: Misa, SIS, SIC, Bravo, Tsoft…; Một số chương trình ứng dụng khác tùy thuộc vào qui mô và đặc thù của doanh nghiệp nên tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng còn thấp; các phần mềm lớn như: ERP, CRM, quản lý cổ đông và chi trả cổ tức... chủ yếu chỉ triển khai tại các doanh nghiệp có qui mô lớn hoặc khu công nghiệp, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nhận định của doanh nghiệp về lợi ích của các phần mềm quản lý, nghiệp vụ là thấp: tỷ lệ doanh nghiệp có nhận định cao 35,65%; trung bình 46,51% và thấp 17,84%... Những lý do của việc chưa ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp tiện ích vào hoạt động kinh doanh là: không phù hợp với quy trình sản xuất của doanh nghiệp: 53,48%; Chi phí của các ứng dụng phần mềm quá cao: 31,78%

+ Về cơ bản các doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu trong tin học văn phòng, quản lý tài chính, nhân sự và tìm kiếm thông tin trao đổi với khách hàng. Việc kết nối Internet sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (khai thác thông tin trên mạng Internet, giới thiệu sản phẩm trên mạng) của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng hơn, tỷ lệ doanh nghiệp dùng internet ở An Giang mức cao chiếm đến 83,72%. Hình thức kết nối Internet chủ yếu sử dụng đường truyền tốc độ cao ADSL 72,09%.

+ Việc phát triển các ứng dụng phục vụ cho thương mại điện tử còn rất hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả. Nhận định của DN về hiệu quả việc áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh của mình ở thấp.

1.4. Đánh giá chung và những khó khăn cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới:

a. Đánh giá chung:

- Đã có sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với sự phát triển trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Tình hình phát triển bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển thuận lợi, các chỉ tiêu tăng trưởng nhanh do các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn đẩy nhanh việc đầu tư hạ tầng viễn thông và nhờ chính sách hỗ trợ tích cực của địa phương.

- Đã bước đầu đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước gắn liền với công cuộc cải cách hành chính, trong đó một số sở ngành và huyện đã triển khai khá tốt về ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình 1 cửa tại đơn vị, ngày 1/9/2009 đã tổ chức Hội nghị đánh giá tổng kết mô hình ứng dụng CNTT gắn với CCHC và liên thông giữa các huyện và sở ngành để làm cơ sở triển khai hiệu quả tốt hơn trong toàn tỉnh. Nhiều dự án ứng dụng CNTT đã được phê duyệt và đã đang trong quá trình triển khai như: Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Dự án hệ thống thiết bị phục vụ họp trực tuyến; các dự án ứng dụng CNTT tại các sở: TTTT, KHĐT, Y tế, tại các huyện: Phú Tân, Tịnh Biên, Tân Châu, Châu Phú.

- Về phát thanh cơ sở, cơ bản đã phát triển về cơ sở vật chất cho các đài cơ cở hoạt động rộng khắp, được tỉnh ban hành Đề án phát triển hệ thống đài TT cơ sở đến 2015. Đài phát thanh cơ sở đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền tại địa phương, góp phần thực hiện được chỉ tiêu truyền thanh đến dân cư như kết quả toàn tỉnh đã nói ở trên, về chương trình nội dung phát thanh hàng ngày, hầu hết đều tập trung tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình An Giang, Chương trình truyền thanh của huyện và một số văn bản phổ biến chủ trương của Đảng bộ, UBND xã ở địa phương.

- Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị; thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương chính sách của Trung ương, địa phương, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội; nâng cao hiểu biết, nhận thức của nhân dân về các vấn đề của xã hội, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh. Đội ngũ những người làm báo có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Từng bước xây dựng được đội ngũ phóng viên, cộng tác viên nòng cốt, có trình độ, năng lực, xông xáo, nhạy bén đáp ứng yêu cầu khi cần thiết.

b. Những khó khăn, trở ngại.

- Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển vẫn còn tập trung ở khu vực đô thị và những vùng thuận lợi ở nông thôn, một số vùng sâu vẫn còn hạn chế, nhất là về phát triển mạng lưới internet băng rộng, đã gây không ít khó khăn khi tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận internet.

- Nguồn vốn tại địa phương còn hạn chế, đồng thời chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động, nên chưa mạnh dạn phân bổ vốn cho các dự án ứng dụng CNTT dẫn đến việc ứng dụng CNTT tại các huyện, thị còn hạn chế; bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT còn thiếu về nhân lực CNTT.

- Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT, xuất bản in, v.v... mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn một số chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật như: cung cấp và sử dụng dịch vụ internet tại các đại lý và điểm kinh doanh dịch vụ internet; đầu tư xây dựng các trạm BTS; dịch vụ chuyển phát v.v...

- Về truyền thanh cơ sở, hệ thống thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, có nơi xuống cấp nặng, hệ thống loa vô tuyến và hữu tuyến hư hỏng chưa kịp thời kiểm tra, sửa chữa nên tỷ lệ phủ sóng ở hộ dân cư của Đài truyền thanh cơ sở chưa cao, đặc biệt còn khá nhiều phường, xã thị trấn còn ở mức dưới 50% (thậm chí mới ở mức 20%). Do đó cần có giải pháp để vừa thay thế, nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới. Nguồn kinh phí cho hoạt động và đầu tư cho hệ thống truyền thanh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu hiện trạng, chưa nói đến yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh việc thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn và chính trị còn thấp, cán bộ làm công tác đài kiêm nhiệm nhiều việc, đồng thời lại thường bị điều động, thay đổi, đa số chưa được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, viết tin, bài cũng như kỹ thuật vận hành máy truyền thanh. Đây là một khó khăn lớn cần có giải pháp mang tính đồng bộ để xử lý trong những năm sắp tới.

II. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến 2015:

II.1. Mục tiêu:

1. Lĩnh vực Bưu chính, viễn thông và internet:

- Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet phủ khắp cả tỉnh, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông để tăng năng suất hiệu quả chung của ngành. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Đảm bảo thực hiện các tiêu chí nông thôn mới về bưu chính viễn thông theo qui định của UBND tỉnh.

- Xây dựng điểm bưu điện văn hóa xã thành điểm bưu chính, thư viện, cung cấp các dịch vụ điện thoại và internet cho nhân dân. Mở rộng phạm vi phục vụ các đại lý bưu điện, các điểm bưu điện văn hóa xã.

2. Lĩnh vực CNTT:

- Tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Làm cho các cơ quan nhà nước gần dân hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

- Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước các cấp và với các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

3. Lĩnh vực báo chí:

- Sắp xếp và phát triển mạnh mẽ, toàn diện mạng lưới báo in trong tỉnh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Nâng cấp, phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đảm bảo tỉ lệ phủ sóng các khu dân cư trên 95%. Hoàn thiện chất lượng chương trình, nội dung thông tin và chất lượng phủ sóng.

- Đài phát thanh truyền hình tỉnh và HT đài truyền thanh cấp huyện được củng cố, nâng cấp để đảm bảo thực hiện chức năng là một trong những công cụ của Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

- Phát triển truyền hình cáp đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để đáp ứng nhu cầu xem truyền hình cáp của các hộ gia đình.

II.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

* Bưu chính, viễn thông, internet:

- Tất các các xã, phường, thị trấn đều có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông (đại lý bưu điện, bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã) và năm 2010 và được nâng cấp mở rộng 2011-2015;

- Tỉ lệ internet đến ấp, khóm trong toàn tỉnh đạt 100%.

- Tỉ lệ tối thiểu số hộ dân biết sử dụng tin học và truy cập internet: 5% tại các xã, thị trấn thuộc các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; 10% tại các xã, phường, thị trấn còn lại.

* Báo chí:

- Các chỉ tiêu về phát thanh truyền hình:

+ Tỉ lệ hộ xem được Đài truyền hình VN: 100%.

+ Tỉ lệ hộ nghe được Đài tiếng nói VN: 100%

+ Tỉ lệ hộ có phương tiện nghe, nhìn: 100%

- Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư của HT đài truyền thanh cơ sở: 100%

- Báo in:

a. Cơ quan báo chí: 05 cơ quan báo chí, gồm có:

+ Báo An Giang thuộc Đảng bộ tỉnh An Giang.

+ Tạp chí Khoa học và Công nghệ An Giang thuộc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.

+ Tạp chí Thất Sơn thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang.

+ Tạp chí Văn hóa - Lịch sử thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang.

+ Tạp chí Hương Sen là cơ quan ngôn luận của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

b. Đặc san, bản tin:

- Đối với các Khu công nghiệp phát triển với số lượng đông công nhân, Ban quản lý khu công nghiệp có thể được xuất bản một đặc san hoặc bản tin nhằm phản ánh hoạt động của người lao động.

- Các cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam trong tỉnh nếu thực sự có nhu cầu thông tin về hoạt động hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, thông tin kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị thì có thể ra bản tin.

* Ứng dụng CNTT:

a) Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô toàn tỉnh

- Hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan được kết nối vào mạng truyền dẫn tốc độ cao, an toàn, bảo mật của Đảng và Nhà nước.

- Tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã kết nối mạng diện rộng của Đảng và Nhà nước đều được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực quốc gia.

- Bảo đảm hạ tầng kết nối các hệ thống thông tin có quy mô cấp tỉnh của các cơ quan nhà nước theo mô hình thống nhất.

b) Xây dựng các hệ thống thông tin nền tảng quy mô cấp tỉnh nhằm tạo môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước

- Hầu hết các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

- Từng bước chia sẻ các thông tin hành chính thiết yếu giữa các cơ quan nhà nước, bao gồm: dân cư, thuế, đất đai, xe cộ, xây dựng, thông tin kinh tế - xã hội nhằm giảm tối thiểu các thông tin yêu cầu từ người dân và doanh nghiệp.

- Bảo đảm ít nhất 70% các cuộc họp của UBND tỉnh với các huyện, thị, thành và giữa các cơ quan cấp tỉnh với huyện, thị thành được thực hiện trực tuyến trên môi trường mạng.

- Toàn bộ hồ sơ Quản lý cán bộ công chức các cấp được quản lý chung trên mạng với quy mô cấp tỉnh.

- Triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới tất cả các huyện, thị, thành.

c) Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô toàn tỉnh thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp

- Tiếp nhận và triển khai đảm bảo 80% người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế qua mạng (Cục thuế).

- Tiếp nhận và triển khai thủ tục hải quan điện tử (Cục Hải quan tỉnh).

- Tiếp nhận và triển khai đảm bảo 30% các đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn cho các cơ quan nhà nước được thực hiện qua mạng.

- Tiếp nhận và triển khai đảm bảo 30% công dân Việt Nam trên 14 tuổi được cấp chứng minh nhân dân sản xuất trên dây truyền hiện đại, với một số chứng minh nhân dân duy nhất không trùng lặp, chống được làm giả.

d) Bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước các cấp được hiệu quả, đồng bộ và thống nhất theo định hướng chung của quốc gia

- Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc là 90%.

- Tỷ lệ trung bình cơ quan nhà nước các cấp sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng là 90%.

- Tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước là 90%.

- Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang được nâng cấp và phát triển hoạt động ổn định, đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin. Các sở ban ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện có công thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp (đối với các cơ quan có cung cấp dịch vụ).

- Đẩy mạnh triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc 4 cho người dân và doanh nghiệp.

III. Mục tiêu định hướng đến 2020:

* Bưu chính, viễn thông, internet: Đến năm 2020, với hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển, An Giang đạt mức trung bình của cả nước về trình độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các tiêu chí vê nông thôn mới cần phải đạt:

- Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông (đại lý bưu điện, bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã) của các xã, phường, thị trấn được nâng cấp mở rộng;

- Tỉ lệ tối thiểu số hộ dân biết sử dụng tin học và truy cập internet: 15% tại các xã, thị trấn thuộc các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; 20% tại các xã, phường, thị trấn còn lại.

* Ứng dụng CNTT:

- Tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan NN trong tỉnh. Cán bộ, công chức có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

- Các dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến nếu cần thiết, từng bước tích hợp các dịch vụ công hướng tới nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau

* Báo chí:

- Báo in: phát triển mạnh mẽ, toàn diện mạng lưới báo in trong tỉnh. Lấy mục đích phục vụ lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân làm mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển. Giảm đầu mối các cơ quan báo chí theo phương thức một cơ quan báo chí quản lý một số ấn phẩm báo chí; khắc phục xu hướng thương mại hóa, tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, trùng lặp về nội dung, đối tượng, lãng phí trong khâu xuất bản, phát hành, góp phần nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ của báo chí in.

- Hệ thống đài phát thanh truyền hình:

+ Công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh;

+ Đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi có nhu cầu, được cung cấp thiết bị thu các kênh chương trình phát thanh, truyền hình kỹ thuật số với giá cả phù hợp.

IV. Các biện pháp:

1. Tuyên truyền và xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư:

a. Nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Đề án này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo cho mọi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thông tin và truyền thông, và mọi người dân trong tỉnh;

b. Thực hiện nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT&TT và nâng cao năng lực sử dụng CNTT&TT cho tất cả người dân trong tỉnh thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về CNTT&TT trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Tích cực giới thiệu, phổ biến tình hình phát triển và ứng dụng CNTT&TT của các nước trong khu vực và trên thế giới để thấy được khoảng cách phát triển CNTT&TT giữa Việt Nam và các nước khác,
giữa tỉnh An Giang với các tỉnh, thành phố khác trong nước và đối với cả nước.

c. Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực TT&TT trên địa bàn, đồng thời ban hành một số chính sách thuộc thẩm quyền tỉnh để cụ thể hóa các chính sách của trung ương trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư và SXKD trên địa bàn.

2. Vốn và nguồn vốn:

ĐVT: Triệu đồng

STT

Diễn giải

Tổng vốn

Trong đó

2011-2015

2016-2020

 

Tổng số

1.895.700

1.110.700

785.000

1

Bưu chính, viễn thông

1.450.000

850.000

600.000

2

Công nghệ thông tin

211.800

131.800

80.000

3

Phát thanh, truyền hình

233.900

128.900

105.000

 

- Đài PTTH tỉnh

120.000

80.000

40.000

 

- Đài TT huyện

16.150

11.150

5.000

 

- Đài TT cơ sở

62.750

37.750

25.000

 

Phân theo nguồn vốn:

 

 

 

1

Trung ương

45.000

15.000

30.000

2

Ngân sách tỉnh

323.120

193.120

130.000

 

- Sự nghiệp

104.520

56.920

47.600

 

* HT đài TT huyện, Đài TT cơ sở

39.320

24.320

15.000

 

* Công nghệ thông tin

65.200

32.600

32.600

 

- Đầu tư xây dựng

218.600

136.200

82.400

 

* Đài PTTH tỉnh

120.000

80.000

40.000

 

* Công nghệ thông tin

146.600

99.200

47.400

3

Ngân sách huyện

56.580

31.580

25.000

 

* HT đài TT huyện, Đài TT cơ sở

39.580

24.580

15.000

 

* Công nghệ thông tin

17.000

7.000

10.000

4

Doanh nghiệp BCVT

1.451.000

851.000

600.000

Ghi chú: (về chi hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn sự nghiệp cho CNTT và HT đài truyền thanh cơ sở):

a. Hệ thống đài TT cơ sở: (sử dụng nguồn vốn sự nghiệp)

- Giai đoạn 2011-2015: Mỗi năm ngân sách dành 4.800 triệu để hỗ trợ 50% kinh phí nâng cấp sửa chữa trang thiết bị cho hệ thống đài huyện và đài xã.

- Giai đoạn 2016-2020: Mỗi năm ngân sách dành 3.000 triệu để hỗ trợ 50% kinh phí nâng cấp sửa chữa trang thiết bị cho hệ thống đài huyện và đài xã.

b. Triển khai ứng dụng CNTT (sử dụng vốn sự nghiệp):

Mỗi năm dành 6.500 triệu cho sửa chữa nâng cấp phần mềm ứng dụng, website (cổng TTDT), đào tạo nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT hiệu quả, quản trị mạng, đào tạo internet nông thôn, chi ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và chi hoạt động triển khai ứng dụng CNTT khác

3. Nguồn nhân lực:

- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT đến năm 2020.

- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng về nguồn nhân lực cho CNTT. Có chính sách khuyến khích và ưu đãi các trường học sử dụng Internet, khuyến khích ứng dụng CNTT vào giáo dục.

- Đối với hệ thống đài truyền thanh cơ sở: thực hiện kế hoạch đào tạo đồng bộ theo yêu cầu của địa phương, triển khai thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và xã bao gồm:

+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, Biên tập, viết tin,...

+ Đào tạo chuyên môn cho nhân viên đài để đảm bảo nhân lực cho các đài xã hoạt động.

+ Hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học đối với một số đối tượng ở các vùng biên giới, dân tộc, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

Sở Nội vụ sẽ phối hợp UBND các huyện để có kế hoạch đào tạo Trung cấp, Đại học đối với nguồn nhân lực cho Đài truyền thanh cấp xã. Hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện đúng Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tổ chức, hoạt động của Nhà văn hóa và Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn: nhân sự Đài truyền thanh xã theo quy định: 03 người (Trưởng đài; 01 phóng viên kiêm biên tập; 01 cán bộ kỹ thuật).

4. Tổ chức quản lý:

Xác định rõ mô hình quản lý đối với các đài truyền thanh cơ sở nhằm định rõ trách nhiệm trong quá trình phát triển của hệ thống đài cơ sở.

- Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện: thực hiện theo Quyết định 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010: “+ Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện được xây dựng theo mô hình trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Những đài phát thanh cấp huyện có đủ điều kiện được cấp phép hoạt động theo quy định của Luật Báo chí. ”

Ngoài các Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện đã thành lập trên địa bàn tỉnh, đề nghị UBND tỉnh cho phép thành lập các Đài truyền thanh cấp huyện khác khi có đủ điều kiện để vừa làm nhiệm vụ truyền thông, vừa hỗ trợ các đài xã về kỹ thuật và nội dung thông tin.

- Đài truyền thanh cơ sở là đơn vị trực thuộc UBND cấp xã, nhân sự và hoạt động do UBND xã quyết định.

- Ban tuyên giáo huyện ủy chỉ đạo về tư tưởng và nội dung; Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan định hướng, hướng dẫn trong các hoạt động thông tin tuyên truyền, là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các Đài truyền thanh cơ sở.

- Đài phát thanh truyền hình tỉnh là đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh sẽ hỗ trợ kỹ thuật và nội dung thông tin cho đài, tổ truyền thanh cấp huyện; Đài, Tổ truyền thanh cấp huyện hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung thông tin cho đài truyền thanh cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai và phối hợp cùng các ngành liên quan, các huyện, thị, thành phố, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tổ chức thực hiện Đề án.

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hoặc kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào phát triển hệ thống thông tin và truyền thông nông thôn theo những định hướng của Đề án này.

2. Sở Nội vụ: Bổ sung kế hoạch đào tạo Trung cấp, Đại học đối với nguồn nhân lực cho Đài truyền thanh cấp xã. Hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện đúng Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính: Cân đối nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối vốn đầu tư để đảm bảo thực hiện Đề án này; hướng dẫn các huyện, thị, thành cân đối nguồn vốn đầu tư cho thực hiện Đề án trên địa bàn; tranh thủ các nguồn vốn viện trợ ODA cho lĩnh vực này.

5. Các sở ngành tỉnh trên cơ sở đề án được UBND tỉnh phê duyệt, triển khai xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện trong lĩnh vực do ngành phụ trách để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.

6. UBND huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở đề án này, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đầu tư phát triển và SXKD trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn địa phương để tham gia đối ứng đảm bảo thực hiện có hiệu quả theo định hướng của Đề án.

Riêng đối việc triển khai phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện:

- Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện chức năng quản lý của ngành, phối hợp cùng Ban tuyên giáo cấp huyện thực hiện chỉ đạo nội dung và định hướng thông tin đối với các đài truyền thanh xã.

- Đài huyện hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung thông tin.

- Phòng Nội vụ, phòng Tài chính-Kế hoạch và các phòng chuyên môn liên quan tham mưu UBND cấp huyện thực hiện Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của UBND tỉnh và cân đối ngân sách hỗ trợ, nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở theo Đề án.

- UBND cấp xã thực hiện các biện pháp về tổ chức, quản lý và cân đối ngân sách đảm bảo hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở theo đúng định hướng; ngoài ra, còn phải tổ chức huy động các nguồn vốn hợp lý khác để phát triển đài.

 

 

GIÁM ĐỐC




Trương Minh Thuần

 

KẾ HOẠCH DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2011-2015

(Phân theo thời gian đầu tư trên địa bàn)

ĐVT: Triệu dồng

STT

Danh mục công trình

Địa điểm

Thời gian KC-HT

Chủ đầu tư

Tổng mức đầu tư

Dự kiến KH 2011-2015

Chia ra

Ghi chú

2011

2012

2013

2014

2015

 

Tổng số

 

 

 

1.110.700

1.110.700

227.016

227.979

230.437

216.310

208.958

 

1

BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

 

 

850.000

850.000

170.000

170.000

170.000

170.000

170.000

 

1

Các công trình hệ thống bưu chính

toàn tỉnh

2011-2015

 

100.000

100.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

 

2

Các công trình viễn thông

toàn tỉnh

2011-2015

 

750.000

750.000

150.000

150.000

150.000

150.000

150.000

 

II

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

 

 

131.800

131.800

15.500

33.300

35.900

27.300

19.800

 

A

Ứng dụng CNTT trong CQNN

 

 

 

124.800

124.800

14.100

31.900

34.500

25.900

18.400

 

I

Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết hợp phần mềm quản lý một cửa tại các sở:

 

2011-2013

 

31.200

31.200

600

6.600

8.500

10.000

5.500

 

 

- Sở TT&TT

LX

 

Sở TT&TT

500

500

 

500

 

 

 

 

 

- Xây dựng

LX

 

Sở XD

4.000

4.000

 

 

2.000

2.000

 

 

 

- Công Thương

LX

 

Sở CT

1.200

1.200

600

600

 

 

 

 

 

- Sở LĐTBXH

LX

 

Sở LĐTBXH

1.500

1.500

 

500

1.000

 

 

 

 

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

LX

 

Sở KHĐT

3.000

3.000

 

1.000

1.000

1.000

 

 

 

- Sở Y tế

LX

 

Sở Y tế

5.000

5.000

 

2.000

2.000

1.000

 

 

 

- Sở Tư pháp

LX

 

Sở Tư pháp

4.000

4.000

 

 

 

2.000

2.000

 

 

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

LX

 

Sở VHTT&DL

2.000

2.000

 

 

 

1.000

1.000

 

 

- Sở Khoa học và Công nghệ

LX

 

Sở KHCN

2.000

2.000

 

 

 

1.000

1.000

 

 

- Sở Giáo dục và Đào tạo

LX

 

Sở GDĐT

5.000

5.000

 

1.000

2.000

2.000

 

 

 

- Ban QL các khu Kinh tế

LX

 

BQL Khu KT

3.000

3.000

 

1.000

500

 

1.500

 

2

Nâng cấp PM quản lý 1 cửa kết hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành lại Sở Tài nguyên và Môi trường.

LX

2012-2013

Sở TNMT

2.000

2.000

 

1.000

1.000

 

 

 

3

Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết hợp phần mềm quản lý một cửa tại các huyện, thị, thành phố.

Các huyện, thị, thành

2011-2015

UBND các huyện, thị, thành phố

22.000

22.000

4.000

4.000

4.000

4.000

6.000

 

4

Dự án nâng cấp hạ tầng mạng và an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT của các CQNN.

LX

2011-2014

Sở TT&TT

20.000

20.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

 

5

Dự án Trung tâm dữ liệu tỉnh An Giang

LX

2011-2013

Sở TT&TT

20.000

20.000

 

10.000

10.000

 

 

 

6

Chi cho các hoạt động nâng cấp, sức chứa phần mềm ứng dụng CNTT, đào tạo triển khai ứng dụng CNTT, đào tạo internet nông thôn và chi hoạt động CNTT khác

Toàn tỉnh

2011-2015

Sở TT&TT

29.600

29.600

4.500

5.300

6.000

6.900

6.900

Vốn sự nghiệp

 

- Hoạt động cổng thông tin điện tử, đường truyền họp trực tuyến, TT dữ liệu tỉnh

 

 

 

8.200

8.200

1.200

1.400

1.600

2.000

2.000

 

 

- Duy trì, nâng cấp trang thiết bị và phần mềm đã đầu tư

 

 

 

12.000

12.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.000

 

 

- Duy trì hoạt dộng các cổng thông tin thành phần

 

 

 

 

 

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

 

 

- Chi đặc thù về đào tạo, triển khai ứng dụng cho CBCC, nông dân, doanh nghiệp, ...

 

 

 

2.500

2.500

500

500

500

500

500

 

 

- Chi đặc thu về chi đọc lưu chiểu, chi hội thi tin học trẻ, chi hội thi sưu tầm tem, ...

 

 

 

950

950

150

200

200

200

200

 

 

- Chi khác

 

 

 

950

950

150

200

200

200

200

 

B

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

 

 

 

7.000

7.000

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

Vốn sự nghiệp

1

Chương trình hợp tác giữa tỉnh An Giang với VCCI về Đề án 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển” giai đoạn 2

 

 

 

7.000

7.000

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

 

III

Phát thanh, truyền hình

 

 

 

128.900

128.900

41.516

24.679

24.537

19.010

19.158

 

1

Đài PTTH tỉnh AG

 

 

 

80.000

80.000

30.000

15.000

15.000

10.000

10.000

 

 

- Xe truyền hình lưu động

LX

2011

Đài PTTH tỉnh

20.000

20.000

20.000

 

 

 

 

 

 

- Máy phát hình Kênh 8 (5 KW)

Núi Cấm

2011

Đài PTTH tỉnh

10.000

10.000

10.000

 

 

 

 

 

 

- Hệ thống thiết bị hậu kỳ - kỹ thuật số

LX

2012-2013

Đài PTTH tỉnh

30.000

30.000

 

15.000

15.000

 

 

 

 

- Máy phát hình kỹ thuật số

Núi Cấm

2014-2015

Đài PTTH tỉnh

20.000

20.000

 

 

 

10.000

10.000

 

2

HT đài truyền thanh cấp huyện

toàn tỉnh

2011-2015

UBND các huyện, thị, thành phố

11.150

11.150

2.930

2.210

1.930

2.050

2.030

 

 

- An Phú

 

 

 

6.000

6.000

1.200

1.200

1.200

1.200

1.200

 

 

- Tri Tôn

 

 

 

600

600

200

100

100

100

100

 

 

- Thoại Sơn

 

 

 

300

300

60

60

60

60

60

 

 

- Tịnh Biên

 

 

 

1.000

1.000

600

230

 

70

100

 

 

- Phú Tân

 

 

 

400

400

300

50

 

50

 

 

 

- Châu Đốc

 

 

 

350

350

70

70

70

70

70

 

 

- Tân Châu

 

 

 

500

500

100

100

100

100

100

 

 

- Long Xuyên

 

 

 

500

500

100

100

100

100

100

 

 

- Châu Phú

 

 

 

500

500

100

100

100

100

100

 

 

- Chợ Mới

 

 

 

500

500

100

100

100

100

100

 

 

- Châu Thành

 

 

 

500

500

100

100

100

100

100

 

3

HT đài truyền thanh cấp xã

toàn tỉnh

2011-2015

UBND các huyện, thị, thành phố

37.750

37.750

8.586

7.469

7.607

6.960

7.128

Long Xuyên không xây dựng kế hoạch danh mục và vốn đầu tư

 

- An Phú

 

 

 

7.000

7.000

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

 

- Phú Tân

 

 

 

4.722

4.722

950

925

1.067

895

885

 

- Tân Châu

 

 

 

1.000

1.000

200

200

200

200

200

 

- Châu Phú

 

 

 

8.000

8.000

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

 

- Tịnh Biên

 

 

 

4.000

4.000

1.000

500

800

800

900

 

- Tri Tôn

 

 

 

3.000

3.000

600

500

700

500

700

 

- Châu Thành

 

 

 

800

800

400

100

100

100

100

 

- Chợ Mới

 

 

 

4.400

4.400

880

880

880

880

880

 

- Long Xuyên

 

 

 

1.828

1.828

456

664

460

185

63

 

- Châu Đốc

 

 

 

500

500

100

100

100

100

100

 

- Thoại Sơn

 

 

 

2.500

2.500

1000

600

300

300

300

 

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2011-2015 THEO NGUỒN VỐN

ĐVT: Triệu đồng

STT

Danh mục công trình

Địa điểm

Thời gian KC-HT

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Huy dộng doanh nghiệp

Ghi chú

 

Tổng số

 

 

 

1.110.700

15.000

193.120

31.580

851.000

 

I

BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

 

 

850.000

 

 

 

850.000

 

1

Các công trình hệ thống bưu chính

toàn tỉnh

2011-2015

 

100.000

 

 

 

100.000

 

2

Các công trình viễn thông

toàn tỉnh

2011-2015

 

750.000

 

 

 

750.000

 

II

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

 

 

131.800

15.000

88.800

7.000

1.000

 

A

Ứng dụng CNTT trong CQNN

 

 

 

124.800

12.000

85.800

7.000

 

 

1

Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết hợp phần mềm quản lý một cửa tại các sở:

 

2011-2015

 

31.200

 

31.200

 

 

 

 

- Sở TT&TT

LX

 

Sở TT&TT

500

 

500

 

 

 

 

- Xây dựng

LX

 

Sở XD

4.000

 

4.000

 

 

 

 

- Công Thương

LX

 

Sở CT

1.200

 

1.200

 

 

 

 

- Sở LĐTBXH

LX

 

Sở LĐTBXH

1.500

 

1.500

 

 

 

 

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

LX

 

Sở KHĐT

3.000

 

3.000

 

 

 

 

- Sở Y tế

LX

 

Sở Y tế

5.000

 

5.000

 

 

 

 

- Sở Tư pháp

LX

 

Sở Tư pháp

4.000

 

4.000

 

 

 

 

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

LX

 

Sở VHTT&DL

2.000

 

2.000

 

 

 

 

- Sở Khoa học và Công nghệ

LX

 

Sở KHCN

2.000

 

2.000

 

 

 

 

- Sở Giáo dục và Đào tạo

LX

 

Sở GDĐT

5.000

 

5.000

 

 

 

 

- Ban QL các khu Kinh tế

LX

 

BQL Khu KT

3.000

 

3.000

 

 

 

2

Nâng cấp PM quản lý 1 cửa kết hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại sở Tài nguyên và Môi trường.

LX

2012-2013

Sở TNMT

2.000

 

2.000

 

 

 

3

Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết hợp phần mềm quản lý một cửa tại các huyện, thị, thành phố.

Các huyện, thị, thành

2011-2015

UBND các huyện, thị, thành phố

22.000

7.000

8.000

7.000

 

 

 

Dự án nâng cấp hạ tầng mạng và an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT của các CQNN.

 

2011-2014

 

20.000

 

 

 

 

 

5

Dự án Trung tâm dữ liệu tỉnh An Giang

LX

2011-2013

Sở TT&TT

20.000

5.000

15.000

 

 

 

6

Chi cho các hoạt động nâng cấp, sửa chữa phần mềm ứng dụng CNTT, đào tạo triển khai ứng dụng CNTT, đào tạo internet nông thôn và chi hoạt động CNTT khác

Toàn tỉnh

2011-2015

Sở TT&TT

29.600

 

29.600

 

 

Vốn sự nghiệp

B

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

 

 

 

7.000

3.000

3.000

 

1.000

 

 

Chương trình hợp tác giữa tỉnh An Giang với VCCI về Đề án 191 "Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển" giai đoạn 2

 

 

 

7.000

3.000

3.000

 

1.000

Vốn sự nghiệp

III

Phát thanh, truyền hình

 

 

 

128.900

 

104.320

24.580

 

 

1

Đài PTTH tỉnh AG

 

 

 

80.000

 

80.000

 

 

 

 

- Xe truyền hình lưu động

LX

2011

Đài PTTH tỉnh

20.000

 

20.000

 

 

 

 

- Máy phát hình Kênh 8 (5 KW)

Núi Cấm

2011

Đài PTTH tỉnh

10.000

 

10.000

 

 

 

 

- Hộ thống thiết bị hậu kỳ- kỹ thuật số

LX

2012-2013

Đài PTTH tỉnh

30.000

 

30.000

 

 

 

 

- Máy phát hình kỹ thuật số

Núi Cấm

2014-2015

Đài PTTH tỉnh

20.000

 

20.000

 

 

 

2

HT đài truyền thanh cấp huyện

toàn tỉnh

2011-2015

UBND các huyện, thị, thành phố

11.150

 

5.570

5.580

 

Vốn sự nghiệp

 

- An Phú

 

 

 

6.000

 

3.000

3.000

 

 

 

- Tri Tôn

 

 

 

600

 

300

300

 

 

 

- Thoại Sơn

 

 

 

300

 

150

150

 

 

 

- Tịnh Biên

 

 

 

1.000

 

500

500

 

 

 

- Phú Tân

 

 

 

400

 

200

200

 

 

 

- Châu Đốc

 

 

 

350

 

170

180

 

 

 

- Tân Châu

 

 

 

500

 

250

250

 

 

 

- Long Xuyên

 

 

 

500

 

250

250

 

 

 

- Châu Phú

 

 

 

500

 

250

250

 

 

 

- Chợ Mới

 

 

 

500

 

250

250

 

 

 

- Châu Thành

 

 

 

500

 

250

250

 

 

3

HT đài truyền thanh cấp xã

toàn tỉnh

2011-2015

UBND các huyện, thị, thành phố

37.750

 

18.750

19.000

 

Vốn sự nghiệp

 

- An Phú

 

 

 

7.000

 

3.500

3.500

 

 

 

- Phú Tân

 

 

 

4.722

 

2.322

2.400

 

 

 

- Tân Châu

 

 

 

1.000

 

500

500

 

 

 

- Châu Phú

 

 

 

8.000

 

4.000

4.000

 

 

 

- Tịnh Biên

 

 

 

4.000

 

2.000

2.000

 

 

 

- Tri Tôn

 

 

 

3.000

 

1.500

1.500

 

 

 

- Châu Thành

 

 

 

800

 

400

400

 

 

 

- Chợ Mới

 

 

 

4.400

 

2.200

2.200

 

 

 

- Long Xuyên

 

 

 

1.828

 

928

900

 

 

 

- Châu Đốc

 

 

 

500

 

200

300

 

 

 

- Thoại Sơn

 

 

 

2.500

 

1.200

1.300

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 861/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu861/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/05/2010
Ngày hiệu lực07/05/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 861/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định số 861/QĐ-UBND năm 2010 phát triển thông tin truyền thông An Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định số 861/QĐ-UBND năm 2010 phát triển thông tin truyền thông An Giang
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu861/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
                Người kýPhạm Biên Cương
                Ngày ban hành07/05/2010
                Ngày hiệu lực07/05/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định số 861/QĐ-UBND năm 2010 phát triển thông tin truyền thông An Giang

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định số 861/QĐ-UBND năm 2010 phát triển thông tin truyền thông An Giang

                  • 07/05/2010

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 07/05/2010

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực