Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ Nghị định 58/2010/NĐ-CP đã được thay thế bởi Quyết định 1316/QĐ-BQP 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 04/04/2019.
Nội dung toàn văn Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ Nghị định 58/2010/NĐ-CP
BỘ
QUỐC PHÒNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2010/NĐ-CP">85/2010/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2010 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2010/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23
tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ và Nghị định
số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ, như sau:
THÔNG TƯ:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn chi tiết các Điều 11, Điều 15, điểm a khoản 1 Điều 28, khoản 1 và 6 Điều 29, Điều 32, Điều 33, Điều 34 và Điều 36 Luật dân quân tự vệ; khoản 2 Điều 8, khoản 4 Điều 11, khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Hướng dẫn việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức tuyển chọn, xây dựng số lượng, chất lượng dân quân tự vệ; đề án về tổ chức, huấn luyện, hoạt động, chính sách của lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt; số lượng, cơ cấu cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp xã), Ban chỉ huy quân sự cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở), Ban chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ban Đảng ở Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương), trình tự thành lập, giải thể đơn vị dân quân tự vệ; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quân đội trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị dân quân tự vệ; Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương.
3. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.
Điều 3. Kỷ niệm Ngày Truyền thống của dân quân tự vệ
1. Kỷ niệm các năm chẵn (số năm kỷ niệm ngày truyền thống có chữ số cuối cùng là 0)
a) Được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp; để tôn vinh truyền thống lực lượng dân quân tự vệ, góp phần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho lực lượng dân quân tự vệ và nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương, cơ quan, tổ chức;
b) Yêu cầu tổ chức kỷ niệm lấy giáo dục, tuyên truyền là chủ yếu, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và lực lượng dân quân tự vệ, phát huy tính quần chúng rộng rãi, kết hợp với các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và các hoạt động thi đua yêu nước của địa phương; bảo đảm nghiêm túc, trang trọng, có ý nghĩa thiết thực, tiết kiệm và an toàn tuyệt đối.
2. Kỷ niệm những năm còn lại
a) Căn cứ vào tình hình cụ thể từng địa phương, cơ sở để tổ chức kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, tiết kiệm; kết hợp với tổ chức ra quân huấn luyện, lễ kết nạp dân quân tự vệ, công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
b) Việc tổ chức kỷ niệm gắn với các đợt tuyên truyền, phát động thi đua hướng vào công tác tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của dân quân tự vệ; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức mít tinh, gặp mặt cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ qua các thời kỳ; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh, công tác quốc phòng, quân sự ở các Bộ, ngành và địa phương;
3. Trách nhiệm triển khai thực hiện
a) Căn cứ hướng dẫn của cơ quan chức năng và đặc điểm, điều kiện cụ thể, các Bộ, ngành Trung ương, các quân khu và địa phương xác định quy mô, nội dung, hình thức tổ chức kỷ niệm năm chẵn Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ cho thích hợp;
b) Hằng năm, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ;
c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu bộ, ngành, cơ quan, tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện.
Điều 4. Nội dung đăng ký và báo cáo kết quả công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
1. Nội dung đăng ký
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh;
b) Giới tính;
c) Trình độ văn hóa, học vị, học hàm, trình độ lý luận chính trị;
d) Dân tộc, tôn giáo;
đ) Nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, trình độ quân sự (nếu có);
e) Thành phần xuất thân, thành phần bản thân;
g) Ngày vào Đảng, ngày vào Đoàn;
h) Sức khỏe;
i) Nơi thường trú, tạm trú;
k) Họ tên cha, mẹ;
l) Họ tên vợ hoặc chồng;
m) Đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;
n) Đối tượng được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Nội dung báo cáo kết quả đăng ký:
a) Tổng số công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký;
b) Nam, nữ từ đủ 18 tuổi đến đủ 25 tuổi;
c) Nam từ trên 25 tuổi đến đủ 35 tuổi; Nữ từ trên 25 tuổi đến đủ 30 tuổi;
d) Nam từ trên 35 tuổi đến đủ 45 tuổi, nữ từ trên 30 tuổi đến đủ 40 tuổi;
đ) Công dân không đủ tiêu chuẩn kết nạp vào dân quân tự vệ;
e) Công dân thuộc diện tạm miễn, tạm hoãn;
g) Công dân nam đủ tiêu chuẩn nhập ngũ nhưng chưa gọi nhập ngũ;
h) Quân nhân dự bị (trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ) chưa sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên, đơn vị dân quân tự vệ.
3. Thời gian đăng ký hằng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật dân quân tự vệ và điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Bộ Tổng Tham mưu ban hành và cấp phát sổ đăng ký, sổ kế hoạch công tác, mẫu biểu báo cáo kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Điều 5. Quản lý dân quân tự vệ
1. Quản lý dân quân tự vệ nòng cốt
a) Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức quản lý đại đội pháo phòng không 23mm hoặc 37mm-1, pháo binh 105mm hoặc 85mm hoặc 76,2mm, tiểu đoàn tự vệ trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu; ngoài thời gian trên do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quản lý;
b) Ban chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức quản lý trung đội, đại hội dân quân tự vệ cơ động thuộc huyện, trung đội súng máy phòng không 14,5mm hoặc 12,7mm, trung đội súng cối 82mm, pháo ĐKZ 82mm, trung đội dân quân tự vệ công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế thuộc huyện trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu;
c) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Bộ chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) quản lý trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ tại chỗ và các tiểu đội, hoặc tổ, hoặc khẩu đội dân quân tự vệ thông tin, công binh, trinh sát, phòng hóa, y tế, cối 60mm trong biên chế; các đơn vị dân quân tự vệ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức tại cơ sở ngoài thời gian tập trung huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu; kịp thời đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế các đơn vị dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý;
d) Cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ từ cấp tổ, tiểu đội trưởng trở lên quản lý đơn vị dân quân tự vệ được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp trên trực tiếp về tình hình số lượng, chất lượng, những biến động của cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền.
2. Quản lý dân quân tự vệ rộng rãi
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; đưa ra khỏi danh sách những công dân đã chuyển hộ khẩu, đã hết tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, những người đã chết, những người không còn đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật; 03 tháng một lần tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Điều 6. Tổ chức tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt
1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và chỉ tiêu được giao, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) lập kế hoạch tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt, báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cấp xã giúp cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) tổ chức dân bàn, dân cử; lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức kết nạp dân quân nòng cốt.
3. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức ở cơ sở hoặc Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) giúp cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp tuyển chọn, lập danh sách, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định và tổ chức kết nạp tự vệ mới.
4. Đối với dân quân, hằng năm số tuyển chọn để kết nạp mới phải tương ứng với số đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra, tỷ lệ này khoảng 20% đến 25% so với tổng số dân quân ở cấp xã.
5. Đối với lực lượng tự vệ và dân quân tự vệ biển căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên, độ tuổi tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật dân quân tự vệ.
6. Tổ chức lễ kết nạp vào dân quân tự vệ nòng cốt và cấp giấy chứng nhận cho công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ đạo, bảo đảm trang nghiêm, thiết thực, thường gắn với tổ chức ra quân huấn luyện hằng năm.
Điều 7. Mẫu giấy, quản lý và sử dụng các loại giấy chứng nhận của dân quân tự vệ nòng cốt
1. Mẫu Giấy chứng nhận dân quân tự vệ, Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Giấy phép sử dụng vũ khí được quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này; Bộ Tổng tham mưu thống nhất quản lý, in và cấp phát các loại giấy này.
2. Quản lý, sử dụng
a) Bộ Tham mưu các Quân khu, Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện là cơ quan quản lý các loại giấy chứng nhận của dân quân tự vệ nòng cốt, có trách nhiệm quản lý chặt chẽ số lượng các loại giấy và trực tiếp cấp phát xuống Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
b) Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt và giấy phép sử dụng vũ khí chỉ được sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi hoàn thành nhiệm vụ, giấy phép sử dụng vũ khí phải được thu hồi giao cho Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quản lý. Khi hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt.
c) Giấy phép sử dụng vũ khí do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện ký, trường hợp sử dụng vũ khí ra ngoài địa bàn cấp huyện, giấy phép sử dụng vũ khí do Chỉ huy trường Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ký, tự vệ biển thuộc Quân chủng Hải quân quản lý do Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân ký.
Chương 2.
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
Điều 8. Xây dựng chất lượng lực lượng dân quân tự vệ
1. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lấy việc xây dựng chất lượng chính trị làm chính, bảo đảm đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đảng ủy quân sự cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh ủy, huyện ủy tham mưu giúp cấp ủy Đảng cùng cấp xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong dân quân tự vệ, phấn đấu đạt 18% trở lên; riêng đảng viên trong lực lượng dân quân đạt từ 15% trở lên, hằng năm kết nạp vào Đảng ít nhất được 1,5% trở lên so với tổng số dân quân tự vệ; 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng là đảng viên, trong đó có 85% Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trở lên tham gia cấp ủy Đảng ở xã; tiểu đội dân quân cơ động có đảng viên; trung đội dân quân cơ động có tổ đảng; xã có điều kiện tổ chức chi bộ quân sự cấp xã; nâng tỷ lệ đoàn viên trong dân quân tự vệ đạt từ 60% trở lên.
Điều 9. Xây dựng số lượng dân quân tự vệ thời bình
1. Xây dựng số lượng dân quân tự vệ ở cấp tỉnh
a) Tỉnh có dân số đến 500.000, tỷ lệ từ 3% - 2,1%;
b) Tỉnh có dân số từ trên 500.000 đến 1.500.000, tỷ lệ từ 2,09% - 1,65%;
c) Tỉnh có dân số từ trên 1.500.000 đến 2.500.000, tỷ lệ 1,64% - 1,3%;
d) Tỉnh có dân số từ trên 2.500.000 đến 3.500.000, tỷ lệ 1,29% - 1,1%;
đ) Tỉnh có dân số từ trên 3.500.000 trở lên tỷ lệ 1,09% - 0,6%;
e) Căn cứ tình hình và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, xây dựng số lượng dân quân tự vệ ở cấp tỉnh tỷ lệ có thể cao hoặc thấp hơn so với quy định tại khoản 1 điều này.
2. Xây dựng số lượng dân quân tự vệ ở cấp huyện
a) Huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, huyện đảo dân số từ 20.000 đến 50.000, tỷ lệ từ 5% - 2,4% so với dân số;
b) Huyện có dân số từ trên 50.000 đến 100.000, tỷ lệ từ 2,39% - 1,9%;
c) Huyện có dân số từ trên 100.000 đến 200.000, tỷ lệ từ 1,89% - 1,7%;
d) Huyện có dân số từ trên 200.000 đến 300.000, tỷ lệ từ 1,69% - 1,5%;
đ) Huyện có dân số từ trên 300.000 trở lên, tỷ lệ từ 1,49% - 1%;
e) Các huyện đảo có dân số dưới 20.000, huyện đảo không có xã, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh bố trí tỷ lệ thích hợp để bảo đảm tăng cường quốc phòng - an ninh của địa phương.
3. Xây dựng về số lượng dân quân tự vệ ở cấp xã.
a) Xã thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, xã đảo dân số dưới 1.000 tỷ lệ từ 8% - 5% so với dân số;
b) Xã có dân số từ trên 1.000 đến 3.000, tỷ lệ từ 4,99% - 3,3%;
c) Xã có dân số từ trên 3.000 đến 6.000, tỷ lệ từ 3,29% - 2,2%;
d) Xã có dân số trên 6.000 đến 15.000, tỷ lệ từ 2,19% - 1%;
đ) Xã có dân số trên 15.000 đến 25.000, tỷ lệ từ 0,99% - 0,5%;
e) Xã có dân số trên 25.000, tỷ lệ từ 0,49% - 0,3%;
4. Xây dựng lực lượng tự vệ ở cơ quan, tổ chức
a) Các cơ quan Nhà nước có số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ký kết hợp đồng lao động dài hạn từ 50 người trở lên tỷ lệ tự vệ từ 10% - 20% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
b) Các cơ quan nhà nước có số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dưới 50 người căn cứ tình hình cụ thể do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định tỷ lệ và việc thành lập đơn vị tự vệ.
5. Xây dựng lực lượng tự vệ ở doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp có từ 50 đến 500 lao động, tỷ lệ từ 15% - 10%
b) Doanh nghiệp có trên 500 đến 1500 lao động, tỷ lệ từ 9,9% đến 8%
c) Doanh nghiệp có trên 1500 đến 3000 lao động, tỷ lệ từ 7,9% đến 4%
d) Doanh nghiệp có trên 3000 lao động, tỷ lệ từ 3,9% đến 1,2%
đ) Doanh nghiệp có dưới 50 lao động, nhưng do đặc thù của doanh nghiệp và có yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh thì tổ chức tiểu đội tự vệ.
e) Các doanh nghiệp khi xây dựng lực lượng tự vệ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 điều này, số lượng người lao động được tính là người được ký kết hợp đồng lao động từ 06 tháng trở lên và trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Điều 10. Tổ chức, biên chế đơn vị dân quân tự vệ
1. Tổ chức, biên chế dân quân tự vệ cơ động, tại chỗ
Đơn vị |
Tổ chức |
Biên chế |
||||||
Cán bộ Tiểu đoàn |
Cán bộ Đại đội |
Trung đội trưởng |
Tiểu đội trưởng |
Tổ trưởng |
Chiến sỹ |
Tổng số |
||
Tổ |
01 Tổ |
|
|
|
|
01 |
2-4 |
3-5 |
Tiểu đội |
2-3 Tổ |
|
|
|
01 |
2-3 |
4-8 |
7-12 |
Trung đội |
2-4 Tiểu đội |
|
|
01 |
2-4 |
4-8 |
8-24 |
18-37 |
Đại đội |
2-4 Trung đội |
|
04 |
2-4 |
6-12 |
12-24 |
46-60 |
70-100 |
Tiểu đoàn |
2-3 Đại đội |
04 |
8-12 |
6-9 |
21-30 |
40-58 |
71-237 |
150-350 |
2. Tổ chức, biên chế dân quân tự vệ phòng không, pháo binh
Đơn vị |
Tổ chức |
Biên chế |
||||
Cán bộ Đại đội |
Trung đội trưởng |
Khẩu đội trưởng |
Chiến sỹ |
Tổng số |
||
Khẩu đội |
01 Khẩu |
|
|
01 |
2-13 |
3-14 |
Trung đội |
2-4 Khẩu đội |
|
01 |
2-4 |
12-25 |
15-30 |
Đại đội |
2-4 Trung đội |
04 |
2-4 |
5-9 |
32-56 |
43-73 |
3. Tổ chức, biên chế dân quân tự vệ biển
Đơn vị |
Tổ chức |
Biên chế |
||||||
Cán bộ Hải đoàn |
Cán bộ Hải đội |
Trung đội trưởng |
Tiểu đội trưởng |
Tổ trưởng |
Chiến sỹ |
Tổng số |
||
Tổ |
01 Tổ |
|
|
|
|
01 |
2-4 |
3-5 |
Tiểu đội |
2-3 Tổ |
|
|
|
01 |
2-3 |
4-8 |
7-12 |
Trung đội |
2-4 Tiểu đội |
|
|
01 |
2-3 |
4-8 |
8-24 |
15-37 |
Hải đội |
2-4 Trung đội |
|
04 |
2-4 |
4-12 |
8-24 |
16-44 |
34-88 |
Hải đoàn |
2-3 Hải đội |
04 |
8-12 |
4-6 |
8-18 |
16-36 |
40-60 |
72-148 |
4. Biên chế dân quân tự vệ thông tin, công binh, trinh sát, phòng hóa, y tế, thực hiện từ cấp tổ đến cấp trung đội theo khoản 1 điều này.
5. Căn cứ vào tình hình dân số, địa lý, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời bình, thời chiến và điều kiện cụ thể của từng địa phương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh xây dựng đề án tổ chức lực lượng dân quân tự vệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Điều 11. Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ biển
1. Tổ chức lực lượng dân quân biển
Đối với tàu, thuyền của hợp tác xã, tổ, đội đoàn kết, dòng họ, hộ cá thể hoạt động trên biển: Chọn một số chủ tàu, thuyền, thuyền trưởng, tài công, người lao động là người địa phương, một số người lao động ở địa phương khác có giấy chứng nhận dân quân tự vệ, có uy tín, đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ, biên chế vào dân quân biển, tỷ lệ chiếm từ 50% đến 80% tổng số người lao động trên tàu, thuyền; cấp tiểu đội bố trí trên 2 đến 3 tàu thuyền, trung đội bố trí trên 4 đến 6 tàu thuyền cùng hoạt động trên một ngư trường.
2. Tổ chức tự vệ biển
a) Đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ, trên tàu, thuyền của doanh nghiệp phải có ít nhất 30% người lao động là người của địa phương; tuyển chọn những chủ tàu, thuyền trưởng, tài công và thuyền viên có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ, biên chế vào lực lượng tự vệ biển; quy mô tổ chức cấp tổ, tiểu đội, trung đội.
b) Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên biển được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ có thẩm quyền: 100% doanh nghiệp phải tổ chức đơn vị tự vệ trên các tàu, thuyền, các giàn khoan thăm dò, trạm Hải đăng, phương tiện khác khai thác trên biển; biên chế 100% cán bộ, thuyền viên trên tàu, thuyền, các giàn khoan thăm dò, trạm Hải đăng, phương tiện khai thác trên biển vào tự vệ; quy mô tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này.
3. Không biên chế người lao động là quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên vào đơn vị dân quân tự vệ biển.
Điều 12. Tổ chức lực lượng dân quân thường trực
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các xã biên giới đất liền, xã đảo, xã ven biển, xã nội địa trọng điểm quốc phòng - an ninh, huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trong trạng thái thường xuyên tổ chức dân quân thường trực quân số từ 7 đến 10 người; trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoặc trạng thái quốc phòng cao hơn, thì được tổ chức từ tiểu đội tăng cường đến trung đội;
2. Khi thay đổi lực lượng dân quân thường trực phải có số cũ xen kẽ với số mới, tỷ lệ thay đổi không quá 50% quân số.
Điều 13. Xây dựng đề án, chính sách về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ
1. Bộ Tư lệnh quân khu chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án, chính sách tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng đề án, chính sách tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, trình Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn.
2. Nội dung kế hoạch, đề án
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn Luật dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Quy mô, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ;
c) Đào tạo Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ.
d) Biên chế, xây dựng trụ sở, trang thiết bị của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và nơi ăn, nghỉ cho lực lượng dân quân thường trực, dân quân cơ động khi huy động thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Luật dân quân tự vệ;
đ) Sản xuất, trang bị vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ cho dân quân tự vệ nòng cốt;
e) Xây dựng thao trường, bãi tập phục vụ cho tập huấn cán bộ, huấn luyện, hội thao, hội thi, diễn tập của lực lượng dân quân tự vệ;
g) Xây dựng lực lượng dân quân thường trực biên giới, xã đảo, xã trọng điểm quốc phòng - an ninh;
h) Xây dựng các trung đội dân quân cơ động cấp xã, trung đội, đại đội dân quân cơ động cấp huyện;
i) Xây dựng các trung đội súng máy phòng không 12,7mm, 14,5mm, trung đội ĐKZ 82mm, trung đội cối 82mm cấp huyện, đại đội pháo phòng không 23mm hoặc 37mm-1, đại đội pháo binh 105mm hoặc 85mm hoặc 76,2mm, tiểu đoàn tự vệ cấp tỉnh;
k) Xây dựng điểm trung đội tự vệ doanh nghiệp ngoài nhà nước;
l) Xây dựng trung đội dân quân trên biển khai thác, đánh bắt cá xa bờ;
m) Huấn luyện dân quân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện trở thành quân nhân dự bị hạng 1.
3. Xây dựng chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ
a) Trợ cấp ngày công lao động, hỗ trợ tiền ăn và các chi phí khác cho dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ rộng rãi khi huy động thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Luật dân quân tự vệ;
b) Trang phục, sao mũ, phù hiệu cho lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt;
c) Chính sách cho dân quân tự vệ biển làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tìm kiếm, cứu nạn trên biển và chính sách cho dân quân tự vệ biển khi tham gia nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo;
d) Chính sách đối với dân quân thường trực xã biên giới, xã đảo, xã trọng điểm quốc phòng, an ninh;
đ) Chính sách đối với dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;
e) Chính sách trả lương, phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị, phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, phụ cấp thâm niên, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe đối với tự vệ;
g) Chính sách tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trong thời gian làm nhiệm vụ của tự vệ nòng cốt;
h) Chính sách đối với dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh.
4. Cơ quan quân sự địa phương các cấp, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các đề án và chính sách theo phạm vi thẩm quyền.
Điều 14. Số lượng, cơ cấu Ban chỉ huy quân sự cấp xã
1. Số lượng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
a) Xã loại 1, xã loại 2 theo quy định tại Nghị định 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, xã trọng điểm quốc phòng - an ninh được biên chế không quá 5 người gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và 02 Chỉ huy phó.
b) Các xã còn lại biên chế 4 người gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và Chỉ huy phó.
2. Cơ cấu cán bộ của Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
a) Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy (chi bộ) cấp xã kiêm nhiệm;
c) Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã kiêm nhiệm;
d) Chỉ huy phó là cán bộ không chuyên trách hoặc cán bộ chuyên trách được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí trong số lượng được tăng thêm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; xã biên giới đất liền, xã đảo thường bố trí cán bộ chuyên trách.
đ) Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm được xem xét để bổ nhiệm lại.
Điều 15. Cơ cấu, số lượng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
1. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
a) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức các đơn vị thành viên thuộc Bộ, ngành Trung ương; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế không do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức các đơn vị cấp dưới của các đơn vị thành viên thuộc Bộ, ngành Trung ương, các Công ty thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty không do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
b) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức của các sở, ngành thuộc cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc khối huyện ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban chỉ huy quân sự được thành lập theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Số lượng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở biên chế 4 người, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, khu vực hoạt động, đơn vị quản lý đa ngành nghề, đa lĩnh vực số lượng từ 5 đến 6 người;
a) Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm;
b) Chính trị viên là bí thư Đảng ủy (chi bộ) kiêm nhiệm;
c) Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nghiệm thường do Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kiêm nhiệm;
d) Chỉ huy phó, bố trí 1 người hoặc 2 đến 3 người, trong đó có 1 chỉ huy phó là cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng, quân sự đảm nhiệm;
3. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở các đơn vị thành viên thuộc Bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh nào thì do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh ở nơi đó quyết định thành lập hoặc giải thể.
Điều 16. Thành phần chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ
1. Chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn gồm: Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Chính trị viên hải đoàn, Tiểu đoàn phó, Hải đoàn phó, Chính trị viên phó tiểu đoàn, Chính trị viên phó hải đoàn.
2. Chỉ huy đại đội, hải đội gồm: Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên hải đội, Đại đội phó, Hải đội phó, Chính trị viên phó đại đội, Chính trị viên phó hải đội.
3. Chỉ huy trung đội, tiểu đội và tương đương chỉ bố trí 01 cấp trưởng.
4. Trung đội trưởng cơ động cấp xã thường do Thôn đội trưởng ở thôn nơi đặt trụ sở hoặc gần trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm. Đối với thôn tổ chức cấp trung đội hoặc cấp tiểu đội hoặc tổ dân quân tại chỗ, chức danh Trung đội trưởng hoặc tiểu đội trưởng hoặc tổ trưởng dân quân tại chỗ do Thôn đội trưởng kiêm nhiệm. Các tiểu đội dân quân trong trung đội dân quân tại chỗ được bố trí các tiểu đội trưởng dân quân tại chỗ.
5. Thôn đội trưởng được bố trí kiêm trưởng thôn khi địa phương có yêu cầu.
Điều 17. Trang thiết bị chuyên ngành quân sự ở trụ sở hoặc nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã
a) Bảng chức trách, nhiệm vụ, biển tên của từng chức danh trong Ban chỉ huy quân sự; các mẫu biểu thống kê, hệ thống sổ sách đăng ký, quản lý dân quân tự vệ nòng cốt, công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, dự bị động viên, nam công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và số nhật ký trực chỉ huy, sổ bàn giao ca trực.
b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh, phòng thủ dân sự và công tác quốc phòng, quân sự địa phương, 01 số báo Quân đội nhân dân, 01 số tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng - an ninh;
c) Trang thiết bị, cơ sở vật chất bảo đảm cho dân quân làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, hoạt động, huấn luyện và phòng thủ dân sự;
d) Các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác chỉ huy.
2. Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
a) Được trang bị theo quy định tại khoản 1 điều này;
b) Căn cứ vào lĩnh vực quản lý ngành được trang bị theo tính chất quy định riêng của từng ngành.
3. Tiêu chuẩn vật chất cơ bản của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
Điều 18. Trình tự tổ chức thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
1. Thành lập Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương
a) Người đứng đầu Bộ, ngành Trung ương đề xuất với Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành Trung ương xem xét và đề nghị thành lập Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành và bổ nhiệm chức danh cán bộ Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, số lượng từ 4 đến 6 người về Bộ Quốc phòng (qua Cục Dân quân tự vệ - Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng Bộ, ngành Trung ương và địa phương);
b) Cục Dân quân tự vệ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền để trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương và bổ nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy trong Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương.
2. Thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
a) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu các cơ quan, tổ chức đủ điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có văn bản đề nghị thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và bổ nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy trong Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;
b) Căn cứ vào đề nghị của cơ quan, tổ chức, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh ra quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và bổ nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;
3. Thủ tục việc giải thể Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và miễn nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện tương tự các bước như thủ tục thành lập.
Điều 19. Trình tự thành lập, giải thể đơn vị dân quân tự vệ
1. Trình tự thành lập
a) Căn cứ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của địa phương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện khảo sát nắm tình hình; Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có trách nhiệm phối hợp xây dựng văn bản đề nghị thành lập đơn vị dân quân tự vệ;
b) Căn cứ đề án tổ chức lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh được Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt; Ban chỉ huy quân sự cấp huyện hướng dẫn cho cấp xã, cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng đơn vị dân quân tự vệ, đề nghị cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thẩm tra ra quyết định thành lập và bổ nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ;
2. Việc giải thể đơn vị dân quân tự vệ, miễn nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ thực hiện các bước tương tự như thành lập đơn vị dân quân tự vệ.
Điều 20. Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ nòng cốt
1. Việc cử sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp
a) Các doanh nghiệp quốc phòng có tổ chức lực lượng tự vệ;
b) Khi huy động dân quân tự vệ độc lập hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ngoài địa bàn cấp xã;
c) Khi xảy ra bạo loạn ở địa phương phải huy động lực lượng dân quân tự vệ từ nơi khác đến theo lệnh của cấp có thẩm quyền;
d) Khi huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
2. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, người đứng đầu doanh nghiệp quốc phòng ra quyết định cử sỹ quan chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này.
Chương 3.
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN CÁN BỘ VÀ HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
Điều 21. Đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã
1. Hình thức đào tạo
a) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở;
b) Đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở;
c) Đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở;
d) Đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng ngành quân sự cơ sở;
đ) Đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở;
e) Đào tạo liên thông từ cao đẳng ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở.
2. Đối tượng đào tạo
a) Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã chưa qua đào tạo; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt; đội ngũ cán bộ đảng viên đang công tác ở cấp xã; quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ quân đội có kỳ hạn chuyển về địa phương công tác trong quy hoạch nguồn cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, được xét tuyển hoặc thi tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Đối tượng được ưu tiên tuyển sinh: Con liệt sỹ, con thương binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh, con anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng, con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; người dân tộc thiểu số ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người có cha, mẹ ở vùng cao, miền núi (trừ thị xã, thị trấn) có hộ khẩu thường trú từ 05 năm trở lên;
c) Đối tượng tuyển sinh theo chế độ cử tuyển: Thực hiện theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42 Thông tư số 11/2010/TT-BQP ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn tuyển sinh quân sự năm 2010 hoặc theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Quốc phòng.
2. Tiêu chuẩn đào tạo
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Tuổi đời dự các khóa đào tạo được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 điều này không quá 25 tuổi với đối tượng nguồn, không quá 27 tuổi đối với đối tượng giữ cương vị trung đội trưởng dân quân tự vệ trở lên, không quá 29 tuổi đối với các đối tượng được quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 điều này, không quá 32 tuổi đối với đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 điều này;
c) Trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;
d) Là đảng viên hoặc có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam trong thời gian thực hiện khóa đào tạo;
đ) Đủ sức khỏe thực hiện các khóa đào tạo;
e) Đào tạo liên thông đối với người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở hoặc cao đẳng ngành quân sự cơ sở; người có kết quả học tập đạt loại khá trở lên được dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 01 năm làm việc đúng chuyên môn tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Chương trình đào tạo
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, chương trình khung cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở;
b) Bộ Quốc phòng căn cứ chương trình khung xây dựng chương trình chi tiết và quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật dân quân tự vệ.
4. Thời gian đào tạo
a) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở 18 tháng;
b) Đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở từ nguồn quy hoạch cán bộ cấp xã thời gian 36 tháng;
c) Đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở từ nguồn quy hoạch cán bộ cấp xã thời gian 48 tháng;
d) Đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng ngành quân sự cơ sở 18 tháng;
đ) Đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở 36 tháng;
e) Đào tạo từ cao đẳng ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở 18 tháng;
5. Người có bằng tốt nghiệp đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo quy định tại khoản 1 điều này được đề nghị, xét phong quân hàm sỹ quan dự bị theo quy định của pháp luật.
6. Ban tuyển sinh quân sự các cấp có trách nhiệm giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng cấp tổ chức hướng dẫn, sơ tuyển, cử tuyển, xét tuyển theo chỉ tiêu hằng năm được giao, tổ chức chặt chẽ các đợt tập trung thí sinh thuộc đối tượng dự các khóa đào tạo chính quy từ nguồn đào tạo cao đẳng, đại học về các trường quân sự Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; căn cứ vào quy hoạch đào tạo cán bộ quân sự cấp xã của địa phương, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp huyện tuyển chọn người đi đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Điều 22. Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ
1. Bồi dưỡng
a) Đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương phải được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại Học viện Quốc phòng và các nhà trường trong Quân đội, nội dung theo quy định tại chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ, công chức và đảng viên (ban hành kèm theo Quyết định số 389/QĐ-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); hằng năm, căn cứ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, Bộ Quốc phòng quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; cập nhật các nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh mới, thời gian từ 2 đến 3 ngày;
b) Đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã chưa qua đào tạo, cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng, quân sự phải được bồi dưỡng tại Trường quân sự quân khu, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường quân sự cấp tỉnh.
2. Tập huấn cán bộ
a) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, cán bộ tiểu đoàn, cán bộ đại đội, trung đội, khẩu đội trưởng, pháo phòng không, pháo binh; trung đội trưởng, tiểu đội trưởng công binh; cán bộ chỉ huy hải đoàn, hải đội, trung đội trưởng dân quân tự vệ biển được tập huấn tại trường quân sự cấp tỉnh, trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và tại vùng Hải quân.
b) Cán bộ trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ cơ động, tại chỗ, Thôn đội trưởng; cán bộ tiểu đội, tổ dân quân tự vệ thông tin, trinh sát, phòng hóa, y tế được tập huấn, tại Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
3. Nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn theo quy định tại Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt.
Điều 23. Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt
1. Chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, pháp luật theo chương trình 4 năm và nâng cao theo quy định tại Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ chỉ huy vùng Hải quân căn cứ vào chương trình huấn luyện do Bộ Quốc phòng quy định, sự chỉ đạo trực tiếp của Quân khu, Quân chủng Hải quân và tình hình cụ thể của từng địa phương xác định nội dung huấn luyện cho phù hợp. Thực hiện phương châm huấn luyện cơ bản, thiết thực, chất lượng, vận dụng sáng tạo và hợp lý, sát với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
3. Thời gian giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự của dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 34 của Luật dân quân tự vệ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra địa phương, cơ sở về việc tổ chức giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho các đối tượng dân quân tự vệ đúng, đủ thời gian, đảm bảo chất lượng theo chương trình, nội dung quy định.
4. Phân cấp huấn luyện
a) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở trực tiếp tổ chức giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho chiến sỹ năm thứ nhất, tại chỗ, cơ động, y tế và nơi tổ chức dân quân thường trực của cấp xã; nơi có điều kiện chiến sỹ mới được tập trung huấn luyện tại cụm xã hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
b) Ban chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân tự vệ cơ động, dân quân thường trực thuộc quyền, trung đội súng máy phòng không 14,5mm, 12,7mm, trung đội súng cối 82mm, pháo ĐKZ 82mm, trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa thuộc huyện;
c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân tự vệ pháo phòng không 23mm hoặc 37mm-1, pháo binh 105mm hoặc 85mm hoặc 76,2mm, tiểu đoàn tự vệ và lực lượng dân quân tự vệ cơ động được điều động làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
d) Đối với tự vệ biển: Tự vệ các Hải đoàn, Hải đội do Quân chủng Hải quân quản lý, chỉ đạo tổ chức huấn luyện tại các Hải đoàn, Hải đội; dân quân tự vệ biển của các tỉnh, thành phố do cấp huyện tổ chức huấn luyện;
Điều 24. Diễn tập, hội thi, hội thao
1. Diễn tập: Bộ Quốc phòng có quy định riêng.
2. Hội thao
a) Cấp huyện mỗi năm tổ chức 1 lần;
b) Cấp tỉnh 5 năm tổ chức 2 lần;
c) Cấp quân khu 5 năm tổ chức 2 lần;
d) Cấp Bộ 5 năm tổ chức một lần.
3. Hội thi: Căn cứ tình hình cụ thể, các địa phương tổ chức hội thi toàn diện hoặc chuyên ngành.
Điều 25. Trách nhiệm của Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trong việc chỉ đạo công tác huấn luyện dân quân tự vệ
1. Hằng năm, căn cứ Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành và các địa phương, chỉ lệnh về công tác dân quân tự vệ, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ngành dân quân tự vệ của Bộ Tổng Tham mưu, tình hình thực tế của địa phương, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ra mệnh lệnh về công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; chỉ lệnh công tác dân quân tự vệ và công tác giáo dục quốc phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự được giao.
2. Tư lệnh Quân khu chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác dân quân tự vệ; kiểm tra, hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền tổ chức triển khai công tác huấn luyện của dân quân tự vệ; đồng thời phê chuẩn kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ dân quân tự vệ và giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho chiến sỹ dân quân tự vệ của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
3. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở tham mưu giúp Huyện ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác dân quân tự vệ; kiểm tra hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền, tổ chức triển khai công tác huấn luyện dân quân tự vệ, phê chuẩn kế hoạch, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ dân quân tự vệ và giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho chiến sỹ dân quân tự vệ.
4. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự cấp xã tham mưu giúp cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự địa phương và chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện công tác dân quân tự vệ; trực tiếp phê chuẩn kế hoạch và triển khai công tác huấn luyện dân quân tự vệ của cấp xã và cơ quan, tổ chức; tham gia bồi dưỡng, tập huấn cán bộ theo quy định của trên.
5. Hằng năm, căn cứ vào sự chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên, chỉ huy tự vệ ở các doanh nghiệp nơi không có Ban chỉ huy quân sự xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự của tự vệ trình Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phê chuẩn; tổ chức triển khai kế hoạch huấn luyện cho lực lượng tự vệ bảo đảm chất lượng, hiệu quả; tham gia tập huấn theo quy định.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 26. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ
Bộ Tư lệnh các Quân khu, Quân chủng Hải quân, Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, ngành Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho lực lượng dân quân tự vệ, cán bộ và nhân dân về Luật dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện
1. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án tổ chức, huấn luyện, hoạt động, chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện và hoạt động của dân quân tự vệ; thi hành các biện pháp nâng cao chất lượng tổng hợp của dân quân tự vệ, coi trọng nâng cao chất lượng chính trị.
3. Tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dân quân tự vệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân quân tự vệ.
4. Hằng năm và từng thời kỳ, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức sơ kết, tổng kết, rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện Luật dân quân tự vệ, biểu dương, khen thưởng kịp thời; đề xuất phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo, giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại ở từng địa phương, cơ sở.
Điều 28. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
1. Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
2. Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức, huấn luyện, hoạt động của đơn vị tự vệ thuộc quyền theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
3. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được huy động lực lượng tự vệ tham gia hội thi, hội thao do Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương tổ chức; mọi hoạt động khác của lực lượng tự vệ do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy hoặc phối hợp với các Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật dân quân tự vệ.
4. Tham mưu về bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện, hoạt động của tự vệ nòng cốt thuộc cơ quan, tổ chức.
5. Tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền; phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ, thực hiện kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác dân quân tự vệ.
6. Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ.
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương
1. Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật;
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước về công tác dân quân tự vệ trong thời bình, thời chiến theo nhiệm vụ được giao;
3. Kết hợp việc xây dựng, huấn luyện hoạt động của dân quân tự vệ gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong quy hoạch, kế hoạch của Bộ, ngành Trung ương quản lý; chủ trì hoặc phối hợp với các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức hội thao lực lượng tự vệ toàn ngành.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng - an ninh, phòng thủ dân sự và công tác tự vệ.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, quyết định quy hoạch, kế hoạch, đề án tuyên truyền, phổ biến Luật dân quân tự vệ; đề án củng cố, xây dựng, hoàn thiện trụ sở hoặc nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã; đề án xây dựng thao trường, bãi tập kết hợp với giáo dục quốc phòng - an ninh của cấp xã hoặc cụm xã; sản xuất, mua sắm trang bị, vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ; đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; đề án xây dựng lực lượng tự vệ trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đề án xây dựng lực lượng dân quân thường trực nơi địa phương có tổ chức dân quân thường trực; đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển nơi địa phương có biển, đảo; đề án đảm bảo các chế độ, chính sách, trang phục cho dân quân tự vệ, đáp ứng yêu cầu huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ ở địa phương; ban hành văn bản chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo việc xây dựng đề án và triển khai đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ dân quân tự vệ và huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; thi hành các biện pháp huy động, sử dụng dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ.
4. Tổ chức thực hiện quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền; phối hợp với thanh tra quốc phòng thanh tra việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân quân tự vệ.
5. Chỉ đạo việc tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện việc thi đua, khen thưởng về công tác dân quân tự vệ.
Điều 31. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ Thông tư số 171/2004/TT-BQP ngày 15 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
MẪU CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG NHẬN DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
(kèm theo Thông tư số 58/2010/NĐ-CP">85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)
1. Mẫu giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt
Mặt phía trước
Họ và tên: ................................................................ Năm sinh:................................................................. Số CMND:................................................................ Tham gia LL DQTV ngày … tháng … năm.............. Chức vụ:...................................................................
|
Mặt phía sau
6 NHIỆM VỤ CỦA DQTV
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam. 2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. 3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác. 4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở. 5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
|
a) Quy cách
Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt có kích thước 10cm x 07cm, nền giấy màu xanh da trời nhạt dần ra phía ngoài, chính giữa có phù hiệu dân quân tự vệ, có 7 đường tròn đồng tâm, đường tròn thứ nhất là tiếp điểm ở 4 góc của phù hiệu dân quân tự vệ, xung quanh phù hiệu có các tia, khung giấy loại kép màu đỏ, đường khung phía ngoài nét đậm, đường khung phía trong nét mảnh, khoảng cách giữa 2 đường khung là 1mm.
b) Nội dung mặt trước
- Dòng thứ nhất và dòng thứ 2, ghi: Quốc hiệu;
- Dòng thứ 3: Góc bên phải, phía dưới Quốc hiệu ghi: Số…..;
- Dòng thứ 4 và thứ 5 ghi: Chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt;
- Dòng thứ 6 ghi: Họ và tên:….;
- Dòng thứ 7 ghi: Năm sinh….;
- Dòng thứ 8 ghi: Số CMND…. (chứng minh nhân dân);
- Dòng thứ 9 ghi: Tham gia lực lượng dân quân tự vệ ngày… tháng … năm….;
- Dòng thứ 10 ghi: Chức vụ …..;
- Dòng thứ 11: Góc bên phải ghi ngày… tháng … năm …. (ngày cấp giấy);
- Dòng thứ 12: ghi Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (ký tên, đóng dấu nếu là dân quân)
- Dòng thứ 13: ghi Thủ trưởng cơ quan tổ chức (ký tên, đóng dấu nếu là tự vệ);
- Góc trên phía bên trái, từ dưới dòng 2 đến trên dòng 6 để ô khung ảnh cỡ 2cm x 3cm;
c) Nội dung mặt sau:
- Khung giấy và trang trí hình dáng nền như mặt trước;
- Bên trong khung ghi 6 nhiệm vụ của dân quân tự vệ.
2. Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt
Mặt phía trước
Họ và tên: ............................................................................ Năm sinh:............................................................................. Quê quán:............................................................................. Nơi thường trú:..................................................................... Số CMND:............................................................................ Tham gia LL DQTV ngày … tháng … năm............................... Chức vụ:...............................................................................
|
Mặt phía sau
DÂN
QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT SAU KHI
1. Chuyển sang đăng ký dân quân tự vệ rộng rãi hoặc được đăng ký vào quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật.
2. Khi thay đổi nơi cư trú phải báo cáo Ban chỉ huy quân sự, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi đi và đăng ký với Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi đến.
3. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương.
|
a) Quy cách giấy theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này;
b) Nội dung mặt trước:
- Dòng thứ nhất và dòng thứ hai ghi: Quốc hiệu;
- Dòng thứ 3: Góc bên phải, phía dưới Quốc hiệu ghi: Số…..;
- Dòng thứ 4 và thứ 5 ghi: Chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt;
- Dòng thứ 6 ghi: Họ và tên:….;
- Dòng thứ 7 ghi: Sinh ngày… tháng … năm ….;
- Dòng thứ 8 ghi: Quê quán …;
- Dòng thứ 9 ghi: Nơi thường trú….;
- Dòng thứ 10 ghi: Số CMND…. (chứng minh nhân dân);
- Dòng thứ 11 ghi: Đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;
- Dòng thứ 12 ghi: Từ năm … đến năm …
- Dòng thứ 13 ghi: Chức vụ….;
- Dòng thứ 14 ghi: Kết quả huấn luyện đạt loại….;
- Dòng thứ 15: Góc bên phải ghi ngày… tháng … năm…. (ngày cấp giấy);
- Dòng thứ 16 ghi: Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (ký tên, đóng dấu nếu là dân quân)
- Dòng thứ 17 ghi: Thủ trưởng cơ quan tổ chức (ký tên, đóng dấu nếu là tự vệ);
- Góc trên phía bên trái, từ dưới dòng 2 đến trên dòng 6 để ô khung ảnh cỡ 2cm x 3cm;
c) Nội dung mặt sau:
- Khung giấy và trang trí hình dáng nền như mặt trước;
Dân quân tự vệ nòng cốt sau khi hoàn thành nghĩa vụ:
- Chuyển sang đăng ký DQTV rộng rãi tại địa phương.
- Sẵn sàng bổ sung vào DQTV nòng cốt và các lực lượng khác khi có lệnh của người chỉ huy quân sự có thẩm quyền để làm nhiệm vụ đột xuất.
- Khi thay đổi nơi cư trú phải báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi đi và đăng ký với Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi đến.
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tại địa phương.
3. Mẫu giấy phép sử dụng vũ khí
Mặt phía trước
Họ và tên:.............................................................................. Chức vụ:................................................................................ Đơn vị:.................................................................................. Số CMND:............................................................................. Loại súng:.............................................................................. Số súng:................................................................................ Cấp ngày: ......... tháng ........... năm........................................ Hạn sử dụng đến ngày ... tháng ... năm ....
|
Mặt phía sau
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Chấp hành nghiêm Điều 31 của Luật dân quân tự vệ và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Sử dụng vũ khí đúng mục đích, đúng pháp luật khi có lệnh của người chỉ huy trực tiếp và mệnh lệnh của người chỉ huy quân sự cấp trên.
3. Dân quân tự vệ khi được trang bị vũ khí phải được xét, duyệt chặt chẽ và biết sử dụng vũ khí được giao.
4. Khi hoàn thành nhiệm vụ phải lau chùi sạch sẽ và bàn giao lại cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở. Nếu làm hỏng làm mất do thiếu trách nhiệm phải bồi thường và truy cứu trách nhiệm hình sự.
|
a) Quy cách giấy theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này;
b) Nội dung mặt trước:
- Dòng thứ nhất và dòng thứ 2 ghi: Quốc hiệu;
- Dòng thứ 3, phía dưới Quốc hiệu, góc trên phía bên phải ghi: Số…..;
- Dòng thứ 4 và dòng thứ 5 ghi: Giấy phép sử dụng vũ khí;
- Dòng thứ 6: Họ và tên:….;
- Dòng thứ 7: Chức vụ….;
- Dòng thứ 8: Đơn vị …;
- Dòng thứ 9: Số CMTND…. (chứng minh nhân dân);
- Dòng thứ 10: Loại súng….;
- Dòng thứ 11: Số súng ….;
- Dòng thứ 12: Cấp ngày… tháng … năm …;
- Dòng thứ 13: Hạn sử dụng đến ngày… tháng … năm …;
- Dòng thứ 14 góc dưới phía bên phải: Ngày… tháng … năm….;
- Dòng thứ 15: Chỉ huy trưởng… (Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh) ký tên, đóng dấu.
- Góc trên phía bên trái, từ dưới dòng 2 đến trên dòng 6 để ô khung ảnh cỡ 2cm x 3cm;
c) Mặt sau:
- Khung giấy và trang trí hình dáng nền như mặt trước;
Những quy định chung
1. Chấp hành nghiêm Điều 31 của Luật dân quân tự vệ và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Sử dụng vũ khí đúng mục đích, đúng pháp luật khi có lệnh của người chỉ huy trực tiếp và mệnh lệnh của người chỉ huy quân sự cấp trên.
3. Dân quân tự vệ khi được trang bị vũ khí phải được xét, duyệt chặt chẽ và biết sử dụng vũ khí được giao.
4. Khi hoàn thành nhiệm vụ phải lau chùi sạch sẽ và bàn giao lại cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở. Nếu làm hỏng làm mất do thiếu trách nhiệm phải bồi thường và truy cứu trách nhiệm hình sự.