Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC

Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí NSNN chống sa mạc hóa 2006-2010


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2009

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CHỐNG SA MẠC HÓA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 03 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thoả thuận quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020".
Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành theo Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình).

Điều 2. Nguồn vốn bảo đảm thực hiện Chương trình

1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước; vốn ODA; vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế; vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đóng góp của người dân vùng hưởng lợi từ Chương trình.

2. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án do các Bộ, cơ quan Trung ương chủ trì thực hiện, do ngân sách Trung ương bảo đảm. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thực hiện do ngân sách địa phương đảm bảo, theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Điều 3. Nguyên tắc sử dụng kinh phí

Các đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán hàng năm và kết thúc dự án theo quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 4. Chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình

1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình theo dự án, nhiệm vụ ưu tiên (đã được Thủ tướng Chính phủ phân công trách nhiệm chủ trì và phối hợp cho các Bộ, ngành ở trung ương và UBND cấp tỉnh tại Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg) như sau:

a) Chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trạm quan trắc tổng hợp liên quan đến phòng, chống sa mạc hóa.

- Trồng rừng chắn cát, cải tạo vùng cát nội đồng và hạn chế hạn hán, chống thoái hoá đất ở các tỉnh Duyên hải miền Trung.

- Trồng rừng phòng hộ bán ngập tại một số hồ thuỷ điện lớn (hồ Hòa Bình, Trị An, Sơn La ...).

- Sử dụng và khôi phục đất Bazan thoái hoá ở Tây Nguyên (Dự án này có thể huy động thêm từ các nguồn khác).

- Triển khai các mô hình phòng chống sa mạc/hoang mạc hoá đã thí điểm thành công, chú trọng vào 4 vùng ưu tiên: Tây Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Xây dựng Trung tâm lưu trữ và hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hóa, trên cơ sở nâng cấp, bổ sung hệ thống hiện có.

b) Chi thường xuyên

- Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo:

Nâng cao nhận thức cộng đồng về nhiệm vụ phòng, chống sa mạc hóa. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn dạy nghề cho nông dân sinh kế bền vững trên vùng đất bị sa mạc hoá.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, tập huấn cán bộ (đặc biệt chú ý cán bộ ở cơ sở), phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hóa.

Đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ trình độ, năng lực trong việc khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phân tích và xác định các nguyên nhân gây sa mạc/hoang mạc hóa.

- Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ truyền thống sử dụng trong bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên đất, nguồn nước phục vụ nhiệm vụ phòng, chống sa mạc hóa.

Nghiên cứu xác định các nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên và xã hội gây ra sa mạc/hoang mạc hóa ở Việt Nam, đặc biệt tại 4 vùng ưu tiên; đề xuất các giải pháp cụ thể phòng, chống sa mạc hóa.

Xây dựng các mô hình thí điểm sử dụng các công nghệ phục hồi và tăng độ phì của đất bị hoang hoá do ô nhiễm, thiếu nước..., các mô hình hoạt động cộng đồng liên kết từ sản xuất nông, lâm nghiệp đến thị trường để canh tác hiệu quả, bền vững ở vùng sa mạc hóa, chú trọng vào 4 vùng ưu tiên (Tây Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long).

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thủy văn rừng ở Việt Nam cho mỗi vùng, mỗi hệ thống sông suối ở địa bàn chịu ảnh hưởng nặng bởi hạn hán.

Nghiên cứu chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng bị sa mạc/hoang mạc hóa, hài hòa với các vùng lãnh thổ khác của cả nước.

Nghiên cứu cải tạo vùng đất nông nghiệp bị thoái hóa, đất đồi núi trọc, các khu vực chịu tác động nặng của hạn hán và hoang mạc hoá ở 4 vùng ưu tiên.

- Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế:

Duy trì hoạt động của Trung tâm lưu trữ và hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hóa.

Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng sa mạc hóa ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vào 4 vùng ưu tiên: Tây Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Quy hoạch vùng đất nông nghiệp bị thoái hóa, đất đồi núi trọc, các khu vực chịu tác động nặng của hạn hán và hoang mạc hoá ở 4 vùng ưu tiên.

Quy hoạch ba loại rừng, xác định ranh giới trên thực địa và giao đất lâm nghiệp phục vụ nhiệm vụ phòng chống sa mạc hóa.

Xây dựng quy hoạch về quản lý tổng hợp các hệ sinh thái đặc thù tại bốn vùng ưu tiên chống sa mạc hóa.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên nước mặt, nước ngầm ở các vùng sa mạc/hoang mạc hóa.

Chi hoạt động xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp ở vùng sa mạc/hoang mạc hóa.

Ứng dụng công nghệ tin học trong thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin quốc gia phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hóa.

Tăng cường trao đổi thông tin, thiết lập đối tác song phương và đa phương, xây dựng các tiểu dự án để tăng cường hợp tác với các mạng lưới chuyên đề cho hoạt động ở cấp quốc gia trong quá trình thực hiện công ước chống sa mạc hóa.

- Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường:

Đánh giá quá trình xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, nhiễm phèn ở Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Xây dựng mô hình khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro của quá trình sử dụng tài nguyên đất, nước và rừng.

Lập, phân cấp hạn hán cho mỗi vùng, mỗi hệ thống sông suối ở địa bàn chịu ảnh hưởng nặng bởi hạn hán.

c) Chi từ nguồn quản lý hành chính và nguồn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài cho phòng, chống sa mạc/hoang mạc hóa theo quy định của pháp luật:

- Xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức quản lý trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường... liên quan đến nhiệm vụ phòng, chống sa mạc hóa.

- Xây dựng chính sách xã hội hóa, đặc biệt là chính sách tín dụng nông thôn, chính sách hưởng lợi của người dân và các tổ chức phục vụ công tác phòng, chống sa mạc hóa làm cơ sở cho các địa phương chủ động hướng dẫn thực thi ở từng địa bàn.

- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các Bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương và cơ chế quản lý các chương trình, dự án trong Công ước chống sa mạc hóa theo hướng tăng cường phân cấp quản lý cho các ngành, địa phương.

- Tăng cường năng lực cho Văn phòng Công ước chống sa mạc hóa.

- Xây dựng cơ chế huy động, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ chống sa mạc hoá và thiết lập Quỹ phòng, chống sa mạc hoá.

2. Mức chi:

a) Mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc Chương trình theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

b) Một số văn bản quy định đối với từng nguồn kinh phí:

- Kinh phí nghiên cứu khoa học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản khác;

- Kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Kinh phí sự nghiệp kinh tế theo quy định tại Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước và các văn bản khác có liên quan;

- Xây dựng các cơ chế chính sách theo Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước:

a) Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí sự nghiệp (sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế), chi quản lý hành chính, vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án về chống sa mạc hóa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

- Căn cứ vào danh mục dự án ban hành kèm theo Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ, chế độ chi tiêu hiện hành và các hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ, ngành và địa phương được giao chủ trì thực hiện dự án phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện dự án, phân kỳ hàng năm, chi tiết theo từng nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

- Căn cứ mục tiêu, nội dung và tính chất nhiệm vụ của dự án, đơn vị lập dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với nội dung, nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán, việc lập dự toán căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể và chế độ tài chính hiện hành.

- Đối với nhiệm vụ, dự án, đề án do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm đơn vị thực hiện lập dự toán kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị báo cáo Bộ, cơ quan trung ương chủ trì nhiệm vụ, dự án xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt theo quy định.

- Đối với nhiệm vụ, dự án, đề án do địa phương thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm đơn vị thực hiện lập dự toán kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị gửi sở chủ quản xem xét, gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành.

b) Quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước:

Các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình thực hiện báo cáo quyết toán hàng năm và dự án kết thúc theo quy định hiện hành.

Điều 5. Việc đấu thầu, phê duyệt đề cương, dự toán các dự án, đề tài và cân đối kế hoạch thực hiện hàng năm

Căn cứ Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, UBND các tỉnh thực hiện các nội dung sau đây:

a) Thông báo rộng rãi việc triển khai xây dựng đề án, triển khai thực hiện các dự án.

b) Trên cơ sở đăng ký của các chủ dự án, thực hiện việc đấu thầu, chọn thầu theo các quy định hiện hành (chọn thầu xây dựng đề cương; xây dựng dự án; chọn thầu thi công xây dựng đề án, dự án).

c) Cân đối kế hoạch và quyết định triển khai thực hiện.

Điều 6. Công tác kiểm tra

1. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng thường trực Công ước chống sa mạc hóa). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Báo cáo thực hiện Chương trình (theo mẫu biểu đính kèm).

2. Các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án, bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành và các địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;

- Chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các nhà tài trợ đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, theo phân công tại Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở kế hoạch đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, cân đối, bố trí vốn kế hoạch hàng năm, đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.

c) Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham gia Chương trình có trách nhiệm tuân thủ phân công tại Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ các quy định và định kỳ (quý, năm) báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng thường trực Công ước chống sa mạc hóa), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tiến độ thực hiện công việc về quản lý, sử dụng kinh phí và tổng hợp quyết toán tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định.

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình tại địa phương theo phân công tại Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và theo kế hoạch được duyệt của địa phương;

- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các Chương trình, dự án, đề án khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình có hiệu quả; quyết định các dự án đầu tư đảm bảo thực hiện đúng danh mục dự án, nhiệm vụ ban hành kèm theo Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; bố trí đủ vốn thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương theo quy định;

- Huy động các nguồn lực (đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác), chỉ đạo các đơn vị đôn đốc việc đóng góp của doanh nghiệp và người dân vùng hưởng lợi theo cam kết để đầu tư xây dựng các công trình chống sa mạc hoá; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Chương trình theo quy định;

- Định kỳ hàng năm báo cáo việc thực hiện Chương trình theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phản ánh về Liên bộ để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Phạm Sỹ Danh

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THỨ TRƯỞNG




Cao Viết Sinh

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

Nơi nhận:
- VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc TW
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN và PTNT; Bộ TC; Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VT Bộ NN và PTNT, Bộ TC, Bộ KH&ĐT.

 

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CHỐNG SA MẠC HOÁ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 204/2006/QĐ-TTG NGÀY 02/9/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Kèm theo công văn số 35 /2009/TTLT-BNNPTNT-KHĐT-TC, ngày 15 tháng 06 năm 2009)

1. Báo cáo chính

1.1. Các hoạt động và kết quả đạt được

1.2. Khó khăn, tồn tại

1.3. Kiến nghị và giải pháp

2. Phần phụ lục

2.1. Danh mục các dự án đã thực hiện (tên, mục tiêu, kết quả dự kiến, hoạt động chính, kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan thực hiện)

2.2. Danh mục các dự án sẽ thực hiện (tên, mục tiêu, kết quả dự kiến, hoạt động chính, kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan thực hiện).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/06/2009
Ngày hiệu lực30/07/2009
Ngày công báo29/06/2009
Số công báoTừ số 319 đến số 320
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC

Lược đồ Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí NSNN chống sa mạc hóa 2006-2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí NSNN chống sa mạc hóa 2006-2010
                Loại văn bảnThông tư liên tịch
                Số hiệu35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
                Người kýPhạm Sỹ Danh, Hứa Đức Nhị, Cao Viết Sinh
                Ngày ban hành15/06/2009
                Ngày hiệu lực30/07/2009
                Ngày công báo29/06/2009
                Số công báoTừ số 319 đến số 320
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí NSNN chống sa mạc hóa 2006-2010

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí NSNN chống sa mạc hóa 2006-2010

                  • 15/06/2009

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 29/06/2009

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 30/07/2009

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực