Sắc lệnh 282/SL

Sắc lệnh số 282/SL về chế độ báo chí do Quốc hội ban hành

Sắc lệnh 282/SL chế độ báo chí đã được thay thế bởi Luật Báo chí 1989 29-LCT/HĐNN8 và được áp dụng kể từ ngày 02/01/1990.

Nội dung toàn văn Sắc lệnh 282/SL chế độ báo chí


SẮC LỆNH

SỐ 282/SL NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 1956 KÈM THEO LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiếu sắc lệnh số 41 ngày 29 tháng 3 năm 1946 quy định chế độ báo chí;
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp;
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận.

RA SẮC LỆNH

Chương 1:

TÍNH CHẤT VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÁO CHÍ

Điều 1.

Sắc lệnh này nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.

Điều 2.

Báo chí dưới chế độ ta, bất kỳ là của một cơ quan chính quyền, đảng phái chính trị, đoàn thể nhân dân, hoặc của tư nhân cũng đều là công cụ đấu tranh của nhân dân, phải phục vụ quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, ủng hộ chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Điều 3.

Báo chí dưới chế độ ta có nghĩa vụ:

a) Tuyên truyền giáo dục nhân dân, động viên tinh thần đoàn kết phấn đấu thực hiện mọi đường lối chính sách của Chính phủ, đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

b) Đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động và luận điệu phá hoại công cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh, phá hoại công cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc, phá hoại hoà bình.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN LỢI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ

Mục I: QUYỀN LỢI CỦA BÁO CHÍ

Điều 4.

Quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí được bảo đảm.

Tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận. Không phải kiểm duyệt trước khi in; trong trường hợp khẩn cấp, xét cần phải tạm thời đặt kiểm duyệt, hội đồng Chính phủ sẽ quyết định.

Điều 5.

Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, góp ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Chính phủ.

Điều 6.

Quyền lợi của những người viết báo chuyên nghiệp sẽ do nghị định của Thủ tướng Chính phủ quy định.

Mục II: ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ.

Điều 7.

Để có một cơ sở cần thiết đảm bảo làm tròn trách nhiệm của báo chí, và đảm bảo cho việc hoạt động nghiệp vụ, muốn xuất bản một tờ báo, cần phải có những điều kiện sau đây:

a) Tờ báo phải có những người chịu trách nhiệm chính thức: chủ nhiệm, chủ bút (hoặc là tổng biên tập viên, hoặc là thư ký toà soạn), quản lý. Những người này phải là những người có quyền công dân và không bị pháp luật đương truy tố.

b) Tôn chỉ, mục đích tờ báo phải rõ ràng, phù hợp với tính chất và nghĩa vụ đã quy định ở chương I.

c) Có trụ sở chính thức.

Điều 8.

Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo. Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới được bắt đầu hoạt động.

Báo chí nào đã được phép xuất bản mà sau đó có một sự thay đổi nào về tôn chỉ, mục đích, tên báo, kỳ hạn phát hành hoặc về những người chịu trách nhiệm chính thức của tờ báo, đều phải xin phép và khai báo lại.

Điều 9.

Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng một cách đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây:

a) Không được tuyên truyền chống pháp luật của Nhà nước. Không được cổ động nhân dân không thi hành hoặc chống lại những luật lệ và những đường lối chính sách của Nhà nước. Không được viết bài có tính chất chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại chính quyền nhân dân, chia rẽ nhân dân và chính quyền, nhân dân và bộ đội. Không được gây ra những dư luận hoặc những hành động có hại cho an ninh trật tự của xã hội.

b) Không được tuyên truyền phá hoại sự nghiệp củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nước Việt Nam, làm giảm sút tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu của nhân dân và bộ đội.

c) Không được tuyên truyền chia rẽ dân tộc, gây thù hằn giữa nhân dân các nước, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân nước ta với nhân dân các nước bạn, không được tuyên truyền cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, không được tuyên truyền cho chủ nghĩa đế quốc, không được tuyên truyền chiến tranh.

d) Không được tiết lộ bí mật quốc gia như: những bí mật quốc phòng, những hội nghị cơ mật chưa có công bố chính thức của cơ quan có trách nhiệm, những vụ án đang điều tra chưa xét xử, những bản án mà Toà án không cho phép công bố, những tài liệu số liệu và những cơ sở kiến thiết về kinh tế tài chính mà Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền chưa công bố.

e) Không được tuyên truyền dâm ô, trụy lạc, đồi bại.

Điều 10.

Báo nào đăng bài vu khống, xúc phạm đến danh dự của một tổ chức hay một cá nhân, thì đương sự có quyền yêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải chính của đương sự, ngoài ra đương sự có quyền yêu cầu toà án xét xử.

Điều 11.

Trước khi phát hành, các báo chí phải thi hành thể lệ nộp lưu chiểu.

Điều 12.

Không được phát hành và in lại những báo chí mà cơ quan chính quyền đã có quyết định thu hồi.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Mục I: QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT

Điều 13.

Báo chí nào vi phạm điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và truy tố trước toà án, sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến năm mươi vạn đồng (500.000 đ), hoặc người có trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến một năm, hoặc cả hai hình phạt đó.

Báo chí nào vi phạm điều 9 hoặc điều 12 sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, đình bản vĩnh viễn, hoặc bị truy tố trước toà án, có thể bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến một triệu đồng (1.000.000 đ), hoặc người chịu trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến hai năm, hoặc cả hai hình phạt đó. Nếu xét đương sự phạm vào những luật lệ khác, toà án sẽ chiếu theo những luật lệ ấy mà trừng phạt thêm.

Báo chí nào vi phạm điều 10, sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, đình bản tạm thời, hoặc bị truy tố trước toà án, có thể bị phạt tiền từ năm vạn đồng (50.000 đ) đến hai chục vạn đồng (200.000 đ).

Báo chí nào vi phạm điều 11, sẽ bị cảnh cáo hoặc tịch thu ấn phẩm.

Điều 14.

Trong mọi trường hợp vi phạm chủ nhiệm và chủ bút của tờ báo chịu trách nhiệm chính; quản lý và người viết bài cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về phần của mình.

Nếu in những báo chí đã có lệnh tịch thu, đình bản và những báo chí chưa có giấy phép thì chủ nhà in cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Mục II: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 15.

Các điều khoản trong sắc lệnh này áp dụng cho tất cả các ấn phẩm có tính chất báo chí, tập san viết bằng tiếng Việt, hoặc bằng tiếng nước ngoài, kể cả các hoạ báo, xuất bản đều kỳ và không đều kỳ, trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ra từng tờ hoặc đóng thành từng tập, từng quyển, in bằng máy, bằng rô-nê-ô, in đá, in thạch, bán hoặc phát không, lưu hành ngoài nhân dân, hoặc trong từng ngành, từng tổ chức.

Điều 16.

Tất cả các báo chí đã xuất bản trước ngày ban hành sắc lệnh này thì không phải xin phép nữa. Những báo nào chưa làm đúng thủ tục khai báo thì nay phải khai báo lại cho đúng.

Điều 17.

Những luật lệ về báo chí đã ban hành từ trước đến nay trái với các điều khoản ghi trong sắc lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 18.

Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định những chi tiết thi hành sắc lệnh này.

Điều 19.

Thủ tướng Chính phủ, các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm thi hành sắc lệnh này.

 

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 282/SL

Loại văn bảnSắc lệnh
Số hiệu282/SL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/12/1956
Ngày hiệu lực20/05/1957
Ngày công báo17/07/1957
Số công báoSố 29
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 02/01/1990
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Sắc lệnh 282/SL chế độ báo chí


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Sắc lệnh 282/SL chế độ báo chí
                Loại văn bảnSắc lệnh
                Số hiệu282/SL
                Cơ quan ban hànhQuốc hội
                Người kýHồ Chí Minh
                Ngày ban hành14/12/1956
                Ngày hiệu lực20/05/1957
                Ngày công báo17/07/1957
                Số công báoSố 29
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 02/01/1990
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Sắc lệnh 282/SL chế độ báo chí

                        Lịch sử hiệu lực Sắc lệnh 282/SL chế độ báo chí

                        • 14/12/1956

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 17/07/1957

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 20/05/1957

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực

                        • 02/01/1990