Chỉ thị 14/2005/CT-UB

Chỉ thị 14/2005/CT-UB về thực hiện Nghị định số 168/2003/NĐ-CP quy định nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 14/2005/CT-UB quản lý sử dụng nguồn tài chính quản lý bảo trì đường bộ đã được thay thế bởi Quyết định 49/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản Hồ Chí Minh 2016 và được áp dụng kể từ ngày 15/12/2016.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 14/2005/CT-UB quản lý sử dụng nguồn tài chính quản lý bảo trì đường bộ


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2005/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2005

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 168/2003/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

Thực hiện Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ, tăng cường công tác quản lý và bảo trì hệ thống đường bộ, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa nâng cấp, duy trì tuổi thọ của các công trình đường bộ trên địa bàn thành phố, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận - huyện triển khai thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

1. Nội dung công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn thành phố:

1.1. Công tác bảo trì đường bộ:

1.1.1. Công tác sửa chữa lớn cầu, đường theo định kỳ (trước đây gọi là công tác đại tu).

1.1.2. Công tác sửa chữa vừa cầu, đường theo định kỳ (trước đây gọi là công tác trung tu).

1.1.3. Công tác bảo dưỡng thường xuyên (trước đây gọi là công tác duy tu).

1.1.4. Công tác sửa chữa đột xuất, khắc phục hậu quả hư hỏng cầu, đường (trước đây gọi là công tác sửa chữa đảm bảo giao thông).

1.2. Công tác quản lý đường bộ:

1.2.1. Tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật và quản lý công trình đường bộ, kiểm định cầu.

1.2.2. Tổ chức đếm xe định kỳ, tổ chức giao thông, phân luồng giao thông đường bộ.

1.2.3. Kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

1.2.4. Hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe, các trạm thu phí sử dụng đường bộ.

1.2.5. Hoạt động của các bến phà, cầu phao có số thu không đủ chi thường xuyên.

1.2.6. Bảo đảm các vật tư, thiết bị, phương tiện dự phòng cho công tác đảm bảo giao thông đường bộ.

1.2.7. Các hoạt động khác về quản lý Nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Đảm bảo vốn và huy động các nguồn vốn thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ:

2.1. Vốn dành cho công tác sửa chữa lớn hệ thống cầu, đường bộ theo định kỳ cấp cho danh mục các công trình được Uỷ ban nhân dân thành phố giao hàng năm.

2.2. Vốn dành cho công tác sửa chữa vừa hệ thống cầu, đường bộ theo định kỳ được bố trí tối thiểu 50 (năm mươi) tỷ đồng mỗi năm.

2.3. Việc sửa chữa vỉa hè, lề đường, đường hẻm do các quận - huyện quản lý được thực hiện theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng vốn ngân sách thành phố phân cấp cho quận - huyện và huy động vốn góp của nhân dân.

2.4. Vốn sửa chữa lớn và sửa chữa vừa hệ thống cầu, đường bộ do các đơn vị thực hiện theo hình thức B.O.T được trích từ nguồn thu phí giao thông theo đúng nội dung hợp đồng ký kết.

2.5. Vốn dành cho công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cầu, đường bộ hàng năm được bố trí đủ theo quy định về định mức, định ngạch hiện hành.

Giao Giám đốc Sở Giao thông - Công chính chủ trì phối hợp với Sở Tài chính rà soát các quy định của Nhà nước về định mức, định ngạch, về công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu, đường, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có) hàng năm.

2.6. Vốn dành cho công tác sửa chữa đột xuất hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàn thành phố được bố trí tối thiểu 50 (năm mươi) tỷ đồng mỗi năm.

2.7. Vốn dành cho công tác quản lý:

2.7.1. Vốn dành cho công tác quản lý của các đơn vị quản lý hạ tầng giao thông được đảm bảo 100% theo định mức, định ngạch và thực hiện đồng thời với việc bố trí vốn bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cầu, đường bộ.

2.7.2. Vốn dành cho công tác kiểm định cầu bố trí tối thiểu 02 (hai) tỷ đồng mỗi năm.

2.7.3. Hàng năm, ngân sách thành phố dành 30% (ba mươi phần trăm) nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông để thực hiện công tác tổ chức, phân luồng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố.

2.8. Giao Viện Kinh tế thành phố nghiên cứu xây dựng Đề án tạo vốn cho quản lý và bảo trì hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàn thành phố; giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giao thông - Công chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.

3. Xác định tổng mức và phân bổ vốn dành cho công tác quản lý, bảo trì cầu, đường bộ:

Giao Giám đốc Sở Giao thông - Công chính chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định tổng mức vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống cầu, đường bộ; cụ thể:

3.1. Quý IV hàng năm, Sở Giao thông - Công chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân các quận - huyện xem xét, tổng hợp đề xuất nhu cầu, danh mục và tổng mức vốn đầu tư cho các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa vừa theo định kỳ và công tác quản lý, bảo trì hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàn thành phố cho năm sau bao gồm phần do Sở Giao thông - Công chính quản lý và do các quận - huyện quản lý, trình Uỷ ban nhân dân thành phố xét duyệt.

3.2. Hàng năm, căn cứ mức vốn được Uỷ ban nhân dân thành phố phân cấp hoặc uỷ quyền và chỉ tiêu vốn được bố trí từ ngân sách thành phố cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống cầu, đường bộ, Giám đốc Sở Giao thông - Công chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận - huyện phân bổ danh mục và kế hoạch vốn sửa chữa lớn theo định kỳ, sửa chữa vừa theo định kỳ cho các đơn vị trực thuộc để quản lý và thực hiện.

4. Tổ chức thực hiện:

Giao Giám đốc Sở Giao thông - Công chính chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn vốn cho quản lý, bảo trì cầu, đường bộ trên địa bàn thành phố, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện và những phát sinh, vướng mắc nếu có./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Hải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/2005/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu14/2005/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/05/2005
Ngày hiệu lực06/06/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/2005/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 14/2005/CT-UB quản lý sử dụng nguồn tài chính quản lý bảo trì đường bộ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 14/2005/CT-UB quản lý sử dụng nguồn tài chính quản lý bảo trì đường bộ
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu14/2005/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Thanh Hải
                Ngày ban hành27/05/2005
                Ngày hiệu lực06/06/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Chỉ thị 14/2005/CT-UB quản lý sử dụng nguồn tài chính quản lý bảo trì đường bộ

                        Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 14/2005/CT-UB quản lý sử dụng nguồn tài chính quản lý bảo trì đường bộ