Thông tư 2037-HCTP

Thông tư 2037-HCTP năm 1957 thi hành Sắc lệnh áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử đối với các vụ án chính trị do Bộ Tư pháp ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 2037-HCTP thi hành Sắc lệnh nguyên tắc hai cấp xét xử vụ án chính trị


BỘ TƯ PHÁP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 2037-HCTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THI HÀNH SẮC LỆNH ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN CHÍNH TRỊ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

-Các ông Công tố ủy viên và Chánh án các tòa án nhân dân phúc thẩm các tòa án nhân dân thành phố và tỉnh
-Các Tòa án nhân dân thành phố và tỉnh
-Các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính liên khu, khu, thành phố và tỉnh

 

Từ trước tới nay, đối với các việc hộ và việc bình thường, nguyên tắc hai cấp xét xử đã được thực hiện. Trái lại đối với các vụ phạm pháp về chính trị, từ Cách mạng tháng Tám tới nay, trong kháng chiến cũng như từ khi hòa bình đã được lập lại, theo Sắc lệnh số 21-SL ngày 14/2/1946 và số 156-SL ngày 17/11/1950 vẫn chỉ xử một cấp và xử chung thẩm ngay.

Nay Sắc lệnh số 12-SL ngày 30/3/1957, mở rộng nguyên tắc hai cấp xét xử cho cả những vụ phạm pháp về chính trị vì những lý do dưới đây:

Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta mới giành được chính quyền phải đối phó với tình hình gay go phức tạp hồi đó, rồi bắt tay vào cuộc kháng chiến trường kỳ và ác liệt, cho nên trong hoàn cảnh đó, một số nguyên tắc pháp lý dân chủ chưa được thực hiện đầy đủ. Ngày nay, trong hòa bình, nguyên tắc hai cấp xét xử là một nguyên tắc căn bản của tố tụng dân chủ,  cần được thực hiện đầy đủ không những đối với các việc bộ và việc hình thường mà còn đối với cả các vụ phạm pháp về chính trị. Có như vậy mới bảo đảm được quyền chống án của bị can và của Công tố viện để việc xét xử được thận trọng, chính xác và đúng pháp luật hơn và để hạn chế những sai lầm có thể xảy ra trong việc nhận định sự thực và thích dụng phát luật.

Trước kia, tuy các vụ án chính trị đều thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án nhân dân phúc thẩm, nhưng trong thực tế thì các tòa án này đã không sử dụng được thẩm quyền đó và đã ủy quyền cho các tòa án nhân dân tỉnh xét xử hầu hết các vụ án chính trị. Sỡ dĩ có tình trạng như vậy là vì giao cho tòa án nhân dân tỉnh xử các vụ phạm pháp về chính trị thì việc xét xử được nhanh chóng và kịp thời hơn. Mặt khác cũng là do hoàn cảnh kháng chiến, đường giao thông khó khăn, liên lạc có lúc bị gián đoạn, tòa án nhân dân phúc thẩm không hoạt động được bình thường, phải ủy quyền cho tòa án nhân dân tỉnh xét xử.

Sắc lệnh số 12-SL ngày 30 tháng 3 năm 1957 nói trên giao cho tòa án nhân dân tỉnh thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về chính trị là phúc đáp được yêu cầu thực tế đồng thời giải quyết tình trạng bất hợp pháp là chế độ ủy quyền xét xử; chế độ này không còn lý do tồn tại nữa trong hòa bình và trong khi chúng ta tăng cường chế độ pháp trị dân chủ.

Mặt khác các tòa án nhân dân phúc thẩm và tòa án nhân dân tỉnh đã được dần dần tăng cường thì việc xét xử hai cấp đối với các vụ phạm pháp về chính trị không gặp khó khăn trở ngại nhiều như trước nữa.

Nói tóm lại, nguyên tắc hai cấp xét xử cần được thực hiện đầy đủ đối với các vụ án chính trị cũng như đối với các việc hộ và hình thường mà trong điều kiện hiện tại chúng ta có thể làm được.

Trong việc thi hành Sắc lệnh số 12-SL ngày 30/3/1957 nói trên, Bộ nhận thấy có một số vấn đề cụ thể cần giải quyết hoặc nhắc lại như sau:

I. - PHẠM VI ÁP DỤNG SẮC LỆNH SỐ 12-SL NÓI TRÊN

Tất cả vụ án chính trị kể cả các vụ án tồn tại sau cải cách ruộng đất, chưa xử, sẽ do tòa án nhân dân tỉnh hoặc thành phố xử sơ thẩm; nếu có chống án sẽ do tòa án nhân dân phúc thẩm xử lại.

Những vụ án chính trị mà hiện nay các tòa án nhân dân phúc thẩm còn đương điều tra chưa xong thì vẫn tiếp tục điều tra, khi nào hoàn thành hồ sơ sẽ gửi về tòa án nhân dân tỉnh hoặc thành phố sơ thẩm.

Đối với những vụ án chính trị đã xử chung thẩm rồi, dù là bản án chưa thi hành, vẫn có hoàn toàn hiệu lực của bản án chung thẩm, Sắc lệnh số 12 không thi hành đối với bản án đó, nghĩa là đương sự hoặc Công tố viện không có quyền chống án để đem ra xử lại lần thứ hai, trừ trường hợp phát hiện sai lầm cần phải thi hành thủ tục tái thẩm hoặc tiêu án đối với  bản án có hiệu lực chung thẩm thì không kể.

II. - BIỆT LỆ TRONG VẤN ĐỀ XÉT XỬ HAI CẤP

Thông tư số 1458-HCTP ngày 19/8/1955 của Bộ có đặt vấn đề biệt lệ trong việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử đối với các vụ án hộ và hình thường. “Tòa án nhân dân phúc thẩm nếu nhận thấy tính chất quan trọng của vụ án, thấy cần phải do tòa án nhân dân phúc thẩm xử thì có thể giữ lại để xử sơ thẩm và chung thẩm ngay”.

Trong tình hình tổ chức tư pháp của ta hiện nay và trong chúng ta chủ trương bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa của đương sự thì biệt lệ nói trên cần phải bãi bỏ. Do đó đối với các vụ án về chính trị cũng như đối với các vụ án hình và hộ thì nhất luật thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử không có biệt lệ nữa. Cho nên Sắc lệnh số 12 không nói đến trường hợp biệt lệ.

III. – VẤN ĐỀ VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THAM DỰ PHIÊN TÒA CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN PHÚC THẢM XỬ CÁC BẢN ÁN BỊ CHỐNG ÁN.

Khi tòa án nhân dân phúc thẩm xét xử lại các vụ án bị chống án thì, tùy trường hợp, hoặc có thể vận động nhân dân đến tham dự đông đảo nếu xét thấy tòa án nhân dân tỉnh xử sơ thẩm chưa làm đến mức cần thiết; hoặc chỉ gọi hai bên đương sự và một số nhân chứng quan trọng để xét xử lại. Khi thấy cần phải vận động nhân dân tham dự đông đảo thì tòa án nhân dân phúc thẩm nên xử lưu động về địa phương nơi xảy ra vụ án, mới có tác dụng giáo dục và gây được ảnh hưởng chính trị tốt đối với nhân dân.

Trong cuộc vận động này, tòa án nhân dân phúc thẩm sẽ phối hợp với tòa án tỉnh và các đoàn thể nhân dân tỉnh để đặt kế hoạch tổ chức phiên tòa.

Cần tránh hết sức hình thức xử bút lục vì đó là một hình thức duyệt án chứ không phải hình thức xử án công khai, trái với nguyên tắc tổ chức tư pháp của chúng ta.

IV. - QUYỀN CHỐNG ÁN VÀ THỜI HẠN CHỐNG ÁN

Tại thông tư số 1828-VIIC ngày 18/10/1955, Bộ đã nhắc lại các tòa án nhân dân về quyền chống án và thời hạn chóng án về các vụ án hộ và bình thường. Thông tư này áp dụng cho cả các vụ án chính trị.

Trên đây là một số quy định bước đầu trong việc thực hiện hai cấp xét xử  đối với các vụ phạm pháp về chính trị. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn hoặc có kinh nghiệm gì, đề nghị các tòa án báo cáo cho Bộ biết để nghiên cứu.

Còn vấn đề thỉnh thị án, vấn đề lãnh đạo của Ủy ban Hành chính đối với Ủy ban Hành chính đối với Công tố viện và tòa án, Bộ đương nghiên cứu và sẽ có quy định sau.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Vũ Đình Hòe

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2037-HCTP

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu2037-HCTP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/05/1957
Ngày hiệu lực13/06/1957
Ngày công báo12/06/1957
Số công báoSố 24
Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2037-HCTP

Lược đồ Thông tư 2037-HCTP thi hành Sắc lệnh nguyên tắc hai cấp xét xử vụ án chính trị


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 2037-HCTP thi hành Sắc lệnh nguyên tắc hai cấp xét xử vụ án chính trị
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu2037-HCTP
          Cơ quan ban hànhBộ Tư pháp
          Người kýVũ Đình Hoè
          Ngày ban hành29/05/1957
          Ngày hiệu lực13/06/1957
          Ngày công báo12/06/1957
          Số công báoSố 24
          Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng
          Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
          Cập nhật18 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 2037-HCTP thi hành Sắc lệnh nguyên tắc hai cấp xét xử vụ án chính trị

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 2037-HCTP thi hành Sắc lệnh nguyên tắc hai cấp xét xử vụ án chính trị

                    • 29/05/1957

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 12/06/1957

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 13/06/1957

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực