Thông tư 20/2013/TT-BTP hướng dẫn thống kê ngành tư pháp đã được thay thế bởi Thông tư 04/2016/TT-BTP nội dung hoạt động thống kê ngành Tư pháp và được áp dụng kể từ ngày 01/07/2016.
Nội dung toàn văn Thông tư 20/2013/TT-BTP hướng dẫn thống kê ngành tư pháp
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2013/TT-BTP | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thống kê năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn về chế độ báo cáo thống kê; điều tra thống kê; công bố, phổ biến và sử dụng thông tin thống kê; kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê của Ngành Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động thống kê thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được tiến hành trong các lĩnh vực sau:
a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
c) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
d) Kiểm soát thủ tục hành chính;
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Hòa giải ở cơ sở;
g) Hộ tịch;
h) Quốc tịch;
i) Chứng thực;
k) Lý lịch tư pháp;
l) Nuôi con nuôi;
m) Trợ giúp pháp lý;
n) Bồi thường nhà nước;
o) Đăng ký giao dịch bảo đảm;
p) Luật sư;
q) Công chứng;
r) Giám định tư pháp;
s) Bán đấu giá tài sản;
t) Trọng tài thương mại;
u) Pháp chế;
v) Tương trợ tư pháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Bộ).
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp.
4. Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng.
7. Các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp.
8. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm.
9. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
10. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
11. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thông tin thống kê
1. Thông tin thống kê Ngành Tư pháp bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó, được thu thập để phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách của Bộ Tư pháp; phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm thực hiện của Bộ Tư pháp và góp phần phục vụ các nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin thống kê Ngành Tư pháp được thu thập bằng các hình thức sau:
a) Báo cáo thống kê;
b) Điều tra thống kê;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo thống kê gồm: báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp. Mỗi loại báo cáo bao gồm báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo thống kê đột xuất.
4. Điều tra thống kê, gồm điều tra theo kế hoạch và điều tra đột xuất.
Chương 2.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Điều 4. Về thể thức báo cáo thống kê
1. Báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp thực hiện chủ yếu dưới dạng biểu mẫu báo cáo thống kê, gồm các thông tin cụ thể về tên biểu báo cáo thống kê; tên cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo và nhận báo cáo (sau đây gọi là đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo); kỳ báo cáo; nội dung báo cáo; đơn vị tính; ngày tháng năm thực hiện báo cáo; họ tên, chữ ký của người lập biểu báo cáo, người kiểm tra biểu; họ tên, chữ ký của thủ trưởng cơ quan, tổ chức báo cáo, đóng dấu theo quy định và các nội dung khác có liên quan.
2. Trường hợp cần làm rõ hơn các thông tin có liên quan đến số liệu nêu trong các báo cáo thống kê và các thông tin khác có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này, đơn vị báo cáo có thể bổ sung thêm phần thuyết minh (chú thích) theo một hoặc kết hợp các hình thức sau:
a) Ghi trực tiếp tại vị trí cuối cùng bên ngoài khung biểu mẫu báo cáo thống kê, phía trên của phần chữ ký nêu tại khoản 1 Điều này (trong trường hợp nội dung chú thích không nhiều);
b) Thể hiện dưới hình thức Công văn (theo mẫu chi tiết quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này).
Điều 5. Hình thức báo cáo
Báo cáo thống kê được thực hiện bằng hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
1. Báo cáo bằng văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo; được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Báo cáo bằng văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các hình thức báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, các hình thức báo cáo khác chỉ có giá trị tham khảo đối với đơn vị nhận báo cáo.
Điều 6. Báo cáo thống kê định kỳ
1. Báo cáo thống kê định kỳ được lập hàng năm theo định kỳ 6 tháng và 01 năm theo Hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm, gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính;
Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 5 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm.
b) Kỳ báo cáo thống kê 01 năm
Kỳ báo cáo thống kê 01 năm được thực hiện hai lần trong năm, bao gồm:
- Báo cáo năm lần một: Thời điểm lấy số liệu thống kê được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm, gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính;
Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm;
- Báo cáo năm chính thức: Thời điểm lấy số liệu thống kê được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế).
2. Thời hạn báo cáo
a) Thời hạn báo cáo thống kê định kỳ của mỗi cấp báo cáo được quy định cụ thể tại góc trên cùng, bên trái của từng biểu mẫu báo cáo thống kê theo nguyên tắc như sau:
- Đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần một:
Thời hạn thực hiện báo cáo thống kê cơ sở không quá 08 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp cách nhau không quá 12 ngày đối với mỗi cấp báo cáo.
- Đối với báo cáo năm chính thức:
Thời hạn thực hiện báo cáo thống kê cơ sở không quá 20 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp cách nhau không quá 30 ngày đối với mỗi cấp báo cáo
b) Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) là không quá 32 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo, cụ thể:
Báo cáo thống kê 6 tháng: chậm nhất là ngày 02 tháng 6 hàng năm;
Báo cáo thống kê năm lần một: chậm nhất là ngày 02 tháng 12 hàng năm;
Riêng với báo cáo thống kê năm chính thức: chậm nhất là ngày 15 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
c) Đối với lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính, thời hạn nhận báo cáo của Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) là không quá 44 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo, cụ thể:
Báo cáo thống kê 6 tháng: chậm nhất là ngày 14 tháng 6 hàng năm;
Báo cáo thống kê năm lần một: chậm nhất là ngày 14 tháng 12 hàng năm; Báo cáo thống kê năm chính thức: chậm nhất là ngày 25 tháng 3 hàng năm.
d) Trường hợp thời hạn báo cáo thống kê nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật thì thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó.
3. Ước tính số liệu thống kê
a) Việc ước tính số liệu thống kê được thực hiện trong kỳ báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần một;
b) Phương pháp ước tính số liệu thống kê được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Phạm vi nội dung báo cáo
a) Hàng năm, trên cơ sở quy định về chế độ báo cáo thống kê định kỳ và hệ thống biểu mẫu kèm theo Thông tư này, căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành, Bộ Tư pháp sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về phạm vi nội dung báo cáo thống kê định kỳ 6 tháng, báo cáo năm đợt một để phục vụ hoạt động sơ kết, tổng kết công tác Tư pháp;
b) Phạm vi báo cáo năm chính thức được thực hiện đầy đủ theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Báo cáo thống kê đột xuất
1. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ Tư pháp thu thập, tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ được quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản có chữ ký của Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo thống kê đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo và nhận báo cáo
1. Trách nhiệm của đơn vị báo cáo
a) Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo trung thực, chính xác, đầy đủ, đúng hạn, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo;
b) Tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê đối với các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền để kịp thời đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn thiếu và chưa chính xác trong báo cáo thống kê. Chỉnh lý hoặc bổ sung các thông tin cần thiết có liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo;
Thủ trưởng của đơn vị báo cáo có trách nhiệm phân công người kiểm tra biểu mẫu thống kê để thực hiện việc tự kiểm tra về thể thức và nội dung báo cáo thống kê trước khi ký báo cáo gửi cấp có thẩm quyền.
c) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật thống kê và quy định tại Thông tư này.
2. Trách nhiệm của đơn vị nhận báo cáo
a) Kiểm tra, đối chiếu, xử lý và tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê nhận được theo thẩm quyền để xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp;
b) Kịp thời yêu cầu cơ quan thực hiện báo cáo thống kê đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn thiếu hoặc cần xác định lại tính chính xác trong nội dung báo cáo thống kê;
c) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành đối chiếu thông tin thống kê nhận được hoặc căn cứ vào các nguồn thông tin chính thức khác có được theo thẩm quyền quản lý nhà nước để bổ sung, chỉnh lý số liệu thống kê thu thập được nhằm bảo đảm tính chính xác, toàn diện, trung thực, khách quan của thông tin thống kê thuộc trách nhiệm tổng hợp của cơ quan, tổ chức mình;
d) Nộp báo cáo thống kê tổng hợp đúng hạn cho các cấp sử dụng thông tin thống kê theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thống kê và quy định tại Thông tư này.
Điều 9. Chỉnh lý, bổ sung thông tin thống kê
1. Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin thống kê được áp dụng trong trường hợp số liệu thống kê trong báo cáo thống kê bằng văn bản còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý.
2. Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo thống kê được thực hiện bằng hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 của Thông tư này, trong đó ghi rõ thời gian lập báo cáo và có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị nơi lập báo cáo thống kê.
3. Trường hợp đơn vị báo cáo không tiến hành hoặc không kịp điều chỉnh, bổ sung thông tin thống kê theo yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo thì phần thông tin đó trên báo cáo thống kê tổng hợp chung được để trống và phải được ghi chú rõ trong báo cáo của đơn vị nhận báo cáo.
Điều 10. Kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê
1. Phạm vi nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê;
b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ báo cáo thống kê;
c) Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến quản lý công tác thống kê thuộc phạm vi được giao.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ;
b) Kiểm tra đột xuất.
3. Việc kiểm tra định kỳ công tác thống kê được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dưới hình thức một kế hoạch độc lập hoặc được lồng ghép trong kế hoạch kiểm tra công tác tư pháp của cơ quan, tổ chức và kế hoạch này phải được thông báo trước cho cơ quan, tổ chức được kiểm tra ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
4. Kiểm tra đột xuất công tác thống kê được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức đó.
MỤC II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ
Điều 11. Phạm vi thống kê
Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tiến hành thu thập thông tin thống kê từ chứng từ và sổ ghi chép dữ liệu ban đầu để thu thập thông tin thống kê phục vụ quản lý Ngành và phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc chỉ tiêu thống kê quốc gia được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở
1. Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
3. Các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp;
4. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm.
5. Trung tâm trợ giúp pháp lý; Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
6. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
8. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê cơ sở
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
3. Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
4. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tổng hợp thông tin thống kê cơ sở để báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở
Biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở của Ngành Tư pháp để thu thập thông tin thống kê trong các lĩnh vực được quy định tại khoản 2, Điều 1 Thông tư này.
Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở của Ngành Tư pháp được liệt kê tại phần A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
MỤC III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP
Điều 15. Phạm vi thống kê
Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành thu thập, tổng hợp các thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, kết quả của các cuộc điều tra thống kê và nguồn thông tin của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật và Thông tư này nhằm thu thập thông tin thống kê phục vụ quản lý Ngành và phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc chỉ tiêu thống kê quốc gia được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Sở Tư pháp.
3. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê tổng hợp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
2. Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tổng hợp thông tin thống kê để báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp
Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp của Ngành Tư pháp để thu thập thông tin thống kê trong các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, trừ lĩnh vực lý lịch tư pháp.
Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp (bao gồm cả báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp) được liệt kê tại phần B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp là đầu mối trong việc tiếp nhận báo cáo thống kê gửi về Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư này, có trách nhiệm:
a) Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo thống kê về Bộ Tư pháp theo thời hạn báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
b) Phân loại đầy đủ và kịp thời chuyển báo cáo thống kê đến các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp;
c) Đôn đốc, kiểm tra kết quả xử lý báo cáo thống kê do các đơn vị thuộc Bộ gửi đến;
d) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 6 của Thông tư này; phân tích, tổng hợp các thông tin thống kê chủ yếu để phục vụ kịp thời cho hoạt động sơ kết, tổng kết công tác hàng năm của Ngành;
đ) Tổ chức xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Tư pháp và gửi đến Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê để phục vụ hoạt động quản lý thường xuyên của Ngành theo phạm vi lĩnh vực quy định và gửi kết quả xử lý, tổng hợp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác và kịp thời đến Vụ Kế hoạch - Tài chính;
b) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ trong việc tổng hợp thông tin thống kê phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành, sơ kết, tổng kết công tác tư pháp, xây dựng các báo cáo thống kê chung của Bộ.
Chương 3.
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Điều 20. Phạm vi điều tra thống kê và thẩm quyền quyết định điều tra thống kê
1. Điều tra thống kê của Ngành Tư pháp được thực hiện để thu thập thông tin thống kê trong các trường hợp sau:
a) Bộ Tư pháp được phân công tiến hành các cuộc điều tra thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia;
b) Điều tra thống kê để thu thập thông tin về các chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ, Ngành Tư pháp nhưng chưa có trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
c) Điều tra thống kê để bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
d) Điều tra thống kê để thu thập các thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định các cuộc điều tra thống kê quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 21. Điều tra thống kê theo kế hoạch
1. Điều tra thống kê theo kế hoạch là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra đã được lập kế hoạch từ trước, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trên cơ sở yêu cầu công tác hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ đề xuất kế hoạch điều tra thống kê trong năm và hàng năm gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, lập kế hoạch điều tra thống kê chung của Bộ, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
3. Kế hoạch điều tra thống kê của các đơn vị được lập gồm các nội dung cơ bản sau: Tên các cuộc điều tra, nội dung điều tra, phương pháp điều tra, thời kỳ, thời điểm tiến hành điều tra, cơ quan tiến hành điều tra (cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp) và dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện.
Hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê.
Điều 22. Điều tra thống kê đột xuất
1. Điều tra thống kê đột xuất là hoạt động thu thập thông tin thống kê bằng hình thức điều tra không nằm trong kế hoạch điều tra thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp.
2. Theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc tiến hành điều tra thống kê đột xuất và phân công đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện điều tra thống kê.
3. Đơn vị được phân công thực hiện điều tra thống kê đột xuất xây dựng kế hoạch và phương án điều tra thống kê theo quy định tại khoản 3 Điều 21 và Điều 23 của Thông tư này, đồng thời triển khai điều tra thống kê sau khi kế hoạch và phương án điều tra thống kê được phê duyệt.
Điều 23. Lập phương án điều tra thống kê
1. Mỗi cuộc điều tra thống kê trong Ngành Tư pháp phải có phương án điều tra thống kê do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
2. Phương án điều tra thống kê do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung của phương án điều tra thống kê quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Thống kê và gửi tới Vụ Kế hoạch - Tài chính lấy ý kiến góp ý về chuyên môn thống kê.
Trong thời gian 05 ngày sau khi nhận được văn bản góp ý của Vụ Kế hoạch - Tài chính, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm hoàn thiện phương án điều tra thống kê và gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, gửi Tổng cục Thống kê để có ý kiến thẩm định về chuyên môn trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Điều 24. Tổ chức hoạt động điều tra thống kê
Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan tổ chức triển khai hoạt động điều tra thống kê sau khi phương án điều tra thống kê nêu tại Điều 23 của Thông tư này được phê duyệt; kết quả điều tra thống kê phải được gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính để theo dõi chung và tổng hợp vào sản phẩm thông tin thống kê của Ngành Tư pháp.
Việc tổ chức hoạt động điều tra thống kê, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành điều tra, người thực hiện điều tra thống kê và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê được thực hiện theo quy định của Luật thống kê và các văn bản khác quy định về thống kê.
Chương 4.
CÔNG BỐ, PHỔ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN THỐNG KÊ
Điều 25. Công bố thông tin thống kê
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc công bố thông tin thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước đối với công tác Tư pháp theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
Thông tin thống kê được công bố là thông tin có giá trị pháp lý, không được sửa chữa, thay đổi.
2. Thông tin thống kê của Ngành Tư pháp được công bố thông qua các hình thức: Niên giám thống kê; họp báo; các sản phẩm thống kê bằng văn bản điện tử đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các văn bản chính thức khác của Bộ trên cơ sở phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm thống kê để trình Bộ trưởng công bố các thông tin thống kê chung của Ngành Tư pháp theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 26. Phổ biến thông tin thống kê
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc phổ biến các thông tin thống kê đã được công bố theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này trên cơ sở lịch phổ biến thông tin thống kê đã được phê duyệt.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ xây dựng lịch phổ biến thông tin thống kê, trình Bộ trưởng ký ban hành trước khi tiến hành phổ biến thông tin thống kê.
Điều 27. Quản lý, sử dụng thông tin thống kê
1. Thông tin thống kê của Ngành đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố theo quy định tại Điều 25 Thông tư này là tài sản công. Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin thống kê đã được công bố.
2. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê của Ngành đã được công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ thực hiện hoạt động xây dựng, phân tích, lưu giữ, khai thác các thông tin thống kê chung của Ngành Tư pháp và những hoạt động khác được giao nhằm giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý thông tin thống kê của Ngành theo quy định của pháp luật và theo quy định tại Thông tư này.
4. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin thống kê của Ngành, xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê điện tử của Bộ Tư pháp.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện trách nhiệm nói trên.
2. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này và bố trí các điều kiện đảm bảo thực hiện Thông tư.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp và các hoạt động thống kê khác quy định tại Thông tư này, bảo đảm cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, đúng thời hạn quy định.
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp và Thông tư số 02/2011/TT-BTP ngày 13/01/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung thống kê trợ giúp pháp lý.
Các biểu mẫu số TP/HT-2010-TK.1 và số TP/HT-2010-TK.2 quy định tại Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; một phần các biểu mẫu số 20/TP-TTTM và 21/TP-TTTM quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại (chi tiết được liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Các biểu mẫu báo cáo có chứa các quy định về việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp mà không quy định trong Thông tư này thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan khác.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư sổ 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp)
STT | Ký hiệu biểu | Tên biểu | Kỳ báo cáo | Đơn vị thực hiện | Đơn vị nhận báo cáo | Loại biểu mẫu báo cáo thống kê |
1 | 01a/BTP/VĐC/XDPL | Số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
2 | 01b/BTP/VĐC/XDPL | Số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn huyện soạn thảo, ban hành | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Cơ sở - Tổng hợp |
3 | 01c/BTP/VĐC/XDPL | Số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh soạn thảo, ban hành | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
4 | 01d/BTP/VĐC/XDPL | Số văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành chủ trì soạn thảo, đã được ban hành | 6 tháng/ 1 năm | Bộ, Cơ quan ngang Bộ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành)... | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
5 | 01c/BTP/VĐC/XDPL | Số văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, đã được ban hành | 6 tháng/ 1 năm | Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện....) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
6 | 02a/BTP/VĐC/TĐVB | Số văn bản quy phạm pháp luật do phòng tư pháp cấp huyện thẩm định | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Cơ sở |
7 | 02b/BTP/VĐC/TĐVB | Số văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh thấm định | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
8 | 02c/BTP/VĐC/TĐVB | Số văn bản quy phạm pháp luật do tổ chức pháp chế bộ, ngành thẩm định | 6 tháng/ 1 năm | Bộ, Cơ quan ngang Bộ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành).... | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
9 | 02d/BTP/VĐC/TĐVB | Số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp thẩm định | 6 tháng/ 1 năm | Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện....) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
10 | 03a/BTP/KTrVB/TKT | Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý trên địa bàn xã | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh | Cơ sở |
11 | 03b/BTP/KTrVB/TKT | Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý trên địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương | Cơ sở - Tổng hợp |
12 | 03c/BTP/KTrVBTKT | Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
13 | 03 d/BTP/KTrVB/TKT | Số văn bản đã tự kiểm tra, xử lý tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ | 6 tháng/ 1 năm | Bộ/Cơ quan ngang Bộ | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
14 | 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ | Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền trên địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/ quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Cơ sở |
15 | 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ | Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
16 | 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ | Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ | 6 tháng/ 1 năm | Bộ/Cơ quan ngang Bộ | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
17 | 04d/BTP/KTrVB/KQXL | Kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật tại Bộ, cơ quan ngang BỘ/UBND cấp tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Bộ/Cơ quan ngang BỘ/UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
18 | 05a/BTP/KTrVB/RSVB | Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn xã | 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh | Cơ sở |
19 | 05b/BTP/KTrVB/RSVB | Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn huyện | 1 năm | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Cơ sở - Tổng hợp |
20 | 05c/BTP/KTrVB/RSVB | Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn tỉnh | 1 năm | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
21 | 05d/BTP/KTrVB/RSVB | Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ | 1 năm | Bộ/Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
22 | 06a/BTP/KSTT/KTTH | Kết quả đánh giá tác động quy định thủ tục hành chính | 6 tháng/ 1 năm | Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
23 | 06b/BTP/KSTT/KTTH | Kết quả tham gia ý kiến về thủ tục hành chính quy định trong các dự án/dự thảo văn bản quy phạm pháp luật | 6 tháng/ 1 năm | Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
24 | 06c/BTP/KSTT/KTTH | Kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong các dự án/dự thảo văn bản quy phạm pháp luật | 6 tháng/ 1 năm | Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
25 | 07a/BTP/KSTT/KTTH | Số thủ tục hành chính (TTHC), văn bản quy phạm pháp luật có chứa TTHC được công bố, công khai | 6 tháng/ 1 năm | Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
26 | 07b/BTP/KSTT/KTTH | Kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC | 6 tháng/ 1 năm | Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
27 | 08/BTP/KSTT/KTTH | Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính | 6 tháng/ 1 năm | Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
28 | 09a/BTP/PBGDPL | Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã | 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
29 | 09b/BTP/PBGDPL | Số tuyên truyền viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật tại địa bàn huyện | 1 năm | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Cơ sở - Tổng hợp |
30 | 09c/BTP/PBGDPL | Số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh | 1 năm | Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế) | Sở Tư pháp | Cơ sở |
31 | 09d/BTP/PBGDPL | Số tuyên truyền viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật trên địa bàn tỉnh | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
32 | 09e/BTP/PBGDPL | Số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương | 1 năm | Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể... (Tổ chức pháp chế) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
33 | 10a/BTP/PBGDPL | Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn xã | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
34 | 10b/BTP/PBGDPL | Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Cơ sở - Tổng hợp |
35 | 10c/BTP/PBGDPL | Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế) | Sở Tư pháp | Cơ sở |
36 | 10d/BTP/PBGDPL | Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
37 | 10e/BTP/PBGDPL | Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội | 6 tháng/ 1 năm | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể.... (Tổ chức pháp chế) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
38 | 11a/BTP/PBGDPL/HGCS | Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở | 1 năm | Tổ hòa giải | UBND xã/phường/ thị trấn | Cơ sở |
39 | 11b/BTP/PBGDPL/HGCS | Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn xã | 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
40 | 11c/BTP/PBGDPL/HGCS | Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn huyện | 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Tổng hợp |
41 | 11d/BTP/PBGDPL/HGCS | Tình hình tổ chức, cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
42 | 12a/BTP/PBGDPL/HGCS | Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở | 6 tháng/ 1 năm | Tổ hòa giải | UBND xã/phường/ thị trấn | Cơ sở |
43 | 12b/BTP/PBGDPL/HGCS | Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn xã | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
44 | 12c/BTP/PBGDPL/HGCS | Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Tổng hợp |
45 | 12d/BTP/PBGDPL/HGCS | Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
46 | 13a/BTP/HCTP/HT/KSKT | Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
47 | 13b/BTP/HCTP/HT/KSKT | Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Tổng hợp |
48 | 13c/BTP/HCTP/HT/KS KT | Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
49 | 13d/BTP/HCTP/HT/KSKT | Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại cơ quan đại diện | 6 tháng/ 1 năm | Cơ quan đại diện tại... | Bộ Ngoại giao | Cơ sở |
50 | 13e/BTP/HCTP/HT/KSKT | Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại các cơ quan đại diện | 6 tháng/ 1 năm | Bộ Ngoại giao | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
51 | 13g/BTP/HCTP/HT/KSKT | Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
52 | 14a/BTP/HCTP/HT/HTK | Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại Ủy ban nhân dân cấp xã | 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
53 | 14b/BTP/HCTP/HT/HTK | Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn huyện | 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Cơ sở - Tổng hộ |
54 | 14c/BTP/HCTP/HT/HTK | Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn tỉnh | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hộ |
55 | 15/BTP/HCTP/HT/KH | Kết quả ghi vào sổ việc kết hôn, ly hôn tại Sở Tư pháp | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
56 | 16a/BTP/HCTP/QT | Kết quả thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Sở Tư pháp | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
57 | 16b/BTP/HCTP/QT | Kết quả thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | 1 năm | Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | Bộ Ngoại giao | Cơ sở |
58 | 16c/BTP/HCTP/QT | Kết quả thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | 1 năm | Bộ Ngoại giao | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
59 | 17a/BTP/HCTP/CT | Kết quả chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
60 | 17b/BTP/HCTP/CT | Kết quả chứng thực trên địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Cơ sở - Tổng hợp |
61 | 17c/BTP/HCTP/CT | Kết quả chứng thực trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
62 | 17d/BTP/HCTP/CT | Kết quả chứng thực của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | 6 tháng/ 1 năm | Bộ Ngoại giao | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
63 | 18/BTP/PLQT/TTTP | Tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Bộ Tư pháp | 6 tháng/ 1 năm | Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
64 | 19/BTP/LLTP | Số phiếu lý lịch tư pháp đã cấp | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
65 | 20/BTP/LLTP | Số thông tin lý lịch tư pháp nhận được | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
66 | 21/BTP/LLTP | Số người có lý lịch tư pháp | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
67 | 22a/BTP/CN/TN | Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
68 | 22b/BTP/CN/TN | Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Sở Tư pháp | Tổng hợp |
69 | 22c/BTP/CN/TN | Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
70 | 22d/BTP/CN/TN | Kết quả đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | Năm | Bộ Ngoại giao | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
71 | 23/BTP/CN-NN | Kết quả đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
72 | 24a/BTP/TGPL | Số lượt người được trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành | Sở Tư pháp:... | Cơ sở |
73 | 24b/BTP/TGPL | Số lượt người được trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:... | Sở Tư pháp:... | Cơ sở |
74 | 24c/BTP/TGPL | Số lượt người được trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp:... | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
75 | 25a/BTP/TGPL | Số vụ việc trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành | Sở Tư pháp:... | Cơ sở |
76 | 25b/BTP/TGPL | Số vụ việc trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:... | Sở Tư pháp:... | Cơ sở |
77 | 25c/BTP/TGPL | Số vụ việc trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp:... | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
78 | 26a/BTP/TGPL | Số kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố... Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:... | Sở Tư pháp:... | Cơ sở |
79 | 26b/BTP/TGPL | Số kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp:... | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
80 | 27a/BTP/BTNN | Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tại địa phương | 6 tháng/ 1 năm | UBND xã/phường/ thị trấn | UBND huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | Cơ sở |
81 | 27b/BTP/BTNN | Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi Bộ, ngành | 6 tháng/ 1 năm | UBND huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp) | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương | Cơ sở - Tổng hợp |
82 | 27c/BTP/BTNN | Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tại địa phương | 6 tháng/ 1 năm | Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương | Cơ sở |
83 | 27d/BTP/BTNN | Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tại địa phương | 6 tháng/ 1 năm | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
84 | 27e/BTP/BTNN | Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi Bộ, ngành | 6 tháng/ 1 năm | Bộ/Cơ quan ngang Bộ (tổ chức pháp chế) | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
85 | 28a/BTP/ĐKQGGDBĐ | Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (GDBĐ), hợp đồng, thông báo kê biên tài sản là động sản (trừ tàu bay, tàu biển) | 6 tháng/ 1 năm | Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) | Cơ sở |
86 | 28b/BTP/ĐKQGGDBĐ | Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về GDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất | 6 tháng/ 1 năm | Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh | Sở Tư pháp... | Cơ sở |
87 | 28c/BTP/ĐKQGGDBĐ | Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về GDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp... | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) | Tổng hợp |
88 | 28d/BTP/ĐKQGGDBĐ | Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với tàu bay hoặc tàu biển | 6 tháng/ 1 năm | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) | Cơ sở |
89 | 29/BTP/ĐKQGGDBĐ | Kết quả tiếp nhận văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông | 6 tháng/ 1 năm | Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ) | Cơ sở |
90 | 30a/BTP/BTTP/LSTN | Tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư | 6 tháng/ 1 năm | Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty Luật) | Sở Tư pháp; Đoàn luật sư | Cơ sở |
91 | 30b/BTP/BTTP/LSTN | Tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
92 | 31a/BTP/BTTP/LSNN | Tình hình tổ chức và hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 6 tháng/ 1 năm | Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | Sở Tư pháp | Cơ sở |
93 | 31b/BTP/BTTP/LSNN | Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
94 | 32a/BTP/BTTP/CC | Số công chứng viên và tình hình hoạt động công chứng | 6 tháng/ 1 năm | Phòng công chứng/Văn phòng công chứng | Sở Tư pháp | Cơ sở |
95 | 32b/BTP/BTTP/CC | Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính); UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương | Tổng hợp |
96 | 33a/BTP/BTTP/GĐTP | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương | 1 năm | Tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp | Sở Tư pháp; Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp | Cơ sở |
97 | 33b/BTP/BTTP/GĐTP | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại văn phòng giám định tư pháp ở địa phương | 1 năm | Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương | Sở Tư pháp; Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp | Cơ sở |
98 | 33c/BTP/BTTP/GĐTP | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc | 1 năm | Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp | Sở Tư pháp | Cơ sở - Tổng hợp |
99 | 33d/BTP/BTTP/GĐTP | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
100 | 33e/BTP/BTTP/GĐTP | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương | 1 năm | Tổ chức giám định tư pháp công lập ở trung ương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính); Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản của tổ chức giám định tư pháp | Cơ sở |
101 | 33g/BTP/BTTP/GĐTP | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc bộ, cơ quan ngang bộ | 1 năm | Các Bộ, cơ quan ngang Bộ | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở - Tổng hợp |
102 | 34a/BTP/BTTP/ĐGTS | Tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản (BĐGTS) của Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập | 6 tháng/ 1 năm | Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập | Sở Tư pháp | Cơ sở |
103 | 34b/BTP/BTTP/ĐGTS | Tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản (BĐGTS) của hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập | 6 tháng/ 1 năm | Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập | Sở Tư pháp | Cơ sở |
104 | 34c/BTP/BTTP/ĐGTS | Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp | 6 tháng/ 1 năm | Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản/ Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản | Sở Tư pháp | Cơ sở |
105 | 34d/BTP/BTTP/ĐGTS | Tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh | 6 tháng/ 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
106 | 35a/BTP/BTTP-TTTM | Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài | 1 năm | Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... | Sở Tư pháp | Cơ sở |
107 | 35b/BTP/BTTP-TTTM | Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
108 | 36a/BTP/VĐC/PC | Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế | 1 năm | Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố theo khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP | UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) | Cơ sở |
109 | 36b/BTP/VĐC/PC | Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | 1 năm | Sở Tư pháp | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Tổng hợp |
110 | 36c/BTP/VĐC/PC | Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ | 1 năm | Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ | Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) | Cơ sở |
Ghi chú:
Phụ lục I gồm 66 biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở; 44 biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp và biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp.
Loại biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng Chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Loại biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp và biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CAO THỐNG KÊ BỊ THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư sổ 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp)
1. Thay thế toàn bộ các biểu mẫu thống kê ban hành kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp và Thông tư số 02/2011/TT-BTP ngày 13/01/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung thống kê trợ giúp pháp lý.
2. Các biểu mẫu bị thay thế khác gồm:
STT | Biểu mẫu (BM) thống kê ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của ngành Tư pháp | BM báo cáo thống kê bị thay thế | |||
Tên | Ký hiệu | Tên BM | Ký hiệu BM | Tên văn bản | |
1. Lĩnh vực Hộ tịch |
|
|
|
| |
| - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác tại UBND cấp xã - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn huyện - Kết quả đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn tỉnh | 14a/BTP/HCTP/HT/HTK
14b/BTP/HCTP/HT/HTK 1
4c/BTP/HCTP/HT/HTK | - Tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch UBND cấp huyện và UBND cấp xã - Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch tại Sở Tư pháp | TP/HT-2010-TK. 1
TP/HT-2010-TK.2 | Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch |
2. Lĩnh vực trọng tài thương mại |
|
|
| ||
| - Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài | 35a/BTP/BTTP-TTTM | - Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài thương mại | Điểm 1 và điểm 2.1, 2.2, 2.5, 2.5.1, 2.5.2, 2.5.3 của biểu mẫu số 20/TP-TTTM và 21/TP-TTTM | Thông tư số 12/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp về ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại |
| - Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh | 35b/BTP/BTTP-TTTM | - Báo cáo hàng năm của chi nhánh/văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại |
PHỤ LỤC III
MẪU CÔNG VĂN GỬI BÁO CÁO THỐNG KÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp)
Tên đơn vị báo cáo | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....... | ……….., ngày... tháng... năm... |
Kính gửi:………………..(Nêu rõ tên đơn vị nhận báo cáo)
Thực hiện Thông tư số……. ngày……. của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp, đơn vị……. thuyết minh về báo cáo thống kê theo kỳ báo cáo.... năm..... như sau:
1. Tình hình lập báo cáo thống kê
- Nêu rõ tổng số các báo cáo thống kê kèm theo Công văn này:....
- Liệt kê cụ thể số ký hiệu và tên biểu báo cáo thống kê gửi kèm Công văn
+ Báo cáo theo Biểu mẫu số... về...; (Ví dụ: Báo cáo theo Biểu mẫu số 01c/BTP/VĐC/XDPL về số văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh soạn thảo, ban hành)
+ Báo cáo theo Biểu mẫu số... về...
(Từng biểu báo cáo gửi kèm có đủ chữ ký của các đối tượng báo cáo theo mẫu ghi trên biểu và có đóng dấu theo đúng quy định).
2. Liệt kê rõ số ký hiệu tên báo cáo thống kê mà đơn vị có trách nhiệm phải báo cáo trong kỳ nhưng không gửi báo cáo. Cụ thể như sau:
- Liệt kê rõ số ký hiệu, tên biểu của các báo cáo thống kê không gửi vì không có số liệu phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Liệt kê rõ số ký hiệu, tên biểu của các báo cáo thống kê không gửi do đơn vị báo cáo không thể tổng hợp được số liệu trong kỳ báo cáo, nêu rõ nguyên nhân
4. Những vấn đề cần thuyết minh để làm rõ hơn về nội dung số liệu thống kê trong một số biểu mẫu báo cáo (nếu có)
Ví dụ: Nêu rõ lý do một số biểu báo cáo có số liệu thống kê trong kỳ tăng hoặc giảm đột biến; lý do một số báo cáo điền không đầy đủ nội dung tiêu thức thống kê theo yêu cầu trên biểu; các nội dung khác cần thuyết minh (nêu rõ số ký hiệu biểu, tên biểu có nội dung cần thuyết minh).
5. Những nội dung khác mà đơn vị báo cáo thấy cần thuyết minh thêm để phản ánh rõ hơn thực trạng quản lý nhà nước ở địa bàn trong một số lĩnh vực (nếu có).
6. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện biểu mẫu từ chính các quy định của biểu mẫu thống kê (nếu có); đề xuất kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung biểu mẫu thống kê (nếu có).
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị báo cáo |
PHỤ LỤC IV
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRONG KỲ BÁO CÁO THỐNG KÊ 6 THÁNG VÀ BÁO CÁO NĂM LẦN MỘT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp)
Việc ước tính số liệu thống kê trong kỳ báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này được thực hiện theo phương pháp bình quân số học giản đơn, có kết hợp đặc thù quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê được ước tính.
1. Phương pháp bình quân số học giản đơn
1.1. Công thức chung
Phương pháp ước tính số liệu thống kê trong hai tháng cuối của kỳ báo cáo thống kê sáu tháng và báo cáo năm lần một được xác định theo công thức như sau:
Số liệu ước tính trong kỳ báo cáo | = | Tổng số của số liệu thống kê thực tế trong kỳ | x | Số tháng ước tính |
Số tháng lấy số liệu của thống kê thực tế |
1.2. Công thức cụ thể
2.1. Với báo cáo thống kê 6 tháng, số liệu ước tính từ ngày 01/5 đến ngày 30/6 được xác định bằng trung bình cộng 4 tháng của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/4 nhân với 2 (thể hiện 2 tháng tính từ ngày 01/5 đến ngày 30/6). Công thức cụ thể như sau:
Số liệu ước tính trong kỳ báo cáo | = | Tổng số của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/4 | x | 2 (tháng) |
4 (tháng) |
Ví dụ 1: Tổng số số lượng đăng ký khai sinh tại tỉnh A từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/4 năm x là 10.000 trường hợp. Vậy số lượng đăng ký khai sinh ước tính từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6 năm x là:
10000 | x | 2 | = | 5000 trường hợp |
4 |
2.2. Với báo cáo thống kê năm lần một, số liệu ước tính từ ngày 01/10 đến 31/12 được xác định bằng trung bình cộng 10 tháng của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/10 nhân với 2 (thể hiện 2 tháng tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12). Công thức cụ thể như sau:
Số liệu ước tính trong kỳ báo cáo | = | Tổng số của số liệu thống kê thực tế từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/10 | x | 2 (tháng) |
10 (tháng) |
Ví dụ 2: Tổng số phí công chứng thu được tại tỉnh B từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/10 năm y là 1.200.000 nghìn đồng. Vậy số phí công chứng ước tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 năm y là:
1200000 | x | 2 | = | 240.000 nghìn đồng. |
10 |
2. Kết hợp đặc thù quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê được ước tính
Số liệu thống kê là yếu tố động, gắn với thực tiễn nên không thể đơn thuần xác định bằng các công thức toán học mà còn phải dựa vào yếu tố thực tiễn đặc thù quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê được ước tính. Do đó, đơn vị báo cáo có thể vận dụng phương pháp bình quân số học giản đơn để tính toán số liệu thống kê ước tính để đảm bảo sát với thực tiễn.
Ví dụ 3: Số đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh C từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 là trong năm z là 13.712 đơn. Theo đó, trung bình một tháng từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 là:
13712 | = | 3428 (đơn) |
4 |
Nếu chỉ căn cứ theo phương pháp bình quân số học giản đơn nêu tại Mục 1, số đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ước tính trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo thống kê 6 tháng (từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6) là: 3.428 x 2 = 6.856 (đơn).
Như vậy số lượng đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh C trong 6 tháng đầu năm (từ 01/1 đến 30/6) sẽ là:
13.712 + 6.856= 20.568 (đơn)
Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế quản lý công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong những năm trước cho thấy số lượng đăng ký giao dịch bảo đảm trung bình trong mỗi tháng cuối của kỳ báo cáo thống kê 6 tháng (từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6), tại Sở Tư pháp tỉnh C thường tăng 1,5 lần so với trung bình của mỗi tháng đầu năm, vì vậy ước tính trung bình mỗi tháng cuối kỳ báo cáo thống kê 6 tháng số lượng đơn đăng ký sẽ là: 3.428 x 1,5 = 5.142 (đơn) và số liệu ước tính trong 02 tháng từ ngày 01/5 đến hết ngày 30/6 sẽ là:
5.142 x 2 = 10.284 (đơn)
Như vậy số lượng đơn thụ lý đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh C trong 06 tháng đầu năm (từ 01/1 đến 30/6) sẽ ước tính được là:
13.712 + 10.284 = 23.996 (đơn)
Ví dụ 4: Số liệu thống kê thực tế về số cặp đăng ký kết hôn trong nước tại tỉnh D từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/10 trong năm là 7340 cặp, theo đó, trung bình mỗi tháng có: (cặp)
Theo phương pháp bình quân số học giản đơn nêu tại Mục 1, số cặp đăng ký kết hôn ước tính trong 2 tháng từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 là: 734 x 2 = 1.468 (cặp). Vậy, số liệu thống kê ước tính trong kỳ báo cáo năm nếu đơn thuần áp dụng phương pháp bình quân số học giản đơn sẽ là:
7.340 + 1.468 = 8.808 (cặp)
Tuy nhiên, căn cứ và thực tiễn quản lý công tác đăng ký hộ tịch của địa phương qua một vài năm trước cho thấy trong 02 tháng cuối năm, số lượng đăng ký kết hôn của mỗi tháng thường tăng khoảng gấp 2,5 lần số trung bình của mỗi tháng trong giai đoạn trước đó (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/10). Như vậy, trong 02 tháng cuối năm, ước tính số lượng đăng ký kết hôn trung bình mỗi tháng là: 734 x 2,5 = 1.835 (cặp); tính ra số lượng đăng ký kết hôn ước tính trong 02 tháng cuối năm (từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12) là: 1.835 x 2 = 3.670 (cặp).
Vì vậy, số cặp đăng ký kết hôn của tỉnh D ước tính trong báo cáo năm sẽ là: 7.340+ 3.670 = 11.010 (cặp)
3. Lưu ý khác
Trường hợp các số liệu tính toán có phần số thập phân từ 0,5 trở lên thì làm tròn nguyên số lên; nếu phần số phân nhỏ hơn 0,5 thì làm tròn nguyên số.
Ví dụ: Nếu là 3217,56 thì làm tròn lên là 3218. Nếu là 3217,35 thì làm tròn xuống là 3217.
Riêng đối với số liệu về tuổi kết hôn trung bình lần đầu, chỉ thực hiện làm tròn phần số thập phân.
Ví dụ: Nếu tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại tỉnh E là 21,57 tuổi thì làm tròn lên là 21,6 tuổi. Nếu là 21,53 thì làm tròn là 21,5 tuổi.
Biểu số 01a/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CẤP XÃ SOẠN THẢO, BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh........ (Phòng Tư pháp) |
Đơn vị tính: Văn bản
VBQPPL chủ trì soạn thảo | VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành | ||||||
Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | ||||
Nghị quyết của HĐND | Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | Nghị quyết của HĐND | Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1......................................................
Cột 5......................................................
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01A/BTP/VĐC/XDPL
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CẤP XÃ SOẠN THẢO, BAN HÀNH
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp xã
*. Giải thích thuật ngữ:
Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 = Cột (2+3+4).
- Cột 5 = Cột (6+7+8).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi về việc chủ trì soạn thảo và ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã.
Biểu số 01b/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SOẠN THẢO, BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:.............. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh).......... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp..... |
Đơn vị tính: Văn bản
| VBQPPL chủ trì soạn thảo | VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành | ||||||
Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | |||||
Nghị quyết của HĐND | Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | Nghị quyết của HĐND | Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Tại cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tại cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên xã.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1............................;
Cột 5............................;
|
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01B/BTP/VĐC/XDPL
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SOẠN THẢO, BAN HÀNH
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình chủ trì soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
(HĐND, UBND) cấp huyện và cấp xã trên địa bàn huyện.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A: Dòng “Tổng số trên địa bàn huyện” = Dòng I “Tại cấp huyện” + Dòng II “Tại cấp xã”.
+ Dòng “Tại cấp huyện” ghi số văn bản do HĐND và UBND cấp huyện soạn thảo và ban hành.
+ Dòng “Tại cấp xã” ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện soạn thảo, ban hành.
+ Dòng “Tên xã…”: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
- Cột 1 = Cột (2+3+4).
- Cột 5 = Cột (6+7+8).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp) theo dõi về việc chủ trì soạn thảo và ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và tổng hợp từ biểu mẫu 01a/BTP/VĐC/XDPL của UBND cấp xã.
Biểu số 01c/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SOẠN THẢO, BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| VBQPPL chủ trì soạn thảo | VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành | ||||||
Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | |||||
Nghị quyết của HĐND | Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | Nghị quyết của HĐND | Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Tại cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tại cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Tại cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1............................;
Cột 5............................;
|
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01C/BTP/VĐC/XDPL
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SOẠN THẢO, BAN HÀNH
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) các cấp trên địa bàn tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A: Dòng “Tổng số trên địa bàn tỉnh” = Dòng I “Tại cấp tỉnh” + Dòng II “Tại cấp huyện” + Dòng III “Tại cấp xã”.
+ Dòng I “Tại cấp tỉnh” ghi số văn bản do HĐND và UBND cấp tỉnh soạn thảo và ban hành.
+ Dòng II “Tại cấp huyện” ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp huyện soạn thảo, ban hành
+ Dòng III “Tại cấp xã” ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh soạn thảo, ban hành.
Trong đó, dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố
(liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn).
Ví dụ: Tỉnh A có 7 đơn vị hành chính cấp huyện thì dòng III tại cấp xã được thống kê như sau:
| Tổng số (văn bản) | Hướng dẫn ghi biểu |
Cột A | Cột 1 |
|
... |
|
|
III. Tại cấp xã | 100 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh A chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo (bằng tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn các huyện A, B, C, D, E, G, H chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo) |
|
|
|
1. Tên huyện A | 16 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện A chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
2. Tên huyện B | 10 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện B chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
3. Tên huyện C | 20 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện C chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
4. Tên huyện D | 10 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện D chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
5. Tên huyện E | 13 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện E chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
6. Tên huyện G | 16 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện G chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
7. Tên huyện H | 15 | Ghi tổng số văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện H chủ trì soạn thảo trong kỳ báo cáo |
- Cột 1 = Cột (2+3+4).
- Cột 5 = Cột (6+7+8).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Sở Tư pháp theo dõi về việc chủ trì soạn thảo và ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh và tổng hợp từ biểu mẫu 01b/BTP/VĐC/XDPL của UBND cấp huyện.
Biểu số 01d/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO BỘ, NGÀNH CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành)... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | ||||||
Luật, Nghị quyết của Quốc hội | Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH | Lệnh, quyết định của CTN | Nghị định của Chính phủ | Quyết định của TTg CP | Thông tư của Bộ, ngành | Thông tư liên tịch | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Tổng số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số VBQPPL do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): của dòng tổng số VBQPPL do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành tại: Cột 1..............................................................
|
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01D/BTP/VĐC/XDPL
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO BỘ, NGÀNH CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH
1. Nội dung
*. Phản ánh số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do bộ, ngành (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) chủ trì soạn thảo và số VBQPPL do bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành. Trong đó chia theo đơn vị được giao tham mưu, giúp bộ, ngành chủ trì soạn thảo VBQPPL (Vụ/Tổ chức pháp chế và các đơn vị khác thuộc bộ, ngành).
*. Giải thích thuật ngữ:
VBQPPL nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2008).
2. Phương pháp tính và ghi biểu
- Cột 1 = Cột (2+3+4+5+6+7+8).
- Cột 8 “Thông tư liên tịch”: thống kê theo trách nhiệm chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Vụ/Tổ chức pháp chế bộ, ngành theo dõi về việc chủ trì soạn thảo VBQPPL của bộ, ngành và số VBQPPL do bộ, ngành chủ trì soạn thảo đã được ban hành.
Biểu số 01e/BTP/VĐC/XDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH (6 tháng/năm) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện....) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Tổng số | Chia theo tên VBQPPL | ||||||
Luật, Nghị quyết của Quốc hội | Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH | Lệnh, quyết định của CTN | Nghị định của Chính phủ | Quyết định của TTg CP | Thông tư của Bộ, ngành | Thông tư liên tịch | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Tổng số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do đơn vị thuộc Bộ chủ trì soạn thảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số VBQPPL do đơn vị thuộc Bộ chủ trì soạn thảo đã được ban hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): của dòng tổng số VBQPPL do đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đã được ban hành tại: Cột 1..............................................................
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01E/BTP/VĐC/XDPL
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) DO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH
1. Nội dung
*. Phản ánh số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và số VBQPPL do đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đã được ban hành.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Văn bản quy phạm pháp luật nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
- Đơn vị thuộc Bộ gồm đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
2. Phương pháp tính
- Cột 1 = Cột (2+3+4+5+6+7+8).
- Cột 8 “Thông tư liên tịch”: thống kê theo trách nhiệm chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại đơn vị thuộc Bộ Tư pháp theo dõi về việc chủ trì soạn thảo VBQPPL và số VBQPPL chủ trì soạn thảo đã được ban hành.
Biểu số 02a/BTP/VĐC/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN THẨM ĐỊNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm.........) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh...................... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.... |
Đơn vị tính: Văn bản
| Tổng số | Chia ra | |
Chủ trì thẩm định có sự tham gia của các luật gia, chuyên gia | Tự thẩm định | ||
A | (1) | (2) | (3) |
Tổng số |
|
|
|
- Quyết định của UBND |
|
|
|
- Chỉ thị của UBND |
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1........
|
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02A/BTP/VĐC/TĐVB
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN THẨM ĐỊNH
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp huyện.
*. Giải thích thuật ngữ:
- VBQPPL của UBND là văn bản do UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. VBQPPL của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND).
- VBQPPL do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định là những VBQPPL do UBND cấp huyện ban hành theo thẩm quyền (Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện) và được Phòng Tư pháp tiến hành thẩm định theo phạm vi, trình tự, thủ tục luật định. Phạm vi thẩm định tập trung vào những nội dung như: Sự cần thiết ban hành. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản (khoản 3 Điều 38 và Điều 42 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND).
2. Phương pháp tính và ghi biểu:
- Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Quyết định của UBND) + Dòng 3 Cột A (Chỉ thị của UBND).
- Cột 1 “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định VBQPPL của UBND cấp huyện trên địa bàn. Cột 1 = Cột (2 + 3).
- Cột 2 “Chủ trì thẩm định có sự tham gia của luật gia, chuyên gia”): thể hiện tình hình Phòng Tư pháp được giao chủ trì thẩm định VBQPPL của UBND cấp huyện trên địa bàn và có sự tham gia của luật gia, chuyên gia vào quá trình thẩm định (theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).
Trường hợp, khi thực hiện thẩm định văn bản QPPL, tuy không có sự tham gia của luật gia, chuyên gia nhưng có sự tham gia của các cơ quan tổ chức khác vào quá trình thẩm định thì vẫn thống kê vào cột 2.
- Cột 3 “Tự thẩm định”: thể hiện việc chủ trì thẩm định VBQPPL của UBND cấp huyện trên địa bàn chỉ do Phòng Tư pháp thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác.
3. Nguồn số liệu:
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp) theo dõi về việc thẩm định VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện.
Biểu số 02b/BTP/VĐC/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CƠ QUAN TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THẨM ĐỊNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp........ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Tổng số | Chia ra | |
Chủ trì thẩm định có sự tham gia của các luật gia, chuyên gia | Tự thẩm định | ||
A | (1) | (2) | (3) |
Tổng số |
|
|
|
I. Số văn bản do Sở Tư pháp thẩm định |
|
|
|
- Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh trình |
|
|
|
- Quyết định của UBND cấp tỉnh |
|
|
|
- Chỉ thị của UBND cấp tỉnh |
|
|
|
II. Số văn bản do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định |
|
|
|
- Quyết định của UBND cấp huyện |
|
|
|
- Chỉ thị của UBND cấp huyện |
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1........
|
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02B/BTP/VĐC/TĐVB
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CƠ QUAN TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THẨM ĐỊNH
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND).
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan tư pháp thẩm định trên địa bàn tỉnh là những văn bản quy phạm pháp luật do HĐND - UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện ban hành theo thẩm quyền (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện) và được cơ quan tư pháp cùng cấp (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) tiến hành thẩm định theo phạm vi, trình tự, thủ tục luật định. Phạm vi thẩm định tập trung vào những nội dung như: Sự cần thiết ban hành. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản (khoản 1, khoản 3 Điều 24, khoản 3 Điều 38 và Điều 42 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
- Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Số văn bản do Sở Tư pháp thẩm định) + Dòng 6 Cột A (Số văn bản do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định).
- Dòng 2 cột A (Số văn bản do Sở Tư pháp thẩm định) = Dòng 3 Cột A (Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh trình) + Dòng 4 Cột A (Quyết định của UBND cấp tỉnh) + Dòng 5 Cột A (Chỉ thị của UBND cấp tỉnh).
- Dòng 6 cột A (Số văn bản do Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm định) = Dòng 7 Cột A (Quyết định của UBND cấp huyện) + Dòng 8 Cột A (Chỉ thị của UBND cấp huyện).
- Cột 1 “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND trên địa bàn tỉnh. Cột 1 = Cột (2 + 3).
- Cột 2 “Chủ trì thẩm định có sự tham gia của các luật gia, chuyên gia”: thể hiện việc chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn và có sự tham gia của luật gia, chuyên gia vào quá trình thẩm định (theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).
Trường hợp, khi thực hiện thẩm định văn bản QPPL, tuy không có sự tham gia của luật gia, chuyên gia nhưng có sự tham gia của các cơ quan tổ chức khác vào quá trình thẩm định thì vẫn thống kê vào cột 2.
- Cột 3 “Tự thẩm định”: thể hiện việc chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn chỉ do Sở Tư pháp cấp tỉnh hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác.
3. Nguồn số liệu:
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Sở Tư pháp theo dõi về việc thẩm định VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh và tổng hợp từ biểu mẫu 02a/BTP/VĐC/TĐVB của UBND cấp huyện.
Biểu số 02c/BTP/VĐC/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO TỔ CHỨC PHÁP CHẾ BỘ, NGÀNH THẨM ĐỊNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Bộ, Cơ quan ngang Bộ (Tổ chức Pháp chế Bộ/Ngành)... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
Chia theo hình thức tổ chức thẩm định | Tổng số | Chia ra | |
Thông tư của Bộ, ngành | Thông tư liên tịch do các đơn vị thuộc Bộ, ngành chủ trì soạn thảo | ||
A | (1) | (2) | (3) |
Tổng số |
|
|
|
- Tổ chức họp tư vấn thẩm định |
|
|
|
`- Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định |
|
|
|
- Tự thẩm định |
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1........
|
| Ngày.... tháng.... năm.... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02C/BTP/VĐC/TĐVB
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO TỔ CHỨC PHÁP CHẾ BỘ, NGÀNH THẨM ĐỊNH
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức pháp chế bộ, ngành.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Văn bản quy phạm pháp luật nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
- Văn bản quy phạm pháp luật do tổ chức pháp chế bộ, ngành thẩm định: là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, ngành (Thông tư), hoặc do bộ, ngành liên tịch ban hành (Thông tư liên tịch) được tổ chức pháp chế bộ, ngành thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 36 và Điều 49 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
2. Phương pháp tính và ghi biểu:
- Cột A, dòng “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của pháp chế bộ, ngành.
- Cột A, dòng “Tổ chức họp tư vấn thẩm định”: thể hiện tình hình pháp chế bộ, ngành chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và có tổ chức họp tư vấn thẩm định.
- Cột A, dòng “Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định”: thể hiện tình hình pháp chế bộ, ngành chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, không tổ chức họp tư vấn thẩm định nhưng có sự phối hợp, tham gia ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thẩm định.
- Cột A, dòng “Tự thẩm định”: thể hiện tình hình pháp chế bộ, ngành chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật chỉ do Vụ/Tổ chức pháp chế bộ, ngành thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác.
- Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Tổ chức họp tư vấn thẩm định) + Dòng 3 Cột A (Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định) + Dòng 4 Cột A (Tự thẩm định).
- Cột 1 = Cột (2 + 3).
3. Nguồn số liệu:
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Vụ/Tổ chức pháp chế bộ, ngành theo dõi về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Biểu số 02d/BTP/VPB/TĐVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TƯ PHÁP THẨM ĐỊNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ, Cục, Viện.....) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
Chia theo hình thức tổ chức thẩm định | Tổng số | Luật, Nghị quyết của Quốc hội | Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban TVQH | Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước | Nghị định của Chính phủ | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | Thông tư/ Thông tư liên tịch |
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tổ chức Hội đồng thẩm định |
|
|
|
|
|
|
|
2. Tổ chức thẩm định tại đơn vị |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổ chức họp tư vấn thẩm định |
|
|
|
|
|
|
|
- Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định |
|
|
|
|
|
|
|
- Tự thẩm định |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1.......................
| Ngày... tháng... năm... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02D/BTP/VĐC/TĐVB
SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TƯ PHÁP THẨM ĐỊNH
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Văn bản quy phạm pháp luật nêu tại biểu mẫu này là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
- Văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức thẩm định tại Bộ Tư pháp là những văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình (Dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội) và những văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định theo phạm vi, trình tự, thủ tục luật định (Khoản 1, 3 Điều 36, Khoản 1 Điều 63, Khoản 3 Điều 67 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
- Đơn vị thuộc Bộ gồm đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
2. Phương pháp tính và ghi biểu:
- Cột A, dòng “Tổng số”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp.
- Cột A, dòng “Tổ chức Hội đồng thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp được giao chủ trì giúp Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
- Cột A, dòng “Tổ chức thẩm định tại đơn vị”: thể hiện tình hình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp.
- Cột A, dòng “Tổ chức họp tư vấn thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và có tổ chức họp tư vấn thẩm định.
- Cột A, dòng “Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, không tổ chức họp tư vấn thẩm định nhưng có sự phối hợp, tham gia ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thẩm định.
- Cột A, dòng “Tự thẩm định”: thể hiện tình hình đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật chỉ do đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp được giao chủ trì thẩm định thực hiện mà không có sự tham gia phối hợp của các tổ chức hay cá nhân khác.
- Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Tổ chức Hội đồng thẩm định) + Dòng 3 Cột A (Tổ chức thẩm định tại đơn vị).
- Dòng 3 cột A (Tổ chức thẩm định tại đơn vị) = Dòng 4 Cột A (Tổ chức họp tư vấn thẩm định) + Dòng 5 Cột A (Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thẩm định) + Dòng 6 Cột A (Tự thẩm định).
- Cột (1) = Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7)
3. Nguồn số liệu:
Từ sổ sách ghi chép ban đầu tại đơn vị thuộc Bộ Tư pháp theo dõi về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Biểu số: 03a/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng.......năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh... |
Đơn vị tính: Văn bản
Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Đã xử lý | Đang xử lý | |||||||
Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:......................................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
| Ngày... tháng... năm... |
Biểu số: 03b/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Tổng số | Chia ra | |||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | Đã xử lý | Đang xử lý | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tại địa bàn cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tại địa bàn cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:......................................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 03c/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm.........) | Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp).... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Tổng số | Chia ra | |||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | Đã xử lý | Đang xử lý | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tại địa bàn cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tại địa bàn cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:.................................. (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 03d/BTP/KTrVB/TKT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày......tháng.......năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Bộ/Cơ quan ngang Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp |
Đơn vị tính: Văn bản
Số văn bản (VB) đã tự kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Đã xử lý | Đang xử lý | |||||||
Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 11:....................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 03A/BTP/KTRVB/TKT, 03B/BTP/KTRVB/TKT, 03C/BTP/KTRVB/TKT, 03D/BTP/KTRVB/TKT
(Số văn bản tự kiểm tra, xử lý)
1. Nội dung
* Biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT để thu thập thông tin thống kê về số văn bản QPPL đã ban hành và số văn bản tự kiểm tra, xử lý lần lượt tại địa bàn xã, huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
* Giải thích khái niệm:
- Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là “VBQPPL”): là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (viết tắt là “HĐND”), Ủy ban nhân dân (viết tắt là “UBND”), trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ là Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL).
Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND được ban hành dưới hình thức Nghị quyết; văn bản quy phạm pháp luật của UBND được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004).
- Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: là các văn bản thuộc đối tượng của hoạt động kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL (viết tắt là “Nghị định số 40/2010/NĐ-CP”).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
2.1. Áp dụng chung đối với Biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT, và 03d/BTP/KTrVB/TKT
Cột 1 = Cột (2 + 3).
Cột 2: Ghi số văn bản QPPL đã được tự kiểm tra.
Cột 3: Ghi số văn bản không phải là văn bản QPPL đã tự kiểm tra sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng.
Cột 4 = cột (5 + 10).
Cột 5 = cột (6+7+8+9): Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật sau khi thực hiện tự kiểm tra số văn bản QPPL ở cột 2.
Cột 6: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản (bao gồm cả số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP).
Cột 7: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung).
Cột 8: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành đã thống kê tại Cột 7).
Cột 9: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, bao gồm: Căn cứ pháp lý ban hành văn bản, trình tự thủ tục ban hành văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản (không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật đã thống kê tại Cột 6, 7, 8).
Lưu ý:
- Việc thống kê số văn bản trái pháp luật đã được phát hiện được thực hiện theo nguyên tắc: Để tránh chồng chéo về số liệu báo cáo thống kê, một văn bản có nội dung trái pháp luật chỉ được thống kê một lần (dù văn bản đó trái pháp luật về nhiều nội dung);
- Cách thống kê văn bản trái pháp luật quy định tại các cột (6) đến (9) của các biểu mẫu này như sau:
+ Trong trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật ở tất cả các nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP hoặc nhiều nội dung trong đó có trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản thì chỉ thống kê vào cột 6, không thống kê vào các cột khác còn lại.
+ Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (nhưng không sai về nội dung văn bản) thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về thẩm quyền (Cột 7), không thống kê vào các cột khác còn lại.
+ Trường hợp văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, nhưng không sai về thẩm quyền ban hành thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về nội dung (Cột 8), không thống kê vào các cột khác.
+ Trường hợp văn bản QPPL chỉ phát hiện trái pháp luật về một hoặc các nội dung như: căn cứ pháp lý, trình tự thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày (không sai về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản) thì thống kê vào Cột 9.
Cột 10: Sau khi tự kiểm tra các văn bản không phải là văn bản QPPL (số liệu tại cột 3), nếu phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật thì ghi tại cột này.
Cột 11 = cột (12 + 13).
Cột 12: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý và có quyết định xử lý sau khi tự kiểm tra phát hiện trái pháp luật (theo Điều 8, Điều 12 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và do cấp trên xử lý theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Cột 13: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) tính đến thời điểm báo cáo chưa có kết quả tự xử lý sau khi tự kiểm tra phát hiện trái pháp luật (theo Điều 8, Điều 12 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và chưa có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
2.2. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 03b/BTP/KTrVB/TKT
Cột A, hàng “Tại địa bàn cấp huyện” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện; hàng “Tại địa bàn cấp xã” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp xã; Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
2.3. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 03c/BTP/KTrVB/TKT
Cột A, hàng “Tại địa bàn cấp tỉnh” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh; hàng “Tại địa bàn cấp huyện” ghi số văn bản tự kiểm tra, kết quả tự kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện; hàng dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn).
3. Nguồn số liệu
Biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã.
Biểu mẫu 03b/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của HĐND, UBND cấp huyện và được tổng hợp từ biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT của UBND cấp xã.
Biểu mẫu 03c/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của HĐND, UBND cấp tỉnh và được tổng hợp từ biểu mẫu 03b/BTP/KTrVB/TKT của UBND cấp huyện.
Biểu mẫu 03d/BTP/KTrVB/TKT: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Biểu số: 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 1 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TRA, XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày......tháng.......năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND huyện /quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp)... |
Đơn vị tính: Văn bản
Số văn bản (VB) tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền | Số VB đã kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | VBQPPL | VB không phải là VBQPPL | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Đã xử lý | Đang xử lý | ||||||||||
Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo | VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang | VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo | VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang | |||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 14:....................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
| Ngày...... tháng...... năm....... |
Biểu số: 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TRA, XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp)... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Số văn bản (VB) tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền | Số VB đã kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | VBQPPL | VB không phải là VBQPPL | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Đã xử lý | Đang xử lý | |||||||||||
Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo | VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang | VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo | VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang | ||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tại UBND cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 14:........................................ (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TRA, XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Bộ/Cơ quan ngang Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Số văn bản (VB) tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền | Số VB đã kiểm tra | Số VB phát hiện trái pháp luật | Tình hình xử lý các VB phát hiện trái pháp luật | ||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||||||
Văn bản quy phạm pháp luật | VB không phải là VBQPPL | VBQPPL | VB không phải là VBQPPL | Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | VB không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật | Đã xử lý | Đang xử lý | |||||||||||
Tổng số | Sai về thẩm quyền ban hành và nội dung | Sai về thẩm quyền ban hành | Sai về nội dung | Các sai khác | VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo | VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang | VB phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo | VB phát hiện trái pháp luật của kỳ trước chuyển sang | ||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Văn bản của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc TW |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 Tên tỉnh/thành phố trực thuộc TW |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 ..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 14:....................... (Chỉ ước tính phần kết quả xử lý các văn bản phát hiện trái pháp luật)
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 04d/BTP/KTrVB/KQXL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo 06 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC VĂN BẢN PHÁT HIỆN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) CẤP TỈNH Kỳ báo cáo:........ (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Bộ, cơ quan ngang Bộ/UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp).... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
Tổng số văn bản đã có kết quả xử lý | Số văn bản trái pháp luật đã tự xử lý sau khi tự kiểm tra | Số văn bản trái pháp luật đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền | ||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||||
Đình chỉ | Hủy bỏ | Bãi bỏ | Đính chính | Hình thức khác | Đình chỉ | Hủy bỏ | Bãi bỏ | Đính chính | Hình thức khác | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 2:.................................. Cột 8:..................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 04A/BTP/KTRVB/KTTTQ, 04B/BTP/KTRVB/KTTTQ VÀ 04C/BTP/KTRVB/KTTTQ
(Số văn bản đã được kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền)
1. Nội dung
* Biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ, 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ và 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ để thu thập thông tin thống kê về số văn bản đã được kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền lần lượt tại cấp huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
* Giải thích khái niệm:
Các khái niệm về Đơn vị báo cáo; Văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND; Văn bản quy phạm pháp luật của UBND; Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: Đề nghị xem phần giải thích khái niệm tại mục 1 phần giải thích các biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT về số văn bản tự kiểm tra, xử lý.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
2.1. Áp dụng chung đối với Biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ, 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ và 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ
Cột 1 = Cột (2+3).
Cột 2: Ghi tổng số văn bản QPPL đã tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền (đối với những văn bản QPPL đã tiếp nhận nhưng không thuộc thẩm quyền kiểm tra thì không thống kê vào cột này).
Cột 3: Ghi số văn bản không phải là văn bản QPPL đã tiếp nhận để kiểm tra theo thẩm quyền sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng (đối với những văn bản đã tiếp nhận nhưng không thuộc thẩm quyền kiểm tra thì không thống kê vào cột này).
Cột 4 = Cột (5+6).
Cột 5: Ghi số văn bản QPPL đã kiểm tra theo thẩm quyền.
Cột 6: Ghi số văn bản không phải là văn bản QPPL đã kiểm tra theo thẩm quyền sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của các cơ quan thông tin đại chúng.
Cột 7 = Cột (8+13).
Cột 8 = cột (9+10+11+12): Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật sau khi thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền số văn bản QPPL ở Cột 2.
Cột 9: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản (bao gồm cả số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP).
Cột 10: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung).
Cột 11: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về nội dung (bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành đã thống kê tại Cột 10).
Cột 12: Ghi số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, bao gồm: Căn cứ pháp lý ban hành văn bản, trình tự thủ tục ban hành văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản (không bao gồm số văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật đã thống kê tại Cột 9, 10, 11).
Lưu ý:
- Việc thống kê số văn bản trái pháp luật đã được phát hiện được thực hiện theo nguyên tắc: Để tránh chồng chéo về số liệu báo cáo thống kê, một văn bản có nội dung trái pháp luật chỉ được thống kê một lần (dù văn bản đó trái pháp luật về nhiều nội dung);
- Cách thống kê văn bản trái pháp luật quy định tại các cột (9) đến (12) của các biểu mẫu này như sau:
+ Trong trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật ở tất cả các nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP hoặc nhiều nội dung trong đó có trái pháp luật cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản thì chỉ thống kê vào Cột 9, không thống kê vào các cột khác còn lại.
+ Trường hợp một văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và các nội dung khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (nhưng không sai về nội dung văn bản) thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về thẩm quyền (Cột 10), không thống kê vào các cột khác còn lại.
+ Trường hợp văn bản QPPL phát hiện trái pháp luật cả về nội dung và các nội dung trái pháp luật khác theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, nhưng không sai về thẩm quyền ban hành thì chỉ thống kê vào trường hợp sai về nội dung (Cột 11), không thống kê vào các cột khác.
+ Trường hợp văn bản QPPL chỉ phát hiện trái pháp luật về một hoặc các nội dung như: căn cứ pháp lý, trình tự thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày (không sai về thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản) thì thống kê vào Cột 12.
Cột 13: Sau khi tự kiểm tra các văn bản không phải là văn bản QPPL (số liệu tại cột 3), nếu phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật thì ghi tại cột này.
Cột 14 = cột (15+16+17+18).
Cột 15: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Cột 16: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật của kỳ trước (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) chưa có kết quả xử lý nay đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc đã có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Cột 17: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) tính đến thời điểm báo cáo chưa có kết quả xử lý theo thẩm quyền hoặc chưa có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Cột 18: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật của kỳ trước (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) tính đến thời điểm báo cáo chưa có kết quả xử lý theo thẩm quyền hoặc chưa có quyết định xử lý của cấp trên theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
2.2. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ
Cột A, hàng “Tại UBND cấp tỉnh” ghi số văn bản đã được UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; hàng “Tại UBND cấp huyện” ghi tổng số văn bản đã được các UBND cấp huyện thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền.
2.3. Áp dụng riêng đối với Biểu mẫu 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ
Cột A ghi tên các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương được đơn vị báo cáo tiếp nhận văn bản để kiểm tra theo thẩm quyền.
Ví dụ: Trong kỳ báo cáo, Bộ Nội vụ đã tiếp nhận và kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư... và của HĐND, UBND các tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... thì ghi tên các Bộ và các địa phương nói trên vào phần I (VB của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác) và phần II (VB của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW) của Cột A trong Biểu mẫu.
3. Nguồn số liệu
Biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp huyện.
Biểu mẫu 04b/BTP/KTrVB/KTTTQ: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp tỉnh và được tổng hợp từ biểu mẫu 04a/BTP/KTrVB/KTTTQ của UBND cấp huyện.
Biểu mẫu 04c/BTP/KTrVB/KTTTQ: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 04D/BTP/KTRVB/KQXL
(Kết quả xử lý văn bản phát hiện trái pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ/UBND cấp tỉnh)
1. Nội dung
* Biểu mẫu 04d/BTP/KTrVB/KQXL áp dụng chung cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh để thu thập thông tin thống kê số văn bản đã có kết quả tự xử lý sau khi tự kiểm tra và xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh.
* Giải thích khái niệm:
Khái niệm về Đơn vị báo cáo: đề nghị xem phần giải thích khái niệm tại mục 1 phần giải thích các biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT về số văn bản tự kiểm tra, xử lý.
- Thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là “thông báo của cơ quan có thẩm quyền”) trong biểu mẫu này là thông báo kiểm tra văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với các văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
Cột 1 = cột (2+8)
Cột 2 = cột (3+4+5+6+7): Ghi tổng số văn bản phát hiện trái pháp luật (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tự xử lý sau khi tự kiểm tra, phát hiện trái pháp luật. Số văn bản thống kê tại Cột này phải bằng số văn bản đã thống kê tại Cột 12 trong biểu mẫu 03c/BTP/KTrVB/TKT (trường hợp đơn vị báo cáo là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW) hoặc số văn bản đã thống kê tại Cột 12 trong biểu mẫu 03d/BTP/KTrVB/TKT (trường hợp đơn vị báo cáo là Bộ, cơ quan ngang Bộ).
Cột 3: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng hình thức đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Cột 4: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Cột 5: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Cột 6; Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã đính chính.
Cột 7: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật sau khi tự kiểm tra (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã tự xử lý bằng các hình thức khác được quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008, bao gồm: sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản phát hiện trái pháp luật.
Cột 8 = cột (9+10+11+12+13): Ghi tổng số văn bản phát hiện trái pháp luật (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Cột 9: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Cột 10: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Cột 11: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Cột 12; Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã được đính chính theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Cột 13: Ghi số văn bản phát hiện trái pháp luật trong kỳ báo cáo (bao gồm văn bản QPPL và văn bản không phải là văn bản QPPL) đã xử lý theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền bằng các hình thức khác được quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008, bao gồm: sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản phát hiện trái pháp luật.
3. Nguồn số liệu: từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh.
Biểu số: 05a/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh....... |
Đơn vị tính: Văn bản
Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát | Kết quả rà soát VBQPPL | Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo | Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước | ||||||||
Tổng số | Chia ra | Còn hiệu lực | Hết hiệu lực một phần | Hết hiệu lực toàn bộ | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||
Đã được rà soát | Chưa được rà soát | Đã xử lý | Chưa xử lý | Đã xử lý | Chưa xử lý | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................
| ..., ngày... tháng... năm... |
Biểu số: 05b/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày...... tháng...... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp)... |
Đơn vị tính: Văn bản
| Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát | Kết quả rà soát VBQPPL | Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo | Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Còn hiệu lực | Hết hiệu lực một phần | Hết hiệu lực toàn bộ | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||
Đã được rà soát | Chưa được rà soát | Đã xử lý | Chưa xử lý | Đã xử lý | Chưa xử lý | ||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2. Tại UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tên xã..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tên xã..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1
Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................
| ..., ngày... tháng... năm... |
Biểu số: 05c/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) | Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp).... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát | Kết quả rà soát VBQPPL | Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo | Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước | ||||||||
Tổng số | Chia ra | Còn hiệu lực | Hết hiệu lực một phần | Hết hiệu lực toàn bộ | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||
Đã được rà soát | Chưa được rà soát | Đã xử lý | Chưa xử lý | Đã xử lý | Chưa xử lý | |||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tại UBND cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1
Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 05d/BTP/KTrVB/RSVB Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (B/C): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ (NĂM) (Từ ngày...... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm..........) | Đơn vị báo cáo: Bộ/Cơquan ngang Bộ/Cơquan thuộc Chính phủ.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Văn bản
Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được rà soát | Kết quả rà soát VBQPPL | Kết quả xử lý VBQPPL sau rà soát trong kỳ báo cáo | Kết quả xử lý VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước | ||||||||
Tổng số | Chia ra | Còn hiệu lực | Hết hiệu lực một phần | Hết hiệu lực toàn bộ | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||
Đã được rà soát | Chưa được rà soát | Đã xử lý | Chưa xử lý | Đã xử lý | Chưa xử lý | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1
Cột 1:............................... Cột 8:............................ Cột 11............................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 05A/BTP/KTRVB/RSVB, 05B/BTP/KTRVB/RSVB, 05C/BTP/KTRVB/RSVB VÀ 05D/BTP/KTRVB/RSVB (SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT)
1. Nội dung
* Biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB, 05b/BTP/KTrVB/RSVB, 05c/BTP/KTrVB/RSVB và 05d/BTP/KTrVB/RSVB để thu thập thông tin thống kê về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật lần lượt tại cấp xã, huyện, tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
* Giải thích khái niệm:
Các khái niệm về Đơn vị báo cáo; Văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND; Văn bản quy phạm pháp luật của UBND; Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: Đề nghị xem phần giải thích khái niệm tại mục 1 phần giải thích các biểu mẫu 03a/BTP/KTrVB/TKT, 03b/BTP/KTrVB/TKT, 03c/BTP/KTrVB/TKT và 03d/BTP/KTrVB/TKT về số văn bản tự kiểm tra, xử lý.
- Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
2.1. Áp dụng chung đối với biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB, 05b/BTP/KTrVB/RSVB, 05c/BTP/KTrVB/RSVB và 05d/BTP/KTrVB/RSVB
Cột 1 = Cột (2+3)
Cột 2 = Cột (4+5+6): Ghi số VBQPPL đã thực hiện rà soát trong kỳ báo cáo.
Cột 3: Ghi số VBQPPL chưa thực hiện rà soát trong kỳ báo cáo.
Cột 4: Ghi số VBQPPL còn hiệu lực sau khi được rà soát (không bao gồm số VBQPPL hết hiệu lực một phần đã thống kê tại Cột 5).
Cột 5: Ghi số VBQPPL hết hiệu lực một phần sau khi được rà soát. Cột 6: Ghi số VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ sau khi được rà soát.
(Lưu ý: Văn bản hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ được thống kê tại cột 5, 6 phải là văn bản thuộc trường hợp hết hiệu lực quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 12 và Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP.
Văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản được rà soát;
b) Văn bản được rà soát đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
c) Văn bản được rà soát bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;
đ) Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hết hiệu lực thi hành thì văn bản được rà soát là văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng hết hiệu lực.
Văn bản được xác định hết hiệu lực quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP (Văn bản được rà soát không còn đối tượng điều chỉnh) mà đến thời điểm thống kê số liệu chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý bãi bỏ thì chưa đưa vào để thống kê số liệu).
Cột 7 = Cột (8+9): Ghi tổng số VBQPPL kiến nghị xử lý trong kỳ báo cáo.
Tổng số VBQPPL cần xử lý sau khi rà soát bao gồm số văn bản được đề nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong một năm. Trường hợp một văn bản được rà soát và được đề nghị xử lý nhiều lần với các hình thức xử lý, nội dung cần xử lý khác nhau thì cũng chỉ thống kê là 01 văn bản.
Cột 8: Tổng số VBQPPL đã xử lý xong trong kỳ báo cáo, cụ thể là cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản đã ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế văn bản được rà soát hoặc đã ban hành văn bản mới.
Cột 9: Tổng số VBQPPL chưa xử lý xong trong kỳ báo cáo, bao gồm cả trường hợp văn bản đang được xử lý.
Cột 10 = Cột (11+12): Ghi tổng số VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước chuyển sang (Ví dụ: năm thống kê hiện tại là năm 2013 thì cột số 10 sẽ thể hiện số liệu thống kê các văn bản chưa xử lý xong của các năm trước năm 2013).
Cột 11: Tổng số VBQPPL chưa xử lý xong (bao gồm bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới) của các kỳ trước nhưng đến thời điểm thống kê đã xử lý xong.
Lưu ý: Trường hợp văn bản chưa xử lý xong của các kỳ trước nhưng đến năm thống kê lại tiếp tục được rà soát và tiếp tục cần được xử lý đối với các nội dung khác thì chỉ được tính là 01 văn bản và được thống kê số liệu vào cột 7 và cột 8 hoặc cột 9.
Cột 12: Tổng số VBQPPL chưa xử lý xong của các kỳ trước nhưng đến thời điểm thống kê cũng vẫn chưa xử lý xong, bao gồm cả trường hợp văn bản đang được xử lý.
2.2. Áp dụng riêng đối với biểu mẫu 05b/BTP/KTrVB/RSVB
Cột A ghi tổng số văn bản trên địa bàn huyện, trong đó dòng 1. “Tại UBND cấp huyện” ghi số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp huyện và dòng 2. “Tại UBND cấp xã” ghi tổng số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp xã trên địa bàn huyện; các dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
2.3. Áp dụng riêng đối với biểu mẫu 05c/BTP/KTrVB/RSVB
Cột A ghi tổng số văn bản trên địa bàn tỉnh, trong đó dòng 1. “Tại UBND cấp tỉnh” ghi số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp tỉnh; dòng 2. “Tại UBND cấp huyện” ghi tổng số văn bản QPPL đã được rà soát của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh; các dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn).
3. Nguồn số liệu
Biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp xã.
Biểu mẫu 05b/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp huyện và được tổng hợp từ biểu mẫu 05a/BTP/KTrVB/RSVB của UBND cấp xã.
Biểu mẫu 05c/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của UBND cấp tỉnh và được tổng hợp từ biểu mẫu 05b/BTP/KTrVB/RSVB của UBND cấp huyện.
Biểu mẫu 05d/BTP/KTrVB/RSVB: nguồn số liệu từ hồ sơ, tài liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Biểu số 06a/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) | Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), Văn bản
Phần I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | Phân loại về nội dung | |||||||||||||
Luật | Pháp lệnh | Nghị định | QĐTTg | Thông tư, Thông tư liên tịch | Số TTHC dự kiến/ được quy định mới | Số TTHC dự kiến/ được sửa đổi, bổ sung | Số TTHC dự kiến/ được bãi bỏ, hủy bỏ | |||||||||
Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số lượng TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | |
I | Kết quả đánh giá tác động TTHC trong Dự thảo VBQPPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Bô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Số VBQPPL có quy định về TTHC đã được ban hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của Phần I:
- Mục I: Cột 1.........................; Cột 2.........................
- Mục II: Cột 1.........................; Cột 2.........................
Phần II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | Phân loại về nội dung | |||||||
Quyết định của UBND | Chỉ thị của UBND | Số TTHC dự kiến/ được quy định mới | Số TTHC dự kiến/ được sửa đổi, bổ sung | Số TTHC dự kiến/ được bãi bỏ, hủy bỏ | ||||||
Số TTHC | Số VBQPPL | Số TTHC | Số VBQPPL | Số TTHC | Số VBQPPL | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | |
I | Kết quả đánh giá tác động TTHC trong Dự thảo VBQPPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | UBND tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | UBND tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | UBND tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Số VBQPPL có quy định về TTHC được ban hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của Phần II:
- Mục I: Cột 1.........................; Cột 2.........................
- Mục II: Cột 1........................; Cột 2.........................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 06A/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Nội dung
Tổng hợp kết quả đánh giá tác động quy định TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
- Cột A: Liệt kê tên Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đánh giá tác động về TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC.
- Cột 1 phần I = Cột (3+5+7+9+11) = Cột (13+14+15).
- Cột 2 phần I = Cột (4+6+8+10+12).
- Cột 1 phần II = Cột (3+5) = Cột (7+8+9).
- Cột 2 phần II = Cột (4+6).
3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Biểu số 06b/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) | Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), văn bản
I. KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI BỘ TƯ PHÁP
Tổng số | Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | ||||||||||
Luật | Pháp lệnh | Nghị định | QĐTTg | Thông tư, TTLT | |||||||
Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II:
Cột 1......................... Cột 2.........................
II. KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên VBQPPL | |||||
Dự thảo Thông tư | Dự thảo TT liên tịch | ||||||
Số TTHC | Số VBQPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II:
Cột 1.........................; Cột 2.........................
III. KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên VBQPPL | |||||
Quyết định của UBND | Chỉ chị của UBND | ||||||
Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
2 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
3 | UBND tỉnh… |
|
|
|
|
| |
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục III:
Cột 1.........................; Cột 2.........................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 06B/BTP/KSTT/KTTH
KẾT QUẢ THAM GIA Ý KIẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nội dung
Tổng hợp kết quả tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp đối với quy định thủ tục hành chính (TTHC) tại dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 mục I = Cột (3+5+7+9+11).
- Cột 2 mục I = Cột (4+6+8+10+12).
- Cột 1 mục II và III = Cột (3 + 5).
- Cột 2 mục II và III = Cột (4+6).
3. Nguồn số liệu
Từ số liệu báo cáo của các Phòng chuyên môn thuộc Cục Kiểm soát TTHC, các Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở Tư pháp.
Biểu số 06c/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) | Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), văn bản
I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI BỘ TƯ PHÁP
Tổng số | Phân loại theo tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) | ||||||||||
Luật | Pháp lệnh | Nghị định | QĐTTg | Thông tư, TTLT | |||||||
Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL | Số lượng TTHC | Số lượng VBQPPL |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục I:
Cột 1.........................; Cột 2.........................
II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên VBQPPL | |||||
Dự thảo Thông tư | Dự thảo TT liên tịch | ||||||
Số TTHC | Số VBQPPL | Số TTHC | Số VBQPPL | Số TTHC | Số VBQPPL | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
3 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II:
Cột 1........................; Cột 2.........................
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên VBQPPL | |||||
Quyết định của UBND | Chỉ chị của UBND | ||||||
Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
2 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
3 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục III:
Cột 1.........................; Cột 2.........................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 06C/BTP/KSTT/KTTH
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nội dung
Tổng hợp kết quả thẩm định của Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp đối với quy định thủ tục hành chính (TTHC) tại dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 mục I = Cột (3+5+7+9+11);
- Cột 2 mục I = Cột (4+6+8+10+12);
- Cột 1 mục II và III = Cột (3 + 5);
- Cột 2 mục II và III = Cột (4+6).
3. Nguồn số liệu
Từ số liệu báo cáo của các Phòng chuyên môn thuộc Cục Kiểm soát TTHC, các Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở Tư pháp.
Biểu số 07a/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau | SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC), VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ CHỨA TTHC ĐƯỢC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) | Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), văn bản
| Số lương quyết định công bố đã ban hành | Số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), TTHC đã được công bố | Số lượng văn bản đề nghị mở công khai/ không công khai | Số VBQPPL, TTHC đề nghị công khai/ không công khai | ||||||||
Số VB QPPL | Số TTHC | VBQPPL | TTHC | |||||||||
Tổng sổ | Chia ra | Ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung (Công khai) | Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Không công khai) | Ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung (Công khai) | Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Không công khai) | |||||||
Số TTHC quy định mới | Số TTHC được sửa đổi, bổ sung | Số TTHC hủy bỏ, bãi bỏ | ||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 2......................... Cột 3......................... Cột 8......................... Cột 10.........................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 07A/BTP/KSTT/KTTH
SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC), VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ CHỨA TTHC ĐƯỢC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI
1. Nội dung
Tổng hợp số liệu TTHC, VBQPPL được công bố, công khai trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A: Ghi tổng số và lần lượt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cột 1: Ghi số lượng quyết định công bố đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký ban hành.
Ví dụ: Trong kỳ báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 02 quyết định công bố thì ở cột 1 điền số 2.
- Cột 2 = Cột (8+9);
- Cột 3 = Cột (4+5+6);
- Cột 7: Ghi số lượng văn bản đề nghị mở công khai/không công khai sau khi đã hoàn thành việc nhập dữ liệu thông tin về TTHC, VBQPPL có quy định về TTHC đã được công bố tại Quyết định công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ví dụ: trong kỳ báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 01 văn bản đề nghị mở công khai/không công khai thì ở cột 7 điền số 01.
3. Nguồn số liệu:
Từ số liệu báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Biểu số 07b/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) | Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC)/nhóm TTHC, văn bản
| Số TTHC/ nhóm TTHC trong Kế hoạch rà soát | Phương án rà soát thuộc thẩm quyền | Phương án rà soát đề xuất, kiến nghị | Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được | |||||||||
Số VBQPPL được rà soát | Số TTHC | Số VBQPPL được rà soát | Số TTHC | ||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||||||||
Số TTHC sửa đổi | Số TTHC quy định mới | Số TTHC cắt giảm | Số TTHC sửa đổi | Số TTHC quy định mới | Số TTHC cắt giảm | ||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Số thực hiện theo Kế hoạch rà soát của Bộ, cơ quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Số thực hiện theo Kế hoạch rà soát của TTgCP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
- Mục I: Cột 2.........................; Cột 3.........................; Cột 7.........................; Cột 8.........................; Cột 12.........................;
- Mục II: Cột 2........................; Cột 3.........................; Cột 7.........................; Cột 8.........................; Cột 12..........................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 07B/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Nội dung:
Tổng hợp số liệu TTHC và số VBQPPL được rà soát, đánh giá hằng năm theo Kế hoạch định kỳ của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Kế hoạch trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
- Mục I cột A: Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch rà soát định kỳ hàng năm.
- Mục II cột A: Ghi tên Bộ, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ rà soát, đánh giá TTHC trong Kế hoạch trọng tâm của Thủ tướng.
- Cột 1: Ghi số lượng TTHC hoặc nhóm TTHC được giao rà soát, đơn giản hóa đã được phê duyệt trong Kế hoạch rà soát.
- Cột 3 = Cột (4+5+6);
- Cột 8 = Cột (9+10+11);
- Cột 12: Là phần kết xuất sau khi tính toán chi phí tuân thủ TTHC theo tỷ lệ %. Phần kết xuất này được cài đặt tự động trên bảng excel. File excel này đã có các công thức cần thiết. Người sử dụng chỉ cần nhập các dữ liệu vào các ô có liên quan mà không cần phải lập công thức. Sau khi điền đủ và đúng số liệu đã thu thập được theo hướng dẫn, bảng excel sẽ tự động tính toán các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và cho biết số liệu theo từng hoạt động của thủ tục hành chính và tổng cộng đối với tất cả thủ tục hành chính.
Công thức tính tỷ lệ chi phí tiết kiệm được tại cột 12 như sau:
- Cột 12 = 100%
3. Nguồn số liệu:
Từ số liệu báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Biểu số 08/BTP/KSTT/KTTH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 14 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 14 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 25 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ (PAKN) VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày....... tháng...... năm....... đến ngày....... tháng...... năm.......) | Đơn vị báo cáo: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Số phản ánh, kiến nghị (PAKN)
I. KẾT QUẢ TIẾP NHẬN PAKN
Đơn vị tiếp nhận PAKN | Phân loại PAKN | PAKN mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo | Thông tin nhận được về kết quả xử lý PAKN | Đăng tải công khai kết quả xử lý | ||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||
Số PAKN về hành vi hành chính | Số PAKN về nội dung quy định hành chính | Số PAKN cả về hành vi hành chính và quy định hành chính | Đang kiểm tra, phân loại | Đã chuyển xử lý | Đã có thông tin báo cáo về kết quả xử lý | Chưa có thông tin báo cáo về kết quả xử lý | ||||||
| A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tên Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tên Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Tên UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) mục I:
Cột 1.........................; Cột 5.........................; Cột 8.........................; Cột 11.........................
II. KẾT QUẢ XỬ LÝ PAKN
Đơn vị xử lý PAKN | Phân loại PAKN | PAKN kỳ trước chuyển qua | PAKN mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Thuộc thẩm quyền | Thuộc thẩm quyền | Không thuộc thẩm quyền | ||||||||
Số PAKN về hành vi hành chính | Số PAKN về nội dung quy định hành chính | Số PAKN cả về hành vi hành chính và quy định hành chính | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||||
Đang xử lý | Đã xử lý xong | Đang xử lý | Đã xử lý xong | |||||||||
| A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bộ… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bộ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | UBND tỉnh... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) mục II: Cột 1.........................; Cột 5.........................; Cột 8.........................; Cột 11.........................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 08/BTP/KSTT/KTTH KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1. Nội dung:
Tổng hợp số liệu PAKN đã tiếp nhận, xử lý tại Bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền tiếp nhận và thẩm quyền xử lý, cụ thể:
- Mục I. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận PAKN, gồm:
+ Bộ Tư pháp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
+ Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
+ Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Mục II. Cơ quan có thẩm quyền xử lý PAKN, bao gồm tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý PAKN liên quan đến phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
Cột A mục I, II: ghi tên các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền xử lý PAKN
Cột 1 = Cột (2+3+4)
Cột 5 = Cột (6+7).
Cột 8 mục I = Cột (9+10)
Cột 8 mục II = Cột (9+10+11).
3. Nguồn số liệu:
Từ số liệu báo cáo gửi về của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Biểu số: 09a/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CẤP XÃ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... - Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố (thuộc tỉnh).... (Phòng Tư pháp) |
Đơn vị tính: Người
Tổng số | Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật | ||||
Dân tộc | Trình độ chuyên môn | |||||
Kinh | Khác | Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 1:............................; Cột 7....................................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 09b/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | SỐ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN (Từ ngày...... tháng...... năm...... Đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)....... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... |
Đơn vị tính: Người
| Số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã | Số báo cáo viên pháp luật cấp huyện | |||||||||||
Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL | Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL | ||||||
Kinh | Khác | Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | Kinh | Khác | Luật | Khác | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Phòng Tư pháp | - | - | - | - | - | - | - |
|
|
|
|
|
|
II. Các xã |
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
1. Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
2. Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 1:.......................................; Cột 7:....................................; Cột 8:....................................; Cột 13:....................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 09c/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế)................ - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... |
Đơn vị tính: Người
Số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh | |||||
Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL | ||
Kinh | Khác | Luật | Khác | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 1:.........................................; Cột 6.....................................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 09d/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTPngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp................ - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
| Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã | Báo cáo viên pháp luật cấp huyện | Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh | ||||||||||||||||
Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL | Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức: PL | Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL | ||||||||
Kinh | Khác | Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | Kinh | Khác | Luật | Khác | Kinh | Khác | Luật | Khác | |||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Sở Tư pháp | - | - | - | - | - | - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
1. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
III. Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
|
|
|
|
|
1. Tên Sở... | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
|
|
|
|
|
…… | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 1:....................................; Cột 7:..................................; Cột 8:...................................; Cột 13:...................................; Cột 14:.......................................; Cột 19:...............................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 09e/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TRUNG ƯƠNG (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể... (Tổ chức pháp chế) - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
Số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương | |||||
Tổng số | Dân tộc | Trình độ chuyên môn | Trong đó số người được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PL | ||
Kinh | Khác | Luật | Khác | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1: Cột 1:.............................................; Cột 6.............................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 09A/BTP/PBGDPL, 09B/BTP/PBGDPL, 09C/BTP/PBGDPL, 09D/BTP/PBGDPLVÀ 09E/BTP/PBGDPL
1. Giải thích thuật ngữ
- Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là những người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
- Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện là báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận.
+ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh là báo cáo viên của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận.
+ Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương là báo cáo viên pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận được Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận.
- Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Về bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật: thống kê số người được bồi dưỡng trong kỳ báo cáo.
- Áp dụng đối với Biểu số 09a/BTP/PBGDPL:
+ Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6)
+ Cột 4: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp tuyên truyền viên cấp xã vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 5: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
+ Cột 6: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn.
- Áp dụng đối với Biểu số 09b/BTP/PBGDPL
+ Cột A mục II: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
+ Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6)
+ Cột 4: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp tuyên truyền viên cấp xã vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 5: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
+ Cột 6: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn.
+ Cột 8 = Cột (9+10) = Cột (11+12)
+ Cột 11: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp huyện vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 12: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
+ Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
- Áp dụng đối với Biểu số 09c/BTP/PBGDPL
+ Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6)
+ Cột 4: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 5: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
- Áp dụng đối với Biểu số 09d/BTP/PBGDPL
+ Cột A ghi tổng số trên địa bàn tỉnh; Dòng “Tên huyện...” tại mục II cột A: Ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); Dòng “Tên Sở...” tại mục III cột A: Ghi tên của các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh.
+ Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6)
+ Cột 4: Ghi số tuyên truyền viên cấp xã có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp tuyên truyền viên cấp xã vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 5: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
+ Cột 6: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn.
+ Cột 8 = Cột (9+10) = Cột (11+12)
+ Cột 11: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp huyện vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 12: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
+ Cột 14= Cột (15+16) = Cột (17+18)
+ Cột 17: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 18: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
+ Cột 7, 13, 19: Ghi số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật
+ Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
- Áp dụng đối với Biểu số 09e/BTP/PBGDPL
+ Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5)
+ Cột 4: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp trung ương có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật.
+ Cột 5: Ghi số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
3. Nguồn số liệu
- Biểu số 09a/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Biểu số 09b/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp) và được tổng hợp từ Biểu số 09a/BTP/PBGDPL của UBND cấp xã.
- Biểu số 09c/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế).
- Biểu số 09d/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Sở Tư pháp và được tổng hợp từ Biểu số 09b/BTP/PBGDPL của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp) và Biểu số 09c/BTP/PBGDPL của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế).
- Biểu số 09e/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể... (Tổ chức pháp chế).
Biểu số: 10a/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI ĐỊA BÀN XÃ Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn...... - Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố (thuộc tỉnh)..... (Phòng Tư pháp) |
Phổ biến pháp luật trực tiếp | Thi tìm hiểu PL | Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) | Số lần phát sóng chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã (lần) | |||||
Số cuộc (Cuộc) | Số lượt người tham dự (Lượt người) | Số cuộc thi (Cuộc) | Số lượt người dự thi (Lượt người) | Tổng số | Chia theo ngôn ngữ thể hiện | |||
Tiếng Việt | Tiếng dân tộc thiểu số | Khác | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 10b/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)......... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... |
| Phổ biến pháp luật trực tiếp | Thi tìm hiểu PL | Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) | Số lần phát sóng chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã (lần) | Số lượng tín bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) | |||||
Số cuộc (Cuộc) | Số lượt người tham dự (Lượt người) | Số cuộc thi (Cuộc) | Số lượt người dự thi (Lượt người) | Tổng số | Chia theo ngôn ngữ thể hiện | |||||
Tiếng Việt | Tiếng dân tộc thiểu số | Khác | ||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Kết quả PBGDPL tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả PBGDPL tại UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - |
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1:.........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................; Cột 10......................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 10c/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC THUỘC TỈNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp................ |
Phổ biến pháp luật trực tiếp | Thi tìm hiểu PL | Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) | Số lượng tin bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) | |||||
Số cuộc (Cuộc) | Số lượt người tham dự (Lượt người) | Số cuộc thi (Cuộc) | Số lượt người dự thi (Lượt người) | Tổng số | Chia theo ngôn ngữ thể hiện | |||
Tiếng Việt | Tiếng dân tộc thiểu số | Khác | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 10d/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp................ - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
| Phổ biến pháp luật trực tiếp | Thi tìm hiểu PL | Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) | Số lần phát sóng chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã (lần) | Số lương tín bài vê pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng (Tin, bài) | |||||
Số cuộc (Cuộc) | Số lượt người tham dự (Lượt người) | Số cuộc thi (Cuộc) | Số lượt người dự thi (Lượt người) | Tổng số | Chia theo ngôn ngữ thể hiện | |||||
Tiếng Việt | Tiếng dân tộc thiểu số | Khác | ||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Kết quả PBGDPL tại Sở Tư pháp |
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
2. Kết quả PBGDPL tại địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả PBGDPL tại Sở, ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
Tên Sở….. |
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
*Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................; Cột 10......................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 10e/BTP/PBGDPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL) TẠI CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm..... đến ngày....... tháng...... năm.......) | - Đơn vị báo cáo: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể.... (Tổ chức pháp chế) - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Phổ biến pháp luật trực tiếp | Thi tìm hiểu PL | Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí (Bản) | Số lượng tin bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng | |||||
Số cuộc | Số lượt người tham dự (Lượt người) | Số cuộc thi | Số lượt người dự thi | Tổng số | Chia theo ngôn ngữ thể hiện | |||
Tiếng Việt | Tiếng dân tộc thiểu số | Khác | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1:........................; Cột 3......................................; Cột 5:..............................; Cột 9......................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 10A BTP/PBGDPL, 10B BTP/PBGDPL, 10C BTP/PBGDPL, 10D BTP/PBGDPL, 10E/BTP/PBGDPL (KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT)
1. Nội dung
*. Các Biểu số 10a BTP/PBGDPL, 10b BTP/PBGDPL, 10c BTP/PBGDPL, 10d BTP/PBGDPL, 10e/BTP/PBGDPL để thu thập thông tin về kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, huyện, tỉnh và tại các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về nội dung pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe, hướng người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
- Các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp về pháp luật là sự việc tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều người tham gia như
các hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng, cuộc họp có nội dung tuyên truyền pháp luật.
- Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức thi nhằm động viên, khuyến khích các đối tượng tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp: thống kê các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp được tổ chức thực hiện trong kỳ báo cáo.
- Đơn vị tính “lượt người”: số lần tham gia của mỗi người vào hoạt động tuyên truyền pháp luật hoặc tham gia vào cuộc thi tìm hiểu pháp luật. (ví dụ: một người tham gia 2 cuộc tuyên truyền pháp luật thì tính là 2 lượt người; có hai cuộc tuyên truyền pháp luật tại địa bàn cấp xã, mỗi cuộc có 100 người tham dự, như vậy, hai cuộc được tính là có 200 lượt người tham dự).
- Đơn vị tính “bản”: chỉ từng đơn vị tài liệu tuyên truyền được thể hiện dưới dạng tờ rơi, tờ gấp, sách, băng đĩa hình, băng đĩa tiếng... Ví dụ: một tờ rơi tính là một bản, một bộ băng đĩa gồm 3 tập thì tính là 3 bản.
- Việc thống kê số lượng tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật được phát hành miễn phí: Chỉ thống kê tài liệu tuyên truyền pháp luật phát hành miễn phí do cơ quan, địa phương trực tiếp xây dựng và phát hành.
- Số lượng tin, bài về pháp luật được đăng tải phát trên phương tiện thông tin đại chúng là các tin, bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng là các tin tức; bài phản ánh, nghiên cứu, trao đổi; phóng sự; điều tra; bút ký; ghi chép; chính luận (Bình luận, Xã luận, Chuyên luận); Phỏng vấn; câu chuyện, tiểu phẩm; chương trình, tọa đàm, ký sự... có nội dung tuyên truyền, phổ biến về pháp luật được đăng tải trên báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
- Phương pháp tính:
+ Đối với Biểu số 10a/ BTP/PBGDPL, 10b/BTP/PBGDPL, 10c/BTP/PBGDPL, 10d/BTP/PBGDPL, 10e/BTP/PBGDPL:
Cột 5 = Cột (6+7+8)
+ Đối với Biểu số 10b BTP/PBGDPL:
Cột A: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
Cột 12: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
+ Đối với Biểu số 10d/BTP/PBGDPL:
Cột A: Dòng “Tên huyện...”: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); Dòng “Tên Sở...”: Ghi tên của các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh.
Cột 9: Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
3. Nguồn số liệu
- Biểu số 10a/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
- Biểu số 10b/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu về công tác phổ biến giáo dục pháp luật do UBND cấp huyện trực tiếp thực hiện và được tổng hợp từ Biểu số 10a/BTP/PBGDPL của UBND cấp xã.
- Biểu số 10c/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế).
- Biểu số 10d/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu về công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp trực tiếp thực hiện và được tổng hợp từ Biểu số 10b/BTP/PBGDPL của UBND cấp huyện (Phòng tư pháp) và Biểu số 10c/BTP/PBGDPL của các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... (Tổ chức pháp chế).
- Biểu số 10e/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể...... (Tổ chức pháp chế).
Biểu số: 11a/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 05 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | - Đơn vị báo cáo: Tổ hòa giải - Đơn vị nhận báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... |
Đơn vị tính: Người
Hòa giải viên (người) | ||||||||
Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo dân tộc | Chia theo trình độ chuyên môn | Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ | ||||
Nam | Nữ | Kinh | Khác | Chuyên môn Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 1:................................; Cột 9:............................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 11b/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN XÃ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | - Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... - Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)........ (Phòng Tư pháp) |
Tên Tổ hòa giải | Số thôn, tổ dân phố và tương đương (Thôn, tổ) | Số tổ hòa giải (Tổ) | Hòa giải viên (người) | ||||||||
Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo dân tộc | Chia theo trình độ chuyên môn | Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ | |||||||
Nam | Nữ | Kinh | Khác | Chuyên môn Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hòa giải... | - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hòa giải.... | - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... | - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 2:.............................; Cột 3:...............................; Cột 11:..................................
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 11c/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) | - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/ quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)......... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp................. |
| Số thôn, tổ dân phố và tương đương (Thôn, tổ) | Số tổ hòa giải (tổ) | Hòa giải viên (người) | ||||||||
Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo dân tộc | Chia theo trình độ chuyên môn | Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ | |||||||
Nam | Nữ | Kinh | Khác | Chuyên môn Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 2:.............................; Cột 3:...............................; Cột 11:..................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 11d/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........) | - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
| Số thôn, tổ dân phố và tương đương (Thôn, tổ) | Số tổ hòa giải (tổ) | Hòa giải viên (người) | ||||||||
Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo dân tộc | Chia theo trình độ chuyên môn | Số hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ | |||||||
Nam | Nữ | Kinh | Khác | Chuyên môn Luật | Khác | Chưa qua đào tạo | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo năm lần 1:
Cột 2:.............................; Cột 3:...............................; Cột 11:..................................
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 11A/BTP/PBGDPL/HGCS, 11B/BTP/PBGDPL/HGCS, 11C/BTP/PBGDPL/HGCS, 11D/BTP/PBGDPL/HGCS (TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ)
1. Giải thích thuật ngữ
- Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.
- Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
2.1. Phương pháp tính và cách ghi biểu đối với Biểu số 11a/BTP/PBGDPL/HGCS
- Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4 + 5) = Cột (6+7+8)
- Cột 6: Ghi số Hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp Hòa giải viên vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật
- Cột 7: Ghi số hòa giải viên có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
- Cột 8: Ghi số hòa giải viên chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn.
- Cột 9: Ghi số hòa giải viên được bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật trong kỳ báo cáo.
2.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu đối với Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS, 11c/BTP/PBGDPL/HGCS và 11d/BTP/PBGDPL/HGCS
- Cột A Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS ghi tổng số trên địa bàn xã và lần lượt tên từng tổ hòa giải trên địa bàn xã.
- Cột 1, 2 Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS : Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
- Cột A Biểu số 11c/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
- Cột A Biểu số 11d/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn).
- Cột 3 = Cột (4 +5) = Cột (6 + 7) = Cột (8 + 9+10)
- Cột 8: Ghi số Hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật. Trường hợp Hòa giải viên vừa có trình độ chuyên môn Luật vừa có trình độ chuyên môn khác thì chỉ thống kê vào cột có trình độ chuyên môn Luật
- Cột 9: Ghi số hòa giải viên có trình độ chuyên môn nhưng không phải là chuyên môn Luật.
- Cột 10: Ghi số hòa giải viên chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn.
- Cột 11: Ghi số hòa giải viên được bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
- Biểu số 11a/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu từ các Tổ hòa giải trên địa bàn xã.
- Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 11a/BTP/PBGDPL/HGCS của các Tổ hòa giải.
- Biểu số 11c/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 11b/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp xã.
- Biểu số 11d/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 11c/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp huyện.
Biểu số: 12a/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 05 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 05 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........) | - Đơn vị báo cáo: Tổ hòa giải - Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... |
Đơn vị tính: vụ việc
Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải | Chia theo phạm vi hòa giải | Chia theo kết quả hòa giải | ||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | Số vụ việc hòa giải thành | Số vụ việc hòa giải không thành | Số vụ việc chưa giải quyết | Số vụ việc đang giải quyết | ||||
Tổng số | Chia ra | |||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1:
Cột 5:........................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 12b/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN XÃ Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) | - Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... - Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)........... (Phòng Tư pháp) |
Đơn vị tính: vụ việc
Tên Tổ hòa giải | Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải | Chia theo phạm vi hòa giải | Chia theo kết quả hòa giải | ||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | Số vụ việc hòa giải thành | Số vụ việc hòa giải không thành | Số vụ việc chưa giải quyết | Số vụ việc đang giải quyết | |||||
Tổng số | Chia ra | ||||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | |||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hòa giải... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hòa giải... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5:.............
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 12c/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) | - Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh).......... (Phòng Tư pháp) - Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp....... |
Đơn vị tính: vụ việc
| Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải | Chia theo phạm vi hòa giải | Chia theo kết quả hòa giải | ||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | Số vụ việc hòa giải thành | Số vụ việc hòa giải không thành | Số vụ việc chưa giải quyết | Số vụ việc đang giải quyết | |||||
Tổng số | Chia ra | ||||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | |||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5:.............
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
Biểu số: 12d/BTP/PBGDPL/HGCS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng..... năm...... đến ngày..... tháng...... năm........ ) | - Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp. - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: vụ việc
| Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải | Chia theo phạm vi hòa giải | Chia theo kết quả hòa giải | ||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | Số vụ việc hòa giải thành | Số vụ việc hòa giải không thành | Số vụ việc chưa giải quyết | Số vụ việc đang giải quyết | |||||
Tổng số | Chia ra | ||||||||||
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự | Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình | Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác | |||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 5:.............
|
| Ngày...... tháng... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 12A/BTP/PBGDPL/HGCS, 12B/BTP/PBGDPL/HGCS, 12C/BTP/PBGDPL/HGCS, 12D/BTP/PBGDPL/HGCS (KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ)
1. Giải thích thuật ngữ
- Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
- Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận.
- Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất và các tranh chấp dân sự khác mà pháp luật cho phép hòa giải.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình như tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng theo quy định của luật hôn nhân gia đình.
- Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác: ví dụ như mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tình hình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung; tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng hình sự hoặc hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ... và các tranh chấp khác mà pháp luật cho phép hòa giải.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Số vụ việc tiếp nhận hòa giải là số vụ việc mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo và số vụ việc chưa giải quyết, đang giải quyết từ kỳ báo cáo trước chuyển sang.
- Cột A Biểu số 12b/BTP/PBGDPL/HGCS ghi tổng số trên địa bàn xã và lần lượt tên từng Tổ hòa giải trên địa bàn xã.
- Cột A Biểu số 12c/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên xã...”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn)
- Cột A Biểu số 12d/BTP/PBGDPL/HGCS: Dòng “Tên huyện...”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn).
- Cột 1 = Cột (2+3+4) = Cột (5+6+10+11).
- Cột 6 = Cột (7+8+9).
3. Nguồn số liệu
- Biểu số 12a/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu từ sổ theo dõi kết quả hoạt động hòa giải của các tổ hòa giải trên địa bàn xã.
- Biểu số 12b/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 12a/BTP/PBGDPL/HGCS của Tổ hòa giải.
- Biểu số 12c/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 12b/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp xã.
- Biểu số 12d/BTP/PBGDPL/HGCS: nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số 12c/BTP/PBGDPL/HGCS của UBND cấp huyện.
Biểu số: 13a/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày ... tháng... năm... đến ngày ... tháng... năm ...) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/ quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.... (Phòng Tư pháp) |
Đơn vị tính: Trường hợp
SỰ KIỆN HỘ TỊCH | Tổng số | Theo giới tính | Theo thời điểm đăng ký | Đăng ký lại | ||
Nam | Nữ | Đúng hạn | Quá hạn | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
I. KHAI SINH |
|
|
|
|
|
|
II. KHAI TỬ (Chia theo độ tuổi) |
|
|
|
|
|
|
- Dưới 1 tuổi |
|
|
|
|
|
|
- Từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi |
|
|
|
|
|
|
- Từ 5 tuổi trở lên |
|
|
|
|
|
|
III. KẾT HÔN
Số cuộc kết hôn (Cặp) | Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) | Đăng ký lại | |||
Tổng số | Chia ra | Nam | Nữ | ||
Kết hôn lần đầu | Kết hôn lần thứ hai trở lên | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)
| Cột 1 | Cột 6 |
I. Khai sinh |
|
|
II. Khai tử |
|
|
III. Kết hôn |
|
|
| Ngày... tháng... năm... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13A/BTP/HCTP/HT/KSKTKH
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã/phường/thị trấn.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Khai sinh: là số trường hợp sinh được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Khai tử: là số trường hợp tử được đăng ký khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Kết hôn lần đầu: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà cả bên nam và bên nữ đều chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn lần nào.
- Kết hôn lần thứ hai trở lên: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong hai bên nam, nữ hoặc cả hai bên trước đây đã đăng ký kết hôn.
- Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Là độ tuổi trung bình được tính trên số tuổi của các cặp kết hôn lần đầu.
- Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại.
- Các tiêu thức thống kê quy định tại mục II biểu mẫu này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của các Chỉ tiêu thống kê quốc gia cùng lĩnh vực (chỉ tiêu có số thứ tự 0210, 0211 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Các tiêu thức thống kê quy định tại mục III biểu mẫu này phục vụ thu thập thông tin thống kê đối với Chỉ tiêu thống kê quốc gia “Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu” thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (chỉ tiêu có số thứ tự 0217 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
* Mục I. Khai sinh:
- Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5)
* Mục II. Khai tử:
- Dòng 2 cột A (Chia theo độ tuổi) = Dòng 3 cột A (Dưới 1 tuổi) + Dòng 4 cột A (Từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi) + Dòng 5 cột A (Từ 5 tuổi trở lên)
- Cột 1 = Cột (2 + 3) = Cột (4 + 5).
* Mục III. Kết hôn: Cột 1 = Cột (2 + 3)
- Cột 2: Số cuộc kết hôn lần đầu: Đếm trực tiếp số lượng cặp kết hôn lần đầu trong Sổ đăng ký kết hôn và điền số liệu vào ô tương ứng trong biểu báo cáo thống kê.
- Cột 3: Số cuộc kết hôn lần thứ 2 trở lên: Đếm trực tiếp số lượng cặp kết hôn lần thứ 2 trở lên trong Sổ đăng ký kết hôn và điền số liệu vào ô tương ứng trong biểu báo cáo thống kê.
- Cột 4, 5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính theo công thức sau:
+ Cột 4: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của năm =
Ví dụ: Trong 6 tháng đầu năm, số cặp đăng ký kết hôn lần đầu của xã A là 10 cặp, trong đó 10 người nam được xác định lần lượt ở các tuổi: 20, 21, 25, 26, 27, 30, 32, 33, 35, 40; thì cách tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam tại UBND xã A trong 6 tháng đầu năm như sau:
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = = = 28,9 tuổi
+ Cột 5: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nữ cũng tương tự công thức tính của cột 4 (chỉ thay từ “nam” bằng từ “nữ”).
Không tính tuổi kết hôn trung bình theo cặp.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được lấy đến 01 số thập phân, từ số thập phân thứ hai được làm tròn vào số thập phân thứ nhất theo nguyên tắc phần số thập phân từ 0,05 trở lên thì số thập phân thứ nhất được làm tròn lên; nếu phần số thập phân nhỏ hơn 0,05 thì giữ nguyên như số thập phân thứ nhất.
Ví dụ: Nếu là 26,56 tuổi thì làm tròn lên là 26,6 tuổi. Nếu là 26,34 thì làm tròn là 26,3 tuổi.
* Chú ý:
- Cột 1 (Tổng số) là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Cột 6 (Đăng ký lại) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của Cột 1. Số liệu của Cột 1 + Cột 6 = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại UBND cấp xã.
Biểu số: 13b/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 20 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 20 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 02 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh.... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp |
I. KHAI SINH
Đơn vị tính: Trường hợp
| Tổng số | Nam | Nữ | Đúng hạn | Quá hạn | Đăng ký lại |
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
II. KHAI TỬ
| Số cuộc kết hôn (Cặp) | Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) | Đăng ký lại | |||
Tổng số | Chia ra | Nam | Nữ | |||
Kết hôn lần đầu | Kết hôn lần thứ hai trở lên | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
- Nam |
|
|
| - | - | - |
- Nữ |
|
|
| - | - | - |
1. Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
- Nam |
|
|
| - | - | - |
- Nữ |
|
|
| - | - | - |
2. Tên xã… |
|
|
|
|
|
|
- Nam |
|
|
| - | - | - |
- Nữ |
|
|
| - | - | - |
…. |
|
|
|
|
|
|
III. KẾT HÔN
| Số cuộc kết hôn (Cặp) | Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) | Đăng ký lại | |||
Tổng số | Chia ra | Nam | Nữ | |||
Kết hôn lần đầu | Kết hôn lần thứ hai trở lên | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã ...... |
|
|
|
|
|
|
2. Tên xã .... |
|
|
|
|
|
|
3. Tên xã ... |
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)
| Cột 1 | Cột 6 | Cột 7 |
I. Khai sinh |
|
| - |
II. Khai tử |
| - |
|
III. Kết hôn |
|
| - |
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13B/BTP/HCTP/HT/KSKTKH
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1. Nội dung
*. Phản ánh số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Khai sinh: là số trường hợp sinh được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Khai tử: là số trường hợp tử được đăng ký khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Kết hôn lần đầu: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà cả hai bên nam và bên nữ đều chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn lần nào.
- Kết hôn lần thứ hai trở lên: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ trước đây đã đăng ký kết hôn.
- Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Là độ tuổi trung bình được tính trên số tuổi của các cặp kết hôn lần đầu.
- Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại.
- Các tiêu thức thống kê quy định tại mục II biểu mẫu này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của các Chỉ tiêu thống kê quốc gia cùng lĩnh vực (chỉ tiêu có số thứ tự 0210, 0211 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Các tiêu thức thống kê quy định tại mục III biểu mẫu này phục vụ thu thập thông tin thống kê đối với Chỉ tiêu thống kê quốc gia “Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu” thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (chỉ tiêu có số thứ tự 0217 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Phương pháp tính và ghi biểu
- Tổng số trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn (Cột 1) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6).
- Dòng “Tên xã…” trong cột A: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
* Mục I. Khai sinh:
- Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5)
* Mục II. Khai tử:
- Cột 1 = Cột (2 + 3+4) = Cột (5+6).
- Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
* Mục III. Kết hôn: Cột 1 = Cột (2 + 3)
- Cột 2: Ghi số cuộc kết hôn lần đầu theo báo cáo của từng UBND cấp xã trên địa bàn huyện.
- Cột 3: Ghi số cuộc kết hôn lần thứ 2 trở lên theo báo cáo của từng UBND cấp xã trên địa bàn huyện.
- Cột 4,5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính theo công thức sau:
+ Cột 4: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam =
Ví dụ: Huyện A có 10 UBND cấp xã, trong đó số tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam trong 6 tháng đầu năm tại 10 UBND cấp xã được xác định lần lượt là: 28,9; 25,3; 27,5; 26,2; 29,1; 30,5; 25,6; 28,8; 29,4; 35,2; thì cách tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới tại huyện A trong 6 tháng đầu năm như sau:
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = tuổi (làm tròn là 28,7 tuổi
+ Cột 5: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nữ cũng tương tự công thức tính của cột 4 (chỉ thay từ “nam” bằng từ “nữ”).
Không tính tuổi kết hôn trung bình theo cặp.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được lấy đến 01 số thập phân, từ số thập phân thứ hai được làm tròn vào số thập phân thứ nhất theo nguyên tắc phần số thập phân từ 0,05 trở lên thì số thập phân thứ nhất được làm tròn lên; nếu phần số thập phân nhỏ hơn 0,05 thì giữ nguyên như số thập phân thứ nhất.
Ví dụ: Nếu là 26,56 tuổi thì làm tròn lên là 26,6 tuổi. Nếu là 26,34 thì làm tròn là 26,3 tuổi.
Chú ý:
Cột 1 “Tổng số” là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
Cột “Đăng ký lại” (tại cột 6 mục I, mục III và cột 7 mục II) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của cột 1. Số liệu của cột 1 + số liệu cột đăng ký lại = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Được tổng hợp từ biểu 13a/BTP/HCTP/HT/KSKTKH.
Biểu số: 13c/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. KHAI SINH
Đơn vị tính: Trường hợp
| Tổng số | Theo giới tính | Theo thời điểm đăng ký | Đăng ký lại | ||
Nam | Nữ | Đúng hạn | Quá hạn | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
2. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
II. KHAI TỬ
Đơn vị tính: Trường hợp
| Tổng số | Theo độ tuổi | Theo thời điểm đăng ký | Đăng ký lại | |||
Dưới 1 tuổi | Từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi | Từ 5 tuổi trở lên | Đúng hạn | Quá hạn | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
- Nam |
|
|
|
| - | - | - |
-Nữ |
|
|
|
| - | - | - |
1. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
- Nam |
|
|
|
| - | - | - |
- Nữ |
|
|
|
| - | - | - |
2. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
- Nam |
|
|
|
| - | - | - |
- Nữ |
|
|
|
| - | - | - |
… |
|
|
|
|
|
|
|
III. KẾT HÔN
| Số cuộc kết hôn (Cặp) | Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) | Đăng ký lại | |||
Tổng số | Chia ra | Nam | Nữ | |||
Kết hôn lần đầu | Kết hôn lần thứ hai trở lên | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện….. |
|
|
|
|
|
|
2. Tên huyện…. |
|
|
|
|
|
|
3. Tên huyện…. |
|
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)
| Cột 1 | Cột 6 | Cột 7 |
I. Khai sinh |
|
| - |
II. Khai tử |
| - |
|
III. Kết hôn |
|
| - |
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13C/BTP/HCTP/HT/KSKTKH
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
*. Phản ánh số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Khai sinh: là số trường hợp sinh được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Khai tử: là số trường hợp tử được đăng ký khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Kết hôn lần đầu: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà cả hai bên nam và bên nữ đều chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn lần nào.
- Kết hôn lần thứ hai trở lên: Là việc cặp nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ trước đây đã đăng ký kết hôn.
- Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Là độ tuổi trung bình được tính trên số tuổi của các cặp kết hôn lần đầu.
- Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại.
- Các tiêu thức thống kê quy định tại mục II biểu mẫu này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của các Chỉ tiêu thống kê quốc gia cùng lĩnh vực (chỉ tiêu có số thứ tự 0210, 0211 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Các tiêu thức thống kê quy định tại mục III biểu mẫu này phục vụ thu thập thông tin thống kê đối với Chỉ tiêu thống kê quốc gia “Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu” thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (chỉ tiêu có số thứ tự 0217 trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Phương pháp tính và ghi biểu
- Tổng số trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn (Cột 1) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6).
- Cột A ghi lần lượt số trường hợp đăng ký tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện trong năm..
+ Dòng “Tên huyện…” tại cột A: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn);
* Mục I. Khai sinh:
- Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5)
* Mục II. Khai tử:
- Cột 1 = Cột (2+3+4) = Cột (5+6).
- Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh
* Mục III. Kết hôn: Cột 1 = Cột (2 + 3)
- Cột 2: Ghi số cuộc kết hôn lần đầu theo báo cáo của từng UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
- Cột 3: Ghi số cuộc kết hôn lần thứ 2 trở lên theo báo cáo của từng UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
- Cột 4, 5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính theo công thức sau:
+ Cột 4: Công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam =
Ví dụ: Tỉnh A có 10 UBND cấp huyện, trong đó số tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nam trong 6 tháng đầu năm tại 10 UBND cấp huyện được xác định lần lượt là: 28,7; 29,3; 26,5; 29,2; 29,1; 30,6; 31,6; 38,8; 26,4; 25,2; thì cách tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới tại tỉnh A trong 6 tháng đầu năm như sau:
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam = tuổi (làm tròn là 29,5 tuổi)
+ Cột 5: công thức tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính nữ cũng tương tự công thức tính của cột 4 (chỉ thay từ “nam” bằng từ “nữ”)
Không tính tuổi kết hôn trung bình theo cặp.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được lấy đến 01 số thập phân, từ số thập phân thứ hai được làm tròn vào số thập phân thứ nhất theo nguyên tắc phần số thập phân từ 0,05 trở lên thì số thập phân thứ nhất được làm tròn lên; nếu phần số thập phân nhỏ hơn 0,05 thì giữ nguyên như số thập phân thứ nhất.
Ví dụ: Nếu là 26,56 tuổi thì làm tròn lên là 26,6 tuổi. Nếu là 26,34 thì làm tròn là 26,3 tuổi.
Chú ý:
Cột 1 “Tổng số” là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
Cột “Đăng ký lại” (tại cột 6 mục I, mục III và cột 7 mục II) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của cột 1. Số liệu của cột 1 + số liệu cột đăng ký lại = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Được tổng hợp từ biểu 13b/BTP/HCTP/HT/KSKTKH.
Biểu số: 13d/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số.../TT-BTP ngày..... Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN (Từ ngày 01 tháng 01 năm...... đến ngày 31 tháng 12 năm.....) | Đơn vị báo cáo: Cơ quan đại diện tại.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Ngoại giao |
Đơn vị tính: Trường hợp
SỰ KIỆN HỘ TỊCH | Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo thời điểm đăng ký | Đăng ký lại | ||
Nam | Nữ | Đúng hạn | Quá hạn | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
I. KHAI SINH |
|
|
|
|
|
|
II. KHAI TỬ |
|
|
|
|
|
|
III. KẾT HÔN | Đăng ký mới | Đăng ký lại | ||||
(1) | (2) | |||||
Số cuộc kết hôn |
|
|
| Ngày... tháng... năm... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13D/BTP/HCTP/HT/KSKTKH KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện thực hiện biểu mẫu này báo cáo Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao tổng hợp gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định của pháp luật).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Khai sinh: là số trường hợp được đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện.
- Khai tử: là số trường hợp được đăng ký khai tử tại Cơ quan đại diện
- Kết hôn: là số trường hợp được đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện
- Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Tổng số trường hợp khai sinh, khai tử, kết hôn (Cột 1) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6)
* Mục I, II. Khai sinh, khai tử:
- Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5)
* Mục III. Kết hôn: Cột thứ nhất ghi tổng số việc đăng ký kết hôn mới phát sinh, Cột thứ hai ghi số việc đăng ký lại kết hôn trong kỳ báo cáo.
Chú ý:
* Cột 1 (Tổng số) là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
Cột “đăng ký lại” (tại cột 6 mục I, II và cột 2 mục III) là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của cột 1. Số liệu của cột 1 + số liệu cột đăng ký lại = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại Cơ quan đại diện.
Biểu số: 13e/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN (Từ ngày 01 tháng 01 năm….... đến ngày 31 tháng 12 năm.......) | Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Trường hợp
| KHAI SINH | KHAI TỬ | KẾT HÔN | |||||||||||
Tổng số | Theo giới tính | Theo thời điểm đăng ký | Đăng ký lại | Tổng số | Theo giới tính | Theo thời điểm đăng ký | Đăng ký lại | Đăng ký mới | Đăng ký lại | |||||
Nam | Nữ | Đúng hạn | Quá hạn | Nam | Nữ | Đúng hạn | Quá hạn | |||||||
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Tổng số tại các cơ quan đại diện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Cơ quan đại diện tại... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Cơ quan đại diện tại... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Cơ quan đại diện tại... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ' |
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13E/BTP/HCTP/HT/KSKTKH
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
1. Nội dung
*. Phản ánh số liệu đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tại tất cả các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong kỳ báo cáo (Bộ Ngoại giao tổng hợp số liệu từ báo cáo của các Cơ quan đại diện và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định của pháp luật)
*. Giải thích thuật ngữ:
- Khai sinh: là số trường hợp được đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện.
- Khai tử: là số trường hợp được đăng ký khai tử tại Cơ quan đại diện
- Kết hôn: là số trường hợp được đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện
- Kỳ kết hôn lần đầu là các trường hợp đăng ký kết hôn mới phát sinh
- Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn: Là việc sinh, tử, kết hôn đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay được đăng ký lại.
2. Phương pháp tính và ghi biểu
- Tổng số trường hợp khai sinh (Cột 1), khai tử (Cột 7) là các trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử tại Cơ quan đại diện (đăng ký sự kiện hộ tịch mới phát sinh trong kỳ báo cáo, không bao gồm số đăng ký lại tại cột 6, cột 12)
- Cột A ghi tổng số và lần lượt tên các cơ quan đại diện có số liệu đăng ký.
- Cột 1 = Cột (2 + 3) = Cột (4 + 5).
- Cột 7 = Cột (8 + 9) = Cột (10 + 11)
Chú ý:
Cột 1, 7, 13 là số trường hợp đăng ký sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
Cột “Đăng ký lại” (tại cột 6, 12, 14 là số liệu độc lập, nằm ngoài số liệu của Cột 1, 7, 13. Số liệu của cột 1, 7, 13 + cột “Đăng ký lại” = tổng số sự kiện hộ tịch (sinh, tử, kết hôn) đã đăng ký trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Được tổng hợp từ biểu 13d/BTP/HCTP/HT/KSKTK
Biểu số: 13g/BTP/HCTP/HT/KSKTKH Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm đợt 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ TƯ PHÁP Kỳ báo cáo:............. (Từ ngày......tháng......năm...... đến ngày.......tháng.......năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Trường hợp
| Tổng số | Chia theo giới tính | |
Nam | Nữ | ||
A | 1 | 2 | 3 |
I. KHAI SINH (Chia theo quốc tịch của cha, mẹ) |
|
|
|
1. Con có cha và mẹ là người nước ngoài |
|
|
|
2. Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam |
|
|
|
II. KHAI TỬ |
|
|
|
1. Người nước ngoài |
|
|
|
2. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài |
|
|
|
III. KẾT HÔN
Số cuộc kết hôn chia theo đối tượng kết hôn (Cặp) | Số người kết hôn chia theo quốc gia/vùng lãnh thổ của công dân nước ngoài mang quốc tịch/cư trú (Người) | Số người kết hôn chia theo giới tính công dân VN cư trú trong nước (Người) | ||||||||||||
Tổng số | Công dân VN cư trú ở trong nước với người nước ngoài | Công dân VN cư trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước ngoài | Công dân VN định cư ở nước ngoài với nhau | Người nước ngoài với người nước ngoài | Tổng số | Hoa kỳ | Canađa | Trung Quốc (Đại lục) | Trung Quốc (Đài Loan) | Hàn Quốc | Quốc gia/ vùng lãnh thổ khác | Tổng số | Nam | Nữ |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1):
- Mục I: Cột 1...................
- Mục II: Cột 1..................
- Mục III: Cột 1.................
|
| Ngày… tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 13G/BTP/HCTP/HT/KSKT
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ TƯ PHÁP
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Khai sinh: là số trường hợp được đăng ký khai sinh tại Sở Tư pháp.
- Khai tử: là số trường hợp được đăng ký khai tử tại Sở Tư pháp
- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch.
2. Phương pháp tính số liệu
* Mục I, II. Khai sinh, khai tử:
- Dòng 1 Cột A (Khai sinh: Chia theo quốc tịch của cha, mẹ) = Dòng 2 Cột A (Con có cha và mẹ là người nước ngoài) + Dòng 3
Cột A (Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam).
- Dòng 4 Cột A (Khai tử) = Dòng 5 Cột A (Người nước ngoài) + Dòng 6 Cột A (Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).
- Cột 1 = Cột (2 + 3).
* Mục III. Kết hôn:
- Cột 1: Ghi tổng số cuộc đăng ký kết hôn trong kỳ báo cáo. Cột 1 = Cột (2+3+4+5)
- Cột 6 = Cột (7+8+9+10+11+12)
- Cột 7, 8, 9, 10, 11, 12: Trong cặp đăng ký kết hôn, nếu công dân nước ngoài mang quốc tịch/cư trú tại quốc gia/vùng lãnh thổ nào thì ghi vào cột tương ứng. Ví dụ: trong cặp đăng ký kết hôn, công dân nước ngoài mang quốc tịch Hoa kỳ (Hợp chủng quốc Hoa kỳ) thì ghi vào cột 7. (Trường hợp trong cặp đăng ký kết hôn cả 2 bên là công dân nước ngoài thì cần ghi chú rõ).
- Cột 12: quốc gia/vùng lãnh thổ khác: không thuộc vào các quốc gia/vùng lãnh thổ đã liệt kê ở cột 7,8,9,10,11.
- Cột 13 = 14+15
Lưu ý từ cột 13 đến cột 15 như sau: Trong cặp đăng ký kết hôn có công dân Việt Nam cư trú trong nước, nếu công dân Việt Nam là nam giới thì ghi vào cột 14, nếu công dân Việt Nam là nữ giới thì ghi vào cột 15.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Biểu số: 14a/BTP/HCTP/HT/HTK Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Từ ngày 01 tháng 01 năm..... đến ngày 31 tháng 12 năm....) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/ phường//thị trấn..... Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp)… |
Đơn vị tính: Trường hợp
SỰ KIỆN HỘ TỊCH | Tổng số | |
A | (1) | |
I. Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch |
| |
1. Thay đổi hộ tịch |
| |
2. Cải chính hộ tịch |
| |
3. Điều chỉnh hộ tịch |
| |
4. Bổ sung hộ tịch |
| |
II. Nhận cha, me, con |
| |
1. Cha, mẹ nhận con |
| |
2. Con chưa thành niên nhận cha, mẹ |
| |
3. Con đã thành niên nhận cha, mẹ |
| |
III. Giám hộ |
| |
1. Đăng ký giám hộ |
| |
2. Chấm dứt, thay đổi việc giám hộ |
| |
IV. Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác |
| |
1. Xác định cha, mẹ, con |
| |
2. Ly hôn |
| |
3. Thay đổi quốc tịch |
| |
4. Hủy việc kết hôn trái pháp luật |
| |
5. Chấm dứt việc nuôi con nuôi |
| |
V. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân | Nam | Nữ |
1. Để kết hôn với công dân Việt Nam trong nước |
|
|
2. Để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam |
|
|
3. Để kết hôn với người nước ngoài ở cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài |
|
|
4. Sử dụng vào mục đích khác |
|
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 14A/BTP/HCTP/HT/HTK
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình giải quyết các việc hộ tịch khác bao gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại UBND một xã/phường/thị trấn.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: là số các trường hợp đã được thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ sung hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Nhận cha, mẹ, con: là số các trường hợp đã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Giám hộ: là số các trường hợp đăng ký việc giám hộ, đăng ký việc chấm dứt, thay đổi việc giám hộ tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác: là số các trường hợp được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc vào các trường hợp đã thống kê ở tiểu mục 1, 2, 3 trong mục V cột A biểu mẫu số 14a/BTP/HCTP/HT/HTK.
2. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại UBND cấp xã.
Biểu số: 14b/BTP/HCTP/HT/HTK Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 02 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (Từ ngày 01 tháng 01 năm....... đến ngày 31 tháng 12 năm ......) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh.... (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp..... |
I. CÁC VIỆC HỘ TỊCH THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP HUYỆN
Đơn vị tính: Trường hợp
SỰ KIỆN HỘ TỊCH | Tổng số |
A | (1) |
1. Thay đổi hộ tịch |
|
2. Cải chính hộ tịch |
|
3. Điều chỉnh hộ tịch |
|
4. Bổ sung hộ tịch |
|
5. Xác định lại dân tộc |
|
6. Xác định lại giới tính |
|
7. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh |
|
II. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Đơn vị tính: Trường hợp
| Thay đổi hộ tịch | Cải chính hộ tịch | Điều chỉnh hộ tịch | Bổ sung hộ tịch | Nhận cha, mẹ, con | Giám hộ | Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác | Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân | |||||||||||||
Cha, mẹ nhận con | Con chưa thành niên nhận cha, mẹ | Con đã thành niên nhận cha, mẹ | Đăng ký việc giám hộ | Chấm dứt, thay đổi việc giám hộ | Xác định cha, mẹ, con | Thay đổi quốc tịch | Ly hôn | Hủy hôn nhân trái pháp luật | Chấm dứt việc nuôi con | Để kết hôn với người VN ở trong nước | Để KH với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của VN | Để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài | Sử dụng vào mục đích khác | ||||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | ||||||||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên xã …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tên xã …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 14B/BTP/HCTP/HT/HTK
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình đăng ký các việc hộ tịch khác bao gồm: các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: là số các trường hợp đã được thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ sung hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Xác định lại dân tộc: là các trường hợp đăng ký xác định lại dân tộc tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Xác định lại giới tính: là các trường hợp đăng ký xác định lại giới tính tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Nhận cha, mẹ, con: là số các trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Giám hộ: là số các trường hợp đăng ký việc giám hộ, đăng ký việc chấm dứt, thay đổi việc giám hộ tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác: là số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con; ly hôn; thay đổi quốc tịch; hủy hôn nhân trái pháp luật, chấm dứt việc nuôi con nuôi tại UBND xã, phường, thị trấn
- Cấp lại bản chính Giấy khai sinh: là các trường hợp được cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cột 21: Mục đích xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc các trường hợp đã liệt kê ở cột 15, 16, 17, 18, 19, 20 thì ghi vào cột 21
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Mục II: Dòng “Tên xã…” trong cột A: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp lại bản chính Giấy khai sinh của Phòng Tư pháp huyện và tổng hợp từ biểu mẫu số 14a/BTP/HCTP/HT/HTK.
Biểu số: 14c/BTP/HCTP/HT/HTK Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Từ ngày 01 tháng 01 năm....... đến ngày 31 tháng 12 năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp..... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI SỞ TƯ PHÁP
Đơn vị tính: Trường hợp
SỰ KIỆN HỘ TỊCH | Tổng số |
I. Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính |
|
1. Thay đổi hộ tịch |
|
2. Cải chính hộ tịch |
|
3. Điều chỉnh hộ tịch |
|
4. Bổ sung hộ tịch |
|
5. Xác định lại dân tộc |
|
6. Xác định lại giới tính |
|
II. Nhận cha, mẹ, con |
|
1. Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài |
|
2. Giữa công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài |
|
3. Giữa người nước ngoài thường trú ở Việt Nam với nhau |
|
III. Giám hộ |
|
1. Người nước ngoài giám hộ trẻ em Việt Nam |
|
2. Công dân Việt Nam giám hộ trẻ em nước ngoài |
|
IV. Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác |
|
1. Đăng ký khai sinh |
|
2. Nhận cha, mẹ, con |
|
V. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh |
|
II. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Đơn vị tính: Trường hợp
| Thay đổi hộ tịch | Cải chính hộ tịch | Điều chỉnh hộ tịch | Bổ sung hộ tịch | Xác định lại dân tộc | Xác định lại giới tính | Cấp lại bản chính Giấy khai sinh |
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | ơ) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
3. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
III. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
| Thay đổi hộ tịch | Cải chính hộ tịch | Điều chỉnh hộ tịch | Bổ sung hộ tịch | Nhận cha, mẹ, con | Giám hộ | Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác | Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân | |||||||||||||
Cha, mẹ nhận con | Con chưa thành niên nhận cha, mẹ | Con đã thành niên nhận cha, mẹ | Việc giám hộ | Chấm dứt, thay đổi việc giám hộ | Xác định cha, mẹ, con | Thay đổi quốc tịch | Ly hôn | Hủy hôn nhân trái pháp luật | Chấm dứt việc nuôi con nuôi | Để kết hôn với người VN ở trong nước | Để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền (CQCTQ) Việt Nam | Để kết hôn với người nước ngoài tại CQCTQ của nước ngoài | Sử dụng vào mục đích khác | ||||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | ||||||||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên huyện …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tên huyện …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 14C/BTP/HCTP/HT/HTK
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình đăng ký các việc hộ tịch khác bao gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại Sở Tư pháp; các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: là số các trường hợp đã được thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ sung hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp.
- Xác định lại dân tộc: là các trường hợp đăng ký xác định lại dân tộc tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp.
- Xác định lại giới tính: là các trường hợp đăng ký xác định lại giới tính tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp.
- Nhận cha, mẹ, con: là số các trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại UBND xã, phường, thị trấn/Sở Tư pháp.
- Giám hộ: là số các trường hợp đăng ký việc giám hộ, đăng ký việc chấm dứt, thay đổi việc giám hộ tại UBND xã, phường, thị trấn/Sở Tư pháp.
- Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác: là số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con; ly hôn; thay đổi quốc tịch; hủy hôn nhân trái pháp luật, chấm dứt việc nuôi con nuôi tại UBND xã, phường, thị trấn; và số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con đã tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài tại Sở Tư pháp.
- Cấp lại bản chính Giấy khai sinh: là các trường hợp được cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Sở Tư pháp.
Cột 21: Mục đích xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc các trường hợp đã liệt kê ở cột 15, 16, 17, 18, 19, 20 thì ghi vào cột 21.
- Mục I. Số liệu giải quyết các việc hộ tịch khác thực hiện tại Sở Tư pháp trong kỳ báo cáo.
- Mục II. Tổng hợp số liệu giải quyết các việc hộ tịch khác thực hiện tại các UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo.
- Mục III. Tổng hợp số liệu giải quyết các việc hộ tịch khác thực hiện tại các UBND xã, phường, thị trấn của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Mục II, III: Dòng “Tên huyện…” tại cột A: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc thay đổi, cải chính hộ tịch; điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; cấp lại bản chính Giấy khai sinh của Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu số 14b/BTP/HCTP/HT/HTK.
Biểu số: 15/BTP/HCTP/HT/GC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | KẾT QUẢ GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN, LY HÔN TẠI SỞ TƯ PHÁP (Từ ngày 01 tháng 01 năm...... đến ngày 31 tháng 12 năm .......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp ..... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN
Đơn vị tính: Trường hợp
Số trường hợp ghi vào sổ việc kết hôn | Chia theo giới tính công dân Việt Nam cư trú ở trong nước | |||||||||
Tổng số | Chia theo quốc gia/vùng lãnh thổ cấp giấy chứng nhận kết hôn | Chia theo sự có mặt của công dân Việt Nam | ||||||||
Hoa Kỳ | Canada | Trung Quốc (Đại lục) | Trung Quốc (Đài loan) | Hàn Quốc | Quốc gia/ vùng lãnh thổ khác | Một bên vắng mặt khi đăng ký kết hôn | Hai bên có mặt khi đăng ký kết hôn | Nam | Nữ | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. GHI VÀO SỔ VIỆC LY HÔN
Đơn vị tính: trường hợp
| Tổng số | Theo người có yêu cầu ghi chú | Theo nơi kết hôn trước đây | ||||
Người nước ngoài | Công dân VN định cư ở nước ngoài | Công dân VN cư trú ở trong nước | Kết hôn tại nước ngoài | Kết hôn tại VN | Ghi chú kết hôn tại VN | ||
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
1. Việc ly hôn tiến hành ở nước… |
|
|
|
|
|
|
|
2. Việc ly hôn tiến hành ở nước… |
|
|
|
|
|
|
|
3. Việc ly hôn tiến hành ở nước… |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 15/BTP/HCTP/HT/GC
KẾT QUẢ GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN, LY HÔN TẠI SỞ TƯ PHÁP
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài và ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam tại Sở Tư pháp.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Ghi vào sổ việc kết hôn là số các trường hợp ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
- Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn: là số các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
- Người nước ngoài: là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài: là người có quốc tịch Việt Nam làm ăn, sinh sống, cư trú hợp pháp lâu dài tại nước ngoài.
2. Phương pháp tính và ghi biểu
* Mục I. Ghi vào sổ việc kết hôn
- Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7) = Cột (8 + 9)
- Cột 10, 11: Trong cặp đăng ký kết hôn, nếu công dân Việt Nam cư trú ở trong nước là nam giới thì ghi vào cột 10, nếu công dân Việt Nam cư trú ở trong nước là nữ giới thì ghi vào cột 11, nếu không có công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì không ghi (Số liệu tại cột (10+ 11) có thể không trùng với tổng số tại cột 1).
- Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7: Cơ quan có thẩm quyền thuộc quốc gia/vùng lãnh thổ nào cấp giấy chứng nhận kết hôn thì ghi vào cột tương ứng. Ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền Canada cấp thì ghi vào cột 3, Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp thì ghi vào cột 6.
- Cột 7: Quốc gia/vùng lãnh thổ cấp Giấy chứng nhận kết hôn không thuộc vào các quốc gia/vùng lãnh thổ đã liệt kê ở cột 2, 3, 4, 5, 6 thì ghi vào cột 7.
* Mục II. Ghi vào sổ việc ly hôn
- Cột A ghi lần lượt việc ly hôn theo nước mà cơ quan có thẩm quyền nước đó đã giải quyết việc ly hôn.
- Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4) = Cột (5 + 6 + 7)
- Cột 5, 6, 7: Nếu việc kết hôn đã được giải quyết cho ly hôn trước đây tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì ghi vào cột 5; tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì ghi vào cột 6; nếu việc kết hôn trước đây tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn thì ghi vào cột 7.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về việc ghi vào sổ việc kết hôn, sổ cấp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài của Sở Tư pháp.
Biểu số: 16a/BTP/HCTP/QT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ TƯ PHÁP (Từ ngày 01 tháng 01 năm........ đến ngày 31 tháng 12 năm........) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. GHI VÀO SỔ VIỆC KẾT HÔN
Đơn vị tính: người
Số liệu thông báo có quốc tịch nước ngoài | ||||||||||||||
Tổng số | Chia theo hình thức có quốc tịch nước ngoài | Chia theo quốc tịch nước ngoài của người thông báo | ||||||||||||
Do nhập quốc tịch | Có quốc tịch theo huyết thống | Có quốc tịch do sinh ra | Hình thức khác | Hoa Kỳ | Anh | Pháp | Đức | Séc | Đan Mạch | Ba Lan | Trung Quốc | Lào | Nước khác | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
Biểu số: 16b/BTP/HCTP/QT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NUỚC NGOÀI (Từ ngày 01 tháng 01 năm........ đến ngày 31 tháng 12 năm........) | Đơn vị báo cáo: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài..... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Ngoại giao |
Đơn vị tính: người
Số liệu thông báo có quốc tịch nước ngoài | ||||||||||||||
Tổng số | Chia theo hình thức có quốc tịch nước ngoài | Chia theo quốc tịch nước ngoài của người thông báo | ||||||||||||
Do nhập quốc tịch | Có quốc tịch theo huyết thống | Có quốc tịch do sinh ra | Hình thức khác | Hoa Kỳ | Anh | Pháp | Đức | Séc | Đan Mạch | Ba Lan | Trung Quốc | Lào | Nước khác | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày..... tháng...... năm....... |
Biểu số: 16c/BTP/HCTP/QT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NUỚC NGOÀI (Từ ngày 01 tháng 01 năm...... đến ngày 31 tháng 12 năm........) | Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | Số liệu thông báo có quốc tịch nước ngoài | ||||||||||||||
Tổng số | Chia theo hình thức có quốc tịch nước ngoài | Chia theo quốc tịch nước ngoài của người thông báo | |||||||||||||
Do nhập quốc tịch | Có quốc tịch theo huyết thống | Có quốc tịch do sinh ra | Hình thức khác | Hoa Kỳ | Anh | Pháp | Đức | Séc | Đan Mạch | Ba Lan | Trung Quốc | Lào | Nước khác | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tại cơ quan đại diện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tại cơ quan đại diện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 16A/BTP/HCTP/QT, 16B/BTP/HCTP/QT, 16C/BTP/HCTP/QT
KẾT QUẢ THÔNG BÁO CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI
1. Giải thích thuật ngữ
- Hình thức có quốc tịch nước ngoài: là cách thức để một người có thêm quốc tịch của một nước khác.
- Do nhập quốc tịch: là việc một người sau khi đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật quy định được trở thành công dân của một Nhà nước thông qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Có quốc tịch theo huyết thống: là việc đứa trẻ mới sinh ra có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ.
- Có quốc tịch do sinh ra: là việc đứa trẻ có quốc tịch của nước nơi đứa trẻ đó được sinh ra.
- Quốc tịch nước ngoài: là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
2.1. Áp dụng chung đối với Biểu mẫu 16a/BTP/HCTP/QT, 16b/BTP/HCTP/QT và 16c/BTP/HCTP/QT
- Cột 1 = Cột (2+3+4+5) = Cột (6+7+8+9+10+11+12+13+14+15).
- Cột 6: Ghi số người thông báo có quốc tịch nước ngoài là quốc tịch Hoa Kỳ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).
- Cột 13: Ghi số người thông báo có quốc tịch nước ngoài là quốc tịch Trung Quốc (bao gồm cả những người có quốc tịch Đài Loan).
2.2. Áp dụng đối với Biểu mẫu 16c/BTP/HCTP/QT
Cột A: dòng “Tại cơ quan đại diện…”: Ghi tên của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã báo cáo (liệt kê đầy đủ các Cơ quan đại diện đã báo cáo);
3. Nguồn số liệu
- Biểu mẫu 16a/BTP/HCTP/QT: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Sở Tư pháp.
- Biểu mẫu 16b/BTP/HCTP/QT: nguồn số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện biểu mẫu này báo cáo Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao tổng hợp gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định của pháp luật).
- Biểu mẫu 16c/BTP/HCTP/QT: nguồn số liệu được tổng hợp từ biểu mẫu 16b/BTP/HCTP/QT của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Biểu số: 17a/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Kỳ báo cáo: .................... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố (thuộc tỉnh)............ (Phòng Tư pháp) |
Đơn vị tính: Số việc: Việc
Lệ phí: Nghìn đồng
| Tổng số | Bản sao | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà | Di chúc | Văn bản từ chối nhận di sản | ||||||
Số việc | Lệ phí | Số bản | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | |
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày… tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17A/BTP/HTQTCT/CT
KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. Nội dung
*. Phản ánh kết quả chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn trong kỳ báo cáo.
*. Giải thích thuật ngữ:
- “Bản sao”: Là số bản sao bằng tiếng Việt do UBND cấp xã thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- “Chữ ký trong giấy tờ, văn bản”: Là chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt do UBND cấp xã thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo, bao gồm cả chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy ủy quyền, chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân.
- “Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà”: Là số hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do UBND cấp xã thực hiện chứng thực theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, bao gồm cả văn bản phân chia thừa kế quyền sử dụng đất, văn bản nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại hướng dẫn của TTLT số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, trong kỳ báo cáo.
- “Di chúc”: Là số bản di chúc do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực, (bao gồm cả di chúc liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà) trong kỳ báo cáo.
- “Văn bản từ chối nhận di sản”: Là số văn bản từ chối nhận di sản do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực (bao gồm cả văn bản từ chối nhận di sản liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà) trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Dòng 1 “Thực hiện” tại cột A ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm.
Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Dòng 2 “Ước tính” tại cột A ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’.
- Cột 1 = Cột (5+7+9+11);
- Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12)
- Cột 3: Ghi số bản sao bằng tiếng Việt đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 5, 7, 9, 11: Ghi số việc chứng thực về chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo.
Mỗi chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản được tính là một việc.
Riêng số việc về chữ ký trong văn bản, giấy tờ được chứng thực tại cột 5 có hai trường hợp: thứ nhất, mỗi văn bản có chữ ký được chứng thực được tính là một việc. VD: một người yêu cầu chứng thực 5 chữ ký trên 5 văn bản (kể cả trong trường hợp 5 văn bản đó có nội dung giống nhau) thì được tính là 5 việc; thứ hai, trường hợp chứng thực chữ ký của nhiều người trong một văn bản thì được tính là một việc.
- Cột 4, 6, 8, 10, 12: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép và hồ sơ đăng ký hành chính về việc chứng thực tại UBND cấp xã.
Biểu số: 17b/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo: .................... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)............ (Phòng Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.............................. |
Đơn vị tính: Số việc: Việc
Lệ phí: Nghìn đồng
|
| Tổng số | Bản sao | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | Chữ ký người dịch | Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sở hữu nhà ở | Hợp đồng, giao dịch liên quan động sản dưới 50 triệu | Văn bản thỏa thuận phân chia di sản | Văn bản khai nhận di sản | ||||||||
Số việc | Lệ phí | Số bản | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | |
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
| Tổng số | Bản sao | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | HĐ, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà | Di chúc | Văn bản từ chối nhận di sản | |||||||
Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | ||
A | B | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Tổng số | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| ||||||
Tên xã... | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
| Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| |||||
Tên xã... | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
| Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| |||||
Tên xã... | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
| Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| |||||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17B/BTP/HTQTCT/CT
KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1. Nội dung
*. Phản ánh kết quả chứng thực của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tổng hợp kết quả chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện trong kỳ báo cáo.
Mục I. Báo cáo số liệu chứng thực của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn.
Mục II. Tổng hợp số liệu chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
* Mục I
- “Bản sao”: là số bản sao bằng tiếng Việt, bản sao bằng tiếng nước ngoài, bản sao giấy tờ, văn bản song ngữ do Phòng tư pháp thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- “Chữ ký người dịch” : là số chữ ký người dịch do Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- “Chữ ký trong giấy tờ, văn bản”: là số chữ ký (hoặc điểm chỉ) trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài, song ngữ do Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- “Hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sở hữu nhà ở”: là hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sở hữu nhà ở do UBND cấp huyện tại đô thị thực hiện chứng thực theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005 trong kỳ báo cáo.
- “Hợp đồng, giao dịch liên quan động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng”: là hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng do UBND cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản”: là văn bản thỏa thuận phân chia di sản do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo;
- “Văn bản khai nhận di sản”: là văn bản khai nhận di sản do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Mục I (Số lượng việc chứng thực tại UBND huyện):
- Dòng 1 “Thực hiện” tại cột A ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND huyện, quận, thị xã chứng thực trong kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm.
Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 1 “Thực hiện” tại cột A được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Dòng 2 “Ước tính” tại cột A ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND huyện, quận, thị xã chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm.
Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng 2 “Ước tính” tại cột A điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’.
+ Cột 1 = Cột (5+7+9+11+13+15);
+ Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12+14+16);
+ Cột 3: Ghi số bản sao đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo;
+ Cột 5, 7, 9, 11, 13, 15: Ghi số việc về chữ ký/chữ ký người dịch/hợp đồng, giao dịch/văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo;
Lưu ý: Khi thống kê “Số việc” về chữ ký trong giấy tờ, văn bản được chứng thực tại cột 5 và chữ ký người dịch được chứng thực tại cột 7: có hai trường hợp: thứ nhất, mỗi văn bản có chữ ký được chứng thực được tính là một việc. VD: một người yêu cầu chứng thực 5 chữ ký trên 5 văn bản (kể cả trong trường hợp 5 văn bản đó có nội dung giống nhau) thì được tính là 5 việc; thứ hai, trường hợp chứng thực chữ ký của nhiều người trong một văn bản thì được tính là một việc.
+ Cột 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Mục II:
- Cột A:
+ Dòng “Tổng số”: Các ô hàng ngang tương ứng ghi tổng số bản sao, số việc đã chứng thực, số lệ phí thu được trong kỳ báo cáo trên địa bàn huyện.
+ Dòng “Tên xã…”: Lần lượt ghi tên của UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn);
- Dòng “Thực hiện” tại cột B ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm.
Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Dòng “Ước tính” tại cột B ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND xã, phường, thị trấn chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm.
Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’.
+ Cột 1 = Cột (5+7+9+11);
+ Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12);
+ Cột 3: Ghi số lượng bản sao đã được từng UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo.
+ Cột 5, 7, 9, 11: Ghi số lượng việc về chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản đã được từng UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực trong kỳ báo cáo.
+ Cột 4,6,8,10,12: Ghi số lệ phí thu được tại mỗi UBND xã, phường, thị trấn tương ứng với từng loại việc đã được chứng thực trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép về việc chứng thực tại UBND cấp huyện và được tổng hợp từ biểu mẫu 17a/BTP/HTQTCT/CT của UBND cấp xã.
Biểu số: 17c/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:.................... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp........ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) |
Đơn vị tính: Số việc: Việc
Lệ phí: Nghìn đồng
I. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
| Tổng số | Bản sao | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | Chữ ký người dịch | HĐ, giao dịch liên quan quyền sở hữu nhà ở | Hợp đồng giao dịch liên quan động sản dưới 50 triệu | Văn bản thỏa thuận phân chia di sản | Văn bản khai nhận di sản | |||||||||
Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | ||
A | B | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
Tổng số | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tổng số | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ước tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ước tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
| Tổng số | Bản sao | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | HĐ, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất, sở hữu nhà | Di chúc | Văn bản từ chối nhận di sản | |||||||
Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | ||
A | B | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Tổng số | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| ||||||
Tên huyện... | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| ||||||
Tên huyện... | Thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |||||
Ước tính |
|
|
|
|
|
|
| ||||||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17C/BTP/HTQTCT/CT
KẾT QUẢ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
*. Phản ánh kết quả chứng thực trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn.
Mục I. Báo cáo số liệu chứng thực của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn.
Mục II. Tổng hợp số liệu chứng thực của UBND cấp xã trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A:
+ Dòng “Tổng số”: Các ô hàng ngang tương ứng ghi tổng số bản sao, số việc đã chứng thực, số lệ phí thu được trong kỳ báo cáo trên địa bàn tỉnh.
+ Dòng “Tên huyện…”: Ghi tên của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn);
- Dòng “Thực hiện” tại cột B ghi tổng số các việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản đã được UBND huyện, quận, thị xã; UBND cấp xã trên địa bàn huyện thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 hàng năm. Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Thực hiện” tại cột B được lấy từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Dòng “Ước tính” tại cột B ghi số việc và lệ phí chứng thực về bản sao, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản ước tính dự kiến sẽ được UBND huyện, quận, thị xã, UBND cấp xã trên địa bàn huyện thực hiện chứng thực trong 02 tháng cuối của kỳ báo cáo.
Báo cáo 6 tháng thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 30/6 hàng năm.
Báo cáo năm lần 1 thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B là số liệu ước tính sẽ được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức thì số liệu thống kê lại dòng “Ước tính” tại cột B điền dấu không phát sinh số liệu ước tính ‘-’.
2.1. Mục I
- Cột 1 = Cột (5+7+9+11+13+15).
- Cột 2= Cột (6+8+10+12+14+16).
- Cột 3: Ghi số lượng bản sao đã được từng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 5, 7, 9, 11, 13, 15: Ghi số lượng việc về chữ ký/chữ ký người dịch/hợp đồng, giao dịch/văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản đã được từng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 4,6,8,10,12,14,16: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được từng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
2.2. Mục II:
- Cột 1 = Cột (5+7+9+11).
- Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12).
- Cột 3: Ghi số lượng bản sao đã được tất cả UBND cấp xã thuộc từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 5, 7, 9, 11: Ghi số lượng việc về chữ ký/hợp đồng, giao dịch/di chúc/văn bản từ chối nhận di sản đã được tất cả UBND cấp xã thuộc từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 4, 6, 8, 10, 12: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được tất cả UBND cấp xã (thuộc từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Được tổng hợp từ biểu mẫu 17b/BTP/HTQTCT/CT của UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp).
Biểu số: 17d/BTP/HTQTCT/CT Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | KẾT QUẢ CHỨNG THỰC CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Từ ngày 01 tháng 01 năm... đến ngày 31 tháng 12 năm ...) | Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Số việc: Việc
Lệ phí: USD
| Tổng số | Bản sao | Chữ ký | Các việc khác | ||||
Số việc | Lệ phí | Số bản | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | Số việc | Lệ phí | |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tại cơ quan đại diện… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tại cơ quan đại diện… |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng… năm… |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 17D/BTP/HTQTCT/CT
KẾT QUẢ CHỨNG THỰC CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
1. Nội dung
*. Phản ánh kết quả chứng thực của tất cả các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A:
+ Dòng “Tổng số”: Các ô hàng ngang tương ứng ghi tổng số loại việc, bản sao đã chứng thực, tổng lệ phí thu được.
+ Dòng “Tại cơ quan đại diện…”: Ghi tên của Cơ quan đại diện đã báo cáo (liệt kê đầy đủ các Cơ quan đại diện đã báo cáo);
- Cột 1 = Cột (5+7).
- Cột 2 = Cột (4+6+8).
- Cột 3: ghi số lượng bản sao đã được từng Cơ quan đại diện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 5: ghi số lượng việc về chữ ký đã được từng Cơ quan đại diện chứng thực trong kỳ báo cáo.
- Cột 7: Các việc khác (VD: việc chứng thực hợp đồng, giao dịch...)
- Cột 4, 6, 8: Ghi số lệ phí thu được tương ứng với từng loại việc đã được từng Cơ quan đại diện chứng thực trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Từ báo cáo của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Biểu số: 18/BTP/PLQT/TTTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA BỘ TƯ PHÁP Kỳ báo cáo:.................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Lượt yêu cầu
Hoạt động thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Bộ Tư pháp | Tổng số | Chia theo cơ sở ký kết hiệp định Tương trợ tư pháp với Việt Nam | ||||||
Trên cơ sở Hiệp định Tương trợ tư pháp với Việt Nam | Không trên cơ sở Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam | |||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||
Có kết quả | Chưa có kết quả | Có kết quả | Chưa có kết quả | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Ủy thác tư pháp Việt Nam gửi ra nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ủy thác tư pháp nước ngoài đến Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1): Cột 1:......................
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 18/BTP/PLQT/TTTP
(TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA BỘ TƯ PHÁP)
1. Nội dung
Biểu mẫu 18/BTP/PLQT/TTTP để thu thập thông tin thống kê về kết quả tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Bộ tư pháp.
*. Giải thích thuật ngữ:
+ Lượt yêu cầu: là mỗi lần đề nghị ủy thác tư pháp gửi đến Bộ Tư pháp được thể hiện dưới dạng hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp.
+ Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Ủy thác tư pháp Việt Nam gửi ra nước ngoài: là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam lập để gửi ra nước ngoài.
+ Ủy thác tư pháp nước ngoài vào Việt Nam: là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập đề nghị Việt Nam thực hiện.
+ Có kết quả: là yêu cầu ủy thác tư pháp đã có văn bản trả lời về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp.
+ Chưa có kết quả: là yêu cầu ủy thác chưa có văn bản trả lời về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
+ Dòng 1 cột A (Tổng số) = Dòng 2 cột A (Ủy thác tư pháp Việt Nam gửi ra nước ngoài) + Dòng 3 cột A (Ủy thác tư pháp nước ngoài đến Việt Nam).
+ Cột 1 = Cột (2 + 5)
+ Cột 2 = Cột (3 + 4)
+ Cột 5 = Cột (6 + 7)
- Cách ghi biểu:
+ Cột 3: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự có kết quả đối với các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
+ Cột 4: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự chưa có kết quả đối với các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
+ Cột 6: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự có kết quả đối với các nước không có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
+ Cột 7: ghi số trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp dân sự chưa có kết quả đối với các nước không có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện tương trợ tư pháp dân sự quy định tại Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp.
Biểu số: 19/BTP/LLTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm; BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐÃ CẤP Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Phiếu
SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 ĐÃ CẤP | SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2 ĐÃ CẤP | ||||||||||||||||||||||
Tổng số | Chia theo đối tượng yêu cầu cấp | Chia theo nội dung xác nhận | Tổng số | Chia theo đối tượng yêu cầu cấp | Chia theo nội dung xác nhận | ||||||||||||||||||
Công dân Việt Nam | Người nước ngoài | Cơ quan Nhà nước, Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội | Tổng số có án tích | Chia ra | Tổng số không có án tích | Chia ra | Công dân Việt Nam | Người nước ngoài | Cơ quan tiến hành tố tụng | Tổng số đã bị kết án | Chia ra | Tổng số không bị kết án | Chia ra | ||||||||||
Không có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Không có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Có yêu cầu xác nhận về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | ||||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||||||||||||||||||
Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý DN, HTX | Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX | ||||||||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) | (22) | (23) | (24) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)
Cột 1:......................................... Cột 15:.........................................
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 19/BTP/TTLLTPQG/LLTP
SỐ PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐÃ CẤP
1. Nội dung
- Biểu số: 19/BTP/TTLLTPQG/LLTP để thu thập thông tin thống kê về số Phiếu lý lịch tư pháp đã cấp cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu
- Phiếu lý lịch tư pháp: Là phiếu do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Là Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
- Viết tắt: DN: Doanh nghiệp, HTX: Hợp tác xã
- Cá nhân: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình (khoản 1, Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
- Công dân Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam (khoản 1, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)
- Người nước ngoài: Là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.
- Tổ chức chính trị: Bao gồm các Ban của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Ban Nội chính Trung ương; Ban Cán sự Đảng Ngoài nước; Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban khác theo quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tổ chức chính trị xã hội: Bao gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác như: Hội cựu chiến binh; Hội nông dân Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Là Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình (điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
- Cơ quan tiến hành tố tụng: gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 1, Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự)
- Có án tích: Là người đã bị kết án và chưa được xóa án tích.
- Không có án tích: Là người chưa từng bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 = Cột (2+3+4) = Cột (5+10).
- Cột 5 = Cột (6+7).
- Cột 7 = Cột (8+9).
- Cột 10 = Cột (11+12).
- Cột 12 = Cột (13+14).
- Cột 15 = Cột (16+17+18) = Cột (19+22).
- Cột 19 = Cột (20+21).
- Cột 22 = Cột (23+24).
3. Nguồn số liệu
- Từ Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.
Biểu số: 20/BTP/LLTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm... BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | SỐ LƯỢNG THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP NHẬN ĐƯỢC Kỳ báo cáo:.................... (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…) | Đơn vị thống kê: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận thống kê: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Thông tin
Tổng số | Chia theo loại thông tin | |||||||
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích chia theo cơ quan cung cấp | Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX - do Tòa án các cấp cung cấp | |||||||
Tổng số | Tòa án các cấp | Cơ quan Thi hành án dân sự | Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh | Cơ quan Công an cấp huyện | Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia | Cơ quan khác | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1:…......................
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 20/BTP/TTLLTPQG/LLTP
SỐ LƯỢNG THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐÃ NHẬN ĐƯỢC
1. Nội dung
- Biểu số 20/BTP/TTLLTPQG/LLTP để thu thập thông tin thống kê về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được từ các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
- Số lượng thông tin lý lịch tư pháp nhận được: Là số lượng thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án dân sự, Công an, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan tổ chức cung cấp cho Sở Tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Thông tin lý lịch tư pháp bao gồm thông tin lý lịch tư pháp về án tích và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, tòa án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên, tình trạng thi hành án.
- Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
- Viết tắt: DN: Doanh nghiệp; HTX: Hợp tác xã; LLTP: Lý lịch tư pháp.
- Tòa án các cấp: Tòa án nhân dân tối cao (Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án quân sự Trung ương.
- Cơ quan Thi hành án dân sự: bao gồm các Cục Thi hành án, các Chi cục Thi hành án dân sự.
- Cơ quan khác: Bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1= Cột (2 + 9).
- Cột 2 = Cột (3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8).
3. Nguồn số liệu
Từ ghi chép ban đầu tại Sổ tiếp nhận thông tin của Sở Tư pháp.
Biểu số: 21/BTP/LLTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm... BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | SỐ NGƯỜI CÓ LÝ LỊCH TƯ PHÁP Kỳ báo cáo:.............. (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…) | Đơn vị thống kê: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận thống kê: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
Số công dân Việt Nam có Lý lịch tư pháp (LLTP) | Số người nước ngoài có LLTP | ||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||
Nam | Nữ | Không có thông tin về giới tính | Nam | Nữ | Không có thông tin về giới tính | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1)
Cột 1:............................................ Cột 5:............................................
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 21/BTP/HCTP/LLTP
SỐ NGƯỜI CÓ LÝ LỊCH TƯ PHÁP
1. Nội dung
- Biểu số: 21/BTP/TTLLTPQG/LLTP để thu thập thông tin thống kê về số người có lý lịch tư pháp (chú ý: số liệu thống kê ở biểu này khác với số liệu thống kê về số phiếu lý lịch tư pháp đã cấp cho cá nhân, tổ chức tại Biểu mẫu báo cáo số 19/BTP/TTLLTPQG/LLTP).
- Lý lịch tư pháp: là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
- Công dân Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam (khoản 1, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).
- Người nước ngoài: Là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 = Cột (2+3+4).
- Cột 5 = Cột (6+7+8).
3. Nguồn số liệu
Từ Sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.
Biểu số: 22a/BTP/CN-TN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: UBND xã/phường/thị trấn... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh... |
Đơn vị tính: Người
Tổng số | Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi | ||||||||||
Dưới 01 tuổi | Từ 01 đến dưới 5 tuổi | Từ 05 tuổi đến dưới 10 tuổi | Từ 10 tuổi trở lên | Bình thường | Trẻ em có nhu cầu đặc biệt | Cơ sở nuôi dưỡng | Gia đình | Nơi khác | |||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):...................................
Cột 1:..................................
| ........, ngày... tháng... năm.... |
Biểu số: 22b/BTP/CN-NN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp |
Đơn vị tính: Người
| Tổng số | Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi | ||||||||||
Dưới 01 tuổi | Từ 01 đến dưới 05 tuổi | Từ 05 đến dưới 10 tuổi | Trên 10 tuổi | Bình thường | Trẻ em có nhu cầu đặc biệt | Cơ sở nuôi dưỡng | Gia đình | Nơi khác | ||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | |||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):..................................
Cột 1:.....................................
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
Biểu số: 22c/BTP/CN-TN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
| Tổng số | Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi | ||||||||||
Dưới 01 tuổi | Từ 01 đến dưới 05 tuổi | Từ 05 đến dưới 10 tuổi | Trên 10 tuổi | Bình thường | Trẻ em có nhu cầu đặc biệt | Cơ sở nuôi dưỡng | Gia đình | Nơi khác | ||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | |||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):.................................
Cột 1:...........................................
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
Biểu số: 22d/BTP/CN-NN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Từ ngày 01 tháng 01 năm...đến ngày 31 tháng 12 năm...) | Đơn vị báo cáo: Bộ Ngoại giao Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
| Tổng số | Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi | ||||||||||
Dưới 01 tuổi | Từ 01 tuổi đến dưới 05 tuổi | Từ 05 tuổi đến dưới 10 tuổi | Trên 10 tuổi | Bình thường | Trẻ em có nhu cầu đặc biệt | Cơ sở nuôi dưỡng | Gia đình | Nơi khác | ||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | |||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
Tổng số tại các cơ quan đại diện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Cơ quan đại diện VN tại... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày.... tháng.... năm...... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 22A/BTP/CN-TN, 22B/BTP/CN-NN, 22C/BTP/CN-TN, 22D/BTP/CN-NN
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ VÀ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
1. Nội dung:
*. Biểu mẫu phản ánh Số lượng đăng ký nuôi con nuôi trong nước trên địa bàn xã, huyện, tỉnh và tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Đơn vị báo cáo bao gồm cấp xã (báo cáo cơ sở), cấp huyện (báo cáo tổng hợp trong phạm vi huyện), cấp tỉnh (báo cáo tổng hợp trong phạm vi tỉnh), Bộ Ngoại giao (báo cáo tổng hợp).
*. Đơn vị nhận báo cáo: Nếu đơn vị báo cáo là cấp xã thì đơn vị nhận báo cáo là cấp huyện; nếu đơn vị báo cáo là cấp huyện thì đơn vị nhận báo cáo là cấp tỉnh; nếu đơn vị báo cáo là cấp tỉnh (Sở Tư pháp) thì đơn vị nhận báo cáo là Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính; nếu đơn vị báo cáo là Bộ Ngoại giao thì đơn vị nhận báo cáo là Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính)
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là các huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: thu thập thông tin thống kê về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi theo yêu cầu của Công ước (La Hay) về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế mà Việt Nam ký gia nhập Công ước vào ngày 07/12/2010.
- Cột 11: Trẻ em có nhu cầu đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo bao gồm trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch, trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế (theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi).
- Cột 12: Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cột 14: Nơi khác là nơi trẻ em đang được nuôi dưỡng tạm thời, không phải gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng.
2. Cách ghi biểu mẫu và phương pháp tính
- Cột A: nếu đơn vị báo cáo là cấp huyện thì ghi tổng số và lần lượt các xã/phường trên địa bàn huyện; nếu đơn vị báo cáo là cấp tỉnh thì ghi tổng số và lần lượt các huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh; nếu đơn vị báo cáo là Bộ Ngoại giao thì ghi tổng số và lần lượt tên các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có báo cáo trong kỳ.
- Cột 1= Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) = Cột (10 + 11) = Cột (12 + 13 + 14)
3. Nguồn số liệu
Biểu số: 22a/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu từ Sổ đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã. Biểu số: 22b/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số: 22a/BTP/CN-TN. Biểu số: 22c/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu được tổng hợp từ Biểu số: 22b/BTP/CN-TN.
Biểu số: 22d/BTP/CN-TN: Nguồn số liệu được tổng hợp từ báo cáo của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Biểu số: 23/BTP/CN-NN Ban hành theo Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp.... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Người
Nước, vùng lãnh thổ nhận con nuôi | Số đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài | ||||||||||||
Tổng số | Chia theo độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi | Chia theo nơi cư trú của trẻ em trước khi được nhận làm con nuôi | ||||||||||
Dưới 01 tuổi | Từ 01 đến dưới 05 tuổi | Từ 05 đến dưới 10 tuổi | Trên 10 tuổi | Bình thường | Trẻ em có nhu cầu đặc biệt | Cơ sở nuôi dưỡng | Gia đình | ||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | ||||||
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nước:... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nước:... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):...................................
Cột 1:........................................
|
| Ngày... tháng... năm... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 23/BTP/CN/NN
(SỐ LƯỢNG ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH)
1. Nội dung
*. Phản ánh Số lượng đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh và phân theo nước, vùng lãnh thổ nhận con nuôi trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Nước/vùng lãnh thổ nhận con nuôi: là những nước/vùng lãnh thổ có công dân (hoặc người thường trú tại nước đó) nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: thu thập thông tin thống kê về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi theo yêu cầu của Công ước (La Hay) về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế mà Việt Nam ký gia nhập Công ước vào ngày 07/12/2010.
- Cột 11: Trẻ em có nhu cầu đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo bao gồm trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch, trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế (theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi).
- Cột 12: Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cột 13: Gia đình là gia đình của những người có quan hệ huyết thống.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A ghi tổng số và lần lượt các nước/vùng lãnh thổ nhận con nuôi. Tùy theo tại địa bàn tỉnh, phát sinh nước nhận con nuôi nào thì sẽ thống kê số liệu theo những nước đó.
- Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) = Cột (10 + 11) = Cột (12 + 13)
3. Nguồn số liệu
Từ Sổ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp.
Biểu số: 24a/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hằng năm BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hằng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố… Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... |
Đơn vị tính: Lượt người
Phân theo lĩnh vực pháp luật, hình thức trợ giúp pháp lý | Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý | ||||||||||
Nữ | Nam | Người nghèo | Người có công với cách mạng | Người già cô đơn không noi nương tựa | Người khuyết tật | Trẻ em không nơi nương tựa | Người dân tộc thiểu số | Nạn nhân theo quy định của PL phòng, chống mua bán người | Người bị nhiễm HIV | Khác | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Phân theo lĩnh vực pháp luật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tham gia tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | - Bào chữa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đại diện ngoài tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hòa giải trong trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Hình thức trợ giúp pháp lý khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1..........................
| Ngày….. tháng…. năm….. |
Biểu số: 24b/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hằng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hằng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:................ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Tổ chức đăng ký tham gia TGPL:... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... |
Đơn vị tính: Lượt người
Phân theo lĩnh vực pháp luật, hình thức trợ giúp pháp lý | Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý | ||||||||||
Nữ | Nam | Người nghèo | Người có công với cách mạng | Người già cô đơn không nơi nương tựa | Người khuyết tật | Trẻ em không nơi nương tựa | Người dân tộc thiểu số | Nạn nhân theo quy định của PL phòng, chống mua bán người | Người bị nhiễm HIV | Khác | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Phân theo lĩnh vực pháp luật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tham gia tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | - Bào chữa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đại diện ngoài tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hòa giải trong trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Hình thức trợ giúp pháp lý khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) Cột 1..........................
| Ngày….. tháng…. năm….. |
Biểu số: 24c/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:..................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp:... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính)... |
Đơn vị tính: Lượt người
Phân theo lĩnh vực pháp luật, hình thức trợ giúp pháp lý | Tổng số | Chia theo giới tính | Chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý | ||||||||||
Nữ | Nam | Người nghèo | Người có công với cách mạng | Người già cô đơn không nơi nương tựa | Người khuyết tật | Trẻ em không nơi nương tựa | Người dân tộc thiểu số | Nạn nhân theo quy định của PL phòng, chống mua bán người | Người bị nhiễm HIV | Khác | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Phân theo lĩnh vực pháp luật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tham gia tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | - Bào chữa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đại diện ngoài tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hòa giải trong trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Hình thức trợ giúp pháp lý khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1............................
|
| Ngày….. tháng…. năm….. |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 24A/BTP/TGPL, 24B/BTP/TGPL, 24C/BTP/TGPL
SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Nội dung
* Biểu số 24a/BTP/TGPL, 24b/BTP/TGPL, 24c/BTP/TGPL để thu thập thông tin về số lượt người được trợ giúp pháp lý. Người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
* Người được trợ giúp pháp lý là người thuộc một trong các đối tượng sau:
- Người nghèo là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ;
- Người có công với cách mạng là người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Người già cô đơn, người khuyết tật và trẻ em không nơi nương tựa:
+ Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa;
+ Người khuyết tật được trợ giúp pháp lý là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa.
+ Trẻ em được trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa.
- Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011.
- Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
* Dòng số 8 mục I cột A: Các lĩnh vực pháp luật khác là các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 01 vụ việc thì tính là 01 lượt người, cùng một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 02 vụ việc khác nhau thì tính là 02 lượt người được trợ giúp pháp lý.
- Trong một kỳ báo cáo, nếu một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí 02 lần trong 01 vụ việc thì chỉ tính là 01 lượt người được trợ giúp pháp lý.
- Nếu một người thuộc nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau thì chỉ thống kê theo đối tượng mà người được trợ giúp pháp lý có giấy tờ chứng minh và cung cấp đầu tiên để lưu trong hồ sơ. Ví dụ: một người được trợ giúp pháp lý vừa là người nghèo, vừa là người có công với cách mạng, khi làm đơn đề nghị trợ giúp pháp lý nếu họ xuất trình giấy tờ đầu tiên là Sổ hộ nghèo thì chỉ thống kê họ vào cột người nghèo, nếu họ xuất trình giấy tờ đầu tiên là giấy tờ về người có công với cách mạng thì thống kê họ vào cột người có công với cách mạng.
- Cột 1 = Cột (2 + 3) = Cột (4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12)
* Tổng số người trong các mục I, II của cột A phải luôn luôn bằng nhau
3. Nguồn số liệu
Biểu số 24a/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của Chi nhánh trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh; Biểu số 24b/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Biểu số 24c/BTP/TGPL: Tổng hợp từ Biểu số 24a/BTP/TGPL và Biểu số 24b/BTP/TGPL.
Biểu số: 25a/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:.......... (Từ ngày..... tháng...... năm......đến ngày...... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... |
Đơn vị tính: Vụ việc
Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý | Tổng số vụ việc tiếp nhận | Số vụ việc trợ giúp pháp lý | Kết quả TGPL | |||||||||
Phân theo hình thức thụ lý vụ việc TGPL | Phân theo người thực hiện | |||||||||||
Kỳ trước chuyển qua | Phát sinh trong kỳ | Trợ giúp viên pháp lý | Cộng tác viên là luật sư | Người của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý | Cộng tác viên khác | Đã hoàn thành | Chuyển đi nơi khác | Chuyển sang kỳ sau | ||||
Luật sư | Tư vấn viên pháp luật | |||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
I | Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
3 | PL hôn nhân gia đình và PL trẻ em |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
4 | PL hành chính, khiếu nại và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
II | Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
1 | Tư vấn |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
2 | Tham gia tố tụng |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
2.1 | Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
2.2 | Bào chữa |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
3 | Đại diện ngoài tố tụng |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
4 | Hòa giải trong trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
5 | Hình thức trợ giúp pháp lý khác |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
III | Phân theo địa điểm trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
1 | Tại trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
1.1 | Trụ sở của Trung tâm |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
1.2 | Trụ sở của Chi nhánh |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
1.3 | Trụ sở của tổ chức đăng ký tham gia | - | - | - | - | - | - | - |
| - | - | - |
2 | Trợ giúp pháp lý lưu động/khác |
|
|
|
|
| - | - |
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 1:................................ Cột 9:............................
| Ngày.... tháng... năm... |
Biểu số: 25b/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:................. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Tổ chức đăng ký tham gia TGPL... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp..................................... |
Đơn vị tính: Vụ việc
Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý | Tổng số vụ việc tiếp nhận | Số vụ việc trợ giúp pháp lý | Kết quả TGPL | |||||||||
Phân theo hình thức thụ lý vụ việc TGPL | Phân theo người thực hiện | |||||||||||
Kỳ trước chuyển qua | Phát sinh trong kỳ | Trợ giúp viên pháp lý | Cộng tác viên là luật sư | Người của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý | Cộng tác viên khác | Đã hoàn thành | Chuyển đi nơi khác | Chuyển sang kỳ sau | ||||
Luật sư | Tư vấn viên pháp luật | |||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | |
| Tổng số |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
I | Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
3 | PL hôn nhân gia đình và PL trẻ em |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
4 | PL hành chính, khiếu nại và tố tụng hành chính |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
II | Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
1 | Tư vấn |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
2 | Tham gia tố tụng |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
2.1 | Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
|
|
| - |
|
| - |
| - |
|
2.2 | Bào chữa |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
3 | Đại diện ngoài tố tụng |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
4 | Hòa giải trong trợ giúp pháp lý |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
5 | Hình thức trợ giúp pháp lý khác |
|
|
| - | - |
|
| - |
| - |
|
III | Phân theo địa điểm trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tại trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
1.1 | Trụ sở của Trung tâm | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
1.2 | Trụ sở của Chi nhánh | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
1.3 | Trụ sở của tổ chức đăng ký tham gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trợ giúp pháp lý lưu động/khác |
| - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1).....................................................
Cột 1:……………………….. Cột 9:…………………………
| Ngày….. tháng…. năm….. |
Biểu số: 25c/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:......................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Vụ việc
Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý | Tổng số vụ việc tiếp nhận | Số vụ việc trợ giúp pháp lý | Kết quả TGPL | |||||||||
Phân theo hình thức thụ lý vụ việc TGPL | Phân theo người thực hiện | |||||||||||
Kỳ trước chuyển qua | Phát sinh trong kỳ | Trợ giúp viên pháp lý | Cộng tác viên là luật sư | Người của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý | Cộng tác viên khác | Đã hoàn thành | Chuyển đi nơi khác | Chuyển sang kỳ sau | ||||
Luật sư | Tư vấn viên pháp luật | |||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Phân theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | PL hôn nhân gia đình và PL trẻ em |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | PL hành chính, khiếu nại và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Phân theo hình thức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tham gia tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Bào chữa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đại diện ngoài tố tụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hòa giải trong trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Hình thức trợ giúp pháp lý khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Phân theo địa điểm trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tại trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Trụ sở của Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Trụ sở của Chi nhánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | Trụ sở của tổ chức đăng ký tham gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trợ giúp pháp lý lưu động/khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1).....................................................
Cột 1:........................................ Cột 9:...................................................
|
| Ngày….. tháng…. năm….. |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 25A/BTP/TGPL, 25B/BTP/TGPL, 25C/BTP/TGPL
SỐ VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Nội dung
* Số vụ việc trợ giúp pháp lý là số vụ việc mà Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện cho người được trợ giúp pháp lý khi họ gặp vướng mắc liên quan đến pháp luật và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại (Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý chỉ thực hiện khi người được trợ giúp pháp lý có Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý).
* Giải thích thuật ngữ:
Dòng 8 mục I cột A: Các lĩnh vực pháp luật khác là các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
*. Khi tính là một vụ việc trợ giúp pháp lý, cần chú ý:
+ Mỗi vụ việc phân theo từng lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, địa điểm trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý đều được tính là một vụ việc.
+ Trong một vụ việc nếu có bao nhiêu người được trợ giúp pháp lý có đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì sẽ tính là bấy nhiêu vụ việc trợ giúp pháp lý. Ví dụ: Trong vụ án cố ý gây thương tích có 4 bị cáo, trong đó có 3 bị cáo là người được trợ giúp pháp lý và họ đều có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý thì sẽ được tính là 3 vụ việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
* Tổng số vụ việc trong các mục I, II, III của cột A phải luôn luôn bằng nhau.
- Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5+6+7+8) = Cột (9+10+11)
- Cột 2 - Kỳ trước chuyển qua: Ghi số vụ việc thụ lý trong kỳ trước, nhưng chưa trợ giúp pháp lý hoặc trợ giúp chưa xong, chuyển sang kỳ này thực hiện trợ giúp tiếp.
- Cột 3 - Phát sinh trong kỳ: Ghi số vụ việc mới được thụ lý trong kỳ và số vụ việc do Trung tâm trợ giúp pháp lý ở tỉnh khác chuyển đến theo quy định khoản 1 Điều 26 và Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý.
- Cột 9 - Đã hoàn thành: Ghi số vụ việc đã được trợ giúp pháp lý xong trong kỳ này (bao gồm cả số vụ việc thụ lý trong kỳ trước chuyển qua, nơi khác chuyển đến và số vụ việc mới được thụ lý trong kỳ này nhưng đã được trợ giúp pháp lý xong).
- Cột 10 - Chuyển đi nơi khác: Ghi số vụ việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh chuyển đi Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh khác theo quy định khoản 1 Điều 26 và Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý.
- Cột 11 - Chuyển sang kỳ sau: Ghi số vụ việc được thụ lý trong kỳ này nhưng chưa trợ giúp hoặc trợ giúp chưa xong phải chuyển sang kỳ sau để trợ giúp tiếp.
- Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
3. Nguồn số liệu
Biểu số 25a/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của Chi nhánh trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh; Biểu số 25b/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Biểu số 25c/BTP/TGPL: Tổng hợp từ Biểu số 25a/BTP/TGPL và Biểu số 25b/BTP/TGPL.
Biểu số: 26a/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 08 tháng 11 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 20 tháng 01 năm sau. | SỐ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:............................. (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh/thành phố.... Tổ chức đăng ký tham gia TGPL... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.... |
Đơn vị tính: Kiến nghị
Chia theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý | Tổng số | Kiến nghị về thi hành PL | Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật | |||||
Tổng số | Chia ra | |||||||
Giải quyết vụ việc | Thực thi công vụ | |||||||
Tổng số | Trong đó đã được trả lời | Tổng số | Trong đó đã được trả lời | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
3 | PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
4 | PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1...........................
| Ngày….. tháng…. năm….. |
Biểu số: 26b/BTP/TGPL Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): BC 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm. BC năm lần 1: ngày 02 tháng 12 hàng năm. BC năm chính thức: ngày 15 tháng 3 năm sau. | SỐ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Kỳ báo cáo:....................... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Đơn vị tính: Kiến nghị
Chia theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý | Tổng số | Kiến nghị về thi hành PL | Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật | |||||
Tổng số | Chia ra | |||||||
Giải quyết vụ việc | Thực thi công vụ | |||||||
Tổng số | Trong đó đã được trả lời | Tổng số | Trong đó đã được trả lời | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
1 | PL hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
2 | PL dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
3 | PL hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
4 | PL hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
5 | PL đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
6 | PL lao động, việc làm, bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
7 | PL ưu đãi người có công với CM và PL về chính sách ưu đãi |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
8 | Các lĩnh vực pháp luật khác |
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) cột 1...........................
|
| Ngày….. tháng…. năm….. |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 26A/BTP/TGPL, 26B/BTP/TGPL
SỐ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Nội dung
* Số kiến nghị là số lần mà tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, số kiến nghị được tính theo số lượng nội dung kiến nghị trong văn bản và 01 vụ việc có thể có nhiều kiến nghị (ví dụ: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý A có văn bản kiến nghị đến cơ quan B đề nghị xem xét, giải quyết 01 vụ việc thì sẽ coi là 01 vụ việc kiến nghị nếu việc kiến nghị đó chỉ có 01 nội dung; trường hợp trong 01 văn bản kiến nghị có 02 nội dung là kiến nghị xem xét, giải quyết vụ việc và kiến nghị trong thực thi công vụ thì sẽ tính là 02 vụ việc kiến nghị). Cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
* Kiến nghị trong giải quyết vụ việc là số kiến nghị mà tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có đủ căn cứ cho rằng kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan nhà nước đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý và đã được cơ quan bị kiến nghị trả lời bằng văn bản.
* Kiến nghị trong thực thi công vụ là số kiến nghị mà trong quá trình giải quyết vụ việc, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, giải quyết việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức đó.
* Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật là số kiến nghị mà trong quá trình giải quyết vụ việc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn thì kiến nghị bằng văn bản với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đó.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tất cả số lượng kiến nghị trong kỳ báo cáo. Cụ thể cách tính: Cột 1 = Cột (2+7)
- Cột 2 = Cột (3+5)
3. Nguồn số liệu
Biểu số 26a/BTP/TGPL: Từ sổ sách ghi chép ban đầu của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh; các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Biểu số 26b/BTP/TGPL: Tổng hợp từ Biểu số 26a/BTP/TGPL.
Biểu số: 27a/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn......... Đơn vị nhận báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/ thành phố (thuộc tỉnh)........ |
I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) | Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) | Kết quả giải quyết | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực | |||||
Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường | Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I:
Cột 5..............................; Cột 10..................................
II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Số thụ lý | Kết quả giải quyết | |||||||||
Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) | Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực | |||||
Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II:
Cột 7..................................; Cột 9..............................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 27b/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 20 tháng 5 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 20 tháng 11 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 02 năm sau | TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố (thuộc tỉnh)........ Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố (trực thuộc Trung ương)... |
I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
| Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) | Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) | Kết quả giải quyết | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực | ||||||
Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường | Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | ||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tại UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I:
Cột 5.........................................; Cột 10.........................................
II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
| Số thụ lý | Kết quả giải quyết | |||||||||
Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) | Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực | ||||||
Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | ||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tại UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên xã... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II:
Cột 7.........................................; Cột 9.........................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 27c/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CÁC SỞ, BAN, NGÀNH THUỘC TỈNH Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh.................. Đơn vị nhận báo cáo: UBND tỉnh/thành phố (trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) |
I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) | Số vụ việc đã thụ lý | Kết quả giải quyết | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực | |||||
Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường | Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I:
Cột 5............................….; Cột 10.......................................
II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Số thụ lý | Kết quả giải quyết | |||||||||
Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) | Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực | |||||
Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II:
Cột 7..................................; Cột 9.........................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 27d/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
| Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) | Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) | Kết quả giải quyết | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thục hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực | ||||||
Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường | Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | ||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Tại UBND cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên Sở... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên Sở... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I:
Cột 5..................................; Cột 10..................................
II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
| Số thụ lý | Kết quả giải quyết | |||||||||
Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) | Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực | ||||||
Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | ||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng số trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Tại UBND cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Tại UBND cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên huyện... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên Sở... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên Sở... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II:
Cột 7...................................; Cột 9.....................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 27e/BTP/BTNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo: Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hằng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hằng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG PHẠM VI BỘ, NGÀNH Kỳ báo cáo:........... (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Bộ, cơ quan ngang Bộ (Tổ chức pháp chế) Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
| Số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Đơn) | Số vụ việc đã thụ lý (Vụ việc) | Kết quả giải quyết | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật (Nghìn đồng) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực | ||||||
Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường | Bản án, quyết định dân sự về bồi thường nhà nước | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | ||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Bộ, cơ quan ngang Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các đơn vị thuộc Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục I:
Cột 5..............................; Cột 10....................................
II. TÌNH HÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CÓ TUYÊN BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
| Số thụ lý | Kết quả giải quyết | |||||||||
Số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Vụ việc) | Số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án (Nghìn đồng) | Số vụ việc đã giải quyết xong (Vụ việc) | Số vụ đang giải quyết dở dang (Vụ việc) | Số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại (Nghìn đồng) | Thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực | ||||||
Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Tổng số | Trong kỳ báo cáo | Kỳ trước chuyển sang | Số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả (Người) | Số tiền đã hoàn trả (Nghìn đồng) | ||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Bộ, cơ quan ngang Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các đơn vị thuộc Bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đợt 1) của mục II:
Cột 7.......................................; Cột 9...................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 27A/BTP/BTNN, 27B/BTP/BTNN, 27C/BTP/BTNN, 27D/BTP/BTNN, 27E/BTP/BTNN
(TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH)
I. Nội dung
- Biểu số 27a/BTP/BTNN, 27b/BTP/BTNN, 27c/BTP/BTNN, 27d/BTP/BTNN để thu thập thông tin thống kê về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại UBND các cấp và các Sở, ban, ngành tại địa phương.
- Biểu số 27e/BTP/BTNN để thu thập thông tin thống kê về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại bộ, ngành (gồm số liệu tại các đơn vị thuộc bộ, ngành và các đơn vị ngành dọc thuộc bộ, ngành ở địa phương).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
- Các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương. Ví dụ cơ quan thuế tại địa phương (cơ quan thuế cấp tỉnh là Cục thuế và cấp huyện là Chi cục thuế) là các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương
II. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột A biểu số 27b/BTP/BTNN: Dòng “Tên xã…”: Lần lượt ghi tên của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (liệt kê đầy đủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn).
- Cột A biểu mẫu 27d/BTP/BTNN: Dòng “Tên huyện…”: Lần lượt ghi tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (liệt kê đầy đủ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên địa bàn); Dòng “Tên Sở…”: Ghi tên của các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh.
- Cột A biểu mẫu 27e/BTP/BTNN ghi tổng số tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong giải quyết vụ án hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và lần lượt ghi số liệu phát sinh tại các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương.
1. Đối với mục I về tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
- Cột 1: Ghi tổng số lượng đơn yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
- Cột 2: Ghi tổng số vụ việc đã thụ lý (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4).
- Cột 3: Ghi số lượng vụ việc thụ lý mới trong kỳ báo cáo.
- Cột 4: Ghi số lượng vụ việc đang giải quyết (vụ việc chưa có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực) từ kỳ báo cáo trước chuyển sang.
- Cột 5: Ghi tổng số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan giải quyết bồi thường (Cột 5 = Cột 6 + Cột 7).
- Cột 6: Ghi số vụ có Quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
- Cột 7: Ghi số lượng vụ việc đã có Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhưng người bị thiệt hại không đồng ý và yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và Tòa án đã ra bản án, quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
- Cột 8: Ghi số vụ việc đang giải quyết dở dang (vụ việc chưa có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực) chuyển sang kỳ
báo cáo sau (Cột 8 = Cột 2 - Cột 5).
- Cột 9: Ghi tổng số tiền mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại (theo văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật).
- Cột 10: Ghi tổng số tiền mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã chi trả cho người bị thiệt hại.
- Cột 11: Ghi số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực.
- Cột 12: Ghi số tiền mà người thi hành công vụ đã thực hiện hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực.
2. Đối với mục II về tình hình chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (là vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
- Cột 1: Ghi tổng số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường (Cột 1 = Cột 2 + Cột 3).
- Cột 2: Ghi số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong kỳ báo cáo.
- Cột 3: Ghi số vụ việc có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường từ kỳ báo cáo trước chuyển sang.
- Cột 4: Ghi tổng số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (Cột 4 = Cột 5 + Cột 6).
- Cột 5: Ghi số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án trong kỳ báo cáo.
- Cột 6: Ghi số tiền bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án từ kỳ báo cáo trước chuyển sang.
- Cột 7: Ghi số vụ việc (có yêu cầu chi trả tiền bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án có tuyên bồi thường) đã chi trả xong.
- Cột 8: Ghi số vụ việc đang giải quyết chi trả tiền bồi thường.
- Cột 9: Ghi tổng số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại.
- Cột 10: Ghi số người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực.
- Cột 11: Ghi số tiền mà người thi hành công vụ đã thực hiện hoàn trả theo Quyết định hoàn trả có hiệu lực.
III. Nguồn số liệu
- Biểu mẫu 27a/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Biểu số 27b/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổng hợp từ biểu mẫu 27a/BTP/BTNN của UBND cấp xã.
- Biểu số 27c/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
- Biểu số 27d/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp) và tổng hợp từ biểu 27b/BTP/BTNN của UBND cấp huyện và 27c/BTP/BTNN của Sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
- Biểu số 27e/BTP/BTNN: nguồn số liệu từ các đơn vị thuộc Bộ, ngành và các đơn vị ngành dọc thuộc Bộ ở địa phương.
Biểu số: 28a/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN (TRỪ TÀU BAY, TÀU BIỂN) Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp............. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) |
Đơn vị tính: Đơn
| Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên | Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên | ||||
Tổng số | Chia ra | |||||
Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên | Đăng ký thay đổi | Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) | Xóa đăng ký | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Số đơn thụ lý |
|
|
|
|
|
|
Số đơn được giải quyết |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”:
Cột 1:.....................................; Cột 6:.....................................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 28A/BTP/ĐKQGGDBĐ
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN (TRỪ TÀU BAY, TÀU BIỂN)
1. Nội dung
*. Phản ánh kết quả đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên trong kỳ báo cáo tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
- Đăng ký hợp đồng được hiểu là việc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện đăng ký đối với hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ.
- Thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án được hiểu là việc Chấp hành viên gửi văn bản thông báo về việc kê biên tài sản cho Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản khi ra quyết định kê biên đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp tính
- Đơn vị tính: Đơn (bao gồm Đơn đăng ký và văn bản thông báo kê biên).
- Cột 1 = Cột (2+3+4+5).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu hoặc từ cơ sở dữ liệu điện tử về giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển; hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án được đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Biểu số: 28b/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/ TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp............ |
Đơn vị tính: Đơn
| Đăng ký giao dịch bảo đảm | Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm | ||||
Tổng số | Chia ra | |||||
Đăng ký giao dịch bảo đảm | Đăng ký thay đổi | Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) | Xóa đăng ký | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Số đơn thụ lý |
|
|
|
|
|
|
Số đơn được giải quyết |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”:
Cột 1:.....................................; Cột 6:....................................
| Ngày........ tháng........ năm....... |
Biểu số: 28c/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) |
Đơn vị tính: Đơn
| Đăng ký giao dịch bảo đảm | Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm | ||||
Tổng số | Chia ra | |||||
Đăng ký giao dịch bảo đảm | Đăng ký thay đổi | Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) | Xóa đăng ký | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Số đơn thụ lý |
|
|
|
|
|
|
Số đơn được giải quyết |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”:
Cột 1:.......................................; Cột 6:.............................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 28B/BTP/ĐKQGGDBĐ VÀ 28C/BTP/ĐKQGGDBĐ
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1. Nội dung
*. Phản ánh kết quả đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thuộc thẩm quyền đăng ký của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
2. Phương pháp tính
Cột 1 = Cột (2+3+4+5).
3. Nguồn số liệu
Biểu 28b/BTP/ĐKQGGDBĐ: Từ sổ sách ghi chép ban đầu trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Biểu 28c/BTP/ĐKQGGDBĐ: Tổng hợp từ báo cáo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Biểu số: 28d/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI TÀU BAY HOẶC TÀU BIỂN Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Bộ Giao thông Vận tải Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) |
Đơn vị tính: Đơn
| Đăng ký giao dịch bảo đảm | Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm | ||||
Tổng số | Chia ra | |||||
Đăng ký giao dịch bảo đảm | Đăng ký thay đổi | Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) | Xóa đăng ký | |||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Số đơn thụ lý |
|
|
|
|
|
|
Số đơn được giải quyết |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1) đối với “Số đơn được giải quyết”:
Cột 1:.....................................; Cột 6:....................................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 28D/BTP/ĐKQGGDBĐ
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI TÀU BAY HOẶC TÀU BIỂN
1. Nội dung
Biểu mẫu 28d/BTP/ĐKQGGDBĐ phản ánh kết quả đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, gồm: Cục Hàng không Việt Nam và Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Cục Hàng hải Việt Nam).
Mỗi kỳ báo cáo, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với tàu bay hoặc tàu biển về Bộ Giao thông vận tải để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung báo cáo Chính phủ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 46 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm.
*. Giải thích thuật ngữ: Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, bao gồm việc thế chấp tàu bay, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu biển.
2. Phương pháp tính
Cột 1 = Cột (2+3+4+5).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay hoặc tàu biển tại các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, gồm: Cục Hàng không Việt Nam và Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.
Biểu số: 29/BTP/ĐKQGGDBĐ Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | KẾT QUẢ TIẾP NHẬN VĂN BẢN YÊU CẦU THÔNG BÁO VỀ VIỆC THẾ CHẤP PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp........................... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp) |
Đơn vị tính: Văn bản
| Thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông | |||
Tổng số | Chia ra | |||
Đăng ký thế chấp | Đăng ký thay đổi | Xóa đăng ký | ||
A | (1) | (2) | (3) | (4) |
Số văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được tiếp nhận |
|
|
|
|
Số văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được giải quyết |
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đơn vị báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần 1): đối với “Số văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được giải quyết”: Cột 1...................................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 29/BTP/ĐKQGGDBĐ
KẾT QUẢ TIẾP NHẬN VĂN BẢN YÊU CẦU THÔNG BÁO VỀ VIỆC THẾ CHẤP PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
1. Nội dung
Phản ánh kết quả tiếp nhận văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông trong kỳ báo cáo tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp.
2. Phương pháp tính
Cột 1 = Cột (2+3+4).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về kết quả tiếp nhận văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông trong kỳ báo cáo tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp.
Biểu số: 30a/BTP/BTTP/LSTN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TẠI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty Luật)...................................... Đơn vị nhận báo cáo: - Sở Tư pháp......... - Đoàn Luật sư...... |
Số luật sư (LS) làm việc tại Tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) (Người) | Số Chi nhánh của TCHNLS (Chi nhánh) | Số Văn phòng giao dịch của TCHNLS (Văn phòng) | Số việc thực hiện (Vụ, việc) | Doanh thu (Nghìn đồng) | |||||||||||
Tổng số | Số việc tham gia tố tụng | Số việc tư vấn pháp luật (TVPL) | Dịch vụ pháp lý khác | Trợ giúp pháp lý (miễn phí) | |||||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Nộp thuế | ||||||||||
Số LS trong nước làm việc tại TCHNLS | Số LS nước ngoài làm việc tại TCHNLS | Hình sự | Dân sự | Hành chính | |||||||||||
Được khách hàng mời | Theo chỉ định | ||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 6:................................; Cột 15:...............................; Cột 16:......................................
| Ngày...... tháng......... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 30A/BTP/BTTP/LSTN
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TẠI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư và Công ty luật.
- Chi nhánh của TCHNLS là Chi nhánh của Văn phòng luật sư hoặc Chi nhánh của Công ty luật. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của TCHNLS (Điều 41 Luật Luật sư).
- Văn phòng giao dịch của TCHNLS là điểm giao dịch của TCHNLS. Điểm giao dịch là địa điểm phụ thuộc của TCHNLS (Điều 42 Luật Luật sư).
- Luật sư trong nước làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư là luật sư làm việc tại TCHNLS mà tổ chức hành nghề này có trụ sở đặt tại địa phương.
- Luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS là những luật sư được TCHNLS của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chức đó. (Điều 74 Luật Luật sư).
- Số việc tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư).
- Số việc thực hiện về dịch vụ pháp lý khác là số việc giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật (Điều 30 Luật Luật sư).
- Số việc trợ giúp pháp lý là số việc mà luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách xã hội và không nhận thù lao (Điều 31 Luật Luật sư).
- Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp).
- Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Phương pháp tính
- Cột 1 = Cột (2 + 3).
- Cột 6 = Cột (7 + 12 + 13 + 14).
- Cột 7 = Cột (8 + 9 + 10 + 11).
- Cột 10: Số vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự bao gồm các vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 không quy định tách riêng hôn nhân, gia đình, lao động… mà chỉ quy định chung về vụ việc dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 xác định các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ việc dân sự).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ vụ việc thực hiện của các Tổ chức hành nghề luật sư.
Biểu số: 30b/BTP/BTTP/LSTN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp................ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
I. SỐ LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Số luật sư (LS) hành nghề tại địa phương (Người) | Số tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) | Số Chi nhánh của TCHNLS tại địa phương | Số Văn phòng giao dịch của TCHNLS tại địa phương | |||||
| Chia ra | Văn phòng luật sư | Công ty luật | |||||
Tổng số | Số LS trong nước | Số luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS | ||||||
Tổng số | Làm việc tại TCHNLS | Hành nghề với tư cách cá nhân | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Tổ chức hành nghề luật sư | Số việc thực hiện (Việc) | Doanh thu (Nghìn đồng) | |||||||||
Tổng số | Số việc tham gia tố tụng | Số việc tư vấn pháp luật | Dịch vụ pháp lý khác | Trợ giúp pháp lý (miễn phí) | |||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Trong đó: Nộp thuế | ||||||||
Hình sự | Dân sự | Hành chính | |||||||||
Được khách hàng mời | Theo chỉ định | ||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Văn phòng Luật sư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty luật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1) của mục II
Cột 1: ............................; Cột 11: ............................; Cột 12:............................
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 30B/BTP/BTTP/LSTN
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư và Công ty luật.
- Văn phòng luật sư là Văn phòng do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Điều 33 Luật Luật sư).
- Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH (Điều 34 Luật Luật sư); Công ty luật hợp danh do ít nhất 02 luật sư thành lập; Công ty luật TNHH bao gồm: công ty luật TNHH 02 thành viên trở lên; và công ty luật TNHH một thành viên.
- Chi nhánh của TCHNLS là Chi nhánh của Văn phòng luật sư hoặc Chi nhánh của Công ty luật. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của TCHNLS (Điều 41 Luật Luật sư).
- Văn phòng giao dịch của TCHNLS là điểm giao dịch của TCHNLS. Điểm giao dịch là địa điểm phụ thuộc của TCHNLS (Điều 42 Luật Luật sư).
- Luật sư trong nước làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư là luật sư làm việc tại TCHNLS mà tổ chức hành nghề này có trụ sở đặt tại địa phương.
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là thành viên Đoàn luật sư địa phương, là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư (Điều 49, 50 Luật Luật sư).
- Luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS là những luật sư được TCHNLS của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chức đó. (Điều 74 Luật Luật sư).
- Số việc luật sư tham gia tố tụng là những việc mà luật sư làm theo yêu cầu của khách hàng và theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ án chỉ định (Điều 27 Luật Luật sư).
- Số việc luật sư tham gia tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư).
- Số việc luật sư tham gia dịch vụ pháp lý khác là số việc giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật (Điều 30 Luật Luật sư).
- Số việc luật sư tham gia trợ giúp pháp lý là số việc mà luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách xã hội và không nhận thù lao (Điều 31 Luật Luật sư).
- Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp).
- Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Phương pháp tính
- Mục I: Số luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh
+ Cột (1) = Cột (2 + 5).
+ Cột (2) = Cột (3 + 4).
- Mục II: Hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh
+ Cột (1) = Cột (2 + 7 + 8 + 9).
+ Cột (2) = Cột (3 + 4 + 5 + 6).
+ Cột 5: Số vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự bao gồm các vụ, việc tham gia tố tụng trong dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 không quy định về vụ việc hôn nhân, gia đình, lao động…; chỉ quy định chung về vụ việc dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 xác định các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ việc dân sự).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách, tài liệu theo dõi về tình hình tổ chức và hoạt động luật sư tại Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu 30a/BTP/BTTP/LSTN của Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty Luật).
Biểu số: 31a/BTP/BTTP/LSNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH, CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam........ Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp........ |
Số LSNN làm việc tại CN, CTL (Người) | Số LSVN làm việc tại CN, CTL (Người) | Số nhân viên làm việc tại CN, CTL (Người) | Số người tập sự tại CN, CTL (Người) | Số việc tư vấn pháp luật (TVPL) (Việc) | Doanh thu (Nghìn đồng) | |
Tổng số | Trong đó: Nộp thuế | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 5 ………………………; Cột 6:………………………; Cột 7:………………………
| Ngày...... tháng......... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 31A/BTP/BTTP/LSNN
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH, CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam trong kỳ báo cáo.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là đơn vị phụ thuộc vào tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Công ty luật nước ngoài là công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
- Chi nhánh của công ty luật nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của công ty luật nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Luật sư nước ngoài làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là những luật sư nước ngoài làm việc cho một chi nhánh hoặc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
- Luật sư Việt Nam làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là luật sư đã được Đoàn luật sư địa phương ra Quyết định ra nhập Đoàn luật sư, được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư (Điều 20 Luật Luật sư) thực tế làm việc chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp).
- Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ vụ việc thực hiện của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Biểu số: 31b/BTP/BTTP/LSNN Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA PHƯƠNG Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp...................... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (TCHNLSNN) | Số LSNN làm việc tại TCHNLS (Người) | Số LS VN làm việc tại TCHNLS (Người) | Số nhân viên làm việc tại TCHNLS (Người) | Số người tập sự tại TCHNLS (Người) | Số việc tư vấn pháp luật (Việc) | Doanh thu (Nghìn đồng) | |
Tổng số | Trong đó: Nộp thuế | ||||||
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh của TCHNLSNN (CN) |
|
|
|
|
|
|
|
Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (CTL) |
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh của CTL |
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 5: ………………………; Cột 6: ………………………; Cột 7: ………………………
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 31B/BTP/BTTP/LSNN
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo
*. Giải thích thuật ngữ:
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là đơn vị phụ thuộc vào tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Công ty luật nước ngoài là công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hành thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
- Chi nhánh của công ty luật nước ngoài là đơn vị phụ thuộc vào của công ty luật nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
- Luật sư nước ngoài làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là những luật sư nước ngoài làm việc cho một chi nhánh hoặc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
- Luật sư Việt Nam làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài là luật sư đã được Đoàn luật sư địa phương ra Quyết định ra nhập Đoàn luật sư, được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư (Điều 20 Luật Luật sư) thực tế làm việc chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật Doanh nghiệp).
- Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Nguồn số liệu
Từ sổ sách, tài liệu theo dõi về tình hình tổ chức và hoạt động luật sư nước ngoài tại Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu 31a/BTP/BTTP/LSTN của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Biểu số: 32a/BTP/BTTP/CC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.............................. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp................... |
Số công chứng viên (Người) | Tổng số việc đã công chứng (Việc) | Tổng số phí công chứng (Nghìn đồng) | Tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc nộp thuế (Nghìn đồng) | |||||
Tổng số | Chia ra | |||||||
Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản | Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự | Công chứng các giao dịch về thừa kế | Các loại việc khác | |||||
Bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất | Bằng tài sản khác | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 2:………………………; Cột 8:………………………; Cột 9:………………………
| Ngày...... tháng......... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 32A/BTP/BTTP/CC
1. Nội dung
Số công chứng viên và tình hình hoạt động công chứng
*. Phản ánh số liệu về số công chứng viên và tình hình hoạt động công chứng của Phòng công chứng/Văn phòng công chứng trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Công chứng viên (theo Điều 7 Luật Công chứng): Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
- Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:
+ Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tổng số việc công chứng các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, trao đổi... bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
+ Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu bằng tài sản khác là tổng số việc mua bán, tặng cho, góp vốn… bằng các tài sản khác (không phải quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất).
- Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tổng số việc công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản.
- Công chứng các giao dịch về thừa kế là tổng số việc liên quan đến thừa kế (di chúc, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, nhận lưu giữ di chúc, công bố di chúc...)
- Các loại việc khác là tổng số việc ngoài 04 nhóm việc nêu trên (công chứng việc ủy quyền, hợp đồng thuê, thuê lại, thuê khoán, gửi giữ, mượn tài sản, cấp bản sao văn bản công chứng…).
- Phí công chứng (theo Điều 56 Luật Công chứng): Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Thù lao công chứng, chi phí khác thu được (theo Điều 57 Luật Công chứng): Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Mức thù lao đối với từng loại việc theo quy định nêu trên do tổ chức hành nghề công chứng xác định.
Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí theo quy định này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thoả thuận.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7).
- Cột 9: Ghi số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước (nếu đơn vị báo cáo là Phòng công chứng); ghi số tiền nộp thuế (nếu đơn vị báo cáo là Văn phòng công chứng).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ công chứng của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Biểu số: 32b/BTP/BTTP/CC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: Ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............................ Đơn vị nhận báo cáo: - Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính); - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW |
| Số tổ chức hành nghề công chứng (Tổ chức) | Số công chứng viên (Người) | Tổng số việc đã công chứng (Việc) | Tổng số phí công chứng (Nghìn đồng) | Tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc nộp thuế (Nghìn đồng) | |||||
Tổng số | Chia ra | |||||||||
Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản | Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự | Công chứng các giao dịch về thừa kế | Các loại việc khác | |||||||
Bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất | Bằng tài sản khác | |||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng công chứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Văn phòng công chứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 3:………………………; Cột 9:………………………; Cột 10:………………………
|
| Ngày…… tháng….. năm….... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 32B/BTP/BTTP/CC TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1. Nội dung
*. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Công chứng viên (theo Điều 7 Luật Công chứng): Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
- Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:
+ Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, trao đổi… bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất là tổng số việc công chứng các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, trao đổi… bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
+ Công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu bằng tài sản khác là tổng số việc mua bán, tặng cho, góp vốn… bằng các tài sản khác (không phải quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất).
- Công chứng hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tổng số việc công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản.
- Công chứng các giao dịch về thừa kế là tổng số việc liên quan đến thừa kế (di chúc, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, nhận lưu giữ di chúc, công bố di chúc...)
- Các loại việc khác là tổng số việc ngoài 04 nhóm việc nêu trên (công chứng việc ủy quyền, hợp đồng thuê, thuê lại, thuê khoán, gửi giữ, mượn tài sản, cấp bản sao văn bản công chứng…).
- Phí công chứng (theo Điều 56 Luật Công chứng): Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Thù lao công chứng, chi phí khác thu được (theo Điều 57 Luật Công chứng): Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Mức thù lao đối với từng loại việc theo quy định nêu trên do tổ chức hành nghề công chứng xác định.
Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí theo quy định này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận.
2. Phương pháp tính
- Dòng 1 Cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Phòng công chứng) + Dòng 3 Cột A (Văn phòng công chứng).
- Cột 3 = Cột (4+5+6+7+8).
3. Nguồn số liệu
Tổng hợp từ biểu mẫu 32a/BTP/BTTP/CC của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng và từ hồ sơ, tài liệu theo dõi về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng của Sở Tư pháp.
Biểu số: 33a/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: - Sở Tư pháp; - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp. |
Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) | |||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | ||||||||||||||
Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng | Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định | Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác | |||||||||||||
Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | ||||||||||
Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Khác | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Cột 1............................................................................................................... Cột 2.................................; Cột 7..............................; Cột 12........................
| Ngày…… tháng…… năm........... |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33A/BTP/BTTP/GĐTP
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33a/BTP/BTTP/GĐTP) bao gồm:
- Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại đoạn 2 khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật giám định tư pháp:
+ Trung tâm pháp y tỉnh cấp tỉnh;
+ Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
+ Các tổ chức giám định tư pháp công lập cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực khác theo quy định tại đoạn 2 Khoản 1 Điều 12 Luật giám định tư pháp (nếu có).
- Và Tổ chức giám định pháp y tâm thần ở địa phương (nếu có).
2. Đơn vị nhận báo cáo
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp.
3. Nội dung, phương pháp tính
* Nội dung:
- Phản ánh số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương.
- Giải thích thuật ngữ:
+ Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
+ “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp.
+ Các cột “Khác” tại các cột (6, 11, 16): Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, văn hóa, xây dựng và các lĩnh vực khác (do tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện).
* Phương pháp tính:
- Cột 1 = Cột (2+7+12).
- Cột 2 = Cột (3+4+5+6).
- Cột 7 = Cột (8+9+10+11).
- Cột 12 = Cột (13+14+15+16).
4. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương.
Biểu số: 33b/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở ĐỊA PHƯƠNG (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương Đơn vị nhận báo cáo: - Sở Tư pháp; - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp |
Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) | |||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | ||||||||||||||
Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng | Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định | Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác | |||||||||||||
Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | ||||||||||
Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Di vật, cổ vật, bản quyền tác giả | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Di vật, cổ vật, bản quyền tác giả | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Di vật, cổ vật, bản quyền tác giả | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Cột 1…………………………………
Cột 2……………………; Cột 7………………….; Cột 12………………..
| Ngày…… tháng…… năm........ |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33B/BTP/BTTP/GĐTP
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33b/BTP/BTTP/GĐTP) là các Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương theo quy định tại Điều 14 của Luật giám định tư pháp.
2. Đơn vị nhận báo cáo
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp.
3. Nội dung, phương pháp tính
*. Nội dung:
- Phản ánh Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương.
- Giải thích thuật ngữ:
+ Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
+ “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp.
* Phương pháp tính:
- Cột 1 = Cột (2+7+12).
- Cột 2 = Cột (3+4+5+6).
- Cột 7 = Cột (8+9+10+11).
- Cột 12 = Cột (13+14+15+16).
4. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định tại Văn phòng giám định tư pháp ở địa phương.
Biểu số: 33c/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp...... |
Tổng số | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) | |||||||||||||||||||||||||||||
Chia ra | ||||||||||||||||||||||||||||||
Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng | Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định | Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác | ||||||||||||||||||||||||||||
Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | |||||||||||||||||||||||||
Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) | (22) | (23) | (24) | (25) | (26) | (27) | (28) | (29) | (30) | (31) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Cột 1....................................
Cột 2....................................; cột 12................................; cột 22.........................................
| Ngày…… tháng…… năm........ |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33C/BTP/BTTP/GĐTP
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC
1. Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33c2/BTP/BTTP/GĐTP) là các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp.
2. Nội dung
- Phản ánh số vụ việc giám định tư pháp ở các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
- Giải thích thuật ngữ:
+ Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật giám định tư pháp.
+ Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
+ “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp.
3. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 = Cột (2+12+22).
- Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11).
- Cột 12 = Cột (13+14+15+16+17+18+19+20+21).
- Cột 22 = Cột (23+24 +25+26+27+28+29+30+31).
4. Nguồn số liệu
Tổng hợp số liệu từ tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và sổ sách ghi chép tại các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp.
Biểu số: 33d/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp............. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
| Tổng số | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) | |||||||||||||||||||||||||||||
Chia ra | |||||||||||||||||||||||||||||||
Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng | Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định | Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác | |||||||||||||||||||||||||||||
Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | ||||||||||||||||||||||||||
Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) | (22) | (23) | (24) | (25) | (26) | (27) | (28) | (29) | (30) | (31) |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trung tâm pháp y |
|
|
|
| - | - | - | - | - | - | - |
|
|
| - | - | - | - | - | - | - |
|
|
| - | - | - | - | - | - | - |
- Phòng kỹ thuật hình sự |
|
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
|
|
|
| - | - | - | - | - | - |
Tổ chức khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Văn phòng giám định tư pháp |
|
| - | - | - |
|
|
|
| - | - |
| - | - | - |
|
|
|
| - | - |
| - | - | - |
|
|
|
| - | - |
III. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Cột 1…………………………………; Cột 2……………………; Cột 12………………….; Cột 22………………..
|
| Ngày…… tháng…… năm..... |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33D/BTP/BTTP/GĐTP
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
* Phản ánh Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp ở các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Giải thích thuật ngữ:
+ “Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
+ “Người yêu cầu giám định” là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp.
2. Phương pháp tính
- Dòng 1 Cột A (Tổng số) = Dòng 2 Cột A (Tổ chức giám định tư pháp công lập) + Dòng 6 Cột A (Văn phòng giám định tư pháp) + Dòng 7 Cột A (Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc).
- Dòng 2 Cột A (Tổ chức giám định tư pháp công lập = Dòng 3 Cột A (Trung tâm pháp y) + Dòng 4 Cột A (Phòng Kỹ thuật hình sự) + Dòng 5 Cột A (Tổ chức khác).
- Cột 1 = Cột (2+12+22).
- Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11).
- Cột 12 = Cột (13+14+15+16+17+18+19+20+21).
- Cột 22 = Cột (23+24+25+26+27+28+29+30+31).
- Các cột 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31: Những ô đánh dấu “-”
là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
3. Nguồn số liệu
Tổng hợp từ Biểu số 33a/BTP/BTTP/GĐTP, 33b/BTP/BTTP/GĐTP, 33c/BTP/BTTP/GĐTP và từ hồ sơ, tài liệu khác theo dõi về công tác giám định tư pháp của Sở Tư pháp.
Biểu số: 33e/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở TRUNG ƯƠNG (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: - Bộ Tư pháp - Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản của chức giám định tư pháp |
Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) | |||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | ||||||||||||||
Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng | Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định | Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác | |||||||||||||
Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | ||||||||||
Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Khác | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Cột 1…………………………………
Cột 2……………………; Cột 7………………….; Cột 12………………..
| Ngày…… tháng…… năm........ |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33E/BTP/BTTP/GĐTP
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở TRUNG ƯƠNG
1. Đơn vị báo cáo
* Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 33e/BTP/BTTP/GĐTP) là các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương (theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp) bao gồm:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế (nếu có);
- Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
- Các tổ chức giám định tư pháp công lập ở các lĩnh vực khác (nếu có) theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp.
* Nội dung: Phản ánh Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp ở các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương.
* Giải thích thuật ngữ:
+ Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
+ Cột 1 = Cột (2+7+12).
+ Cột 2 = Cột (3+ 4+5+6).
+ Cột 7 = Cột (8+9+10+11).
+ Cột 12 = Cột (13+14+15+16).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định của các tổ chức giám định tư pháp công lập ở Trung ương.
Biểu số: 33g/BTP/BTTP/GĐTP Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Tổng số | Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) | |||||||||||||||||||||||||||||
Chia ra | ||||||||||||||||||||||||||||||
Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng | Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định | Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác | ||||||||||||||||||||||||||||
Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | Tổng số | Chia theo lĩnh vực | |||||||||||||||||||||||||
Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | Pháp y | Pháp y tâm thần | Kỹ thuật hình sự | Văn hóa | Tài chính | Ngân hàng | Xây dựng | Thông tin truyền thông | Khác | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) | (22) | (23) | (24) | (25) | (26) | (27) | (28) | (29) | (30) | (31) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Cột 1…………………………………
Cột 2……………………; cột 12………………….; cột 22………………..
|
| Ngày…… tháng…… năm..... |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 33G/BTP/BTTP/GĐTP
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
1. Nội dung
- Phản ánh số vụ việc giám định tư pháp đã thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo theo lĩnh vực giám định tư pháp có ở Bộ, ngành mình .
- Giải thích thuật ngữ:
+ Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật giám định tư pháp.
+ Số “vụ việc đã thực hiện giám định” là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
+ “Người yêu cầu giám định”: là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1 = Cột (2+12+22).
- Cột 2 = Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11).
- Cột 12 = Cột (13+14+15+16+17+18+19+20+21).
- Cột 22 = Cột (23 +24 +25+26+27+28+29+30+31).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu về công tác giám định tại Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Biểu số: 34a/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP HUYỆN THÀNH LẬP Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Hội đồng bán đấu giá tài sản (BĐGTS) trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... |
Số lượng Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập (Hội đồng) | Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) | Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) | Tổng số phí tham gia đấu giá thu được (Nghìn đồng) | Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (Nghìn đồng) | Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định (Nghìn đồng) | |||
Tổng số | Trong đó: Số cuộc bán đấu giá thành | Giá khởi điểm | Giá bán | Chênh lệch | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34A/BTP/BTTP/ĐGTS
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP HUYỆN THÀNH LẬP
1. Nội dung:
*. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập bao gồm:
+ Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
+ Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thành lập trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế).
- Số cuộc bán đấu giá thành: Là số cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá.
- Tổng số tiền nộp ngân sách bao gồm: tiền bán tài sản, tổng số phí tham gia đấu giá thu được và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) sau khi trừ các chi phí cho Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định pháp luật.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
Cột 6 = Cột (5 - 4).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ bán đấu giá của các Hội đồng bán đấu giá tài sản được các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
Biểu số: 34b/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP TỈNH THÀNH LẬP Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp.... |
Số lượng Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập (Hội đồng) | Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) | Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) | Tổng số phí tham gia đấu giá thu được (Nghìn đồng) | Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (Nghìn đồng) | Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định (Nghìn đồng) | |||
Tổng số | Trong đó: Số cuộc bán đấu giá thành | Giá khởi điểm | Giá bán | Chênh lệch | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34B/BTP/BTTP/ĐGTS
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CỦA HỘI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DO CẤP TỈNH THÀNH LẬP
1. Nội dung:
*. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập bao gồm:
+ Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
+ Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thành lập trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế).
- Số cuộc bán đấu giá thành: Là số cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá.
- Tổng số tiền nộp ngân sách bao gồm: tiền bán tài sản, tổng số phí tham gia đấu giá thu được và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) sau khi trừ các chi phí cho hoạt động của Hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 6 = Cột (5 - 4).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ bán đấu giá của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do các cơ quan, ngành, đơn vị cấp tỉnh quản lý.
Biểu số: 34c/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 08 tháng 5 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CHUYÊN NGHIỆP Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp...... |
Tổng số đấu giá viên (Người) | Số hợp đồng đã ký (Hợp đồng) | Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) | Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) | Tổng số phí tham gia đấu giá (Nghìn đồng) | Tổng số phí đấu giá thu được (Nghìn đồng) | Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (Nghìn đồng) | Tổng số tiền nộp ngân sách theo quy định (Nghìn đồng) | |||
Tổng số | Trong đó số cuộc bán đấu giá thành | Giá khởi điểm | Giá bán | Chênh lệch | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 3:………………………; Cột 4:………………………; Cột 8:………………………; Cột 11:………………………
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34C/BTP/BTTP/ĐGTS
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
1. Nội dung:
*. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động của Tổ chức bán đấu giá tài sản trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
- Số hợp đồng đã ký: Là số hợp đồng mà Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã ký kết với người có tài sản bán đấu giá.
- Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: Là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế). Một hợp đồng có thể phải tổ chức nhiều cuộc bán đấu giá.
- Số cuộc bán đấu giá thành: Là số cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá.
- Tổng số tiền nộp ngân sách bao gồm: phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) sau khi trừ các chi phí theo quy định pháp luật.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 7 = Cột (6 - 5).
- Cột 9: Tổng số phí đấu giá không bao gồm chi phí dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất.
3. Nguồn số liệu
Từ hồ sơ, sổ sách ghi chép ban đầu của Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
Biểu số: 34d/BTP/BTTP/ĐGTS Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo 6 tháng: ngày 02 tháng 6 hàng năm Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Kỳ báo cáo:............ (Từ ngày...... tháng...... năm......đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp...... Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
| Số tổ chức bán đấu giá tài sản (Tổ chức) | Tổng số đấu giá viên (Người) | Tổng số hợp đồng đã ký (Hợp đồng) | Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện (Cuộc) | Giá của tài sản bán đấu giá (Nghìn đồng) | Tổng số phí tham gia đấu giá (nghìn đồng) | Tổng số phí đấu giá thu được (nghìn đồng) | Tiền đặt trước trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật (nếu có) (nghìn đồng) | Tổng số tiền nộp ngân sách theo quy định (nghìn đồng) | |||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Số cuộc bán đấu giá thành | Giá khởi điểm | Giá bán | Chênh lệch | ||||||||
Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp | Hội đồng bán đấu giá | |||||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (BĐGTS) |
|
| - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Doanh nghiệp BĐGTS |
|
| - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập |
| - |
| - |
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
4. Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập |
| - |
| - |
|
|
|
|
|
|
| - |
|
|
Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 6:………………………; Cột 7:………………………; Cột 11:………………………; Cột 14:………………………
|
| Ngày…… tháng…… năm..... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 34D/BTP/BTTP/ĐGTS
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
*. Phản ánh số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, thành phố trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm).
*. Giải thích thuật ngữ:
- Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Số hợp đồng đã ký: Là số hợp đồng mà Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã ký kết với người có tài sản bán đấu giá.
- Số cuộc bán đấu giá đã thực hiện: Là số cuộc đã thực hiện đầy đủ quy trình bán đấu giá (bắt đầu từ thời điểm thông báo bán đấu giá đến khi tổ chức cuộc bán đấu giá trên thực tế). Một hợp đồng có thể phải tổ chức nhiều cuộc bán đấu giá.
- Số cuộc bán đấu giá thành: Là cuộc bán đấu giá có người mua được tài sản bán đấu giá.
- Tổng số tiền nộp ngân sách: bao gồm phí tham gia đấu giá; phí bán đấu giá và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật sau khi trừ các chi phí theo quy định pháp luật (riêng Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện hoặc cấp tỉnh thành lập chỉ gồm phí tham gia đấu giá, tiền bán tài sản và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không được trả lại theo quy định pháp luật sau khi trừ các chi phí cho Hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Dòng “Tổng số” Cột A = Dòng số 1 Cột A “Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (BĐGTS)” + Dòng số 2 Cột A “Doanh nghiệp BĐGTS” + Dòng số 3 Cột A “Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp huyện thành lập” + Dòng số 4 Cột A “Hội đồng BĐGTS trong trường hợp đặc biệt do cấp tỉnh thành lập”.
- Cột 10 = Cột (9 - 8).
- Cột 12: Đối với Trung tâm/Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thì tổng số phí đấu giá không bao gồm chi phí dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
3. Nguồn số liệu
Được tổng hợp từ các biểu mẫu 34a/BTP/BTTP/ĐGTS, 34b/BTP/BTTP-ĐGTS, 34c/BTP/BTTP-ĐGTS và từ các hồ sơ, tài liệu khác theo dõi công tác bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp.
Biểu số: 35a/BTP/BTTP-TTTM Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Trung tâm trọng tài/Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... Đơn vị nhận báo cáo: Sở Tư pháp... |
Tổng số Chi nhánh của Trung tâm trọng tài (Chi nhánh) | Tổng số Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài (Văn phòng) | Số lượng nhân sự (Người) | Số vụ việc đã tiếp nhận (Vụ việc) | Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Vụ việc) | Tổng giá trị các vụ tranh chấp đã giải quyết (Nghìn đồng) | Tổng số tiền thu được (Nghìn đồng) | Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính (Nghìn đồng) | |||||
Tổng số | Chia ra | Số vụ việc đã hòa giải thành | Số vụ việc đã có phán quyết trọng tài | Số vụ việc đang giải quyết | ||||||||
Trọng tài viên | Nhân viên khác | Số phán quyết trọng tài được thi hành | Số phán quyết trọng tài bị tòa án hủy | |||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm đợt 1):
Cột 7…………………………………..; Cột 12…………………………………..; Cột 13………………………………….
| Ngày........ tháng........ năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 35A/BTP/BTTP-TTTM
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài (Trung tâm trọng tài/Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam).
Giải thích thuật ngữ:
- Cột 4: Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
- Cột 5: nhân viên khác: Là các nhân viên làm việc tại tổ chức trọng tài nhưng không phải là trọng tài viên.
- Cột 6: Số vụ việc đã tiếp nhận: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đã được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
- Cột 7: Số vụ việc đã hòa giải thành: là số vụ việc đã có quyết định hòa giải thành trong quá trình tố tụng trọng tài theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại.
- Cột 8: Số phán quyết trọng tài được thi hành: gồm số phán quyết trọng tài do các bên tự nguyện thi hành hoặc bắt buộc thi hành (do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện)
- Cột 10: Số vụ việc đang giải quyết: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đang trong quá trình xử lý chưa có kết quả.
- Cột 11: Tổng giá trị các vụ việc đã được giải quyết: là tổng giá trị các vụ việc được thống kê từ Sổ theo dõi giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài (mẫu 26/TP-TTTM) của Thông tư số 12/2013/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp.
- Cột 12: Tổng số tiền thu được: Là tổng số phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài/Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thu được từ hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải và các hoạt động khác.
- Cột 13: Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính: Là số tiền tổ chức trọng tài phải nộp theo quy định pháp luật (bao gồm số tiền nộp thuế của tổ chức trọng tài và của các trọng tài viên).
- Người đại diện theo pháp luật: Là Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc Trưởng Chi nhánh/Văn phòng đại diện tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 6 = Cột (7 + 8 + 9+10)
- Chú ý: Đối với báo cáo của Chi nhánh/Văn phòng đại diện tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: Các cột 1, 2 không có số liệu phát sinh.
3. Nguồn số liệu: Từ hồ sơ, sổ sách ghi chép của tổ chức trọng tài theo quy định pháp luật về trọng tài thương mại.
Biểu số: 35b/BTP/BTTP-TTTM Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp........ Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
| Tổng số tổ chức trọng tài | Số lượng Chi nhánh/ Văn phòng đại diện (Tổ chức) | Số lượng nhân sự (người) | Số vụ việc đã tiếp nhận (Vụ việc) | Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Vụ việc) | Tổng giá trị các vụ tranh chấp đã giải quyết (Nghìn đồng) | Tổng số tiền thu được (Nghìn đồng) | Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính (Nghìn đồng) | |||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Số vụ việc đã hòa giải thành | Số vụ việc đã có phán quyết trọng tài | Số vụ việc đang giải quyết | |||||||||
Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Trọng tài viên | Nhân viên khác | Số phán quyết trọng tài được thi hành | Số phán quyết trọng tài bị tòa án hủy | ||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
1. Trung tâm trọng tài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi nhánh/Văn phòng đại diện tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam |
| - | - | - |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm đợt 1):
Cột 9…………………………………..; Cột 14…………………………………..; Cột 15…………………………………
|
| Ngày…… tháng…… năm..... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 35B/BTP/BTTP-TTTM
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nội dung
*. Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh.
*. Giải thích thuật ngữ:
- Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
- Cột 7: nhân viên khác: Là các nhân viên làm việc tại tổ chức trọng tài nhưng không phải là trọng tài viên.
- Cột 8: Số vụ việc đã tiếp nhận: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đã được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
- Cột 9: Số vụ việc đã hòa giải thành: là số vụ việc đã có thỏa thuận hòa giải thành trong tố tụng trọng tài theo Điều 58 Luật Trọng tài thương mại;
- Cột 10: Số phán quyết trọng tài được thi hành: gồm số phán quyết trọng tài do các bên tự nguyện thi hành và bắt buộc thi hành (do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện).
- Cột 12: Số vụ việc đang giải quyết: Là số vụ việc mà Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đang trong quá trình xử lý chưa có kết quả.
- Cột 13: Tổng giá trị các vụ việc đã được giải quyết: là tổng giá trị các vụ việc được thống kê từ Sổ theo dõi giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài (mẫu 26/TP-TTTM) của Thông tư số 12/2013/TT-BTP ngày 07/11/2012 của Bộ Tư pháp.
- Cột 14: Tổng số tiền thu được: Là tổng số phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài/Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thu được từ hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải và các hoạt động khác.
- Cột 15: Tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính: Là số tiền tổ chức trọng tài phải nộp theo quy định pháp luật (bao gồm số tiền nộp thuế của tổ chức trọng tài và của các trọng tài viên).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 2 = Cột (3 + 4).
- Cột 5 = Cột (6 + 7).
- Cột 8 = Cột (9 + 10 + 11 + 12).
- Các ô được đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
3. Nguồn số liệu
Tổng hợp từ biểu mẫu 35a/BTP/VĐC/PC và từ sổ ghi chép theo dõi về trọng tài thương mại tại Sở Tư pháp.
Biểu số: 36a/BTP/VĐC/PC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân Tỉnh/thành phố (Sở Tư pháp) |
Tổ chức pháp chế | Công chức, viên chức làm công tác pháp chế (Người) | Tổng số cán bộ, công chức đã được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Người) | ||||||||
Có tổ chức bộ máy (Phòng/ Ban thuộc cơ cấu) | Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức chuyên trách | Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức kiêm nhiệm | Tổng số | Chia theo tính chất | Chia theo trình độ chuyên môn | |||||
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | Chuyên môn Luật | Chuyên môn khác | |||||||
Trung cấp | Đại học | Sau Đại học | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 4…………………………………..; Cột 11…………………………………..
| Ngày....... tháng....... năm....... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 36A/BTP/VĐC/PC
SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình tổ chức và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế gồm các Sở:
a) Sở Nội vụ;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Sở Tài chính;
d) Sở Công Thương;
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Sở Giao thông vận tải;
g) Sở Xây dựng;
h) Sở Tài nguyên và Môi trường;
i) Sở Thông tin và Truyền thông;
k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
l) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
m) Sở Khoa học và Công nghệ;
n) Sở Giáo dục và Đào tạo;
0) Sở Y tế.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
Cột 4 = Cột (5 + 6) = Cột (7 + 8 + 9 +10).
Cột 7, 8, 9, 10: trong trường hợp cán bộ pháp chế vừa có chuyên môn luật vừa có chuyên môn khác thì chỉ thống kê theo chuyên môn Luật.
Ví dụ: một cán bộ pháp chế vừa có bằng luật vừa có bằng kinh tế thì chỉ tính là 1 người và thống kê vào một trong các cột từ cột (7) đến cột (9).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ ghi chép và hồ sơ quản lý cán bộ, công chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Biểu số: 36b/BTP/VĐCXDPL/PC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 02 tháng 12 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 15 tháng 3 năm sau | SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | Đơn vị báo cáo: Sở Tư pháp Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Tên cơ quan/ tên tỉnh, thành phố Trung ương | Tổ chức pháp chế | Công chức, viên chức làm công tác pháp chế (Người) | Tổng số cán bộ, công chức đã được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Người) | ||||||||
Có tổ chức bộ máy (Phòng/Ban thuộc cơ cấu) | Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức chuyên trách | Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức kiêm nhiệm | Tổng số | Chia theo tính chất | Chia theo trình độ chuyên môn | ||||||
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | Chuyên môn Luật | Chuyên môn khác | ||||||||
Trung cấp | Đại học | Sau Đại học | |||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng sổ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sở Tài chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sở NNPTNT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 4…………………………………..; Cột 11…………………………………..
|
| Ngày…… tháng…… năm..... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 36B/BTP/VĐC/XDPL
SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình hình tổ chức và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
Cột 4 = Cột (5 + 6) = Cột (7 + 8 + 9 +10).
3. Nguồn số liệu
Tổng hợp từ biểu mẫu 36a/BTP/VĐC/PC do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Biểu số: 36c/BTP/VĐC/PC Ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 Ngày nhận báo cáo (BC): Báo cáo năm lần 1: Ngày 08 tháng 11 hàng năm Báo cáo năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau | SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ (Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày....... tháng....... năm......) | - Đơn vị báo cáo: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính) |
Tên đơn vị/Bộ | Tổ chức pháp chế | Công chức, viên chức làm công tác pháp chế (Người) | Tổng số cán bộ, công chức đã được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Người) | ||||||||
Có tổ chức bộ máy (Phòng/ Ban thuộc cơ cấu) | Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức chuyên trách | Chưa thành lập tổ chức, cử công chức, viên chức kiêm nhiệm | Tổng số | Chia theo tính chất | Chia theo trình độ chuyên môn | ||||||
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | Chuyên môn Luật | Chuyên môn khác | ||||||||
Trung cấp | Đại học | Sau Đại học | |||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng sổ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cục và tương đương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cục và tương đương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính hai tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 4…………………………………..; Cột 11…………………………………..
|
| Ngày…… tháng…… năm..... |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 36C/BTP/VĐC/PC
SỐ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ VÀ CÁN BỘ PHÁP CHẾ TẠI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
1. Nội dung:
*. Phản ánh tình tổ chức và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
Cột 4 = Cột (5 + 6) = Cột (7 + 8 + 9 +10).
Cột 7, 8, 9, 10: trong trường hợp cán bộ pháp chế vừa có chuyên môn luật vừa có chuyên môn khác thì chỉ thống kê theo chuyên môn Luật.
Ví dụ: một cán bộ pháp chế vừa có bằng luật vừa có bằng kinh tế thì chỉ tính là 1 người và thống kê vào một trong các cột từ cột (7) đến cột (9).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ ghi chép và hồ sơ quản lý cán bộ, công chức làm công tác pháp chế của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.