Chỉ thị 08/2013/CT-UBND

Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 08/2013/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm An Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 08/2013/CT-UBND

An Giang, ngày 29 tháng 07 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM

Trong các năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân các cấp, cùng với sự hưởng ứng của người dân trong việc phòng, chống dịch cúm gia cầm nên tỉnh An Giang đã chưa có ổ dịch cúm trên gia cầm phát sinh. Tuy nhiên, trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện ở một số nơi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia giáp với Việt Nam, trong đó có tỉnh TaKeo giáp với An Giang. Việc xuất hiện nhiều nhánh virus của Cúm A(H5N1) và chủng mới H7N9 gần đây làm cho việc phòng bệnh cúm gia cầm trở nên khó khăn hơn, nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ngành chăn nuôi và sức khỏe con người.

Để thực hiện tốt Công điện khẩn số 07/CĐ-BNN-TY ngày 07/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các tỉnh biên giới tiếp giáp với Campuchia; Công điện số 487/CĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và gần đây là Công điện số 528/CĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1). Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. UBND các huyện, thị, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi bị cấm sau đây:

a) Cấm chăn nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị, khu dân cư tập trung;

Riêng các cá nhân nuôi gia cầm làm cảnh, gây giống, bảo tồn giống quý hiếm phải là hội viên các Hội, Câu lạc bộ sinh vật cảnh, được hướng dẫn phòng bệnh của cơ quan thú y địa phương;

b) Cấm chăn nuôi gia cầm thả rong nơi công cộng, trục lộ giao thông; cấm nuôi thủy cầm chăn thả trên kênh, rạch, sông, ngòi, nơi có dòng nước dùng trong sinh hoạt;

c) Cấm mua bán gia cầm sống và tổ chức giết mổ gia cầm tại các chợ truyền thống, các điểm không đúng qui định của pháp luật về thú y;

Gia cầm, sản phẩm gia cầm bán tại chợ phải qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, chỉ được bày bán tại nơi quy định cách biệt với các hàng hóa khác, phải được bảo quản đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm;

d) Cấm vận chuyển, mua bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch. Nghiêm cấm vận chuyển, mua bán, cho, tặng gia cầm sống và sản phẩm gia cầm sống theo đường tiểu ngạch, lối mòn biên giới;

đ) Cấm các hoạt động ấp trứng gia cầm để kinh doanh ngoài lò ấp đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hợp chuẩn;

e) Cấm giết thịt, tẩu tán, vứt xác, cho tặng gia cầm nghi mắc bệnh hoặc chết chưa rõ nguyên nhân (kể cả sản phẩm của những gia cầm đó).

2. Thực hiện đồng bộ 06 biện pháp bao gồm:

a) Củng cố ngay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp và đội xung kích ở các xã sẵn sàng tham gia các hoạt động phát hiện, kiểm soát nguy cơ phát sinh ổ dịch và dập tắt ổ dịch có hiệu quả (nếu có dịch xảy ra);

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại và tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức người dân cùng tham gia phòng, chống dịch cúm gia cầm. Tuyên truyền vận động người dân tự giác thực hiện vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt khi có tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm và tiêu thụ thịt gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch;

c) Định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ, điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm;

d) Thực hiện tốt công tác tiêm phòng cúm gia cầm theo kế hoạch quốc gia phòng chống cúm gia cầm của Trung ương; việc tiêm phòng cúm gia cầm thực hiện khi có phát sinh gia cầm trong diện tiêm và theo kế hoạch tiêm phòng hàng năm của ngành thú y; cơ quan thú y giám sát nguồn gốc vắc-xin tiêm phòng gia cầm, hướng dẫn, tạo điều kiện để người chăn nuôi gia cầm tự tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình;

đ) Khuyến khích cá nhân, tổ chức xây dựng chợ chuyên doanh gia cầm sống có khu vực giết mổ, có kiểm soát thú y; xây dựng chợ chuyên doanh trứng gia cầm có khu vực xông trùng, có kiểm soát thú y tại các khu vực đã được quy hoạch của Nhà nước.

e) Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, vịt chạy đồng.

3. Các chính sách hỗ trợ phòng chống dịch cúm gia cầm:

a) Các cá nhân, tổ chức có thông báo kịp thời, chính xác thông tin về dịch bệnh gia cầm cho cơ quan thú y hay chính quyền địa phương sẽ được khen thưởng giấy khen.

b) Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

c) Bắt đầu từ năm 2013, người chăn nuôi phải chi trả tiền công tiêm phòng. Tiền công tiêm phòng được thu theo quy định của Bộ Tài chính và được giữ lại để chi cho chi phí công tác tiêm phòng của địa phương.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện:

a) Chỉ đạo các ban, ngành địa phương tổ chức kiểm tra việc giết mổ gia cầm, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm theo quy định của Pháp lệnh Thú y, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường. Tăng cường giám sát, phát hiện bệnh dịch đến tận hộ gia đình.

b) Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định cấm nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị và khu dân cư tập trung và chăn nuôi thủy cầm thả trên sông, kênh, rạch, nơi có dòng nước dùng trong sinh hoạt;

c) Kiểm tra trách nhiệm cấp xã, phường, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; nếu có bệnh cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời, không báo cáo trung thực, không áp dụng các biện pháp bao vây khống chế, dập tắt dịch để dịch lây lan thì Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và kỹ thuật viên thú y sẽ chịu kỷ luật.

d) Tổ chức tuyên truyền thường xuyên và liên tục trong cộng đồng về  sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm trên người và trên gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh; đồng thời, chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, trong đó tập trung tại các khu dân cư, các điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm và tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn; khuyến cáo người tiêu dùng chỉ sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y; khi phát hiện xác gia cầm chết phải báo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để có các biện pháp xử lý kịp thời;

đ) Bố trí lực lượng chốt chặn, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan xảy ra trên diện rộng. Kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia cầm trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa ngõ giáp ranh các tỉnh. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học (kể cả chăn nuôi gà đá), kinh doanh, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm sống trái phép, không rõ nguồn gốc.

e) Chỉ đạo Ban Quản lý chợ thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của chợ, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tình hình kinh doanh, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch của cơ quan thú y, bao bì nhãn hiệu hàng hóa không đúng quy định. Thực hiện cam kết kinh doanh sản phẩm gia cầm an toàn, có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu còn để tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn do mình phụ trách.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, chỉ đạo thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, nơi mua bán gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, nơi có ổ dịch cũ;

b) Chỉ đạo Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên gia cầm, chim nuôi, chim hoang dã;

c) Phối hợp Sở Y tế trao đổi thông tin, truy xuất nguồn gốc, điều tra dịch tễ, tham gia phòng, chống dịch khi phát hiện có cúm A trên người;

d) Phối hợp với UBND cấp huyện triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 90% trong diện tiêm; có kế hoạch giám sát dịch và giám sát chuyên môn để không xảy ra thất thoát, lãng phí vắc-xin và kinh phí phòng, chống dịch;

đ) Phối hợp Ban quản lý chợ, Đoàn liên ngành an toàn thực phẩm kiểm tra, xử lý tịch thu, tiêu hủy đối với các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa không đúng quy định tại các chợ, các cửa hàng, nhà hàng, bếp ăn tập thể…;

e) Tăng cường công tác phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm; hỗ trợ các tỉnh giám sát dịch bệnh nhằm cảnh báo kịp thời nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm;

g) Tăng cường phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1, H7N9) trên người đến từng hộ dân, khu phố, các khu vực tập trung dân cư, các bệnh viện, trường học, nhằm cảnh giác nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người; nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.

6. Sở Y tế:

a) Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị y tế có liên quan tham gia giám sát dịch cúm A trên người và trao đổi thông tin kịp thời, chính xác cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cùng xử lý;

b) Chủ trì Đoàn liên nghành an toàn thực phẩm kiểm tra các hoạt động chế biến tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

7. Công an tỉnh chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ hoạt động của các ban, ngành hữu quan trong giám sát dịch, tuyên truyền, kiểm soát, kiểm dịch, phòng, chống dịch; phòng ngừa, điều tra, ngăn chặn, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm và môi trường.

8. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị bộ đội biên phòng trực thuộc phối hợp tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh vận chuyển trái phép gia cầm sống, sản phẩm gia cầm, trứng gia cầm, chăn thả gia cầm, di chuyển gia cầm qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia.

9. Sở Công Thương chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch và ban hành quy định điều kiện chợ chuyên doanh gia cầm sống, chợ chuyên doanh trứng gia cầm, khu vực bày bán gia cầm đã qua giết mổ có kiểm tra thú y, khu vực bày bán trứng gia cầm tại các chợ, siêu thị. Chỉ đạo cơ quan Quản lý thị trường phối hợp thực hiện kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển, thu gom, tàng trữ gia cầm, trứng gia cầm không đúng qui định, không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

10. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh-Truyền hình An Giang phối hợp Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế có kế hoạch tổ chức tuyên truyền hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn công tác phòng chống dịch, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong tiêu thụ.

11. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Ban Quản lý các bến xe, bến phà:

a) Thông báo cho các chủ phương tiện vận tải hàng hóa công cộng chấp hành nghiêm việc không vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Có hình thức xử lý thích đáng các chủ phương tiện cố tình hoặc tiếp, chỉ được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng đã được kiểm dịch;

b) Thông báo cho các chủ phương tiện vận tải hành khách công cộng chấp hành nghiêm việc cấm vận chuyển gia cầm sống, sản phẩm gia cầm sống. Có hình thức xử lý thích đáng các chủ phương tiện cố tình hoặc tiếp tay với hành khách vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện đường bộ lẫn đường thủy.

c) Công bố số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện vận tải hành khách để hành khách kịp thời báo cho các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vận chuyển gia cầm trái phép từ các tỉnh về An Giang.

12. Chỉ thị này được ban hành và thay thế Chỉ thị số 07/2007/CT-UBND ngày 13/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Trên đây là các công tác trọng tâm, thường xuyên nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm; yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội, Hội nghề nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc tinh thần Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT.BCĐ PCDGCTW;
- Website Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT, Cục Thú y;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- Báo AG, Đài PTTHAG, Phân xã AG - phổ biến;
- Chánh, Phó VP.UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website An Giang;
- Phòng KT, TH, XDCB, VHXH, NC, HCTC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/2013/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu08/2013/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/07/2013
Ngày hiệu lực08/08/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/2013/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 08/2013/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm An Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Chỉ thị 08/2013/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm An Giang
            Loại văn bảnChỉ thị
            Số hiệu08/2013/CT-UBND
            Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
            Người kýLê Văn Nưng
            Ngày ban hành29/07/2013
            Ngày hiệu lực08/08/2013
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
            Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
            Cập nhật11 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Chỉ thị 08/2013/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm An Giang

                  Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 08/2013/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm An Giang