Thông tư liên tịch 10-TTLB

Thông tư liên bộ 10-TTLB năm 1992 về việc quản lý thuốc dùng cho người và súc vật do Liên bộ Y tế - Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành

Thông tư liên bộ 10-TTLB quản lý thuốc dùng cho người và súc vật đã được thay thế bởi Quyết định 3005/QĐ-BYT 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản pháp luật về y tế tính đến 2013 và được áp dụng kể từ ngày 13/08/2014.

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 10-TTLB quản lý thuốc dùng cho người và súc vật


BỘ Y TẾ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****

Số: 10-TTLB

Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ THUỐC DÙNG CHO NGƯỜI VÀ SÚC VẬT

Thuốc phòng, chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt liên quan sức khỏe và tính mạng con người. Do nhu cầu bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người và bảo vệ sản xuất chăn nuôi cần phải có những tiêu chuẩn riêng cho các chủng loại thuốc của từng ngành.

Căn cứ Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành theo Nghị định số 23 – HĐBT ngày 24-01-1991;

Căn cứ Hệ thống Qui chế Dược của Bộ Y tế; Qui chế 100-NN/CNYT/QC ngày 22-01-1992 của Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm, nay Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm ra Thông tư này nhằm:

- Ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, sử dụng lẫn lộn thuốc của hai ngành Y tế và Thú y; nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người và bảo vệ sản xuất chăn nuôi.

- Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không đạt phẩm chất, thuốc quá hạn dùng, thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp (kể cả thuốc nước ngoài nhập vào Việt Nam).

1. Về sản xuất thuốc:

- Chỉ được sản xuất và lưu hành các sản phẩm thuốc khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ Đăng ký (SĐK) sản xuất và cho phép lưu hành.

- Nhãn thuốc và đồ bao gói phải có cấu tạo đầy đủ nội dung và hình thức theo Quy chế nhãn thuốc riêng của từng Bộ.

Riêng thuốc dùng cho súc vật trên nhãn và đồ bao gói phải có dòng chữ “Thuốc dùng cho súc vật”.

2. Về nhập khẩu, buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc:

­- Nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng ngành. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm xét duyệt đơn hàng xin nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc cho các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình, theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Nghiêm cấm nhập các loại thuốc khi chưa làm đầy đủ thủ tục xin nhập.

- Thuốc và nguyên liệu làm thuốc nhập cho ngành nào, chỉ sản xuất, lưu thông và sử dụng trong ngành đó. Khi cần có sự trao đổi, nhượng lại các loại nguyên liệu làm thuốc dùng cho người phải có sự đồng ý của hai Bộ; các cơ sở của hai ngành không được tự động ký hợp đồng trao đổi hoặc mua bán.

- Các cửa hàng, đại lý của mỗi ngành chỉ được phép kinh doanh các loại thuốc trong thông báo danh mục thuốc được phép lưu hành hợp pháp theo từng thời điểm của từng Bộ.

Nghiêm cấn các cửa hàng thuốc Y tế (thuộc bất cứ loại hình doanh nghiệp nào) bán thuốc dùng cho  súc vật.

Nghiêm cấm các Cửa hàng thuốc Thú y bán thuốc dùng cho người.

3. Về sử dụng thuốc:

Chỉ các đối tượng trong quy định riêng của từng Bộ mới được sử dụng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.

Nghiêm cấm việc dùng nguyên liệu sản xuất thuốc Thú y để sản xuất thuốc dùng cho người.

Nghiêm cấm việc dùng thuốc Thú y để chữa bệnh cho người.

4. Về kiểm tra, thanh tra, xử phạt:

Từng Bộ tự tiến hành thanh tra, kiểm tra theo chương trình riêng của ngành.

Những việc thanh tra, kiểm tra có liên quan cả hai bên phải có sự bàn bạc chung về nội dung, thời gian, cách tiến hành giữa hai Bộ hoặc Sở.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra liên ngành nếu có điểm nào không thống nhất, phải có văn bản báo cáo lãnh đạo hai Bộ hoặc Sở.

Việc xử phạt vi phạm các quy định được thực hiện theo quy định của pháp luật

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Các đơn vị thuộc mỗi Bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện cần gửi công văn về hai Bộ để nghiên cứu hướng dẫn thêm

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THỨ TRƯỞNG
 
 

 
PGS. PTS Ngô Thế Dân

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ 
THỨ TRƯỞNG
 


 

 
PGS. PTS Lê Văn Truyền

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10-TTLB

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu10-TTLB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/09/1992
Ngày hiệu lực07/09/1992
Ngày công báo15/11/1992
Số công báoSố 21
Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/08/2014
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư liên bộ 10-TTLB quản lý thuốc dùng cho người và súc vật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 10-TTLB quản lý thuốc dùng cho người và súc vật
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu10-TTLB
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
                Người kýNgô Thế Dân, Lê Văn Truyền
                Ngày ban hành07/09/1992
                Ngày hiệu lực07/09/1992
                Ngày công báo15/11/1992
                Số công báoSố 21
                Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/08/2014
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư liên bộ 10-TTLB quản lý thuốc dùng cho người và súc vật

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 10-TTLB quản lý thuốc dùng cho người và súc vật