Chỉ thị 11/2012/CT-UBND

Chỉ thị 11/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyền hình và truyền thanh không dây trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chỉ thị 11/2012/CT-UBND công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh đã được thay thế bởi Quyết định 59/2016/QĐ-UBND bãi bỏ quy định lĩnh vực Thông tin và Truyền thông Bình Phước và được áp dụng kể từ ngày 23/12/2016.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 11/2012/CT-UBND công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2012/CT-UBND

Đồng Xoài, ngày 15 tháng 8 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình mục tiêu, đề án nhằm phát triển hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh được triển khai và đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống đài tiếp phát sóng, phát thanh, truyền hình có sự phát triển mạnh mẽ; hệ thống truyền thanh không dây xã, phường, thị trấn được đầu tư nâng cấp đã góp phần tích cực phục vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và địa phương.

Tuy nhiên, việc phát triển nhanh hệ thống truyền thanh không dây trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng đã làm phát sinh nhiều bất cập cho công tác quản lý về tần số vô tuyến điện, đặc biệt bất cập ở chỗ hệ thống này đã gây nhiễu có hại cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác...

Để phát huy hiệu quả hệ thống phát thanh, truyền hình và truyền thanh không dây, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện, giải quyết kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ can nhiễu có hại do đài phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây gây ra, UBND tỉnh chỉ thị:

1. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thủ tục, hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo đúng quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện.

b) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch trang bị thiết bị phát sóng băng tần 54-68MHz để triển khai hệ thống truyền thanh không dây theo đúng quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

c) Phối hợp với Cục Quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông); Chi cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan và các đơn vị có liên quan của tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các đơn vị sử dụng thiết bị phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây vi phạm các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân sử dụng đài phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

d) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 03/CT-BTTTT ngày 03/8/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định pháp luật về tần số vô tuyến điện, tiêu chuẩn, chất lượng thiết bị phát sóng đến UBND các huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn; các đài truyền thanh, truyền hình và các đơn vị khác có liên quan.

2. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã tuyên truyền rộng rãi các quy định hiện hành của Nhà nước về tần số vô tuyến điện trên báo, đài đến mọi tầng lớp nhân dân biết để thực hiện đúng các quy định về tần số vô tuyến điện; đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về cơ sở.

3. UBND các huyện, thị xã

a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đài truyền thanh - truyền hình địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước khi tham gia sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

b) Việc lập dự án đầu tư mới hoặc đầu tư nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây ở các xã, phường, thị trấn chỉ được trang bị thiết bị phát sóng trong băng tần 54-68MHz, có công suất tối đa là 30W và phải có ý kiến thống nhất về kỹ thuật của Sở Thông tin và Truyền thông. Đối với hệ thống truyền thanh không dây đang hoạt động ở băng tần 87-108MHz, phải sớm có kế hoạch chyển đổi sử dụng băng tần 54-68MHz và hoàn thành hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng.

c) Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng của hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn, phục vụ cho công tác quy hoạch tần số đài truyền thanh không dây đến năm 2020 của tỉnh; báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của địa phương phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong tàng trữ, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện.

4. Các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây trên địa bàn tỉnh

a) Chỉ dùng các thiết bị phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây khi đã được cấp phép sử dụng và các thiết bị phải đảm bảo chỉ tiêu chất lượng.

b) Không đầu tư mới thiết bị truyền thanh không dây trong dải băng tần 87-108MHz.

c) Các thiết bị truyền thanh không dây được đầu tư mới phải nằm trong dải băng tần 54-68MHz, ưu tiên dải băng tần 60-68MHz và phải phù hợp với các quy chuẩn hiện hành.

d) Khuyến khích sử dụng các bộ mã hóa có chức năng kích hoạt tự động đóng/mở nguồn điện tại các cụm loa khi có tín hiệu truyền thanh để tăng hiệu quả sử dụng tần số, tránh bị can nhiễu từ các hệ thống vô tuyến điện khác.

e) Nghiêm cấm sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông, sử dụng thiết bị phát thanh, truyền hình, truyền thanh không dây không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng và có tần số hoạt động không phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện để sử dụng tại tỉnh Bình Phước.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/2012/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu11/2012/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/08/2012
Ngày hiệu lực25/08/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/12/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/2012/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 11/2012/CT-UBND công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 11/2012/CT-UBND công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu11/2012/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýTrương Tấn Thiệu
                Ngày ban hành15/08/2012
                Ngày hiệu lực25/08/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/12/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 11/2012/CT-UBND công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 11/2012/CT-UBND công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh