Chỉ thị 14/2006/CT-UBND

Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục y tế thể thao Cần Thơ đã được thay thế bởi Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2013 công bố bãi bỏ văn bản pháp luật không còn phù hợp hết hiệu lực Cần Thơ và được áp dụng kể từ ngày 21/10/2013.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục y tế thể thao Cần Thơ


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2006/CT-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2006

 

CHỈ THỊ

V/V ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện chủ trương xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng; Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã chỉ đạo đẩy mạnh vận động xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao trên địa bàn thành phố với sự hưởng ứng của nhân dân và các thành phần kinh tế; tiềm năng và nguồn lực khu vực ngoài nhà nước của thành phố bước đầu được phát huy và phát triển với nhiều loại hình, phương thức hoạt động đa dạng, phong phú góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao dân trí, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và cải thiện đời sống văn hóa cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xã hội hóa đã bộc lộ những mặt hạn chế như: tiến độ thực hiện xã hội hóa còn chậm, qui mô chưa tương xứng so với tiềm năng, chưa bao quát được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có định hướng và nhu cầu xã hội hóa. Các cơ sở ngoài công lập số lượng chưa nhiều, qui mô nhỏ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và chưa đồng bộ; chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao. Mức độ xã hội hóa chưa đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa các ngành và lĩnh vực. Công tác vận động thực hiện xã hội hóa chưa được tổ chức chặt chẽ và sự tham gia của các tầng lớp xã hội chưa thật đầy đủ và tích cực. Từ đó, công tác quản lý xã hội hóa chưa có quy hoạch và định hướng phát triển, còn lúng túng trong chỉ đạo thực hiện, việc vận dụng các cơ chế chính sách chưa thật phù hợp với thực tế của địa phương.

Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, để tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005 - 2010); Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ yêu cầu Giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao của thành phố từ nay đến 2010 như sau:

1. Phát huy tốt tiềm năng, huy động mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục và đào tạo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập; nghiên cứu chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, các chương trình mục tiêu quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề mũi nhọn, khó có khả năng huy động nguồn lực từ xã hội; ưu tiên đầu tư cho vùng ngoại thành còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc Khmer.

3. Tiếp tục tăng nguồn vốn đầu tư cho y tế, đảm bảo ngân sách nhà nước cho y tế công cộng, chăm sóc sức khỏe cơ bản cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Ưu tiên đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; đặc biệt là ở vùng ngoại ô, vùng khó khăn, bệnh viện nhi, các khoa nhi, các chuyên khoa ít có khả năng thu hút đầu tư khu vực tư nhân. Triển khai đề án đào tạo bác sĩ, dược sĩ, đại học...

Tăng cường các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Vận động mọi người tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám, chữa bệnh. Khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình, từng bước chuyển các bệnh viện công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; nghiên cứu chuyển một số bệnh viện chuyên khoa công lập thành bệnh viện ngoài công lập theo phương thức cổ phần hóa; năm 2007, thí điểm chuyển đổi 1 - 2 bệnh viện hoặc trung tâm; tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng bệnh viện ngoài công lập; đến năm 2010, có ít nhất 4 - 5 bệnh viện ngoài công lập khám, chữa bệnh chất lượng cao; trong đó, có 2 bệnh viện và 1 trung tâm chẩn đoán y khoa đi vào hoạt động trước năm 2010.

Củng cố, nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế và mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân theo hướng đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phát triển mạnh bảo hiểm y tế cộng đồng, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo, khuyến khích các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện. Mở rộng diện các cơ sở y tế tư nhân đăng ký khám, chữa bệnh cho diện bảo hiểm y tế. Từng bước thực hiện người đóng bảo hiểm y tế tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp. Đến năm 2010, đạt tối thiểu 80% dân số thành phố thực hiện bảo hiểm y tế.

4. Phát huy các tiềm lực tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần cùng nhà nước thúc đẩy văn hóa địa phương phát triển về qui mô và chất lượng. Tạo mọi điều kiện, không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người hưởng thụ văn hóa; tăng cường và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện dần cơ chế chính sách xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong quá trình phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa. Tăng cường công tác kiểm, thanh tra các hoạt động văn hóa theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chuyển đổi các đơn vị công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp thuộc ngành văn hóa thông tin sang cung ứng dịch vụ công ích, tự chủ về tổ chức quản lý, hạch toán và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ được xã hội chấp nhận; thực hiện chính sách thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hóa. Khuyến khích khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống Nam bộ, các trò chơi dân gian đặc thù vùng ĐBSCL.

Có bước đi thích hợp trong việc xã hội hóa một số hoạt động văn hóa chuyên ngành cho từng loại hình; đặc biệt là tập trung phát triển mạnh ở các vùng kinh tế phát triển bao gồm: hoạt động nghệ thuật, đào tạo văn hóa nghệ thuật, điện ảnh, xuất bản - in - phát hành, bảo tồn di sản văn hóa, mỹ thuật - nhiếp ảnh, thư viện, dịch vụ bảo hộ quyền tác giả. Khuyến khích phát triển các bảo tàng tư nhân, thành lập các đoàn nghệ thuật ngoài công lập.

Đến năm 2010, các cơ sở hoạt động văn hóa ngoài công lập đảm bảo trên 40% nhu cầu dịch vụ văn hóa theo từng loại hình và từng lĩnh vực. Xã hội hóa một số khoa hoặc ngành đào tạo không chuyên sâu, có tính phổ thông, quần chúng của Trường Trung học văn hóa nghệ thuật thành phố, chuyển Đoàn cải lương Tây Đô sang loại hình ngoài công lập.

5. Từng bước tạo lập và phát triển thị trường dịch vụ thể dục - thể thao. Khuyến khích phát triển các cơ sở thể dục - thể thao ngoài công lập, các tổ chức xã hội về thể dục - thể thao. Khuyến khích các tổ chức xã hội, tư nhân trong và ngoài thành phố mở các lớp đào tạo năng khiếu thể thao, đầu tư xây dựng cơ sở tập luyện, thi đấu và hoạt động thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về hoạt động thể dục - thể thao; phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể dục - thể thao của đất nước.

Từng bước chuyển các cơ sở thể dục thể thao công lập sang ngoài công lập cung ứng dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trên tổng số cơ sở thể dục - thể thao trong toàn thành phố, đáp ứng cơ sở luyện tập cho nhân dân của thành phố. Tiếp tục củng cố và phát triển các hiệp hội, liên đoàn cấp thành phố, câu lạc bộ thể dục - thể thao với các môn thể thao thành phố có thế mạnh, có điều kiện phát triển. Tiến tới đa số giải thể thao cấp thành phố và một số giải thể thao cấp quận, huyện được tài trợ từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.

6. Giám đốc các sở: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Văn hóa - Thông tin; Sở Thể dục Thể thao phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của thành phố và UBND quận, huyện để xây dựng hoàn chỉnh và trình UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt Đề án xã hội hóa của ngành mình, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.

7. Giao các sở định hướng xây dựng kế hoạch xã hội hóa của sở chủ quản kết hợp chặt chẽ Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức phát triển xã hội hóa phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước, với thẩm quyền và điều kiện của địa phương.

8. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, theo dõi đôn đốc việc tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, các Hội xã hội - nghề nghiệp có liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, vận động tổ chức quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

Chỉ thị có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và đăng trên Báo Cần Thơ chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày ký.

Giao Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin; Giám đốc Sở Thể dục Thể thao theo dõi, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo kết qủa triển khai thực hiện; quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Chủ tịch UBND thành phố để kịp thời chỉ đạo./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tô Minh Giới

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/2006/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu14/2006/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/11/2006
Ngày hiệu lực03/12/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/10/2013
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/2006/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục y tế thể thao Cần Thơ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục y tế thể thao Cần Thơ
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu14/2006/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Cần Thơ
                Người kýTô Minh Giới
                Ngày ban hành23/11/2006
                Ngày hiệu lực03/12/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/10/2013
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục y tế thể thao Cần Thơ

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục y tế thể thao Cần Thơ