Thông báo 88/TB-VPCP

Thông báo số 88/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về các biện pháp kiềm chế lạm phát do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 88/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc tập đoàn tổng công ty nhà nước kiềm chế lạm phát


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-------

Số: 88/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2008

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI HỘI NGHỊ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÀM VIỆC VỚI CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Chiều ngày 01 tháng 4 năm 2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các hiệp hội về các biện pháp kiềm chế lạm phát. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề lớn nổi lên trong Quý I năm 2008 và các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và ổn định đời sống; phát biểu của một số hiệp hội ngành nghề, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau:

I. Trước những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới ngoài tầm dự báo; những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ở nước ta từ cuối năm 2007, kèm theo là đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào đầu năm nay, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, Quý I vừa qua vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP là 7,4%. Tuy nhiên, do những yếu kém nội tại của nền kinh tế nước ta, những bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và do tác động của kinh tế thế giới, lạm phát trong Quý I cao, giá tiêu dùng tháng 3 đã tăng 9,19% so với tháng 12 năm 2007; nhập khẩu tăng mạnh, chênh lệch xuất-nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, nhất là công nghiệp, xây dựng và đời sống của nhân dân, đặc biệt là người làm công ăn lương và người nghèo; đe dọa đến ổn định vĩ mô và tác động không thuận đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Đứng trước tình hình diễn biến mới, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát.

II. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, lực lượng nòng cốt trong bảo đảm cân đối vĩ mô, bình ổn giá cả thị trường, phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chung và 8 giải pháp của Chính phủ (nêu trong Nghị quyết số 08/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ) trong đơn vị mình; xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện quyết liệt, thiết thực hơn trong tập đoàn, tổng công ty. Các hiệp hội ngành nghề cần phát huy vai trò tổ chức, vận động các doanh nghiệp gắn kết với nhau để chung sức cùng Chính phủ vượt qua khó khăn của nền kinh tế.

Các tập đoàn, tổng công ty cần triển khai ngay những công việc sau:

1. Khắc phục mọi khó khăn, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, thực hiện bằng được kế hoạch đề ra, phấn đấu không để giảm sút. Trong tình hình hiện nay phải nỗ lực sáng tạo, có biện pháp để biến khó khăn thành thuận lợi, biến thách thức thành thời cơ.

2. Rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư, kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả, dãn tiến độ những dự án chưa cấp bách, tập trung vốn và các nguồn lực cho những dự án sắp hoàn thành. Cơ cấu lại đầu tư theo chiều sâu, có hiệu quả, đầu tư đổi mới công nghệ, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải.

3. Rà soát cắt giảm chi phí, thực hiện tiết kiệm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặt biệt trong sử dụng điện, xăng dầu, vật tư, nguyên liệu.

4. Bảo đảm cân đối cung cầu đối với những loại vật tư quan trọng và mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu điện, than, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, lương thực.

5. Có các hành động cụ thể để góp phần bình ổn giá cả thị trường.

Chính phủ kiên trì và nhất quán chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xóa bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong thời điểm ưu tiên kiềm chế lạm phát hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty từ nay đến hết tháng 6 chưa tăng giá điện, than, xăng dầu, nước sạch, vé máy bay, vé tàu hỏa, vé xe buýt. Triệt để cắt giảm chi phí sản xuất và lưu thông để bù đắp khoản tăng giá đầu vào.

Các hiệp hội ngành hàng chia sẻ cùng Chính phủ trong quản lý thị trường, vận động các hội viên giữ ổn định giá xi măng, sắt thép, lương thực, phân bón, thuốc chữa bệnh.

6. Rà soát, cơ cấu lại danh mục đầu tư để tập trung vào ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, điều chỉnh ngay những hoạt động đầu tư chưa phù hợp hoặc hiệu quả thấp, quản lý chặt đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.

III. Về kiến nghị của doanh nghiệp, yêu cầu các Bộ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền. Cụ thể:

1. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, lãi suất hợp lý, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. Lưu ý về sự an toàn hệ thống. Bảo đảm việc thành lập mới, lộ trình tăng vốn điều lệ và giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài chính, trong tháng 5 năm 2008, trình Thủ tướng Chính phủ:

a) Quy định về quản lý đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài;

b) Quy định về việc đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1931/VPCP-ĐMDN ngày 26 tháng 3 năm 2008.

c) Phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp xây dựng lộ trình cổ phần hóa, bán cổ phần ra công chúng phù hợp với điều kiện thực tế.

d) Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong Quý II năm 2008, đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động của 8 tập đoàn kinh tế; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện việc tổ chức và hoạt động của các tập đoàn.

3. Bộ Xây dựng:

a) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, giá hợp đồng của hợp đồng thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định của các dự án đầu tư do tăng giá thiết bị nhập khẩu trong thời gian qua ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.

b) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về bảo đảm cân đối cung cầu vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, với giả cả hợp lý.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tháng 4 năm 2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quy định đối với nhập sắt vụn cho sản xuất bảo đảm thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về tập đoàn kinh tế trong tháng 7 năm 2008 làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế.

Trước tình hình mới, các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp chia sẻ, ủng hộ và sát cánh cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp kiên quyết kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, hiệp hội ngành nghề, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TTg, các PTTg CP;
- VPTW Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
- Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN;
- Các hiệp hội ngành nghề (danh sách kèm theo);
- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website CP; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, ĐMDN (5). 215

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Quốc Huy

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 88/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu88/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/04/2008
Ngày hiệu lực03/04/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 88/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 88/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc tập đoàn tổng công ty nhà nước kiềm chế lạm phát


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 88/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc tập đoàn tổng công ty nhà nước kiềm chế lạm phát
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu88/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýNguyễn Quốc Huy
                Ngày ban hành03/04/2008
                Ngày hiệu lực03/04/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Thông báo 88/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc tập đoàn tổng công ty nhà nước kiềm chế lạm phát

                  Lịch sử hiệu lực Thông báo 88/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc tập đoàn tổng công ty nhà nước kiềm chế lạm phát

                  • 03/04/2008

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 03/04/2008

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực