Thông tư 9-LĐTBXH/TT

Thông tư 9-LĐTBXH/TT năm 1991 bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên và cán bộ giảng dạy về nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 9-LĐTBXH/TT bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên cán bộ giảng dạy nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội đã được thay thế bởi Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 01/05/1999.

Nội dung toàn văn Thông tư 9-LĐTBXH/TT bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên cán bộ giảng dạy nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 9-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ  9-LĐTBVXH/TT NGÀY 3-10-1991 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ GIẢNG DẠY VỀ NGHỈ THEO CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 

Thi hành quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thông báo của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng tại Công văn số 2213/KG ngày 8-7-1991, về việc áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên và cán bộ giảng dạy thuộc hệ thống trường Đảng và đoàn thể theo quyết định 309-CT ngày 9-12-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện đối với những người về nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Đối tượng :

a) Giáo viên và cán bộ giảng dạy ở Học viện, trường thuộc hệ thống trường Đảng, đoàn thể, trường quản lý Nhà nước ( trường hành chính, trường cán bộ quản lý) mở theo quy chế trường lớp chính quy của các cơ quan có thẩm quyền quy định.

b) Giáo viên và cán bộ giảng dạy nói trên (a) có 5 năm trực tiếp giảng dạy, do yêu cầu được điều động về trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục, đào tạo ở học viện, trường Đảng, trường đoàn thể, trường quản lý Nhà nước, ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, ban khoa giáo trung ương và ban tuyên giáo ở địa phương.

2. Mức phụ cấp:( tính trên lương cấp bậc, chức vụ)

- Từ năm năm đến dưới 6 năm: 5%

- Từ 6 năm đến dưới 9 năm: 8%

- Từ 9 năm đến dưới 12 năm: 11%

- Từ 12 năm trở lên, mỗi năm thêm 1% tối đa không quá 20%

Đối với nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú sau khi đạt mức phụ cấp 20% thì được hưởng tiếp mỗi năm thêm 1% cho đến 25%

Đối với giáo viên dạy giỏi cũng được hưởng tiếp đến 25% nếu đạt được những quy định sau đây:

- Từ 21 năm trở lên, nếu đạt 2 lần dạy giỏi được phụ cấp 21%

- Từ 22 năm trở lên nếu đạt 3 lần dạy giỏi được phụ cấp 22%

- Từ 23 năm trở lên nếu đạt 4 lần dạy giỏi được phụ cấp 23%

- Từ 24 năm trở lên nếu đạt 5 lần dạy giỏi được phụ cấp 24%

- Từ 25 năm trở lên nếu đạt 6 lần dạy giỏi trở lên, được phụ cấp 25%

Nếu chỉ đạt 1 trong 2 điều kiện (số năm hoặc số lần) thì chỉ được hưởng mức phụ cấp thâm niên thấp.

3. Giáo viên và cán bộ giảng dạy thuộc đối tượng phụ cấp nói trên, khi nghỉ hưu, hoặc nghỉ mất sức lao động từ ngày 1-8-1991 trở đi, thì được lấy phụ cấp thâm niên cộng với lương chính để làm cơ sở tính chế độ BHXH. Trường hợp những người đã về nghỉ từ 1-8-1991 đến nay, nhưng chưa có phụ cấp thâm niên thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm xác định thời gian hưởng, tỷ lệ (%) hưởng và ra quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đương sự cư trú căn cứ theo quyết định của cơ quan chủ quản (có kiểm tra hồ sơ gốc) để điều chỉnh lại lương hưu và trợ cấp từ 8-1991.

4. Một số giáo viên và cán bộ giảng dạy đã được địa phương, các bộ, ngành có thẩm quyền (Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, các ban của Đảng...) cho hưởng phụ cấp thâm niên từ sau tháng 9-1988 (Theo QĐ số 309-CT ngày 9-12-1988 và do kinh phí ngành địa phương đài thọ) và đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động trước tháng 8-1991, thì nay cũng được lấy tỷ lệ (%) phụ cấp thâm niên đã hưởng trước khi nghỉ để tính lại lương hưu và trợ cấp từ tháng 8-1991.

Những trường hợp đã nghỉ trước tháng 8-1991 nhưng không có phụ cấp thâm niên thì không giải quyết lại.

Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì đề nghị các ngành, các địa phương, các Sở Lao động - Thương binh Xã hội phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết.

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 9-LĐTBXH/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu9-LĐTBXH/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/10/1991
Ngày hiệu lực18/10/1991
Ngày công báo31/10/1991
Số công báoSố 20
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục, Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/05/1999
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 9-LĐTBXH/TT

Lược đồ Thông tư 9-LĐTBXH/TT bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên cán bộ giảng dạy nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 9-LĐTBXH/TT bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên cán bộ giảng dạy nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu9-LĐTBXH/TT
              Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
              Người kýNguyễn Thị Hằng
              Ngày ban hành03/10/1991
              Ngày hiệu lực18/10/1991
              Ngày công báo31/10/1991
              Số công báoSố 20
              Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục, Bảo hiểm
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/05/1999
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 9-LĐTBXH/TT bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên cán bộ giảng dạy nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 9-LĐTBXH/TT bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên cán bộ giảng dạy nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội