Thông tư liên tịch 30-TC/VP

Thông tư liên bộ 30-TC/VP năm 1975 hướng dẫn kiểm soát hàng hóa, hành lý từ miền Nam ra miền Bắc do Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 30-TC/VP hướng dẫn kiểm soát hàng hóa hành lý từ miền Nam ra Bắc


BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30-TC/VP

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1975 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM SOÁT HÀNG HÓA, HÀNH LÝ TỪ MIỀN NAM RA MIỀN BẮC (VÀ NGƯỢC LẠI).

Căn cứ Chỉ thị số 181-TTg ngày 14-5-1975 của Thủ tướng Chính phủ và thông báo sô14-TB/TW ngày 18-6-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sua khi xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, liên Bộ Nội vụ - Tài chính ra thông tư này hướng dẫn thi hành việc kiểm soát hàng hóa, lành lý qua lại giữa hai miền có hai đồng tiền khác nhau (dưới đây gọi tắt là hai miền).

1. Vật tư, hàng hóa hoặc hành lý qua lại giữa hai miền phải theo đúng các quy cách dưới đây:

a) Vật tư, thiết bị, lương thực và hàng hóa khác do cơ quan, xí nghiệp Nhà nước chuyển từ miền này qua miền kia theo kế hoạch Nhà nước, phải kèm theo:

- Quyết định chuyển hàng có chữ ký của các thủ trưởng cơ quan chủ hàng trong đó có ghi rõ: văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chuyển hàng; tên cơ quan nhận hàng; số lượng, trọng lượng, quy cách đóng gói; nơi đi, ngày giờ đi; nơi đến; phương tiện vận chuyển;

- Phiếu xuất kho hoặc vận đơn, có chữ ký của cán bộ có thẫm quyền và dấu cơ quan chủ hàng.

Nếu có sự thay đổi về thời gian khởi hành hoặc về mặt hàng, số lượng hàng thì phải có sự xác nhận của thủ trưởng cơ quan chủ hàng.

b) Các loại vật tư, thiết bị, vũ khí, quân trang, quân bị của địch để lại khi bỏ chạy, xe cơ giới các loại, hàng hóa, tài liệu sách báo, văn hoá phẩm trong các vùng mới giải phóng, do các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, chuyển ra phải kèm theo bản kê khai chi tiết ghi rõ số lượng, mặt hàng, quy cách, nguồn gốc, nơi đi, nơi đến, tên cơ quan gửi, tên cơ quan nhận, chở bằng phương tiện gì; bản kê khai này phải có sự xác nhận của chính quyền cách mạng cấp tỉnh, thành phố.

Nếu là hàng của quân đội thì phải làm đúng các điều quy định trong điều 4 chỉ thị số 153 ngày 15-4-1975 của Bộ Quốc phòng.

c) Cán bộ, bộ đội , nhân dân có giấy phép di chuyển hẳn từ miền này qua miền kia, được mang toàn bộ tài sản riêng đi theo, nhưng phải kèm theo bản kê khai chi tiết tài sản, được cơ quan nơi công tác hoặc chính quyền cấp quận, huyện xác nhận. Những tài sản ở miền Bắc thuộc loại có giấy phép đăng ký quyền sử dụng theo  thể lệ hiện hành (xe máy, xe đạp, đài) thì phải có giấy đăng ký kèm theo.

d) Cán bộ, bộ đội, nhân dân được phép qua lại giữa hai miền, được mang theo những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của bản thân (quần áo, chăn màn, kính đeo mắt, bút máy, đồng hồ). Ngoài ra có thể mang theo một số vật dụng và hàng hóa khác để dùng trong gia đình, trong phạm vi những mặt hàng và số lượng tối đa theo quy định dưới đây:

- Máy vô tuyến truyền hình, tủ lạnh, máy khâu, xe máy, xe môtô, xe đạp; được mang một trong các mặt hàng nói trên với số lượng là một cái;

- Đài thu thanh (điện hoặc bán dẫn), máy ghi âm, quạt máy, mỗi thứ một chiếc;

- Len:1 kg ; áo len: 2 chiếc;

-Vải (hoặc len, dạ lụa, nylon...) 10mét;

- Quần áo may sẵn ( người lớn hoặc trẻ em) :5 bộ;

- Mỳ chính hoặc bột ngọt :1kg;

- Đồ dùng lặt vặt: phụ tùng xe đạp hoặc xe máy, máy điều chỉnh điện thế, bàn là, đồ chơi, trẻ em, đèn nêông...; số lượng hợp lý.

Nếu là hàng mang hộ người khác thì phải kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan người gửi hàng hoặc của chính quyền từ cấp quận, huyện trở lên; phạm vi mặt hàng và số lượng cũng phải theo đúng quy định trên đây.

2. Về giải quyết các trường hợp mang hàng trái với các quy định ở điểm 1 trên đây :

a) Nếu là hàng hóa, vật tư, thiết bị của Nhà nước qua lại giữa hai vùng nếu không có giấy tờ hoặc có nhưng không hợp lệ, thì lập biên bản và thông báo cho cơ quan chủ hàng để xử lý theo chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước.

b) Hành lý, hàng hóa do cán bộ, bộ đội, nhân dân mang theo khi qua lại giữa hai miền, nhưng vượt ra ngoài phạm vi mặt hàng và số lượng quy định ở điểm 1 b ; hàng mang hộ người khác nhưng không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng không hợp lệ ; hàng mang hộ người khác, tuy có giấy tờ, nhưng vượt phạm vi mặt hàng và số lượng quy định ở điểm 1 b phải nộp thuế hàng hóa theo biểu thuế áp dụng đối với hàng sản xuất trong nước, hoặc nộp thuế buôn chuyến nếu là mặt hàng không thuộc diện nộp thuế hàng hoá.

Trường hợp cán bộ, bộ đội lợi dụng phương tiện vận tải cua Nhà nước, lợi dụng chuyến đi công tác, đi nghỉ phép về thăm gia đình để bán lại lấy lãi (mang hàng nhiều lần, số lượng hàng nhiều, thuộc loại giá trị cao…) thì lập biên bản để xử lý tịch thu toàn bộ số hàng mang theo, và thông báo cho cơ quan người mang hàng để có biện pháp giáo dục và xử lý về hành chính.

Nếu là dân thường lợi dụng việc qua lại thăm viếng lẫn nhau giữa hai miền để buôn bán đầu cơ thì tịch thu toàn bộ số hàng mang theo và thông báo cho chính quyền địa phương người mang hàng để có biện pháp giáo dục.

c) Nếu xét người phạm pháp là người buôn lậu chuyên nghiệp thì tịch thu toàn bộ hàng hoá mang theo và xử phạt tiền theo quy định trong chỉ thị số 146-TTg ngày 5-6-1974 (điều 6) của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với bọn buôn lậu chuyên nghiệp vi phạm nghiêm trọng (số lượng hàng hoá lớn, mặt hàng quan trọng, tái phạm nhiều lần ) thì các cơ quan có trách nhiệm xét quyết định truy tố trước toà án.

d) Biên bản lập đối với những vụ mang hàng trái phép phải ghi rõ : mặt hàng, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, quy cách,  nguồn gốc. sau khi lập biên bản, tuỳ theo mức độ các vụ vi phạm, các cấp Ty, Sở công an hoặc tài chính của tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) có trách nhiệm lập hồ sơ xử lý theo đúng thủ tục đã quy định.

đ) Tất cả các hàng hoá bị giam giữ chờ xử lý hoặc bị tịch thu đều phải có số theo dõi rõ ràng, chính xác. Phải quản lý và tiêu thụ số hàng tịch thu theo đúng chính sách, chế độ hiện hành ; cấm tuỳ tiện sử dụng, đổi chác, phân phối hoặc bán trong nội bộ cơ quan xử lý.

Hàng hóa xử lý bằng hình thức tịch thu phải giao cho cơ quan thương nghiệp ở địa phương phụ trách. Cơ quan thương nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận những hàng hóa đó và thanh toán nhanh chóng tiền bán hàng với cơ quan tài chính.

Tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu phải nộp vào khoan 102 theo mục lục của ngân sách địa phương (khoản thu phạt và bán hàng tịch thu về quản lý thị trường).

3. Việc tổ chức kiểm soát hàng hóa qua lại giữa hai miền :

a) Ở các địa phương giáp ranh giữa hai miền ở các sân bay, bến cảng đầu mối qua lại giữa, hai miền, các Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính cùng chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các trạm kiểm soát của công an và tài chính làm việc phân phối chặt chẽ với các ngành có liên quan ở đại phương.

Mỗi tram kiểm soát phải bố trí đử lực luợng, có sự phân công cụ thể, bảo đảm việc kiểm soát thường xuyên, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

Ngoài lực lượng kiểm soát ở các trạm nói trên, các địa phương dọc bờ biển và giáp ranh giữa hai miền cần tổ chức lực lượng dân quân và công an xã thực hiện việc kiểm soát ở vùng giáp ranh, bờ biển, các cửa sông…ngăn ngừa việc buôn lậu giữa hai miền.

b) Việc kiểm soát hàng hóa, hành lý mang theo người qua lại giữa hai miền phảichặt chẽ nhằm ngăn cấm bọn đầu cơ, buôn lậu ; nhưng phải bảo đảm yêu cầu mang theo hành lý, đồ dùng riêng của người được phép qua lại, tránh tình trạng khám xét tràng lan, bắt giữ lung tung, gây căng thẳng không cần thiết. Chính quyền địa phương phải chỉ đạo chặt chẽ và thường xuêyn kiểm tra việc thực hiện của các ngành, các địa phương  được giao trách nhiệm, kịp thời uốn nắn các hiện tượng lệch lạc. Những người làm đúng, làm tốt phải được khen thưởng kịp thời. Những người thếu trách nhiệm hoặc cố ý làm sai chính sách, chế độ, thể lệ quy định phải được xử lý nghiêm minh.

Các điều quy định trên đây là cần thiết vì hiện nay hai miền có hai đồng tiền khác nhau, giá cả, thị trường khác nhau. Các ngành, các địa phương cần tổ chức phổ biến giáo dục cho toàn thể cán bộ, công nhân viên chứ và nhân dân ở các địa phương nắm vững những quy định đó để chấp hành.

Hàng tháng, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về Phủ thủ tướng và liên bộ tình hình hàng trái phép qua lại giữa hai miền. Đối với những vụ có tính chất nghiêm trọng, cấn nêu rõ họ tên người có hàng, nghiề nghiệp, chúc vụ, địa chỉ, loại hàng và số lựơng.

Trong quá trình thi hành, cần phản ảnh kịp thời những khó khăn, mắc mứu để liên bộ góp ý kiến hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH




Đào Thiện Thi

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG



Trần  Quyết

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 30-TC/VP

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu30-TC/VP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoSố 19
Lĩnh vựcThương mại, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư liên bộ 30-TC/VP hướng dẫn kiểm soát hàng hóa hành lý từ miền Nam ra Bắc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên bộ 30-TC/VP hướng dẫn kiểm soát hàng hóa hành lý từ miền Nam ra Bắc
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu30-TC/VP
                Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ, ***
                Người kýĐào Thiện Thi, Trần Quyết
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoSố 19
                Lĩnh vựcThương mại, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Thông tư liên bộ 30-TC/VP hướng dẫn kiểm soát hàng hóa hành lý từ miền Nam ra Bắc

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 30-TC/VP hướng dẫn kiểm soát hàng hóa hành lý từ miền Nam ra Bắc