Văn bản khác 45-BC/BCSĐ

Báo cáo 45-BC/BCSĐ công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 45-BC/BCSĐ năm 2013 phòng chống tham nhũng


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BỘ CÔNG THƯƠNG

-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 45-BC/BCSĐ

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2013

Thực hiện Văn bản số 340-CV/BNCTW ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Ban Nội chính Trung ương (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương), Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 như sau:

I. TÌNH HÌNH, KT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHNG THAM NHŨNG

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng

- Việc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng

Trong năm 2013 Bộ Công Thương đã ban hành 39 văn bản liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó đáng chú ý một số văn bản:

+ Ngày 26 tháng 11 năm 2012, ban hành Quyết định số 7163a/QĐ-BCT về Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2013;

+ Ngày 03 tháng 01 năm 2013, ban hành Thông báo số 02/TB-BCT về Kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương họp tng kết đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng năm 2013;

+ Ngày 17 tháng 01 năm 2013, ban hành Quyết định số 320/QĐ-BCT về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;

+ Ngày 21 tháng 01 năm 2013, ban hành Văn bản số 595/BCT-TTB yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ triển khai quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên, không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp tết và Xuân Quý Tỵ; Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chp hành Trung ương Đảng khóa XI về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 về Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng; Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai công tác phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và Xuân Quý Tỵ, theo dõi, nắm tình hình và báo cáo việc sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định gây thất thoát, lãng phí, tặng quà, nhận quà không đúng quy định trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ - 2013;

+ Ngày 08 tháng 02 năm 2013, ban hành Quyết định số 978/QĐ-BCT về Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Ngày 11 tháng 3 năm 2013, ban hành Quyết định số 1445/QĐ-BCT về phân công nhiệm vụ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của Bộ Công Thương đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

+ Ngày 27 tháng 5 năm 2013, ban hành Văn bản số 4532/BCT-TTB yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tng công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Đại diện phần vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần thuộc Bộ Công Thương triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP trong việc thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

+ Ngày 12 tháng 6 năm 2013, ban hành Văn bn số 5091/BCT-TCCB yêu cầu các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị sự nghiệp, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ Công Thương triển khai công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp;

+ Ngày 22 tháng 7 năm 2013, ban hành Thông báo số 260/TB-BCT về Kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương họp sơ kết đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng 6 tháng cuối năm 2013;

+ Ngày 01 tháng 8 năm 2013, ban hành Văn bản số 6827/BCT-TTB về quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

+ Ngày 09 tháng 9 năm 2013, ban hành Văn bản số 8026/BCT-TTB đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ Công Thương thực hiện quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

+ Ngày 10 tháng 10 năm 2013, ban hành Quyết định số 7491/QĐ-BCT về Kế hoạch triển khai "Ngày Pháp luật";

+ Ngày 29 tháng 10 năm 2013, ban hành Quyết định số 8005/QĐ-BCT về việc tổ chức lớp bồi dưỡng giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2013;

+ Ngày 13 tháng 11 năm 2013, ban hành Thông tư số 29/TT-BCT quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương;

+ Ngày 14 tháng 11 năm 2013, ban hành Quyết định số 8412/QĐ-BCT về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Bộ Công Thương về phòng, chống tham nhũng;

+ Ngày 15 tháng 11 năm 2013, ban hành Quyết định số 10444/QĐ-BCT về việc triển khai công tác đánh giá công chức, kê khai tài sản năm 2013;

+ Ngày 20 tháng 11 năm 2013, ban hành Quyết định số 8689/QĐ-BCT về Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014.

- Việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy, tổ chức đảng đi với công tác phòng, chng tham nhũng, nht là đi với các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm

+ Chỉ đạo tng kết năm 2012, định hướng nhiệm vụ năm 2013, sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 về công tác phòng, chống tham nhũng, theo đó yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt tăng cường các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị;

+ Chỉ đạo triển khai Kế hoạch tập huấn, quán triệt các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật mới ban hành về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị, bồi dưỡng năng lực, trình độ cho đội ngũ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong ngành Công Thương; đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó có pháp luật phòng, chống tham nhũng đối với đng viên, cán bộ, công nhân viên chức;

+ Chỉ đạo việc xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát năm 2013 của Bộ Công Thương, Đảng ủy Bộ Công Thương trong đó có chương trình thanh tra, kiểm tra việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đồng thời đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra nội bộ; các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ khắc phục những tồn tại, khuyết điểm sau khi kiểm đim thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW4 khóa XI;

+ Chỉ đạo xây dựng và ban hành Thông tư quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra chuyên ngành Công Thương;

+ Chỉ đạo thành lập 27 đoàn thanh tra, kiểm tra (trong đó có 3 đoàn thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; 9 đoàn kim tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong công tác tự thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng) theo kế hoạch; 3 đoàn xác minh đơn tố cáo, giải quyết tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư.

2. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng

- Về tổ chức: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương đã được kiện toàn tổ chức với thành phần tham gia có đại diện lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế thuộc Bộ theo Quyết định số 8412/QĐ-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2013.

- Việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước có tác dụng phòng, chống tham nhũng

Trong năm 2013 Bộ Công Thương ban hành 32 văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước có tác dụng phòng, chống tham nhũng, trong đó đáng chú ý một số văn bản sau:

+ Thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 quy định về hoạt động kim tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;

+ Quyết định số 3557/QĐ-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2013 về Quy chế quản lý cán bộ, công chức của Bộ Công Thương công tác tại các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

+ Quyết định số 3631/QĐ-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2013 về Quy chế chi tiêu nội bộ sửa đi, bổ sung của Cơ quan Bộ Công Thương;

+ Quyết định số 4835/QĐ-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2013 về việc công bố số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc;

+ Thông tư số 16/2013/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2013 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây dẫn tín hiệu ndùng cho kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Mêtan;

+ Thông tư số 17/2013/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2013 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Mêtan;

+ Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 về điều kiện kinh doanh than;

+ Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quy định về xuất khẩu than;

+ Quyết định số 5299/QĐ-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2013 về việc sửa đổi, bsung Điều 3 của Quyết định số 907/QĐ-BCT ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Cục Qun lý thị trường thuộc Bộ Công Thương (Phòng Chống buôn lu, Phòng Chng hàng giả, Phòng Kim soát chất lượng hàng hóa được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật);

+ Thông tư số 18/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2013 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

+ Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 01 tháng 8 năm 2013 về quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện;

+ Quyết định số 6139/QĐ-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2013 về phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo;

+ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT ngày 06 tháng 9 năm 2013 về Thông tư quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương;

+ Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BCT ngày 06 tháng 9 năm 2013 về Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

+ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BCT ngày 06 tháng 9 năm 2013 về Thông tư quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện;

+ Thông tư số 22/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 10 năm 2013 quy định việc khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành công thương;

+ Thông tư số 23/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định nội dung, trình tự lập, thm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân;

+ Thông tư số 24/2013/TT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về danh mục, quản lý, sử dụng hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân;

+ Thông tư số 25/2013/TT-BCT ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

+ Thông tư số 26/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2013 quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;

+ Thông tư số 28/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2013 Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

+ Ngày 13 tháng 11 năm 2013, ban hành Thông tư số 29/TT-BCT quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương;

+ Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định điều kiện, trình tự ngừng, gim mức cung cấp điện.

3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng

Triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ vnhững giải pháp chủ yếu chỉ đạo điu hành thực hiện Kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, việc quán triệt, tuyên truyền, phbiến chính sách pháp luật, tổ chức, chỉ đạo thực hiện về phòng, chống tham nhũng được Bộ Công Thương quan tâm ngay từ đầu năm 2013. Trong năm 2013, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng được thực hiện thông qua các hình thức: đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ tổ chức hội nghị mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề, thực hiện lồng ghép, kết hp nội dung về phòng, chống tham nhũng trong các cuộc họp giao ban hàng tháng, hội nghị công nhân viên, chuyên môn, đoàn thể; đối với học sinh, sinh viên các trường thuộc Bộ tổ chức tuyên truyền kết hợp tuần giáo dục công dân đầu khóa học. Trang Web của Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ đã đăng tải kịp thời các văn bản pháp luật, trong đó có pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Cụ thcông tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương thhiện ở một số hoạt động như sau:

+ Tổ chức 5 buổi nghe thời sự về An ninh quốc phòng, học tập và quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, 7 và 8 (Khóa XI) cho cán bộ, công chức, đảng viên trong cơ quan Bộ và lãnh đạo của các đơn vị thuộc Bộ, nhằm tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng;

+ Tổ chức, chỉ đạo cán bộ, công chức, đảng viên và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, góp ý Dự thảo sửa đi Hiến pháp năm 1992;

+ Triển khai 2 Hội nghị tập huấn công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương, theo đó quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung, các Nghị định mới ban hành quy định về khiếu nại, tố cáo, kê khai tài sản và Thông tư về tổ chức hoạt động của thanh tra chuyên ngành Công Thương tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh với trên 400 người thuộc các đối tượng là thủ trưởng, cán bộ làm công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của các Tập đoàn Kinh tế, Tng công ty, Công ty, Trường, Viện thuộc Bộ, SCông Thương các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương tham dự;

+ Hướng dn, đôn đốc các tổ chức, cơ quan đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt pháp luật theo quy định của Bộ tại Quyết định số 7491/QĐ-BCT về Kế hoạch triển khai "Ngày Pháp luật", Quyết định số 1620/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2012 về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Bộ Công Thương từ năm 2012 đến năm 2016, trong đó có việc triển khai đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ;

+ Chỉ đạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương hoàn thiện Đ án và triển khai Chương trình bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Công Thương;

+ Tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ công chức Cơ quan Bộ đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ.

4. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

- Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị

Triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh việc công khai minh bạch trong hoạt động của Bộ và chđạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện nguyên tắc, nội dung và hình thức công khai minh bạch trong hoạt động gắn với cải cách thủ tục hành chính. Trang Web của Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ đã đăng tải kịp thời các quy định, hướng dẫn, hoạt động theo từng lĩnh vực, thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, cán bộ, công nhân viên theo dõi, giám sát. Toàn bộ thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bsung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ đều được Bộ thực hiện công bố công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Bộ cũng đã công bố các số điện thoại và địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền lên website của Bộ (www.moit.gov.vn) để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tiện liên hệ công tác. Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính tại Trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp gii quyết thủ tục hành chính được Bộ thực hiện một cách nghiêm túc.

Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tới Bộ Công Thương được thực hiện qua số điện thoại đường dây nóng (04.222.02.115) và bằng thông điệp dữ liệu điện tử gửi đến địa chỉ tiếp nhận, xử lý PAKN của Bộ Công Thương http://kstthc.moit.gov.vn.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ký Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương và Đài truyền hình Việt Nam nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phbiến thông tin tới các tầng lp nhân dân và toàn xã hội về những vấn đề quản lý nhà nước của ngành Công Thương, trong đó Đài truyền hình Việt Nam tiếp tục hỗ trợ chương trình "Truyền hình Công Thương" đthông tin, tuyên truyền các VBQPPL và các văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương.

- Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Thực hiện Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, trong năm 2013 Bộ Công Thương đã rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ thực hiện chức năng chủ sở hữu của Bộ đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy hoạch, định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tăng cường hoàn thiện các quy chế đảm bảo thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức... Hiện nay, về cơ bản các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã thực hiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính và hàng năm được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với quy định của các văn bản hiện hành và nhu cầu hoạt động, khả năng về tài chính của đơn vị trong việc thực hiện điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí của đơn vị.

- Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, đi mới công nghệ, Bộ đã triển khai và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ rà soát, sửa đi, bsung, chỉ đạo công chức, viên chức thực hiện nghiêm quy tắc về ứng xử, đạo đức nghề nghiệp tạo thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến làm việc tại Bộ và các đơn vị. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ và cơ quan nhà nước.

Ngày 09 tháng 4 năm 2013, ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCT về tăng cường văn minh công sở;

Ngày 15 tháng 4 năm 2013, ban hành Quyết định số 2385/QĐ-BCT về Quy chế làm việc sửa đổi, bổ sung của Bộ Công Thương.

Ngày 10 tháng 12 năm 2012 Bộ Công Thương ban hành văn bản số 11924/BCT-TCCB yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ trin khai công tác kê khai tài sản, chuyển đi vị trí công tác của công chức, viên chức năm 2012 theo quy định. Theo báo cáo của các đơn vị: Số công chức, viên chức trong Cơ quan Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ đã đến hạn phải chuyển đi 41 người, scông chức, viên chức đã được chuyn đi 39 người; các Tập đoàn kinh tế thuộc Bộ đã quan tâm đến công tác chuyển đổi vị trí công tác theo quy định. Tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam số cán bộ, công nhân viên phải chuyển đổi là 3.702 người, đã thực hiện chuyển đi 2.703 người.

- Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập

Thực hiện Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, đôn đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty và các đơn vị thuộc Bộ về kê khai tài sản và thu nhập năm 2012 theo quy định.

Kết quả công tác kê khai tài sản, thu nhập năm 2012 của Bộ Công Thương: Tổng số phải kê khai lần đầu 1.591 người, số đã kê khai lần đầu 1.583 người; Tng số phải kê khai bổ sung 10.672 người, số người đã kê khai bổ sung 10.663 người.

Hiện tại, Bộ đang triển khai công tác kê khai tài sản, thu nhập năm 2013 theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

- Việc thực hiện cải cách hành chính

Triển khai Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, sửa đi, bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Trong năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5156/QĐ-BCT ngày 24 tháng 7 năm 2013 về Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2013 thuộc phạm vi chức năng qun lý của Bộ Công Thương. Các TTHC đã và đang được tiến hành các phương án đơn giản hóa theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 và một số Nghị quyết khác của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Tổng số TTHC phải thực thi phương án đơn giản hóa: 201 TTHC;

- Tổng số TTHC đã được thực thi phương án đơn giản hóa: 181 TTHC;

- Tổng số TTHC chưa thực thi phương án đơn giản hóa: 20 TTHC;

- Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ thực thi: 181/201 x 100% » 90%.

Trong năm 2013 Bộ đã ban hành 12 văn bản về thủ tục hành chính mới hoặc bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, trong đó có Quyết định số 3932/QĐ-BCT ngày 14 tháng 6 năm 2013 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành.

- Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nhằm tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nước, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ giai đoạn 2011-2015, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành, quản lý nhà nước của Bộ theo Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013. Cụ thể trong năm 2013 Bộ đã tập trung vào một số nhiệm vụ:

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, quản lý công việc tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ. Hiện nay, toàn bộ quy trình xử lý văn bản của Bộ được thực hiện trên Cng thông tin nội bộ eMOIT, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục nâng cấp hệ thống quản lý công văn, xây dựng chương trình quản lý công văn, công việc đến từng đơn vị thuộc Bộ;

+ Xây dựng và hoàn thiện bộ chsố đánh giá về mức độ sẵn sàng cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Công Thương;

+ Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3 và cấp độ 4 tại một số đơn vị thuộc Bộ: Cục Xuất nhập khẩu, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin;

+ Tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hải quan đẩy mạnh thực hiện cơ chế hải quan một cửa của ASEAN. Trin khai kết ni thử nghiệm thành công hệ thng Chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys của Bộ Công Thương với Hệ thống một ca quốc gia;

+ Đã phối hợp với Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert tiến hành đánh giá lại Hệ thống và tiến hành các thủ tục để cấp lại chứng chỉ ISO cho cơ quan Bộ Công Thương;

+ Thành lập Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại thuộc Cục Xúc tiến thương mại theo Quyết định số 5889/QĐ-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2013.

Đến nay, Cục Thương mại điện tử và CNTT chủ trì vận hành Cổng thông tin điện tcủa Bộ (MOIT) khá hiệu qu. Sự phối hợp giữa các thành viên Ban biên tập với Tổ thư ký được chặt chẽ hơn và chất lượng tin, bài của các thành viên gửi về được nâng cao rõ rệt. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, Trang thông tin điện tử Bộ Công Thương đứng thứ 2/20 website/portal của các bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ Công Thương là một trong những bộ tiên phong trong việc triển khai cung cấp trực tuyến các dịch vụ công. Toàn bộ hơn 200 thủ tục hành chính do Bộ Công Thương quản lý đều đã được triển khai trực tuyến ở mức độ 2, đặc biệt, một số thủ tục hành chính còn được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 (13 TTHC) và mức độ 4 (8 TTHC).

- Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng

Theo báo cáo của các đơn vị, trong năm 2013 và dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 chưa phát hiện trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng. Đây là một trong những hạn chế trong việc triển khai thực hiện các giải pháp về phòng, chống tham nhũng.

- Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Trong năm 2013 các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và phát huy chức năng giám sát hoạt động quản lý, động viên quần chúng trong công tác phòng, chống tham nhũng;

Triển khai Bn ghi nhớ hợp tác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc (nay là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc), tháng 5 năm 2013 hai Bên đã thực hiện tng kết, đánh giá 3 năm hợp tác và ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.

5. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý: Theo báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ đã thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Công điện của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng trong việc cấm sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định gây thất thoát, lãng phí; cấm tặng quà, nhận quà không đúng quy định trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.

Công tác tự kiểm tra nội bộ được chú trọng, trong năm 2013 tiến hành 164 cuộc kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc Bộ. Tại Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp qua kiểm tra công tác tài chính đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong quản lý tài chính tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Quang Trung đã đề nghị chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội xử lý theo quy định.

Các Tập đoàn kinh tế thuộc Bộ tiến hành 124 cuộc kiểm tra theo kế hoạch. Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát hiện 1 vụ tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ, 2 vụ tham nhũng qua công tác giải quyết đơn thư.

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác kim tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng

Năm 2013, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát và tiến hành kiểm tra 14 tổ chức đảng, giám sát và tiến hành kiểm tra 14 tổ chức đảng và giám sát chuyên đề đối với 4 tổ chức đảng trực thuộc, kịp thời uốn nn, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm theo quy định của Đng. Riêng kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐUK về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ Khối, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương đã thành lập 3 tcông tác tiến hành kiểm tra 221/221 chi bộ bằng 100% các chi bộ trong toàn Đảng bộ Bộ Công Thương được kiểm tra. Qua việc kiểm tra, giám sát và tự kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên trong Đảng bộ Bộ Công Thương, nhìn chung các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Không phát hiện có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm lớn. Đảng ủy bộ Bộ Công Thương tiến hành xem xét và kỷ luật đối với 01 đảng viên vi phạm về qun lý tài chính tại doanh nghiệp theo quy định, với hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ cơ sở thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương.

- Kết qucông tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra: Triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2013, Bộ triển khai thực hiện 27 cuộc thanh tra, kim tra (trong đó có 3 đoàn thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; 9 đoàn kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong công tác tự thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng). Các Đoàn thanh tra, kiểm tra tuy chưa phát hiện sai phạm lớn, nhưng đã làm rõ và yêu cầu khắc phục một số tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý, phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị được thanh kiểm tra.

Phát hiện sai phạm:

+ Số đơn vị có vi phạm về kinh tế là 4 trên tng số 44 đơn vị được thanh tra, kiểm tra;

+ Những sai phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực đu tư xây dựng cơ bản, mua sm trang thiết bị, trin khai dự án có vn ngân sách nhà nước; số tiền phát hiện có vi phạm: 1.046.105.116đ;

Kiến nghị xử lý vi phạm:

+ Xử lý trách nhiệm về kinh tế, xử lý kỷ luật hành chính: không;

+ Xử lý hình sự, chuyn cơ quan điều tra xử lý: không;

+ Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, đã yêu cầu các đơn vị thu hồi số tiền với giá trị 1.046.105.116đ.

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo

+ Tiếp công dân với 82 lượt với số lượng 105 người. Tng số đơn nhn được: 292 đơn (48 đơn khiếu nại, 244 đơn tố cáo, kiến nghị). Đơn thuộc thẩm quyền của Bộ 80 đơn. Đơn thuộc thẩm quyền đơn vị của Bộ 114 đơn. Đơn thuộc thẩm quyền các cơ quan khác 98 đơn. Các công dân đến khiếu nại, tố cáo được tiếp đón, giải thích, hướng dẫn theo quy định; các đơn thư đã được xử lý kịp thời. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa phát hiện vụ việc tham nhũng;

+ Thành lập 3 đoàn xác minh đơn tố cáo có nội dung liên quan tới Công ty Cromit Cổ định Thanh Hóa - Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp và Tạp chí Công Thương.

Đánh giá tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng

Năm 2013, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, hàng tồn kho, nợ xấu đã được giải quyết nhưng còn chậm, tệ nạn xã hội, tiêu cực diễn biến phức tạp. Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 của Bộ Công Thương được triển khai trong tình hình Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phquy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với các Tập đoàn kinh tế, Tng công ty nhà nước thuộc quyền quản lý của Bộ.

Trong năm 2013, Bộ Công Thương đã thực hiện tích cực các biện pháp về phòng, chng tham nhũng trong tình hình sửa chữa, khc phục khuyết đim, yếu kém qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đng, gắn với tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm đảm bảo công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ phục vụ công tác quản lý, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương đã bám sát phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch công tác chung của Bộ, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; trong đó công tác tự kiểm tra nội bộ được quan tâm. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Công Thương còn một số hạn chế:

- Việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ở một vài cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa đảm bo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, như việc chuyn đi vị trí công tác của công chức, viên chức theo quy định;

- Năng lực phát hiện tham nhũng còn thấp trong điều kiện Bộ Công Thương là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng, nhất là những lĩnh vực: quản lý ngân sách, lưu thông hàng hóa, sử dụng vốn, thực hiện các quy định về môi trường, chính sách an sinh xã hội tại các doanh nghiệp, công tác tuyn sinh, đào tạo tại các trường và hoạt động công vụ.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2014

Tập trung tổ chức thực hiện tốt các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng năm 2014 và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, nhất là tập trung thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ban hành tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ, cụ thể:

1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, thành phần bao gồm Thủ trưởng và những người đứng đầu các tổ chức Đng, đoàn thể theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, chịu trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, coi trọng công tác phòng ngừa, tự kiểm tra nội bộ phát hiện, xử lý tham nhũng; xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để điều hành, thực hiện;

2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, tạo đồng thuận xã hội trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;

3. Đôn đốc, kiểm tra các Trường thuộc Bộ triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; Tiếp tục chđạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương hoàn thiện đề án và triển khai Chương trình bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Công Thương;

4. Để triển khai, thực hiện tốt Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ trong việc thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty thuộc Bộ kiện toàn Ban (Phòng) Thanh tra để tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tự thanh tra, kiểm tra;

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tổ chức tốt hoạt động đối thoại về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực vào các hoạt động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng;

6. Quán triệt và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về phòng, chống tham nhũng, trọng tâm là tiếp tục triển khai Kế hoạch khc phục những tn tại, khuyết đim sau kim đim phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI); Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt phát hiện và kim tra các tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Nội chính Trung ương,
- Lãnh đạo Bộ,
- Đng ủy Bộ Công Thương,
- Công đoàn Công Thương Việt Nam,
- Các Vụ, Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ,
- Lưu: VT, TTB.

TM. BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BÍ THƯ




Vũ Huy Hoàng

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 45-BC/BCSĐ

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu45-BC/BCSĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/12/2013
Ngày hiệu lực19/12/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 45-BC/BCSĐ

Lược đồ Báo cáo 45-BC/BCSĐ năm 2013 phòng chống tham nhũng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 45-BC/BCSĐ năm 2013 phòng chống tham nhũng
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu45-BC/BCSĐ
                Cơ quan ban hànhBan cán sự Đảng Bộ Công thương
                Người kýVũ Huy Hoàng
                Ngày ban hành19/12/2013
                Ngày hiệu lực19/12/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Báo cáo 45-BC/BCSĐ năm 2013 phòng chống tham nhũng

                          Lịch sử hiệu lực Báo cáo 45-BC/BCSĐ năm 2013 phòng chống tham nhũng

                          • 19/12/2013

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 19/12/2013

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực