Thông tư 09-BYT/TT

Thông tư 09-BYT/TT năm 1960 hướng dẫn việc khám xét cho cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động do Bộ Y tế ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 09-BYT/TT hướng dẫn khám xét cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động


BỘ Y TẾ
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-BYT/TT

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH VIỆC KHÁM XÉT CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC THÔI VIỆC VÌ ỐM ĐAU, GIÀ, YẾU MẤT SỨC LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Các Bộ, các Cơ quan, Đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố
- Các Khu, Sở, Ty Y tế
- Các Hội đồng Giám định y khoa trung ương, khu, tỉnh, thành phố

 

Để thi hành Thông tư số 13-TTg ngày 07-01-1960 của Thủ tướng Phủ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Bộ đề ra một số tiêu chuẩn về mất sức Lao động để các Hội đồng Giám định y khoa trung ương và địa phương khi khám xét cho cán bộ, công nhân, viên chức ốm đau, già, yếu, cần thôi việc vì mất sức lao động, dựa vào để tiến hành công tác được dễ dàng.

I. TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG(bản phân loại mất sức lao động kèm theo)

II. VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN

Khi vận dụng tiêu chuẩn cần phải:

1. Căn cứ vào:

- Bệnh do khả năng y học của ta hiện nay chưa giải quyết được.

- Bệnh mà y học giải quyết được nhưng khả năng lao động mất trên 60% (hay còn dưới 60%).

- Tình hình sức khỏe chung suy yếu (bệnh mãn tính, già, yếu, suy nhược).

- Dựa vào trình độ mất sức lao động do các tàn tích, nguyên nhân bệnh tật tạm thời hay vĩnh viễn, và dựa vào nghề nghiệp (lao động trí óc hay chân tay) mà quy định hai loại: A và B.

A. Mất sức lao động trên 60% thì:

Cần ra ngoài biên chế (trừ lao và hủi đã có quy chế riêng).

Cần đi an dưỡng.

B. Mất sức lao động dưới 60% thì:

Còn đảm bảo công tác ngày 4 giờ trong thời gian 3, 4 tháng sau khi mới điều trị khỏi.

Lao động nhẹ được, công tác tĩnh tại được.

2. Cần kết hợp với cơ quan có cán bộ để biết rõ thực trạng sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức đó ở cơ quan (phải có bệnh án của đương sự báo cáo và nhận xét tình hình tư tưởng, tình hình lao động của cán bộ trong thời gian qua ở cơ quan).

Khi Hội đồng khám xét xong cần phải ghi rõ bệnh án, có giấy chẩn đoán điện quang (đối với bệnh có chẩn đoán điện quang) kèm theo ý kiến đề nghị loại A hay B theo chuẩn đã quy định và gửi thẳng cho cơ quan đương sự (không giao cho đương sự).

Thông tư này giúp cho sự quyết định của các cơ quan có thẩm quyền được dễ dàng nhưng khi vận dụng tiêu chuẩn cần phải linh hoạt không máy móc mà vẫn không ảnh hưởng đến việc đảm bảo chính sách.

Trong khi vận dụng tiêu chuẩn có khó khăn, trở ngại gì các Hội đồng Giám định y khoa báo cáo ngay cho Bộ biết.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

 

 

 

 

Số thứ tự

TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG DO CÁC NGUYÊN NHÂN

Trình độ mất sức lao động

Số thứ tự

TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG DO CÁC NGUYÊN NHÂN

Trình độ mất sức lao động

Loại A

Loại B

Loại A

Loại B


1








2









3








4






5





6








7




8




9



10

11


12




13

I. NỘI KHOA
- Lao phổi nặng, có hang đã thành sẹo, sau khi điều trị đã khỏi, sức khỏe bị suy nhược mỗi năm phải nghỉ tổng cộng từ 3 tháng trở lên (không tính những ngày nghỉ thường lệ như chủ nhật, ngày lễ).
- Các thể lao khác: thận, ruột, xương, v.v… chữa đã lâu mà cơ thể vẫn suy yếu, hàng năm phải nghỉ tổng cộng từ 3 tháng trở lên, (không tính những ngày nghỉ thường lệ như chủ nhật, ngày lễ…).
- Hen suyễn nặng, tháng nào cũng có cơn hen kéo dài, số ngày lao động bị hạn chế, hàng năm phải nghỉ tổng cộng từ 3 tháng trở lên (không tính những ngày nghỉ thường lệ).
- Các van tim có triệu chứng rõ rệt tim gần to, tim đập loạn nhịp, viêm cơ tim, viêm tâm mạc, viêm bao tim, cơ năng co bóp không đầy đủ, suy tim.
- Thiếu máu nhiều, xanh xao, ốm đau luôn, không thấy bệnh rõ rệt, đã chữa ở bệnh viện một năm không hồi phục.
- Già yếu, suy nhược làm việc nhẹ cũng không đảm bảo kết quả công tác, hàng năm tổng cộng nghỉ 3 tháng trở lên vì ốm yếu thường (không tính những ngày nghỉ thường lệ).
- Huyết áp tối đa (vĩnh viễn) từ 151 trở lên và 99 trở xuống. Tối thiểu từ 101 trở lên và 39 trở xuống.
- Viêm thận mãn tính có phù nhẹ, hóa nghiệm nước tiểu còn hình trụ (cylin-dres), sức khỏe kém.
- Báng nước suy gan (điều trị lâu không khỏi, sức khỏe kém sút).
- Bệnh suy nhược tuyến thượng thận ().
- Ung thư các loại nếu nặng không còn khả năng điều trị khỏi.
- Bệnh đi đái nhiều (diabète insipide)
Đái đường (diabète sucrée)










A









A








A






A





A








A




A




A



A




A


A

 

14




15




16






17








18










19








20

21

22

23





24

25


26


27

- Gan bị nung mủ đã điều trị khỏi nhưng còn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, sức khỏe không bình thường.
- Có sỏi túi mật, thận, bàng quang đã điều trị nhưng còn trở ngại đến cơ năng, sức khỏe kém sút nhiều.
- Đau khớp xương do thấp khớp, đã điều trị nhưng vẫn tái đi tái lại, có biến chứng tim hoặc khớp bị biến dạng, sức yếu, nghỉ việc thường xuyên.
- Các bệnh đã mổ rồi nhưng còn ảnh hưởng đến cơ năng (túi mật có sỏi đã cắt, thận đã cắt, dạ dày đã cắt, 1 lá phổi đã cắt, hậu môn nhân tạo, tim đã mổ) sức khỏe ngày càng suy nhược.
- Loét dạ dày nặng, không giải quyết  được bằng phẫu thuật, điều trị về nội thương không khỏi; sức khỏe suy yếu, nghỉ việc thường xuyên hàng năm tổng cộng từ 3 tháng trở lên, không tính những ngày nghỉ thường lệ.
III. THẦN KINH
- Tất cả những bệnh thần kinh thực thể và tàn tích hạn chế vận động rõ rệt (không thể làm việc ngày 4 tiếng) như teo cơ, viêm thần kinh tọa (scia-tique) viêm thần kinh trụ (cubital), v.v
- Vận động rối loạn (ataxie locomotrice)
- Bán thân bất loại (hémiplégie)
- Liệt hai chân (paraplégie)
- Thần kinh suy nhược người uể oải thờ thẫn không lao động được kết quả, đến cả công tác nhẹ (gác cổng, liên lạc, tạp vụ khác) làm cũng không kết quả.
IV. DA LIỄU
- Giang mai thần kinh (tabès) điều trị không khỏi.
- Hủi vô định (lèpre indéterminéc)
- Hủi cùn hủi cụt không còn khả năng lao động bằng chân tay được.
V. NGŨ QUAN
- Mù một mắt do chấn thương, mắt còn lại thị lực dưới 8/10.

















A








A









A









A
A
A
A









A



A




A



A





B




B





B












































B






















































B




B

II. NGOẠI KHOA

 

 

- Vết thương sọ não thỉnh thoảng có triệu chứng nhức đầu lên cơn giật.



A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 09-BYT/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu09-BYT/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/06/1960
Ngày hiệu lực16/06/1960
Ngày công báo29/06/1960
Số công báoSố 27
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 09-BYT/TT hướng dẫn khám xét cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 09-BYT/TT hướng dẫn khám xét cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu09-BYT/TT
              Cơ quan ban hànhBộ Y tế
              Người kýPhạm Ngọc Thạch
              Ngày ban hành01/06/1960
              Ngày hiệu lực16/06/1960
              Ngày công báo29/06/1960
              Số công báoSố 27
              Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông tư 09-BYT/TT hướng dẫn khám xét cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động

                          Lịch sử hiệu lực Thông tư 09-BYT/TT hướng dẫn khám xét cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động

                          • 01/06/1960

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 29/06/1960

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 16/06/1960

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực