Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH

Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH sửa đổi về thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly đã được thay thế bởi Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản pháp luật Bộ LĐTB&XH đến 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 16/01/2007.

Nội dung toàn văn Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/2000/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 27/2000/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI VỀ THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY KHÔNG THOÁT LY

Căn cứ quy định tại Điều 18 pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, Điều 53 Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn về thủ tục hồ sơ xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày tại Thông tư số 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995, Thông tư số 25/LĐTBXH-TT ngày 28 tháng 9 năm 1995. Qua 5 năm thực hiện, nhiều người đã và đang được xem xét và giải quyết chế độ. Tuy vậy, hiện nay còn nhiều trường hợp bị địch bắt tù, đày thuộc diện không thoát ly, cũng chưa phải là đảng viên chưa được xem xét, kết luận một số hồ sơ chuyển đến cơ quan công an tỉnh, thành phố để xác minh theo hướng dẫn của Bộ Công an (văn bản số 73 CT (A27) ngày 1 tháng 2 năm 1996) và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (văn bản số 508/LĐTBXH-CV ngày 28 tháng 2 năm 1996) nhưng kết quả còn rất hạn chế.
Tiếp thu ý kiến phản ánh của các địa phương, sau khi thống nhất với Bộ Công an tại Công văn số 1637 CV/BCA (V11) ngày 9 tháng 9 năm 2000, Bộ Lao động - Thương xã hội hướng dẫn sửa đổi về thủ tục hồ sơ đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày mà trong thời gian hoạt động và sau này không thoát ly mà cũng chưa phải là đảng viên như sau:

I. THỦ TỤC HỒ SƠ:

1. Bản khai cá nhân (mẫu số 1)

2. Giấy chứng nhận về thời gian bị địch bắt tù, đày.

Ban liên lạc nhà tù của người bị địch bắt tù, đày chứng nhận về bản thân người bị địch bắt trong thời gian ở tù.

Ban liên lạc nhà tù nói trên ở tại tỉnh, thành phố nơi người bị địch bắt tù, đày cư trú hoặc ban liên lạc ở tỉnh, thành phố khác biết về người đó.

b. Đối với nhà tù không có ban liên lạc thì giải quyết như sau:

- Có chứng nhận của 2 người cùng ở tù. Hai người chứng nhận này được Phòng Lao động - Thương binh và xã hội (Phòng tổ chức - lao động - xã hội) nơi quản lý hồ sơ, danh sách xác nhận thời gian bị tù, nơi bị tù, đã được tặng "Kỷ niệm chương" và trợ cấp một lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

- Trường hợp không có đủ 2 người cùng ở tù chứng nhận thì phải được 2 cán bộ chủ chốt cấp xã hoạt động trong cùng thời gian và biết người đó hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù chứng nhận. Hai cán bộ chứng nhận này được Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn căn cứ hồ sơ, danh sách (đảng viên, người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa", người hoạt động kháng chiến) hoặc đối chiếu với hồ sơ, danh sách ở cấp huyện để xác nhận về chức vụ, thời gian hoạt động.

3. Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn căn cứ chứng nhận của ban liên lạc nhà tù hoặc của 2 người chứng nhận quy định tại điểm 2 mục I trên đây, xem xét dư luận của nhân dân, thái độ chính trị trong thời gian sinh sống ở địa phương để xác nhận vào bản khai của từng người. Sau đó niêm yết công khai danh sách người bị địch bắt tù, đày kê khai hưởng chế độ sau 15 ngày thì làm thủ tục thực hiện chế độ theo qui định. Đối với trường hợp có nghi vấn, thắc mắc của quần chúng thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm xem xét kết luận. Nếu vẫn còn vướng mắc cần được tiếp tục xem xét thì hướng dẫn người bị tù kê khai (mẫu số 2) có xác nhận và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và chuyển đến Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện, quận nơi đương sự có hộ khẩu thường trú để Phòng Lao động Thương binh và xã hội làm thủ tục đề nghị Sở Lao động Thương binh và xã hội trao đổi với cơ quan cùng cấp, cung cấp thông tin. Khi có trả lời của cơ quan công an, Sở Lao động - Thương binh sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện chế độ chính sách với từng trường hợp cụ thể.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần làm tốt công tác giải thích tuyên truyền, hướng dẫn chu đáo, rộng rãi trong nhân dân và đối tượng chính sách.

Trước ngày 1 tháng 4 năm 2001, các ngành, các địa phương hoàn thành việc quản lý số lượng, lập danh sách những người kê khai hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chưa được hưởng chế độ.

Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện ngay đối với những trường hợp đã rõ ràng, thủ tục đầy đủ, hợp lệ theo quy định hiện hành.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Những qui định trước đây trái với qui định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, các ngành, các địa phương phản ảnh về Bộ Lao động Thương binh và xã hội những vướng mắc để kịp thời hướng dẫn giải quyết.

 

Nguyễn Đình Liêu

(Đã ký)

 

MẪU SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng.... năm.....

BẢN KHAI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG,
HOẠT ĐỘNGKHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY
(thuộc diện không thoát ly và chưa là đảng viên)

Họ và tên khai sinh:............................. bí danh...................................

Họ và tên khai trong tù:.......................................................................

Ngày tháng năm sinh: ........................................................................

Quê quán:............................................................................................

Trú quán:............................................................................................

Tham gia hoạt động cách mạng từ ngày.... tháng.... năm 1945 đến ngày..... tháng năm 1945

Tham gia hoạt động kháng chiến ngày...... tháng..... năm..................

Thời gian bị địch bắt và nơi bị tù đày:

+ Lần 1, từ ngày.... tháng.... năm đến ngày..... tháng.... năm ở........

+ Lần 2, từ ngày.... tháng.... năm đến ngày..... tháng.... năm ở........

............

Tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật. Nếu sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và gửi kèm theo bản khai này chứng nhận của...........

Xác nhận

Căn cứ chứng nhận của ban liên lạc nhà tù .......................................................................

của ông, bà.....................................................

Sau khi đã xem xét thời gian sinh sống tại địa phương UBND xã..................... xác nhận

ông, bà...........................................................

Bị địch bắt tù đày.... năm... tháng xứng đáng được hưởng quyền lợi của người bị địch bắt tù đày.

Ngày... tháng... năm....

Chủ tịch UBND......

Ký tên, đóng dấu

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng.... năm.....

TỜ KHAI VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG,
HOẠT ĐỘNGKHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY

Họ và tên khai sinh:................................... bí danh............................

Ngày tháng năm sinh: ........................................................................

Quê quán:............................................................................................

Hộ khẩu thường trú:............................................................................

Chức vụ, đơn vị khi bị địch bắt:.............. Trong trường hợp................

.............................................................................................................

- Ngày tháng năm và các nhà tù bị địch bắt tù đày:

+ Lần 1, từ ngày.... tháng.... năm đến ngày..... tháng.... năm ở........

Họ và tên người biết:...........................................................................

Hiện ở:.................................................................................................

+ Lần 2, từ ngày.... tháng.... năm đến ngày..... tháng.... năm ở........

Họ và tên người biết:...........................................................................

Hiện ở:.................................................................................................

......

- Hồ sơ đã kê khai trong tù:

Họ và tên: ............................................................................................

Quê quán:.............................................................................................

Chức vụ, đơn vị: ...................................................................................

- Được ra tù cuối cùng (ghi rõ: vượt ngục, mãn hạn, trao trả hoặc do địch thả đơn phương):.......... tại........ ngày....... tháng..... năm...........

Hiện đang hưởng chế độ ưu đãi gì:.......................................................

Xác nhận và đề nghị của UBND xã

UBND xã.....................................................

Xác nhận ông, bà.........................................

đã làm tờ khai với những nội dung trên đây tại.................................................................

Đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội xem xét giải quyết

Ngày... tháng... năm....

Chủ tịch UBND......

(Ký tên, đóng dấu)

Người khai

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 27/2000/TT-BLĐTBXH

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu27/2000/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/11/2000
Ngày hiệu lực09/11/2000
Ngày công báo08/01/2001
Số công báoSố 1
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 27/2000/TT-BLĐTBXH

Lược đồ Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu27/2000/TT-BLĐTBXH
          Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
          Người kýNguyễn Đình Liêu
          Ngày ban hành09/11/2000
          Ngày hiệu lực09/11/2000
          Ngày công báo08/01/2001
          Số công báoSố 1
          Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2007
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 27/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi thủ tục lập hồ sơ của người hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù, đày không thoát ly