Công văn 1941/BTM-QLCL

Công văn 1941/BTM-QLCL giải đáp vướng mắc ghi nhãn hàng hoá do Bộ Thương mại ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1941/BTM-QLCL vướng mắc ghi nhãn hàng hoá


BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1941/BTM-QLCL
V/v: Giải đáp vướng mắc ghi nhãn hàng hóa

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2001

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Thương mại đã tiếp nhận thư mời họp số 321/MH-UB ngày 3/5/2001 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đã nghiên cứu các ý kiến vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ tại báo cáo tổng hợp của Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh do UBND Thành phố Hồ Chí Minh trình.

Bộ Thương mại gửi đến UBND Thành phố Hồ Chí Minh các ý kiến giải đáp và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện ngày 25/5/2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt Quy chế ghi nhãn hàng hóa theo tinh thần Chỉ thị số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999">28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

BỘ THƯƠNG MẠI GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP

VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HÓA BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/8/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THEO YÊU CẦU CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Thư mời họp số 321/MH-UB ngày 3/5/2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/5/2001)

1- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần quán triệt mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhãn hàng hóa là một nội dung không thể thiếu được đối với hầu hết các loại hàng hóa. Hình thức và những nội dung thông tin ghi trên nhãn hàng hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho giao dịch thương mại và tổ chức lưu thông trao đổi mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, giữa thị trường trong nước và cả với thị trường ngoài nước.

Hình thức và nội dung thông tin ghi trên nhãn hàng hóa gắn liền với lợi ích và đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng và của thị trường; Gắn liền với lợi ích chính đáng của cơ sở sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của thương nhân khi cung cấp hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng; Gắn liền với lợi ích của Quốc gia và xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và điều tiết lưu thông hàng hóa để phát triển kinh tế theo định hướng XHCN.

Trước đây cũng đã có một vài quy chế liên quan đến ghi nhãn hàng hóa với tên gọi “Quy chế nhãn sản phẩm” do một số Bộ, Ngành ban hành để quản lý sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nội địa. Qua một số năm thực hiện, những quy định về nhãn sản phẩm nói trên của các Bộ Ngành bộc lộ nhiều hạn chế: Đối tượng điều chỉnh của quy chế là “sản phẩm” mà lẽ ra là “hàng hóa”; Phạm vi điều chỉnh của các “Quy chế nhãn sản phẩm” ban hành trước đây hẹp về số lượng chủng loại hàng hóa; Chỉ quy định điều chỉnh với hàng hóa sản xuất trong nước để lưu thông tiêu dùng trong nước, chưa quy định điều chỉnh ghi nhãn đối với hàng hóa sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu để tiêu dùng trong nước; Hình thức và nội dung quy định nhãn sản phẩm thiếu cụ thể hóa, thiếu tính thống nhất trong các Bộ Ngành; Chưa cập nhật được đầy đủ thông tin về ghi nhãn hàng hóa của Thương mại Quốc tế. Nhìn chung các “Quy chế nhãn sản phẩm” do các Bộ Ngành ban hành trước đây chưa đáp ứng được đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng và thị trường về việc bảo vệ lợi ích của mình trong thời đại đời sống, dân trí ngày một tăng ao; Chưa thực sự là công cụ góp phần thúc đẩy xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ và văn minh thương mại; Chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý để chống hàng giả nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương nhân; Chưa tạo động lực thúc đẩy cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; Chưa thực sự là công cụ kỹ thuật mà Nhà nước dùng để điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông hàng hóa nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, chuẩn bị nội lực để nền kinh tế nước ta tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; Tóm lại các “Quy chế nhãn sản phẩm” do các Bộ Ngành ban hành trước đây chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay.

Do đó, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Quy chế ghi nhãn hàng hóa” kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 đối với hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước, hàng hóa sản xuất để xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý kỹ thuật quy định về “Ghi nhãn hàng hóa” có thứ bậc pháp lý cao nhất từ trước tới nay, nhằm thống nhất hóa và cụ thể hóa cả về hình thức cũng như nội dung ghi nhãn hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của đất nước trên cơ sở bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích chính đáng của cơ sở sản xuất kinh doanh và lợi ích của Quốc gia. Trước mắt Quy chế sẽ có tác dụng góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, các thương nhân nhanh chóng có sự chuẩn bị chu đáo, khẳng định chỗ đứng về hàng hóa của mình trên thị trường để tiến tới hội nhập kinh tế tự do hóa thương mại khu vực và Thế giới.

Thực hiện tốt Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế bởi các ý nghĩa sau đây:

a/. Đối với người tiêu dùng:

 

Thông qua hình thức và nội dung thông tin ghi trên nhãn hàng hóa sẽ giúp người tiêu dùng:

- Lựa chọn hàng hóa dễ dàng, chính xác, an toàn hơn, hạn chế việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng;

 

- Giúp người tiêu dùng sử dụng hàng hóa có hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm.

 

- Giúp người tiêu dùng có cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình khi bị thiệt hại, phù hợp với pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTUQH10 do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 27/4/1999.

 

b/. Đối với thương nhân nói chung và cơ sở sản xuất kinh doanh:

 

- Thực hiện tốt quy chế ghi nhãn hàng hóa sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng hiểu biết về hàng hóa, nâng cao chất lượng phục vụ và văn minh thương mại dẫn đến việc kích thích tiêu dùng và xúc tiến thương mại, góp phần mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

 

- Thương nhân nói chung và cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt quy chế ghi nhãn hàng hóa được xem như hành động tự khẳng định về nguồn gốc, xuất xứ và bản chất thuộc tính tự nhiên về hàng hóa của mình, khẳng định tính hợp pháp và trách nhiệm về sản phẩm của mình, đồng thời đó cũng chính là lời công bố có tính pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp và quyền được yêu cầu Nhà nước bảo hộ.

 

- Thực hiện tốt quy chế ghi nhãn hàng hóa thông qua việc xác định nguồn gốc, xuất xứ và bản chất thuộc tính tự nhiên của hàng hóa sẽ tạo cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để phân định hàng giả hàng thật, góp phần chống gian lận thương mại xây dựng thị trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích chính đáng của thương nhân.

 

- Thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa sẽ góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định chỗ đứng của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước và Quốc tế.

 

c/. Đối với Nhà nước

 

Quy chế ghi nhãn hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành lần này còn nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường. Việc sử dụng công cụ pháp lý kỹ thuật về “ghi nhãn hàng hóa” để quản lý và điều tiết sản xuất lưu thông hàng hóa nhằm chuẩn bị nội lực để tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới phù hợp với “Luật chơi bình đẳng” và phù hợp với hành lang pháp lý theo quy định tại “Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” của tổ chức thương mại thế giới WTO, vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, lợi ích của thương nhân sản xuất kinh doanh và lợi ích của Quốc gia.

 

Kết luận: Mục đích, ý nghĩa trên đây là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ lựa chọn 8 nội dung quy định bắt buộc ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Không thể vì một lý do nào để biện minh cho việc từ chối không thực hiện tốt Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

 

2- Hỏi: Có phải hàng hóa nào cũng phải ghi nhãn đầy đủ cả 8 nội dung bắt buộc nói trên?

 

Trả lời: - Không đúng. 8 nội dung bắt buộc là quy định chung về các thông tin cần thiết và quan trọng cho việc ghi nhãn hàng hóa, song tuỳ bản chất thuộc tính tự nhiên của hàng hóa mà có thể giảm thiểu các nội dung bắt buộc như Quy chế ghi nhãn hàng hóa đã quy định.

Cụ thể: Hàng hóa sản xuất trong nước để lưu thông và tiêu dùng trong nước được miễn ghi xuất xứ của hàng hóa (Điều 13 Quy chế); Hàng hóa có dưới 2 thành phần cấu tạo để hình thành giá trị sử dụng của chúng được miễn ghi thành phần cấu tạo (Khoản 1, 2 Điều 9 Quy chế); hàng hóa có cách sử dụng và bảo quản đơn giản được miễn ghi hướng dẫn sử dụng và bảo quản (Điều 3 Quyết định 178 và điểm 7, mục A, khoản II Thông tư hướng dẫn số 34 của Bộ Thương mại). Ví dụ: Nước khoáng Lavie chỉ cần ghi nhãn 5 nội dung bắt buộc vì được miễn ghi thành phần cấu tạo, hướng dẫn sử dụng và bảo quản, xuất xứ của hàng hóa đối với hàng tiêu dùng trong nước.

 

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Quy chế và hướng dẫn thực hiện tại quy định Khoản 6 Điều 1 Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ các hàng hóa riêng biệt, đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, Ngành thì được sự hướng dẫn thêm của các Bộ, Ngành sau khi thống nhất với Bộ Thương mại.

 

3- Hỏi: Việc thể hiện quá nhiều yêu cầu trên nhãn hàng hóa sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm?

 

Trả lời: Lý do này hoàn toàn không hợp lý vì thẩm mỹ của hàng hóa không hoàn toàn do nội dung ghi nhãn hàng hóa quyết định, việc ghi các thông tin trên nhãn hàng hóa không hoàn toàn bắt buộc chỉ dùng chữ viết, chữ in mà còn cho phép sử dụng cả hình ảnh, hình vẽ để trình bày. Do đó thẩm mỹ của hàng hóa chủ yếu do kỹ thuật và nghệ thuật trình bầy.

 

Xem xét nhãn và việc ghi nhãn hàng hóa của nhiều nước trên thế giới còn có nhiều nội dung thông tin hơn quy định của Việt Nam mà trình bày vẫn rất đẹp.

 

4- Hỏi: Những lô hàng được sản xuất để chuẩn bị trước nhằm tung ra thị trường cho từng thời điểm để tiêu thụ thì việc thể hiện ngày sản xuất trên nhãn hàng hóa là không hợp lý?

 

Trả lời: Quan niệm như vậy là không đúng. Mục đích của việc ghi ngày sản xuất (ngày hoàn thành sản phẩm) là để biết được sản phẩm thuộc lô hàng hoàn thành sản xuất ngày tháng năm nào hoặc thuộc thế hệ nào nhằm để cơ sở sản xuất quản lý hàng hóa trong nội bộ hoặc để tạo điều kiện cho thương nhân và người tiêu dùng lựa chọn chính xác hàng hóa phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế việc mua phải hàng quá cũ, kém chất lượng, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu.

 

Cầu lưu ý rằng việc ghi nội dung ngày sản xuất trên nhãn hàng hóa không hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa. Hàng hóa buộc ghi ngày sản xuất do yêu cầu của công tác quản lý và quy định của các Bộ, Ngành quản lý sau khi thống nhất với Bộ Thương mại hoặc do nhu cầu phục vụ cho quản lý hàng hóa nội bộ của doanh nghiệp.

 

5- Hỏi: Hàng hóa mang tính phổ thông mà người tiêu dùng nhiều vào đã biết ngay tên hàng hóa thì không cần ghi tên hàng hóa?

 

Trả lời: Tên hàng hóa là nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn của hàng hóa. Vì tên hàng hóa ghi trên nhãn hàng hóa có giá trị pháp lý tương đồng với việc ghi chép trên các chứng từ hóa đơn, hợp đồng kinh tế...; Tên hàng hóa còn là khái niệm đầu tiên nói về công dụng của hàng hóa tạo điều kiện để người tiêu dùng dễ tìm kiếm hàng hóa. Ngoài ra tên hàng hóa ghi kèm với nhãn hiệu (thương hiệu) của hàng hóa còn để nhằm phân biệt sản phẩm có cùng công dụng nhưng khác hãng sản xuất hoặc sản phẩm khác công dụng nhưng cùng hãng sản xuất, hoặc sản phẩm có cùng công dụng, cùng hãng sản xuất nhưng có những đặc tính kỹ thuật, tính năng khác nhau.

 

6- Hỏi: Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc quy định ghi xuất xứ của hàng hóa gây thiệt hại đến hoạt động của sản xuất và làm mất nhiều đối tác đặt hàng của doanh nghiệp; hầu hết khách hàng lớn đều không muốn thể hiện nội dung “Xuất xứ của lô hàng” ở bất kỳ vị trí nào trên bao bì nhằm tránh không cho các đối thủ cạnh tranh của họ biết được nguồn hàng của họ đang mua. Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Châu á khác đã bỏ quy định này?

 

Trả lời: 

 

- Nhận xét trên là không chính xác và không khách quan. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có cách ghi nhãn rất đa dạng, phong phú và rất đẹp; Thực hiện ghi nhãn hàng hóa phù hợp với quy chế ghi nhãn hàng hóa vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành; Hình thức và nội dung ghi nhãn hàng hóa không thu kém gì hàng hóa của nước ngoài và đã có tác dụng thoả mãn việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng, có tác dụng kích thích tiêu dùng và xúc tiến thương mại tăng khả năng lưu thông hàng hóa, tạo cơ sở thuận lợi để chống hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

- Đối với việc ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu, cá biệt và số ít khách hàng nước ngoài yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo cách riêng. Để tháo gỡ vướng mắc này, ngày 27/12/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999">28/2000/CT-TTg cho phép: Trước mắt thương nhân có hàng hóa xuất khẩu được ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu riêng của thương nhân nước ngoài, nhưng không được phép chối từ việc ghi nội dung “Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu”. Quy định này nhằm mục đích giới thiệu cho thị trường nước ngoài biết được xuất xứ của “Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Hàng hóa của Việt Nam”, để giới thiệu trình độ tay nghề kỹ thuật của người Việt Nam; giới thiệu những hàng hóa do Việt Nam sản xuất có chất lượng không thua kém nhiều nước khác trong khu vực và thế giới; nhằm tạo điều kiện xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và khẳng định chỗ đứng của hàng sản xuất tại Việt Nam trên thị trường; đặc biệt là chuẩn bị cho việc tiến tới hội nhập kinh tế. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã thực hiện tốt quy định này và không có gì vướng mắc.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, quy định ghi nhãn hàng hóa với nội dung “Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu” là việc làm cần thiết và phổ biến của nhiều quốc gia. Trên thực tế hầu hết hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam cũng đều được ghi nội dung xuất xứ trên nhãn hàng hóa, điều này cũng là thông lệ chung của quốc tế.

 

- Hiện nay Bộ Thương mại chưa tiếp nhận được văn bản quy định nào của các nước Châu á và Châu Âu về việc hủy bỏ ghi nhãn xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu như doanh nghiệp đã trình bầy. Bộ Thương mại đề nghị doanh nghiệp đưa ra ý kiến này cung cấp các tài liệu về việc hủy bỏ nội dung ghi nhãn "Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu" của các nước Châu á và Châu Âu như đã nêu ra để Bộ Thương mại xem xét, tổng hợp và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 

- Lý do đề nghị huỷ bỏ việc ghi nhãn “Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu” nhằm đáp ứng yêu cầu của một số khách hàng nước ngoài muốn hạn chế việc phổ biến nơi mà khách hàng đang mua với giá cả thuận lợi để giữ thế độc quyền nơi mua là không hợp lý. Vì làm như vậy chỉ giải quyết được lợi ích trước mắt của một số doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nước ngoài và cũng chính điều này đã làm hạn chế việc giới thiệu hàng hóa, hạn chế việc mở rộng thị trường của Việt Nam mỗi khi Việt Nam thực hiện mở cửa hội nhập kinh tế. Việc xóa bỏ quy định ghi xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu sẽ làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của chính doanh nghiệp xuất khẩu và của Việt Nam. Sau đây còn nói đến các thiệt hại khác như: “Hàng hóa của Việt Nam” hoặc “Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” nhưng không được ghi nhãn xuất xứ của Việt Nam đã được thương nhân nước ngoài ghi nhãn “Xuất xứ của nước ngoài” để xuất khẩu sang nước thứ 3 và có trường hợp đã nhập khẩu trở lại Việt Nam,... Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bí khách hàng nước ngoài độc quyền tiêu thụ thường bị ép giá; Vấn đề Quốc thể khi xuất xứ của hàng hóa bị xâm phạm.

 

- Bộ Thương mại đề nghị: giải pháp trước mắt để tháo gỡ vướng mắc về ghi nhãn xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu cần tích cực đàm phán với các đối tác là khách hàng nước ngoài, đồng thời tích cực tìm kiếm thêm khách hàng là đối tác mới để vượt qua khó khăn. Bộ Thương mại đang nghiên cứu giải pháp tình huống để báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sẽ thông báo sau.

 

7- Hỏi: Một số hàng hóa như: Đinh tán, ốc vít, văn phòng phẩm, bút viết, kim khâu, chỉ thêu đan,... là những hàng hóa có kích thước quá nhỏ, chưa có thông tư, chỉ thị hướng dẫn nên không thể tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Quy chế ghi nhãn hoặc chi phí phát sinh rất lớn (Có khi vượt ra ngoài chi phí sản xuất cơ bản).

 

Trả lời: Trong thực tế việc tổ chức lưu thông các hàng hóa có kích thước quá nhỏ như đã nêu ở trên đều có bao bì đóng gói bởi một số lượng nhất định vì không thể nào để rời đơn chiếc trong việc tổ chức lưu thông, do đó không thể nói rằng không làm được nhãn hàng hóa. Hơn nữa quy chế ghi nhãn hàng hóa đã quy định: Nhãn hàng hóa có thể in chìm, in nổi hoặc được dán, đính, hoặc cài kèm theo hàng hóa để cung cấp cho người mua. Việc giảm thiểu nội dung ghi nhãn đối với các loại hàng hóa nói trên để phù hợp với hàng hóa có kích thước nhỏ và hợp lý. Quy định giảm thiểu nội dung ghi nhãn đối với các hàng hóa đặc thù nói trên do các Bộ, Ngành có trách nhiệm quản lý hướng dẫn theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Quy chế và Khoản 6 Điều 1 Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

 

8- Hỏi: Hàng hóa có nhãn cũ tồn kho tại các trung tâm, cửa hàng, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp rộng nên hầu như không thể khắc phục được việc kê khai xác nhận số lượng tồn và làm nhãn phụ ghi bổ sung những nội dung thông tin còn thiếu?

Trả lời: Đây là một khó khăn khách quan. Nhưng trong thực tế một số cửa hàng siêu thị, trung tâm thương mại đã làm khá tốt việc này. Doanh nghiệp cần khắc phục khó khăn để thực hiện tốt Quy định này, đồng thời nhanh chóng xúc tiến tiêu thụ hết số hàng hóa có nội dung ghi nhãn chưa phù hợp với quy chế mới.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1941/BTM-QLCL

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 1941/BTM-QLCL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 22/05/2001
Ngày hiệu lực 22/05/2001
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1941/BTM-QLCL

Lược đồ Công văn 1941/BTM-QLCL vướng mắc ghi nhãn hàng hoá


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 1941/BTM-QLCL vướng mắc ghi nhãn hàng hoá
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 1941/BTM-QLCL
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Mai Văn Dâu
Ngày ban hành 22/05/2001
Ngày hiệu lực 22/05/2001
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 17 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 1941/BTM-QLCL vướng mắc ghi nhãn hàng hoá

Lịch sử hiệu lực Công văn 1941/BTM-QLCL vướng mắc ghi nhãn hàng hoá

  • 22/05/2001

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 22/05/2001

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực