Chỉ thị 10/2002/CT-UB

Chỉ thị 10/2002/CT-UB về tăng cường biện pháp khắc phục ngộ độc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 10/2002/CT-UB tăng cường biện pháp để khắc phục ngộ độc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước đã được thay thế bởi Quyết định 49/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản Hồ Chí Minh 2016 và được áp dụng kể từ ngày 15/12/2016.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 10/2002/CT-UB tăng cường biện pháp để khắc phục ngộ độc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2002/CT-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2002 

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC DO SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TÙY TIỆN TRÊN RAU MUỐNG NƯỚC.

Trên địa bàn thành phố có 361 ha trồng rau muống nước, tập trung tại các quận Thủ Đức, Gò Vấp, quận 12, quận 8, quận 7 trong những năm qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo cho các Sở, ngành và các quận-huyện tăng cường công tác quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, đặc biệt là đối với cây rau. Sản phẩm rau xanh do nông dân thành phố sản xuất ngày càng an toàn và có chất lượng hơn. Trong năm 2001, Chi cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm dinh dưỡng thành phố phân tích 248 mẫu rau các loại, chỉ có 18 mẫu không đạt tiêu chuẩn an toàn, chiếm 7,3%. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2002, tình hình ngộ độc cấp tính do ăn phải rau muống nước dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có chiều hướng gia tăng, đến nay đã xảy ra 55 trường hợp. Nguyên nhân chính phần lớn do các vùng đất trồng rau muống nước sử dụng các nguồn nước kênh rạch đã bị ô nhiễm nặng, các chất thải từ các khu dân cư tập trung, các Xí nghiệp, Nhà máy, Bệnh viện... Rau muống nước canh tác liên tục, không luân canh nên sâu bệnh hại tích lũy ngày càng nhiều, sâu hại đã kháng thuốc và lượng thuốc bảo vệ thực vật do nông dân sử dụng với liều lượng cao. Gần đây một số nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để khắc phục tình trạng canh tác rau muống trên các vùng đất có nguồn nước ô nhiễm nặng và chấm dứt việc sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục trên cây rau ; Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị Sở, ngành thuộc thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện khẩn trương thực hiện một số công tác cấp bách sau đây :

1.- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan :

1.1. Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành để điều tra toàn bộ hiện trạng canh tác rau muống nước trên địa bàn thành phố. Đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật và phân tích các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat... ). Đề xuất các biện pháp quản lý Nhà nước và xử lý, chế tài các vi phạm trong việc mua bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

1.2. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở phối hợp với Công an kinh tế, Ủy ban nhân dân các quận-huyện tổ chức thanh, kiểm tra các điểm mua bán thuốc bảo vệ thực vật để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép lưu hành, sử dụng. Đồng thời phối hợp cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức tuyên truyền và tập huấn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các loại rau và rau muống nuớc nói riêng. Kết hợp xây dựng các điểm trình diễn khuyến nông về canh tác rau muống an toàn.

2.- Hội Nông dân thành phố có trách nhiệm vận động nông dân trồng  các loại rau và trồng rau muống nước phải áp dụng theo các quy trình sản xuất rau an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định.

3.- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục bảo vệ thực vật tiến hành lập Dự án đầu tư phòng Giám định bảo vệ thực vật gồm : Giám định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật hại cây trồng.

4.- Trung tâm y tế Dự phòng và Trung tâm dinh dưỡng thuộc Sở Y tế thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố để tổ chức điều tra, nghiên cứu mức độ ô nhiễm của rau muống nước đối với sức khoẻ cộng đồng.

5.- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Sở Tài chính-Vật giá và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đề xuất trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố cấp kinh phí để các đơn vị tổ chức các hoạt động điều tra và nghiên cứu nói trên.

6.- Sở Văn hóa Thông tin thành phố có kế hoạch và phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức tuyên truyền vận động cho người sản xuất và người tiêu dùng việc sản xuất và sử dụng an toàn các sản phẩm rau nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả và những khó khăn vướng mắc, đề xuất cụ thể trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo và giải quyết./.

 

 

Nơi nhận  :
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (VP2)
- Bộ y tế (VP2)
- Bộ Thương mại (VP2)
- Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN và PTNT
- TT/TU, TT.HĐND/TP, TT.UBND/TP
- Sở Y tế, Sở KH và ĐT, Sở NN và PTNT
- Sở Thương mại, CC Quản lý thị trường 
- Chi cục Bảo vệ thực vật,
- Trung tâm y tế Dự phòng
- TT Dinh dưỡng thuộc Sở Y tế, Sở Tư pháp
- Sở TC-VG, Sở KH CN và Môi trường
- CATP, Sở Công nghiệp, Sở VH TT
- Sở GT- CC, Hội Nông dân TP
- Hội LH Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc TP
- UBND các quận : 2,7,8,9,12,TĐ, GV
- UBND các huyện : CC, HM, NB, BC   
- Các Đài Báo : Đài TH.TP, Đài phát thanh TP, Báo SGGP, Báo Tuổi Trẻ, Người Lao động
- VPHĐ-UB : CPVP
- Các Tổ NCTH
- Lưu

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Quốc Bình

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10/2002/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu10/2002/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/05/2002
Ngày hiệu lực15/05/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10/2002/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 10/2002/CT-UB tăng cường biện pháp để khắc phục ngộ độc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 10/2002/CT-UB tăng cường biện pháp để khắc phục ngộ độc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu10/2002/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýMai Quốc Bình
                Ngày ban hành15/05/2002
                Ngày hiệu lực15/05/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 10/2002/CT-UB tăng cường biện pháp để khắc phục ngộ độc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 10/2002/CT-UB tăng cường biện pháp để khắc phục ngộ độc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước