Thông tư 109/1999/TT-BTC

Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố đã được thay thế bởi Thông tư liên tịch 115/2003/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn lĩnh vực tài chính và được áp dụng kể từ ngày 20/12/2003.

Nội dung toàn văn Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 109/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 109/1999/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 9 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Thực hiện Nghị định số 84/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính; sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở Tài chính-Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

1. Sở Tài chính-Vật giá có các nhiệm vụ quản lý tài chính doanh nghiệp sau đây:

1.1- Giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp trên địa bàn:

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán doanh nghiệp, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Nghiên cứu và đề xuất các vấn đề có liên quan đến tài chính doanh nghiệp; dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp do địa phương thành lập và góp vốn; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) và Bộ Tài chính. Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý tài chính doanh nghiệp trung ương theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.2- Giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn:

- Hướng dẫn các doanh nghiệp kiểm kê, đánh giá tài sản; xác định số vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và tổ chức giao vốn nhà nước cho doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong các trường hợp giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi sở hữu; Hướng dẫn và giám sát việc xử lý vốn nhà nước trong các trường hợp : hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc sử dụng các quĩ tại doanh nghiệp.

- Dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp, kế hoạch thu nộp ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp, nhu cầu chi hỗ trợ tài chính hàng năm cho các doanh nghiệp.

- Kiến nghị các biện pháp xử lý vốn và tài sản vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp.

- Thẩm định nhu cầu hỗ trợ tài chính hàng năm và cấp phát các khoản chi hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tham gia ý kiến về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, phương án giá các sản phẩm và dịch vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định; đơn giá tiền lương, xếp hạng doanh nghiệp theo qui định của Nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ tài chính, kế toán của doanh nghiệp; kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, xác định khả năng hoàn trả nợ, mức độ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước của doanh nghiệp.

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo ngành kinh tế để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo qui định.

1.3- Quản lý quỹ Tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền.

1.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Chủ tịch UBND tỉnh giao.

1.5- Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Cục Tài chính doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Sở Tài chính - Vật giá có quyền hạn trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp:

2.1- Được trực tiếp giao dịch với các tổ chức và cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.2- Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương và các doanh nghiệp khác trên địa bàn gửi báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.

2.3- Được quyết định việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính doanh nghiệp theo qui định của pháp luật, xử lý các vấn đề tài chính doanh nghiệp trong phạm vi chính sách chế độ tài chính nhà nước đã qui định; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp và giải trình các tài liệu liên quan đến việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, quản lý vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.4 - Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích các chế độ về quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Sở Tài chính - Vật giá được tổ chức bộ máy tài chính doanh nghiệp như sau:

3.1- Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu có Chi cục Tài chính doanh nghiệp trực thuộc Sở Tài chính - Vật giá.

Chi cục Tài chính doanh nghiệp có 3 Phòng :

- Phòng Tài chính công nghiệp - xây dựng - giao thông

- Phòng Tài chính nông nghiệp - thuỷ sản - thương mại - dịch vụ và các ngành khác.

- Phòng Hành chính, Tổng hợp và tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Riêng Chi cục Tài chính doanh nghiệp Hà nội và TP Hồ Chí Minh có 4 phòng:

- Phòng Tài chính công nghiệp - xây dựng - giao thông

- Phòng Tài chính nông nghiệp - thuỷ sản

- Phòng Tài chính thương mại - du lịch và các ngành kinh tế khác

- Phòng Hành chính, tổng hợp và tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chi cục Tài chính doanh nghiệp có Chi cục trưởng do Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá kiêm nhiệm và 1-2 Phó Chi cục trưởng.

Chi cục Tài chính doanh nghiệp có con dấu riêng. Biên chế và kinh phí hoạt động của Chi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc biên chế và kinh phí của Sở Tài chính - Vật giá và do Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá qui định.

3.2- Các tỉnh còn lại có Phòng Tài chính doanh nghiệp là đơn vị thuộc Sở Tài chính - Vật giá.

Biên chế của Phòng Tài chính doanh nghiệp thuộc biên chế của Sở Tài chính - Vật giá.

3.3-Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với cơ quan chức năng để trình UBND tỉnh quyết định thành lập, qui định cơ cấu bộ máy, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Chi cục hoặc Phòng Tài chính doanh nghiệp theo thẩm quyền.

4. Căn cứ vào Thông tư này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá và Ban Tổ chức chính quyền tổ chức triển khai để bộ máy tài chính doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 01/10/1999. Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 109/1999/TT-BTC

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu109/1999/TT-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/09/1999
Ngày hiệu lực01/10/1999
Ngày công báo08/11/1999
Số công báoSố 41
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/08/2005
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 109/1999/TT-BTC

Lược đồ Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu109/1999/TT-BTC
          Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
          Người kýNguyễn Sinh Hùng
          Ngày ban hành11/09/1999
          Ngày hiệu lực01/10/1999
          Ngày công báo08/11/1999
          Số công báoSố 41
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/08/2005
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 109/1999/TT-BTC hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố