Chỉ thị 02/2009/CT-UBND

Chỉ thị 02/2009/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành

Chỉ thị 02/2009/CT-UBND công tác quản lý Nhà nước đã được thay thế bởi Quyết định 532/QĐ-UBND 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Ủy ban Thái Bình và được áp dụng kể từ ngày 24/03/2014.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 02/2009/CT-UBND công tác quản lý Nhà nước


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 02/2009/CT-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 5 năm 2009

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ THĂM DÒ, KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN, TIÊU THỤ CÁT LÒNG SÔNG, BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản và Quyết định số 64/2005/QĐ-UBND ngày 31/10/2005 của UBND tỉnh v/v ban hành Quy định quản lý hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát thuộc các sông và bãi biển trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nói chung, tài nguyên cát nói riêng trên địa bàn tỉnh

Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên cát ở một số địa phương còn bị buông lỏng; việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác cát thực hiện chậm; sự phối hợp của chính quyền các cấp, các ngành chức năng chưa chặt chẽ; hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, chưa hiệu quả; một số khoản thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường còn bỏ sót; cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, năng lực nên hiện nay các hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông trái phép đang diễn ra ở nhiều nơi và ngày một phức tạp làm thất thoát tài nguyên khoáng sản; gây sạt lở bờ sông, đe doạ an toàn đê, kè, cống, làm cản trở luồng lạch giao thông thuỷ, hư hại đường bộ, gây ô nhiễm môi trường và thất thu ngân sách.

Để khắc phục những thiếu sót, tồn tại nêu trên, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh yêu cầu:

1. UBND các huyện, Thành phố có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng, UBND cấp xã, nhất là các xã ven sông, ven biển thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và Quyết định số 64/2005/QĐ-UBND ngày 31/10/2005 của UBND tỉnh; tập trung vào các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh gắn với bảo vệ môi trường, an toàn các công trình (đê điều, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn, dòng chảy…), an ninh trật tự xã hội khu vực có khoáng sản. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát ở địa phương; kiểm tra rà soát, phân loại cụ thể các chủ phương tiện vận chuyển, khai thác cát, các điểm cho thuê, mượn đất làm bến bãi kinh doanh cát; việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính…, có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/6/2009.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng của tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, khoanh định các vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tại địa phương; lập quy hoạch các bến bãi tập kết, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven các tuyến sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh. Tăng cường quản lý thu thuế, phí, lệ phí hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã ven sông, ven biển; chỉ đạo, hướng dẫn lập đề án thăm dò, khai thác cát lòng sông, bãi biển theo quy hoạch được duyệt; tổ chức thẩm định bảo đảm đúng quy định của pháp luật các dự án trình UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác cát cho các tổ chức, cá nhân; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì lập đề án khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; thực hiện cắm biển cấm khai thác cát lòng sông tại các khu vực xung yếu thuộc Thành phố Thái Bình và một số địa phương.

- Định ký 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh.

3. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan:

- Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các phòng, đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giao thông đường thuỷ, khoáng sản, bảo vệ môi trường.

- Sở Xây dựng, Sở Công thương phối hợp với UBND huyện, Thành phố hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch các điểm trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông, ven biển. Quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác và quản lý việc xây dựng cơ bản các công trình của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối kết hợp chặt chẽ với sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản nhằm bảo đảm an toàn đê điều, rừng ngập mặn và khu vực nuôi trồng thuỷ sản

- Cục Thuế, Sở Tài chính: Xây dựng, bổ sung các mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản trình HĐND và UBND quyết định. Tăng cường các biện pháp kiểm tra quản lý thu thuế, phí, lệ phí về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.

4. Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Thái Bình thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật khoáng sản và các quy định của tỉnh về tài nguyên cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật khoáng sản trong các doanh nghiệp và nhân dân; viết bài đưa tin biểu dương những điển hình tốt, phê phán những việc làm vi phạm pháp luật về các hoạt động quản lý, thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát trên địa bàn tỉnh.

5. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể xã hội vận động hội viên, doàn viên thực hiện nghiêm túc pháp luật về khoáng sản; giám sát chặt chẽ UBND các cấp, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh.

Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các Giám đốc sở, Thủ trưởng Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh khẩn trương tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ TNMT;
- Cục ĐCKS Việt Nam;
- Cục k/tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
- Chủ tịch UBND huyện, TP;
- Lưu: VT, NN, TH

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hạnh Phúc

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 02/2009/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu02/2009/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/05/2009
Ngày hiệu lực07/06/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/03/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 02/2009/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 02/2009/CT-UBND công tác quản lý Nhà nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 02/2009/CT-UBND công tác quản lý Nhà nước
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu02/2009/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Bình
                Người kýNguyễn Hạnh Phúc
                Ngày ban hành28/05/2009
                Ngày hiệu lực07/06/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/03/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Chỉ thị 02/2009/CT-UBND công tác quản lý Nhà nước

                        Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 02/2009/CT-UBND công tác quản lý Nhà nước