Chỉ thị 19/2015/CT-UBND

Chỉ thị 19/2015/CT-UBND về tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, bán đất, cầm cố đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chỉ thị 19/2015/CT-UBND ngăn chặn bán điều non vay tiền lãi suất cao bán đất dân tộc thiểu số Bình Phước đã được thay thế bởi Quyết định 17/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc của Bình Phước và được áp dụng kể từ ngày 24/04/2017.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 19/2015/CT-UBND ngăn chặn bán điều non vay tiền lãi suất cao bán đất dân tộc thiểu số Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2015/CT-UBND

Bình Phước, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG BÁN ĐIỀU NON, VAY TIỀN LÃI SUẤT CAO, CẦM CỐ ĐẤT, BÁN ĐẤT TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/2010/CT-UBND ngày 15/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhìn chung các cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành có cố gắng thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định, hạn chế một phần tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS);

Trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn như: Việc mua bán điều non, cho vay lãi suất cao và sang nhượng đất là quan hệ về dân sự bình thường trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, các giao dịch này diễn ra với một bên là đồng bào DTTS, một bên có biểu hiện lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào DTTS về pháp luật và thông tin thị trường để dụ dỗ, lừa đảo, ép giá đến khi đồng bào không trả được thì xiết đất, dẫn đến không còn đất sản xuất, làm cho đời sống khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự trong vùng đồng bào DTTS của địa phương; hình thức giao dịch là viết giấy tay nên chính quyền cơ sở rất khó phát hiện. Đồng bào DTTS có nhiều hạn chế trong tiếp cận các kênh tín dụng; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cũng còn nhiều hạn chế do đất của đồng bào DTTS chủ yếu nằm trên các lâm phần do các lâm trường quản lý; thủ tục tách các diện tích này ra khỏi đất lâm phần đang khó khăn, do đó đồng bào DTTS bị hạn chế trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng nên khi cần tiền thì thường đi vay lãi suất cao bên ngoài, bán điều non, cầm cố đất, bán đất. Đthực hiện ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất, bán đất của đồng bào DTTS, cần có các giải pháp phù hợp với quy định của Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Hình sự, đẩy mạnh việc cấp giấy CNQSDĐ và mở rộng các kênh tín dụng cho vay đối với đồng bào DTTS. Trong quá trình thực hiện, Chỉ thị 14/2010/CT-UBND đã bộc lộ một số hạn chế và chưa khắc phục được các khó khăn nêu trên nên hiệu qungăn chặn chưa cao.

Đkhắc phục các mặt hạn chế đó, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, bán đất, cầm cố đất dẫn đến bị xiết đất, không còn đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Tăng cường quản lý các giao dịch mua bán điều non, vay tiền không thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại, cầm cố đất, bán đất có hoặc không có giấy CNQSDĐ. Khi phát hiện có sự chèn ép đồng bào DTTS về quyền lợi và giá cả trong các giao dịch mua bán điều non, vay tiền, cầm cố, sang nhượng đất thì cần có biện pháp can thiệp kịp thời để xử lý, răn đe, ngăn chặn; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiến hành kiểm tra và thực hiện thu hồi những trường hợp sang nhượng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất do vi phạm Điều 40 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Điều 64 Luật Đất đai 2013 đã được phát hiện, tổ chức cưỡng chế và giao lại cho những hộ đồng bào DTTS không có đất sản xuất tại địa phương, ưu tiên các hộ tại thôn rồi mới đến xã, huyện. Tiếp tục tổ chức rà soát, khi phát hiện thì tiếp tục xử lý thu hồi, địa phương nào không thực hiện nghiêm thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức rà soát, phân loại, xác định các đối tượng môi giới cho vay nặng lãi, mua điều non, xiết đất sản xuất của đồng bào DTTS và có biện pháp nghiệp vụ để răn đe, ngăn chặn, kiểm soát để hạn chế gây thiệt hại cho đồng bào DTTS của địa phương.

Rà soát các diện tích của đồng bào DTTS chưa được cấp giấy CNQSDĐ, nhất là những diện tích đã sản xuất ổn định trên các lâm phần, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giao về địa phương cấp giấy CNQSDĐ theo Quyết định 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Khi chứng thực các giao dịch sang nhượng đất, UBND cấp xã phải xác minh nguồn gốc đất, nếu là đất giao cho đồng bào DTTS theo các chính sách của Nhà nước thì không chứng thực theo quy định trong vòng 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất không được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ theo quy định tại Điều 40, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách cùng cấp triển khai thực hiện tốt các chính sách vay vốn đối với đồng bào DTTS.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai, Luật Dân sự, Luật Hình sự, tác hại của việc mua bán điều non, cầm cố đất, bán đất, vay nặng lãi trong đồng bào DTTS; kịp thời thông báo rộng rãi cho người dân cảnh giác về phương thức, thủ đoạn của một số đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, kém hiểu biết của họ để trục lợi bất chính như cho vay nặng lãi, dụ dỗ cầm cố đất, bán đất. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội cho vay nặng lãi trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự về lãi suất cho vay. Vận động người dân tố giác các đối tượng cho vay nặng lãi, nhận cầm cố, mua đất có tính chất chèn ép gây thiệt hại cho đồng bào DTTS. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiu sáp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống; hướng dẫn cách sử dụng nguồn vốn, cách chi tiêu khoa học. Đồng thời, chính quyền địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống người dân, có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi ốm đau, thiên tai hạn chế tình trạng túng quẫn phải đi vay nặng lãi, cm cố đất, bán đất, bán điều non.

Định kỳ 06 tháng 01 lần báo cáo UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc) để chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Ban Dân tộc

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hoặc chậm triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Chỉ thị.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, các Hội đồng già làng, người có uy tín triển khai công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có công tác tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc bán điều non; cầm cố đất, bán đất; vay tiền lãi suất cao và các quy định của Chỉ thị này.

Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình cụ thể trong triển khai thực hiện Chỉ thị của từng huyện, thị xã.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, định kỳ 6 tháng 1 lần tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu UBND tỉnh các biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào DTTS. Đxuất UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và tổ chức thực hiện tập trung giải quyết dứt điểm những trường hợp đất sản xuất của đng bào DTTS tại chỗ đã sản xuất ổn định từ trước đến nay, không tranh chấp, hiện thuộc quyền quản lý của các nông trường, lâm trường thì tiến hành giao về địa phương để cấp giấy CNQSDĐ cho các hộ theo Quyết định 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương xác định các đối tượng môi giới, dụ dỗ, lừa đảo, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào DTTS để mua rẻ điều non và với thời gian dài, cầm cố đất, xiết đất, cho vay nặng lãi đối với đồng bào DTTS, có biện pháp nghiệp vụ để răn đe xử lý, ngăn chặn.

5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, huyện, thị xã; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, huyện, thị xã

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch mua bán điều non, vay lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất.

6. Sở Tư pháp

Hướng dẫn các địa phương vận dụng các điều khoản quy định của pháp luật để thực hiện Chỉ thị với mục đích hòa giải, răn đe, ngăn chặn làm giảm thiệt hại của đồng bào DTTS trong các giao dịch mua bán điều non, cầm cố đất, bán đất, vay tiền lãi suất cao.

Quản lý các hoạt động công chứng, chứng thực theo nội dung yêu cầu của Chỉ thị này.

Tăng cường hỗ trợ pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí, giúp đồng bào DTTS trong lĩnh vực tư pháp đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

7. Các Tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh

Khi công chứng các giao dịch sang nhượng đất phải xác minh nguồn gốc đất, nếu là đất giao cho đồng bào DTTS theo các chính sách của Nhà nước thì không được công chứng theo quy định trong vòng 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất không được chuyn nhượng, tặng cho QSDĐ theo quy định tại Điều 40, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức và đẩy mạnh việc cho vay trong đồng bào DTTS;

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thực hiện cho vay vốn ưu đãi để chuộc lại đất sản xuất đối với một số hộ đồng bào DTTS đã cầm cố, sang nhượng đất có lý do chính đáng như mất mùa, ốm đau, thiên tai... dẫn đến nguy cơ không còn đất sản xuất.

9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Tạo điều kiện cho hộ đồng bào DTTS vay vốn phát triển sản xuất. Căn cứ vào nội dung, phương án đề xuất của UBND cấp huyện và các ngành chức năng liên quan, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn từ ngân sách giải quyết cho vay vốn để phát triển sản xuất và cho vay chuộc đất đã cầm cố, hạn chế vay lãi suất cao, cầm cố, chuyển nhượng đất, xiết đất trong vùng đồng bào DTTS.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu UBND tỉnh đầu tư chương trình khuyến nông riêng cho đồng bào DTTS áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm ổn định và phát triển kinh tế trong vùng đồng bào DTTS.

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tạo quỹ đất sản xuất hỗ trợ cho đồng bào DTTS.

11. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên hỗ trợ tuyên truyền, vận động nhân dân, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện Chỉ thị để góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

12. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Phước

Tăng cường thời lượng phát sóng, tin, bài tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai, quan hệ mua bán, cầm cố đất. Tuyên truyền để đồng bào DTTS hiểu tác hại của việc bán điều non, cầm cố đất, bán đất, vay tiền lãi suất cao và các nội dung của Chỉ thị này.

13. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh

Hướng dẫn đưa việc thực hiện Chỉ thị này vào các chỉ tiêu xét thi đua - khen thưởng trong hệ thống cơ quan Nhà nước của tỉnh.

Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị kiến nghị bằng văn bản về UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 14/2010/CT-UBND ngày 15/9/2010 của UBND tỉnh về việc tăng cường biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TT. HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- Đài Phát thanh và Truyền hình;
- Báo Bình Phước;
- UBND các huyện, thị xã;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh;
- LĐVP, các Phòng;
- Trung tâm THCB;
- Lưu: VT(ct03-15)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/2015/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu19/2015/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/12/2015
Ngày hiệu lực04/01/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/04/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/2015/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 19/2015/CT-UBND ngăn chặn bán điều non vay tiền lãi suất cao bán đất dân tộc thiểu số Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Chỉ thị 19/2015/CT-UBND ngăn chặn bán điều non vay tiền lãi suất cao bán đất dân tộc thiểu số Bình Phước
              Loại văn bảnChỉ thị
              Số hiệu19/2015/CT-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
              Người kýNguyễn Văn Trăm
              Ngày ban hành25/12/2015
              Ngày hiệu lực04/01/2016
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcLĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/04/2017
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Chỉ thị 19/2015/CT-UBND ngăn chặn bán điều non vay tiền lãi suất cao bán đất dân tộc thiểu số Bình Phước

                  Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 19/2015/CT-UBND ngăn chặn bán điều non vay tiền lãi suất cao bán đất dân tộc thiểu số Bình Phước