Chỉ thị 07/CT-UB

Chỉ thị 07/CT-UB năm 2000 về Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Chỉ thị 07/CT-UB 2000 Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ Tuyên Quang đã được thay thế bởi Quyết định 85/2006/QĐ-UBND danh mục văn bản Tuyên Quang hết hiệu lực và được áp dụng kể từ ngày 09/01/2007.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 07/CT-UB 2000 Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ Tuyên Quang


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UB

Tuyên Quang, ngày 27 tháng 4 năm 2000

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC LƯU TRỮ

Thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 11 - 12 - 1982; Nghị định 142/CP ngày 28 - 9- 1963 của Chính phủ về công tác Công văn giấy tờ và công tác Lưu trữ; thi hành Chỉ thị 726/TTg ngày 4 - 9 - 1997 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ trong thời gian tới. Từ năm 1996 đến nay công tác Lưu trữ ở các cơ quan trong tỉnh đã và đang từng bước đi vào nề nếp, tài liệu lưu trữ đã được sử dụng khai thác đáp ứng một phần yêu cầu nghiên cứu, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xuất phát từ những khó khăn và điều kiện cụ thể của từng ngành, cấp về cán bộ và cơ sở vật chất nên công tác Lưu trữ chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại chỉ một số cơ quan: Văn phòng Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Công an tỉnh, Sở Địa chính có kho lưu trữ và cán bộ chuyên trách; còn hầu hết các sở ban, ngành, huyện đều do văn thư kiêm nhiệm. Cán bộ làm công tác Văn thư - Lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, tình trạng tài liệu bó gói chất đống chưa được phân loại chỉnh lý khoa học, nhiều nơi thiếu phương tiện như: Kho, giá, tủ để bảo quản dẫn đến tài liệu bị mất, thất lạc hư hỏng ... gây khó khăn cho việc tra tìm, khai thác để thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Để từng bước khắc phục tình trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Llưu trữ, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia và các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị sở ban, ngành thực hiện những việc sau đây:

1. Các ngành, các cấp cần đánh giá đúng tình hình thực trạng hiện nay về công tác lưu trữ trong thời gian qua để rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng tổ chức khai thác từ nay về sau, hàng quý, hàng năm phải lập báo cáo về UBND tỉnh và Trung tâm Lưu trữ.

2. Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Thông tư 40/TT-TCCP ngày 24 - 1 - 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ nhằm thống nhất tổ chức bộ phận lưu trữ ở các ngành, các cấp trong phạm vi toàn tỉnh, xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Văn thư - Lưu trữ, bố trí và sử dụng cán bộ Văn thư - Lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn ngạch công chức do Nhà nước quy định.

3. Văn phòng UBND tỉnh, huyện, thị xã từng bước tập. kế hoạch xây dựng kho lưu trữ Nhà nước của địa phương theo tiêu chuẩn do Cục Lưu trữ Nhà nước quy định; các sở, ban, ngành chủ động lập phương án sửa chữa, cải tạo nâng cấp kho lưu trữ.

4. Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá tỉnh bố trí trong ngân sách hàng năm cho các ngành, các cấp có kinh phí cho việc thu thập, chỉnh lý và bảo quản tài liệu lưu trữ.

5. Trung tâm Lưu trữ tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định nghiệp vụ lưu trữ. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã xây dựng bản danh mục nguồn tài liệu nộp lưu vào kho lưu trữ Nhà nước tại tỉnh.

6. Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin của tỉnh giao nhiệm vụ cho Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm Lưu trữ hướng dẫn các nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Văn thư - Lưu trữ, đẩy nhanh các hoạt động này theo yêu cầu hiện đại hóa.

7. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã cần quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm nội dung Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh; phổ biến đến mọi công chức, viên chức Nhà nước làm việc có liên quan đến văn bản, lài liệu, nhất là những cán bộ trực tiếp làm công tác Văn thư - Lưu trữ ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, chủ động nghiên cứu đề xuất kế hoạch thực hiện trong phạm vi thẩm quyền quản lý của mình về yêu cầu công tác Lưu trữ./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vũ Mạnh Thắng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu07/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/04/2000
Ngày hiệu lực27/04/2000
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 09/01/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 07/CT-UB 2000 Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ Tuyên Quang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 07/CT-UB 2000 Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ Tuyên Quang
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu07/CT-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Tuyên Quang
                Người kýVũ Mạnh Thắng
                Ngày ban hành27/04/2000
                Ngày hiệu lực27/04/2000
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 09/01/2007
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 07/CT-UB 2000 Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ Tuyên Quang

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 07/CT-UB 2000 Tăng cường chỉ đạo công tác Lưu trữ Tuyên Quang