Văn bản khác 94/BC-BGDĐT

Báo cáo 94/BC-BGDĐT tình hình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 94/BC-BGDĐT tình hình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 94/BC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2011

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2008-2012

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01-02-2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012; Căn cứ báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số liệu giải ngân của Kho bạc Nhà nước Trung ương đến hết 31/01/2011, kết quả thực hiện Đề án như sau:

I. Kết quả thực hiện Đề án năm 2008-2010

1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án: 18.582,139 tỷ đồng

1.1. Năm 2008-2010 Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã giao cho các địa phương là 12.846,6 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch cả giai đoạn. Trong đó:

- Năm 2008: 3.775,6 tỷ đồng

- Năm 2009: 4.571 tỷ đồng

- Năm 2010: 4.500 tỷ đồng

* Năm 2011 vốn trái phiếu Chính phủ đã giao cho các địa phương là 2.500 tỷ đồng (theo Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ. Hiện nay các địa phương đang phân bổ vốn cho các công trình, dự án).

Nếu tính cả năm 2011, Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã giao cho các địa phương là 15.346,6 tỷ đồng, đạt 89,6% kế hoạch cả giai đoạn.

31 địa phương đã được phân bổ đủ vốn trái phiếu Chính phủ cho cả giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

1.2. Nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa: 5.724,643 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch cả giai đoạn.

Trong đó:

- Ngân sách địa phương: 4.989,487 tỷ đồng, đạt 74,2%.

 + Năm 2008-2009: 3.064,029 tỷ đồng

 + Năm 2010: 1.925,458 tỷ đồng

- Huy động xã hội hóa: 735,156 tỷ đồng, đạt 72%.

 + Năm 2008-2009: 524,729 tỷ đồng

 + Năm 2010: 210,427 tỷ đồng

15 tỉnh huy động được nguồn vốn của địa phương đạt kết quả cao là: Lạng Sơn, Bắc Giang, Điện Biên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Quảng Trị, Khánh Hòa, Đăk Nông, Tây Ninh, Long an, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu.

14 tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương chưa đạt yêu cầu theo Quyết định 2186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Lào Cai 14,4%; Thái Nguyên 43%; Phú Thọ 24,9%; Hà Nội 15,5%; Hưng Yên 42,9%; Bắc Ninh 26,5%; Thanh Hóa19,6%; Nghệ An 23,4%; Hà Tĩnh 5,4%; Quảng Bình 46,7%; Quảng Ngãi 28,4%; Ninh Thuận 17,9%; Cần Thơ 29%; Hậu Giang 0%.

4 tỉnh huy động nguồn vốn xã hội hóa tốt: Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.

2. Kết quả giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ

Số vốn trái phiếu Chính phủ giao năm 2008-2010 các địa phương đã giải ngân là 12.750,085 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 99,8% kế hoạch. Trong đó, năm 2010 khối lượng giải ngân là 4.457,479 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 99,06% so với kế hoạch vốn được giao.

Nhìn chung, các địa phương đã giải ngân đảm bảo tiến độ của Đề án, có 9 tỉnh đã giải ngân 100% kế hoạch là: Tuyên Quang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp. (Theo báo cáo số liệu giải ngân của Kho bạc Nhà nước Trung ương tính đến 31/01/2010).

3. Kết quả và tiến độ xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên năm 2008 - 2010

3.1. Kế hoạch xây dựng phòng học là 83.519phòng, trong đó:

- Số phòng học đã triển khai xây dựng là 75.932 phòng, chiếm tỷ lệ 53,44% so với kế hoạch cả giai đoạn. (Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 55.372 phòng, đạt 66,3%; Số phòng học đang xây dựng là 20.560 phòng, chiếm 24,6%).

- Số phòng học chưa triển khai là 7.587 phòng, chiếm 9,1%.

12 tỉnh có tiến độ xây dựng phòng học trên 70% kế hoạch là: Bắc Giang 96,73%; Hòa Bình 80,3%; Hải phòng 91%; Quảng Ninh 80,6%; Bắc Ninh 74,9%; Nam Định 70,8%; Thanh Hóa 77,2%; Khánh Hòa 74,8%; Đắc Nông 76,4%; Tiền Giang 78,1%; Trà Vinh 71,2%; Cà Mau 100%.

6 tỉnh có tiến độ xây dựng phòng học dưới 35% kế hoạch là: Tuyên Quang 29,5%; Cao Bằng 31,4%; Bắc Kạn 34%; Hải Dương 31,6%; Hưng Yên 34,3%; Quảng Bình 33,4%. Nguyên nhân: Một là do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách địa phương tham gia thực hiện Đề án; hai là do địa phương phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ chưa đam bảo cơ cấu vốn đúng theo yêu cầu của Đề án.

3.2. Kế hoạch xây dựng nhà công vụ là 24.186 phòng, trong đó:

- Số nhà công vụ giáo viên đã triển khai xây dựng là 21.435 phòng, chiếm tỷ lệ 38,3 % so với kế hoạch cả giai đoạn. (Số phòng công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 17.222 phòng, đạt 71,2%; Số phòng công vụ đang xây dựng là 4.213 phòng, chiếm 17,4%).

- Số phòng công vụ chưa triển khai là 2.751 phòng, chiếm 11,4.

5 tỉnh có tiến độ xây dựng nhà công vụ giáo viên trên 70% kế hoạch là: Tuyên Quang 88%; Bắc Giang 89,6%; Bình Định 75,2%; Phú Yên 80,3%; Tây Ninh 92,1%.

16 tỉnh có tiến độ xây dựng nhà công vụ giáo viên dưới 30% là: Cao Bằng 17,8%; Lào Cai 21,4%; Yên Bái 21,2%; Sơn La 25,9%; Thanh Hóa 23,9%; Nghệ An 24,7%; Hà Tĩnh 13,9%; Thừa Thiên Huế 10,3%; Quảng Nam 25,7%; Khánh Hòa 14,4%; Ninh Thuận 8,2%; Bình Thuận 6,8%; Đăk Nông 21,6%; Sóc Trăng 30,6%; Kiên Giang 24,3%; Cà Mau 20,3%.

(chi tiết kết quả, tiến độ thực hiện đề án của các địa phương về kế hoạch, khối lượng và giải ngân năm 2008-2010 tại biểu đính kèm).

4. Về chất lượng xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên

Phần lớn phòng học và nhà công vụ giáo viên được xây dựng theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do Bộ Xây dựng ban hành, đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của Chương trình là kiên cố, bền vững và phù hợp với điều kiện của Việt Nam ở các vùng, miền khác nhau. Tuy nhiên, tại một số địa phương có những điểm trường áp dụng mẫu chưa đúng theo hướng dẫn của ban chỉ đạo Trung ương và văn bản số 24/BXD-KHCN ngày 07/03/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn áp dụng thiết kế mẫu phục vụ Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học.

Ví dụ:

- Tại một số điểm trường sử dụng trần treo (thạch cao, nhựa xốp) đối với hành lang không đảm bảo chất lượng công trình (các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Sóc Trăng ..).

- Xây dựng một số điểm trường mầm non không có nhà vệ sinh (huyện Sin Hồ tỉnh Lai Châu; huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên ...).

5. Đánh giá chung

Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo quyết liệt, tăng cường hoạt động kiểm tra đôn đốc tại một số địa phương triển khai chậm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương, sau 3 năm thực hiện Đề án, nhìn chung các địa phương đã thực hiện đáp ứng được yêu cầu của Đề án về khối lượng, chất lượng và tiến độ giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Đại đa số các phòng học mới xây dựng được thực hiện theo thiết kế mẫu của Bộ Xây dựng ban hành, đáp ứng yêu cầu kiên cố, bền vững và các tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng theo quy định hiện hành, tạo điều kiện cho các trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới trường học ở các địa phương.

Các nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ) về cơ bản được các địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thoát vốn đầu tư.

Năm 2010 Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán 15 tỉnh về thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên năm 2008-2009 và có ý kiến kết luận về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong thực hiện Đề án như sau:

“ Qua kiểm tra thực tế hiện trường và phỏng vấn các cán bộ của các trường cho thấy, việc đầu tư là cần thiết và có hiệu quả: nhờ có Đề án đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương, giảm bớt khó khăn về thiếu phòng học, dần xóa bỏ tình trạng học 3 ca, phòng học tạm, tranh tre, nứa lá; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong vùng có chỗ học hành và sinh hoạt khang trang, hiện đại, tạo lập niềm tin cho thầy cô giáo yên tâm giảng dạy, khuyến khích học sinh đến trường, làm thay đổi bộ mặt tại các địa phương; gây dựng niềm tin cho nhân dân trong vùng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội. Các công trình có thiết kế hiện đại, thuận tiện, phù hợp với khí hậu, địa hình của địa phương; đa số công trình thi công đạt tiến độ đề ra bảo đảm cho các trường có phòng học mới theo kế hoạch”.

Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án ở một số địa phương vẫn còn một số tồn tại:

- Một số tỉnh thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng vẫn còn chậm, chưa chủ động ngay từ đầu năm. Năng lực quản lý, điều hành, thực hiện của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số huyện vẫn còn là bất cập (Ví dụ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Quảng Bình).

- Một số tỉnh chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện dành nguồn vốn của địa phương và huy động xã hội hóa tham gia thực hiện Đề án theo quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính Phủ (Ví dụ: Hà Tĩnh, Ninh Thuận).

- Một số địa phương thực hiện phân bổ vốn đầu tư dàn trải, không gắn với việc thanh toán khối lượng hoàn thành của từng dự án, dẫn đến thiếu vốn khi thanh quyết toán công trình để dứt điểm việc bàn giao đưa vào sử dụng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

- Việc áp dụng mẫu thiết kế tại một số địa phương chưa thật sự linh hoạt, việc chọn mẫu thiết kế tại một số điểm trường chưa phù hợp với thực tế, chưa căn cứ vào quy mô học sinh để chọn mẫu cho phù hợp.

- Công tác giám sát, quản lý chất lượng công trình còn hạn chế, còn có công trình chưa thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm soát chất lượng công trình như: Chưa thực hiện thí nghiệm, kiểm định vật tư sử dụng cho công trình; không làm biên bản báo cáo sự cố; không lập báo cáo giám sát theo quy định. (Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước).

6. Kiến nghị

Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2008, do biến động về giá nên tổng số vốn đã được phê duyệt không thể giải quyết hết số phòng học và nhà công vụ giáo viên đã được phê duyệt. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét một số nội dung sau:

- Tổ chức kiểm tra, rà soát tại các địa phương về số phòng học đã thực hiện và số phòng học chưa đủ vốn thực hiện theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính Phủ;

- Bổ sung nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện hoàn thành kế hoạch danh mục theo mục tiêu đã được phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính Phủ;

- Xem xét, bổ sung vào giai đoạn tiếp theo số phòng học mượn, học nhờ chưa được giải quyết. Số phòng học này chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung có nhiều huyện miền núi, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

II. Kiến nghị kế hoạch danh mục đầu tư giai đoạn 2012-2015

Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp danh mục dự án, công trình trường học chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2012-2015 như sau:

1. Danh mục công trình chưa được đầu tư thuộc giai đoạn 2008-2012:

- Số phòng học chưa được đầu tư khoảng 63.000 phòng, với nhu cầu vốn khoảng 25.200 tỷ đồng (ước 400 triệu đồng/ phòng học).

- Số nhà công vụ giáo viên chưa được đầu tư khoảng 35.600 phòng, với nhu cầu vốn khoảng 3.560 tỷ đồng (ước 100 triệu đồng/ phòng công vụ).

2. Danh mục bổ sung mới theo mục tiêu giải quyết số phòng học mượn, học nhờ khoảng 25.500 phòng học (Theo báo cáo của các địa phương tại thời điểm cuối năm 2007), với nhu cầu vốn khoảng 10.200 tỷ đồng (ước 400 triệu đồng/ phòng học).

3. Những hạng mục công trình trường học ở một số địa phương do thiên tai gây ra trong năm 2010 tại các tỉnh miền trung.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 1098/BGD ĐT-CSVCTBTH ngày 04/03/2011 về việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 thực hiện Đề án KCHTLH&NCVGV giai đoạn 2008-2012 và chuẩn bị danh mục dự án, công trình đầu tư giai đoạn 2011-2015. Sau khi các địa phương gửi báo cáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ số liệu cụ thể về danh mục phòng học cần bổ sung mới trên toàn quốc vào cuối tháng 3/2011.

Trên đây là kết quả thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên năm 2008-2010 và dự kiến quy mô Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2012-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và trân trọng báo cáo.

 


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- PTTg Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 94/BC-BGDĐT

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu94/BC-BGDĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/03/2011
Ngày hiệu lực14/03/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 94/BC-BGDĐT

Lược đồ Báo cáo 94/BC-BGDĐT tình hình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 94/BC-BGDĐT tình hình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu94/BC-BGDĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýPhạm Vũ Luận
                Ngày ban hành14/03/2011
                Ngày hiệu lực14/03/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐầu tư, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 94/BC-BGDĐT tình hình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 94/BC-BGDĐT tình hình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học

                      • 14/03/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 14/03/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực