Thông tư 18-LĐTBXH/TT

Thông tư 18-LĐTBXH/TT-1997 thực hiện chế độ trợ cấp đối với quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp theo Nghị định 28/CP-1995 do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Thông tư 18-LĐTBXH/TT chế độ trợ cấp quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp hướng dẫn Nghị định 28/CP đã được thay thế bởi Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản pháp luật Bộ LĐTB&XH đến 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 16/01/2007.

Nội dung toàn văn Thông tư 18-LĐTBXH/TT chế độ trợ cấp quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp hướng dẫn Nghị định 28/CP


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 18-LĐTBXH/TT NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/CP NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện khoảng 2 - Điều 52 - Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với "quân nhân bị bệnh nghề nghiệp".

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

1. Đối tượng: Quân nhân, công an nhân dân xuất ngũ hưởng chế độ bệnh binh hạng ba (mất xức lao động từ 41 - 60%) từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước theo Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân bị bệnh nghề nghiệp theo Điều 52 - Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

2. Điều kiện: Các đối tượng nói tại điểm 1 nói trên có một trong những điều kiện sau đây thì được tiếp tục hướng trợ cấp hàng tháng, cụ thể:

a. Người sinh từ năm 1943 trở về trước đối với nam và sinh từ năm 1948 trở về trước đối với nữ;

b. Người đã có thời gian công tác thoát ly đủ 10 năm trở lên đối với nam, đủ 5 năm trở lên đối với nữ;

c. Người đang hưởng trợ cấp "quân nhân bị bệnh nghề nghiệp", nhưng đã được xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh (không hưởng trợ cấp thương tật);

d. Người đang mắc các căn bệnh theo danh mục quy định tại Thông tư số 33/TT - LB ngày 25 tháng 6 năm 1987 của Bộ Y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;

e. Người đã có thời gian đủ 3 năm trở lên đối với nam và 1 năm trở lên đối với nữ đã hoạt động ở chiến trường B, C, K trong kháng chiến chống Mỹ; địa bàn từ Thanh Hoá đến Vĩnh Linh từ ngày 05 tháng 8 năm 1964 đến 27 tháng 01 năm 1973; biên giới phía Bắc từ tháng 7 năm 1978 đến ngày 22 tháng 12 năm 1988; biên giới Tây Nam hoặc làm nhiệm vụ quốc tế từ tháng 1 năm 1977 đến ngày 30 tháng 9 nam 1989; ở quần đảo Trường Sa, ở đơn vị bảo vệ dầu khí I.

II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG

Những người đủ điều kiện qui định tại điểm 2 mục I nói trên được tiếp tục hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức trợ cấp đang hưởng quy định tại Điều 52 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào hồ sơ đang quản lý lập thành hai loại danh sách những người đủ điều kiện tiếp tục hưởng trợ cấp quân nhân bị bệnh nghề nghiệp theo điểm 2, mục I (mẫu số 1 và mẫu số 2) và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mỗi loại hai bản, đồng thời trả trợ cấp bình thường hàng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 1997.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi kiểm tra sẽ chuyển về Sở một bản danh sách, một bản tổng hợp. Trên cơ sở bản danh sách này, Giám đốc Sở ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp và lưu hồ sơ. Từ tháng 10 năm 1997, việc cấp phát trợ cấp quân nhân bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện sau khi có quyết định hướng trợ cấp của từng người (mẫu số 1A).

3. Người không đủ điều kiện tiếp tục hưởng trợ cấp hàng tháng nếu có hoàn cảnh đặc biệt cần được xem xét giải quyết, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm và phối hợp với cơ quan có liên quan hướng dẫn, giải thích và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1997. Trong quá trình thực hiện các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về Bộ những vướng mắc cần xem xét và giải quyết.

 

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 18-LĐTBXH/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu18-LĐTBXH/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/06/1997
Ngày hiệu lực01/07/1997
Ngày công báo15/09/1997
Số công báoSố 17
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 18-LĐTBXH/TT

Lược đồ Thông tư 18-LĐTBXH/TT chế độ trợ cấp quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp hướng dẫn Nghị định 28/CP


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 18-LĐTBXH/TT chế độ trợ cấp quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp hướng dẫn Nghị định 28/CP
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu18-LĐTBXH/TT
          Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
          Người kýTrần Đình Hoan
          Ngày ban hành27/06/1997
          Ngày hiệu lực01/07/1997
          Ngày công báo15/09/1997
          Số công báoSố 17
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2007
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được căn cứ

            Văn bản hợp nhất

              Văn bản gốc Thông tư 18-LĐTBXH/TT chế độ trợ cấp quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp hướng dẫn Nghị định 28/CP

              Lịch sử hiệu lực Thông tư 18-LĐTBXH/TT chế độ trợ cấp quân nhân, công an nhân dân bị bệnh nghề nghiệp hướng dẫn Nghị định 28/CP