Thông tư 08/2003/TT-NHNN

Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức đã được thay thế bởi Thông tư 18/2013/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 04/09/2013.

Nội dung toàn văn Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2003/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 08/2003/TT-NHNN NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH VỀ NGHĨA VỤ BÁN VÀ QUYỀN MUA NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH VÃNG LAI CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC

Căn cứ Quyết định số 46/2003/QĐ-TTg ngày 2/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ bắt buộc phải bán ngoại tệ đối với nguồn thu vãng lai của Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; Căn cứ Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 17/1/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức như sau:

1. Nghĩa vụ bán ngoại tệ cho ngân hàng

Người cư trú là tổ chức kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài, Người cư trú là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện của Việt Nam phải bán số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai cho các Ngân hàng được phép (sau đây gọi là Ngân hàng) theo tỷ lệ 0%.

Người cư trú là các tổ chức nêu trên có ngoại tệ trên tài khoản từ nguồn thu vãng lai hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác được sử dụng cho các nhu cầu cần thiết theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối hoặc bán cho Ngân hàng.

2. Quyền mua ngoại tệ của tổ chức.

a. Người cư trú là tổ chức kinh tế Việt Nam, tổ chức tín dụng ở Việt Nam, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam khi có nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định thì được quyền mua ngoại tệ tại các Ngân hàng trên cơ sở xuất trình các giấy tờ và chứng từ hợp lệ.

b. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khi có nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định thì được quyền mua ngoại tệ tại các Ngân hàng trên cơ sở xuất trình các giấy tờ và chứng từ hợp lệ.

c. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ thì việc bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với từng dự án sẽ được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

d. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư vào các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng khác thì việc bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ sẽ dược Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Trách nhiệm bán ngoại tệ của ngân hàng

a. Các Ngân hàng căn cứ vào khả năng ngoại tệ hiện có để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mua, bán ngoại tệ.

b. Khi nguồn ngoại tệ của Ngân hàng tại thời điểm bán ngoại tệ không đủ để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng nêu tại Tiết c, Điểm 2, Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được bán bổ sung nguồn ngoại tệ theo quyết định bảo đảm cân đối ngoại tệ của Thủ tướng Chính phủ.

c. Trường hợp nguồn ngoại tệ của Ngân hàng tại thời điểm bán ngoại tệ không đủ để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng nêu tại Tiết d Điểm 2, Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hỗ trợ cân đối ngoại tệ.

4. Các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho việc mua ngoại tệ

Khi mua ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác, tuỳ theo từng loại giao dịch, Người cư trú là tổ chức phải xuất trình cho Ngân hàng các giấy tờ và chứng từ hợp lệ sau đây:

a. Đối với thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài: Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài; giấy phép hay hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hay hạn ngạch, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh (chỉ phải xuất trình lần đầu hoặc khi có thay đổi), bộ chứng từ hợp lệ gồm các giấy tờ như thư tín dụng (nếu thanh toán theo phương thức L/C), tờ khai Hải quan, hoá đơn, vận đơn, và các chúng từ khác có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

b. Thanh toán trước cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá khi chưa có tờ khai Hải quan, ứng trước cho hợp đồng dịch vụ với nước ngoài: Giấy phép hay hạn ngạch đối với hàng hoá quy định phải có giấy phép hay hạn ngạch, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các giấy tờ có liên quan trong đó quy định về điều khoản phải thanh toán trước; Cam kết của tổ chức về việc sử dụng ngoại tệ theo đúng mục đích; Các chứng từ cần thiết theo quy định tại Tiết a điểm này sau khi hoàn tất giao dịch.

c. Thanh toán uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho Bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: Hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu và các chứng từ có liên quan đến uỷ thác xuất, nhập khẩu.

d. Hoàn trả tiền bồi thường liên quan đến xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, thông báo thanh toán, biên bản và giấy tờ có liên quan đến giải quyết tranh chấp khiếu nại.

đ. Chuyển tiền đặt cọc để đấu thầu ở nước ngoài: Các giấy tờ và chứng từ có liên quan đến việc đấu thầu ở nước ngoài.

e. Chuyển thu nhập ra nước ngoài của nhà thầu nước ngoài: Giấy phép thực hiện dự án thầu (nếu có), hợp đồng thầu, xác nhận của chủ đầu tư về việc hoàn thành toàn bộ hay một phần hợp đồng thầu; xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

f. Nộp tiền hội viên cho các tổ chức quốc tế, các khoản phí đăng ký cho các cuộc họp quốc tế: Giấy tờ phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cho phép gia nhập hội viên, tham dự các cuộc họp quốc tế và các giấy tờ có liên quan.

g. Các khoản chuyển tiền phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài: Phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.

h. Các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký bản quyền ứng dụng đối với bằng phát minh, sáng chế, các dịch vụ tư vấn, các hợp đồng chuyển giao công nghệ: Hợp đồng có liên quan, văn bản phê duyệt hoặc xác nhận đăng ký của cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các giấy tờ khác liên quan.

Các khoản chi phí liên quan đến việc cử cá nhân làm việc trong tổ chức ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát, hội thảo và chi phí cho các công tác khác: Các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài, dự trù chi phí ở nước ngoài, các giấy tờ khác có liên quan.

k. Đối với các giao dịch được phép khác (ngoài các giao dịch nói trên) thì tuỳ theo từng trường hợp, Ngân hàng yêu cầu xuất trình các chứng từ cần thiết khi mua ngoại tệ.

Căn cứ theo nội dung hướng dẫn tại Điểm này và tuỳ theo từng giao dịch, các Ngân hàng quy định cụ thể các loại giấy tờ, chứng từ cần phải nộp để lưu hồ sơ gốc. Các giấy tờ và chứng từ nộp cho Ngân hàng để mua ngoại tệ phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng. Đối với trường hợp cơ quan công chứng không thực hiện công chứng, Ngân hàng có thể yêu cầu tổ chức xuất trình bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của người người có thẩm quyền và đóng dấu của tổ chức đó. Bản xác nhận phải ghi rõ nội dung giữa bản sao và bản gốc là giống nhau. Trường hợp văn bản và chứng từ có nhiều trang, tổ chức phải đóng dấu và ký xác nhận trên từng trang.

Tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ, chứng từ nộp cho Ngân hàng.

5. Điều khoản thi hành

a. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Các văn bản sau của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực: Thông tư số 05/TT-NHNN ngày 31/5/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua của người cư trú là tổ chức; Quyết định 562/2002/QĐ-NHNN ngày 3/6/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 05/2001/TT-NHNN ngày 31/5/2001.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng, Người cư trú là tổ chức chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Phùng Khắc Kế

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/2003/TT-NHNN

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu08/2003/TT-NHNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/05/2003
Ngày hiệu lực29/06/2003
Ngày công báo14/06/2003
Số công báoSố 54
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/09/2013
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/2003/TT-NHNN

Lược đồ Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản hiện thời

        Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức
        Loại văn bảnThông tư
        Số hiệu08/2003/TT-NHNN
        Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
        Người kýPhùng Khắc Kế
        Ngày ban hành21/05/2003
        Ngày hiệu lực29/06/2003
        Ngày công báo14/06/2003
        Số công báoSố 54
        Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/09/2013
        Cập nhật7 năm trước

        Văn bản được dẫn chiếu

          Văn bản hướng dẫn

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản gốc Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức

              Lịch sử hiệu lực Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức