Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH

Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH năm 1991 về quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc do Bộ Xây dựng- Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể thao và Du lịch ban hành

Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH quyền tác giả tác phẩm kiến trúc đã được thay thế bởi Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thẩm quyền của Bộ Văn hóa và được áp dụng kể từ ngày 01/12/2018.

Nội dung toàn văn Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH quyền tác giả tác phẩm kiến trúc


BỘ VĂN HOÁ, THÔNG TIN, THỂ THAO VÀ DU LỊCH-BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1314-TTLB/XD-VH

Hà Nội , ngày 23 tháng 7 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ XÂY DỰNG - BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN - THỂ THAO VÀ DU LỊCH SỐ 1314 TTLB/XD-VH NGÀY 23/7/1991 QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tác giả, nay Liên Bộ Xây dựng - Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc như sau:

I. TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

1. Tác phẩm kiến trúc được hiểu là một sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:

- Tài liệu thiết kế: Sơ đồ tổng mặt bằng quy hoạch của đô thị (hay khu chức năng đô thị) và điểm dân cư nông thôn; bản thết kế sơ bộ ở giai đoạn luận chứng kinh tế kỹ thuật (hay báo cáo kinh tế kỹ thuật), và thiết kế kỹ thuật; thiết kế điển hình của các công trình; các phương án dự thi về quy hoạch hay công trình.

- Các công trình, ngôi nhà đã được xây dựng.

2. Theo loại hình tổ chức sáng tạo, các sản phẩm kiến trúc được phân ra như sau:

- Tác phẩm kiến trúc làm theo đơn đặt hàng: tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở hợp đồng giữa người đặt hàng (một cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân) với tác giả để làm một tác phẩm nhất định.

- Tác phẩm kiến trúc được sáng tạo trong các cuộc thi tuyển thiết kế (tự do hay theo đặt hàng).

II. TÁC GIẢ

1. Tác giả của tác phẩm kiến trúc là người sáng tạo ra tác phẩm đó.

2. Tác giả tác phẩm kiến trúc có thể là:

a) Một người: người trực tiếp sáng tạo tác phẩm.

b) Nhiều người:

- Đồng tác giả là 2 hay nhiều người cộng tác trực tiếp với nhau trong sáng tạo tác phẩm mà đóng góp của người này đối với người kia không thể tách rời nhau được và nếu đứng riêng ra chúng không phải là những sáng tạo có tính độc lập thành tác phẩm.

Những người có giải pháp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành tác phẩm kiến trúc hoặc có sáng chế giải pháp hữu ích (khái niệm sáng chế, giải pháp hữu ích được giải thích trong Điều 4 của Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 28/1/1989 cũng được coi là đồng tác giả của tác phẩm kiến trúc.

- Tập thể tác giả là tập hợp những tác giả từng hạng mục công trình của công trình hợp thành. Tác giả công trình hợp thành là người chủ quyết định mục đích tác phẩm, chọn lựa, phối hợp và sắp xếp sự đóng góp của các tác giả từng hạng mục công trình.

Tập thể tác giả còn là tập hợp những tác giả đã sáng tạo công trình qua các thời kỳ tồn tại và phát triển của nó.

III. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ

1. Quyền tác giả được áp dụng đối với tất cả các tác phẩm kiến trúc nêu mục I (1), bao gồm:

a) Tác phẩm kiến trúc của tác giả có Quốc tịch Việt Nam hoặc cư trú thường xuyên ở Việt Nam dù là công bố hay chưa công bố.

b) Các tác phẩm kiến trúc được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam bất kể quôc tịch hay nơi cư trú của tác giả các tác phẩm kiến trúc đó.

c) Các tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài sẽ được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam trên cơ sở hiệp định mà những nước đó và Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc phù hợp những hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

2. Nhưng tác phẩm kiến trúc thực hiện ở trong nước thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo đúng luật pháp hiện hành về xây dựng cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

IV. QUYỀN TÁC GIẢ

Quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc được khẳng định và bảo hộ trong suốt quá trình từ sáng tạo đến xây dựng và sử dụng. Quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc bao gồm:

1- Quyền công bố, đứng tên tác phẩm.

a) Tác giả có quyền tự mình công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm kiến trúc do mình sáng tạo ra dưới các hình thức:

- Các đồ án dự thi hoặc đồ án thiết kế.

- Trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình...

- Trong các ấn phẩm: báo, tạp chí, sách, phim ảnh, băng hình tài liệu được phổ biến tại các hội thảo.

- Trưng bày tại các triển lãm.

- Đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc.

Việc công bố tác phẩm kiến trúc ở nước ngoài của tác giả Việt Nam phải theo đúng quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Nội dung tác phẩm kiến trúc đưa công bố phải đạt yêu cầu sau:

- Tài liệu thiết kế: các hình vẽ chủ yếu thể hiện được ý đồ và giải pháp kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, bối cảnh...)

- Công trình đã xây dựng xong (có thêm ảnh chụp)

c) Tác phẩm kiến trúc được coi như đã công bố khi:

- Gửi đi dự thi và được chấp nhận.

- Đăng ký tại một tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân và được cơ quan phê duyệt.

Đã đăng ký tại cơ quan bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc.

- Đã được trình bày tại các triển lãm hoặc trên các ấn phẩm chuyên ngành kiến trúc.

- Công trình xây dựng xong.

d) Đứng tên tác phẩm.

- Trong bất kỳ hình thức công bố nào như quy định trên, tác giả được quyền ghi tên mình (tên khai sinh hoặc bút danh, bí danh) với danh nghĩa là tác giả.

- Các cơ quan thông tin đại chúng phải nên tên tác giả khi giới thiệu tác phẩm kiến trúc.

- Đối với các công trình đã xây dựng được thực hiện việc gắn biển hình thức, nội dung và vị trí gắn biển do Bộ Xây dựng quy định trong văn bản riêng.

2. Quyền bảo vệ tác phẩm.

a) Tác giả được quyền bảo vệ tác phẩm của mình trong thẩm tra xét duyệt thiết kế, trong thi công và sử dụng công trình.

b) Tác giả được ưu tiên thiết kế ở những giai đoạn tiếp theo sau khi phương án thiết kế dự thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) đã được phê duyệt.

c) Trong quá trình thi công xây dựng tác giả có quyền giám sát tác phẩm theo các quy định hiện hành. Mọi sửa đổi bản thiết kế đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của tác giả, chủ công trình và cơ quan phê duyệt. Trường hợp các sửa đổi không có chấp nhận sẽ do một hội đồng gồm đại diện chủ công trình, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Bộ, Sở Xây dựng), đơn vị thi công và tác giả cùng xem xét, quyết định.

d) Tác giả là một thành viên của đại diện tổ chức thiết kế trong Hội đồng nghiệm thu các cấp.

e) Trong quá trình sử dụng chủ sở hữu công trình muốn thay đổi hình khối, các yếu tố tổ hợp mặt đứng, tổ chức không gian, kết cấu chịu lực chính cần thoả thuận với tác giả hoặc với cơ quan quản lý xây dựng có thầm quyền đối với trường hợp không hỏi được tác giả (tác giả ở xa hoặc đã chết).

3. Quyền lợi về vật chất.

- Tác giả của các tác phẩm kiến trúc làm theo đơn đặt hàng được hưởng tiền thiết kế và tiền thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước, hoặc theo sự thoả thuận với người đặt hàng.

- Việc phân phối tiền thiết kế và tiền thưởng cho tác giả là thành viên của tổ chức thiết kế đó quy định theo sự quản lý chung của Nhà nước.

- Tác giả được hưởng quyền lợi vật chất theo quy chế hiện hành khi tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo, sử dụng lại tác phẩm của mình.

4. Bảo hộ quyền tác giả.

- Các quyền tác giả được bảo hộ theo luật định và mọi tác giả đều được bảo hộ quyền này bình đẳng trước pháp luật.

- Mọi vi phạm và tranh chấp về quyền tác giả, tuỳ theo nội dung và tính chất sẽ được giải quyết bằng quyết định của cơ quan bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc với sự tham gia của Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước, cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền hoặc của toà án theo Điều 6 của Nghị định số 142-HĐBT.

V. CHỦ SỞ HỮU BẢN QUYỀN TÁC PHẨM

1. Đối với các tác phẩm kiến trúc được sáng tạo bởi các tác giả trong khuôn khổ hợp đồng lao động (tuyển dụng) thì tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng mà bản quyền tác giả thuộc về tác giả (người được tuyển dụng), hoặc thuộc cơ quan tuyển dụng, hoặc thuộc cả về người tuyển dụng lẫn người được tuyển dụng.

2. Đối với các tác phẩm làm theo đơn đặt hàng.

- Người đặt hàng (chủ đầu tư, người trả tiền) là chủ sở hữu tác phẩm.

- Bản quyền tác giả thuộc về tác giả hoặc tổ chức tuyển dụng tác giả đó theo thoả thuận của người đặt hàng.

3. Đối với tác phẩm kiến trúc được sáng tạo trong các cuộc thi tuyển thiết kế.

- Việc quy định người giữ bản quyền dựa trên thoả thuận của người tổ chức cuộc thi và tác giả dự thi do thể lệ thi quy định.

VI. THỜI GIAN HƯỞNG QUYỀN TÁC GIẢ

Thời gian hưởng quyền tác giả tác phẩm kiến trúc thực hiện theo Điều 5 của Nghị định số 142/HĐBT.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Cơ quan bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc: bảo hộ quyền tác giả Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá - Thông Tin - Thể thao và Du lịch có sự hỗ trợ của Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước.

2. Tổ chức và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc sẽ được cơ quan bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc hướng dẫn trong Thông tư tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tác giả và Thông tư này, các cơ quan, đoàn thể và cá nhân có vấn đề gì cần phản ánh với Bộ Xây dựng hoặc Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch để kịp thời sửa chữa, bổ sung và hướng dẫn.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Khúc Văn Thành

(Đã ký)

Trần Hoàn

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1314-TTLB/XD-VH

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu1314-TTLB/XD-VH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/07/1991
Ngày hiệu lực23/07/1991
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Sở hữu trí tuệ
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/12/2018
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1314-TTLB/XD-VH

Lược đồ Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH quyền tác giả tác phẩm kiến trúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH quyền tác giả tác phẩm kiến trúc
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu1314-TTLB/XD-VH
                Cơ quan ban hànhBộ Xây dựng, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hoá, Thông tin
                Người ký***, Khúc Văn Thành, Trần Hoàn
                Ngày ban hành23/07/1991
                Ngày hiệu lực23/07/1991
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Sở hữu trí tuệ
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/12/2018
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH quyền tác giả tác phẩm kiến trúc

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư liên tịch 1314-TTLB/XD-VH quyền tác giả tác phẩm kiến trúc