Thông tư 06/TT-UB

Thông tư 06/TT-UB-1980 về động viên và tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Thông tư 06/TT-UB động viên tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực đã được thay thế bởi Quyết định 6699/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật lĩnh vực văn hóa xã hội hết hiệu lực do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 14/12/1998.

Nội dung toàn văn Thông tư 06/TT-UB động viên tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 06/TT-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 1980

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC ĐỘNG VIÊN VÀ TỔ CHỨC CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TĂNG GIA SẢN XUẤT TỰ TÚC MỘT PHẦN LƯƠNG THỰC

Hiện nay tình hình lương thực đang hết sức cấp bách và khẩn trương; trong khi đó sô người gián tiếp trong biên chế Nhà nước còn chiếm tỷ lệ quá lớn; nhiều cơ sở sản xuất do thiếu nguyên, vật tư, … nên công nhân không đủ việc làm, đất đai, tài nguyên còn nhiều nhưng chưa được khi thác tận dụng hết.

- Thi hành chỉ thị số 372-CP ngày 10-10-1979 của Hội đồng Chính phủ về những biện pháp cấp bách nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm lương thực trong cả nước và chỉ thị số 1182-VP2 ngày 26-3-1970 của Thủ tướng Chính phủ về việc động viên cán bộ, công nhân, nhân viên Nhà nước đi tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm để góp phần giải quyết khó khăn chung và tự cải thiện đời sống;

- Sau khi bàn bạc thống nhất ý kiến về phương hướng về biện pháp tổ chức thực hiện với các ngành trực tiếp có trách nhiệm của thành phố và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương;

Ủy ban Nhân dân thành phố quy định và hướng dẫn một số việc cấp bách cần được triển khai thực hiện như sau:

I. Tích cực động viên và tổ chức thực hiện việc tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực thực phẩm trong đông đảo cán bộ, công nhân, nhân viên Nhà nước, sinh viên, học sinh, các lực lượng vũ trang và những người không sản xuất nông nghiệp khác trong toàn thành phố.

a) Để kịp thời vụ năm nay, mỗi đơn vị cơ sở hành chánh, sự nghiệp, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học và các lực lượng vũ trang (kể cả các ngành, các cấp thuộc thành phố và cả các đơn vị, cơ quan cấp trung ương đóng tại thành phố) cần triển khai ngay việc sản xuất tự túc lương thực thực phẩm, nhằm đóng góp thiết thực làm giảm một phần khó khăn về cung cấp lương thực thực phẩm của Nhà nước và tự cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho tập thể đơn vị mình.

b) Các đơn vị, cơ quan có cơ sở sản xuất từ trước hoặc theo mới bắt đầu năm nay, đều tiến hành sản xuất tự túc theo hướng dẫn chung dưới đây:

- Sản xuất tự túc chủ yếu về lương thực (lúa và màu); nơi có đủ điều kiện, có thể sản xuất nông sản phẩm xuất khẩu quy đổi lương thực; khuyến khích việc chăn nuôi kèm theo để tạo nguồn thực phẩm và có phân bón cho cây trồng.

Riêng đối ngành công nghiệp nếu không triển khai kịp đế sản xuất lương thực phẩm thì cần phải có kế hoạch sử dụng lao động trong việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp (nhất là khâu sản xuất phục vụ nông nghiệp).

- Đơn vị, cơ quan tự lực giải quyết các nhu cầu về sản xuất là chính (tự tìm địa bàn đất đai, tự bố trí lao động tự tạo nguồn vốn, và điều kiện sản xuất) theo quy mô thích hợp với điều kiện thực tế của mình.

- Với tinh thần trách nhiệm đầy đủ và mức phấn đấu cao, đơn vị, cơ quan tự giác đăng ký chỉ tiêu về thời hạn không nhận lương thực thực phẩm do Nhà nước cung cấp trong năm 1980 và những năm sau, từ 1 đến 3 tháng theo phương thức mà Sở Lương thực sẽ hướng dẫn và duyệt xét.

c) Các ngành thuộc thành phố trực tiếp có trách nhiệm và đã được phân công, cần sớm hoàn thành việc nghiên cứu để hướng dẫn các quy định, chế độ cụ thể của thành phố hỗ trợ các đơn vị, cơ quan trong sản xuất tự túc lương thực thực phẩm.

d) Yêu cầu các đoàn thể và cơ quan tuyên huấn, văn hóa thông tin v.v… tuyên truyền động viên mạnh mẽ và rộng khắp tinh thần hăng hái lao động sản xuất, tiết kiệm lương thực thực phẩm nói chung trong nhân dân, cán bộ, công nhân, nhân viên Nhà nước, học sinh các lực lượng vũ trang với việc kết hợp giảm nhẹ tỷ lệ người gián tiếp trong biên chế Nhà nước, đưa 1/3 số người đi tăng gia sản xuất lương thực thực phẩm. Trong tuyên truyền vận động cần lưu ý cảnh giác đối với dư luận tiêu cực xuyên tạc và sự kích động của những phần tử phản động.

II. PHÂN CÔNG, PHÂP CẤP TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:

a) Chỉ đạo trực tiếp:

Các Sở, ban ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện thuộc thành phố phối hợp cùng tổ chức công đoàn ngang cấp, làm đầu mối trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở trực thuộc nắm và rà lại lực lượng biên chế của mình, phân loại số người thật cần thiết để lại tiếp tục sản xuất, công tác, số người có thể luân phiên đi sản xuất tự túc từng đợt và số người có thể huy động chuyên trách sản xuất tự túc lâu dài; phải kiên quyết sắp xếp lực lượng gián tiếp, thiếu việc, để có thể điều động 1/3 số cán bộ, công nhân, nhân viên Nhà nước đi tăng gia sản xuất tự túc.

Riêng Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cần có kế hoạch cụ thể để động viên, tổ chức những người không sản xuất nông nghiệp (trước hết là những người lao động chưa có công ăn việc làm và những người do Nhà nước cung cấp lương thực thực phẩm) đi sản xuất tự túc ở những địa phương có đất hoang, hóa trong một thời gian ngắn hay dài tùy theo tình hình cụ thể.

– Các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường học cấp trung ương đóng tại thành phố tiến hành theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc và đăng ký tại thành phố chỉ tiêu về thời hạn không nhận lương thực thực phẩm do Nhà nước cung cấp.

Theo sự thỏa thuận của Ủy ban Nhân dân thành phố và Liên hiệp Công đoàn thành phố thì Liên hiệp Công đoàn thành phố sẽ làm đầu mối cho cấp trung ương đóng tại thành phố về toàn bộ công việc sản xuất tự túc.

+ Các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) làm theo mức huy động của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.

b) Hướng dẫn thực hiện:

Ủy ban Nhân dân thành phố đã phân công việc nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các quy định, chế độ cụ thể của thành phố hỗ trợ các đơn vị sản xuất tự túc lương thực thực phẩm:

Sở Nông nghiệp cùng các huyện, quận ven nắm tình hình đất đai chưa sử dụng, kể cả các nông trường quôc doanh trong phạm vi thành phố và Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới nắm tình hình đất đai các xã kinh tế mới chưa sử dụng, chưa bàn giao xong cho các tỉnh và các vùng khai hoang ngoại thành, để có kế hoạch hướng dẫn các đơn vị, cơ quan không có điều kiện tự giải quyết đất đai, địa bàn sản xuất tự túc.

Đất sản xuất tự túc phải tận dụng đất còn hoang, hóa, ở gần nơi đóng hoặc liên hệ nơi khác, không được lấy ruộng đất tốt của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đang sản xuất; nơi nào có đất chưa tận dụng phải cho tập thể khác mượn để sản xuất.

Sở Lao động cùng Ban Tổ chức chánh quyền hướng dẫn kiểm tra việc sắp xếp biên chế bộ máy thật hợp lý để huy động cho được 1/3 số cán bộ, công nhân, nhân viên Nhà nước và đại bộ phận số người lao động không có công ăn việc làm, số người không sản xuất nông nghiệp đi tăng gia sản xuất tự túc lương thực thực phẩm; nghiên cứu dựa theo chính sách, chế độ chung để thực hiện chế độ lương bổng, phụ cấp và các chế độ sinh hoạt khác, nếu có.

Ngân hàng thành phố nghiên cứu việc cho vay vốn sản xuất tự túc ban đầu, theo hướng đơn vị, cơ quan tự huy động vốn là chính.

+ Ủy ban Kế hoạch thành phố nghiên cứu việc hỗ trợ nhiên liệu sản xuất và vật tư nông nghiệp cần thiết theo khả năng thực tế của thành phố, đối với những đơn vị cơ sở sản xuất tự túc trên quy mô lớn (có thể áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều).

+ Sở Lương thực cùng Sở Thương nghiệp nghiên cứu phương thức đăng ký thời hạn không nhận cung cấp lương thực thực phẩm và biện pháp tổ chức thu nhận, thu mua các nông sản phẩm (lương thực thực phẩm và các nông sản phẩm khác) mà các đơn vị, cơ quan sản xuất tự túc sẽ giao nộp theo chỉ tiêu đã đăng ký hoặc tự nguyện bán cho Nhà nước theo giá thỏa thuận.

c) Tổ chức Ban chỉ đạo sản xuất tự túc tự cấp:

+ Ở đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất tự túc, Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo chính quyền, công đoàn cùng cấp và Bộ chỉ huy bộ phận đi sản xuất tự túc.

+ Ở các sở, ban, ngành, quận, huyện thuộc thành phố tùy điều kiện cụ thể để cấu tạo Ban chỉ đạo (gồm chính quyền, công đoàn, một số ngành chuyên môn và đoàn thể quần chúng).

+ Ở thành phố, Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố phụ trách khối nông nghiệp làm Trưởng Ban và bộ phận thường trực do Sở Nông nghiệp chủ trì gồm một đồng chí lãnh đạo của Sở Nông nghiệp, Sở Lương thực, Ủy ban kế hoạch và Liên hiệp Công đoàn thành phố, làm việc theo chế độ giao banh định kỳ và từng thời vụ sản xuất.

Yêu cầu các ngành, các cấp thuộc thành phố và cấp trung ương đóng tại thành phố nghiên cứu nắm chắc tinh thần nội dung thông tư này để có kế hoạch khẩn trương triển khai việc tổ chức thực hiện và định kỳ hàng tháng từng thời vụ sản xuất, báo cáo kết quả về Ủy ban Nhân dân thành phố, thông qua bộ phận thường trực Ban chỉ đạo sản xuất tự túc thành phố.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Minh Tánh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/TT-UB

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu06/TT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/04/1980
Ngày hiệu lực18/04/1980
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/TT-UB

Lược đồ Thông tư 06/TT-UB động viên tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 06/TT-UB động viên tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu06/TT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýPhan Minh Tánh
                Ngày ban hành18/04/1980
                Ngày hiệu lực18/04/1980
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 06/TT-UB động viên tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 06/TT-UB động viên tổ chức cán bộ, công nhân, nhân viên tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực