Nội dung toàn văn Công văn 2279/BGDĐT-KHTC xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo địa phương 2017 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2279/BGDĐT-KHTC |
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2017 của tỉnh, thành phố (sau đây gọi là địa phương) năm 2017 với các nội dung như sau:
I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2015 và ước thực hiện kế hoạch 2016
1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và ước thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2016 của địa phương có ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là nguồn lực thực hiện (thuận lợi, khó khăn; cân đối thu, chi ngân sách, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trên tổng chi ngân sách địa phương; tình hình bố trí ngân sách để thực hiện các dự án lớn của ngành, địa phương).
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
2.1. Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc địa phương quản lý): Kết quả, thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, rà soát, Điều chỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học.
2.2. Quy mô và tuyển mới học sinh, sinh viên
- Thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp, quy mô trẻ mầm non, học sinh các cấp học.
- Tỷ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Quy mô, kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các trường thuộc địa phương quản lý.
2.3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo; công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2.4. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ; tình trạng học sinh bỏ học; tình hình thực hiện đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2.5. Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (thuận lợi, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu trình độ giáo viên, giảng viên theo cấp học, trình độ đào tạo và giải pháp khắc phục...).
2.6. Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục.
2.7. Đánh giá thực hiện thu, chi ngân sách chi thường xuyên; định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/học sinh, sinh viên công lập; tỷ lệ chi giảng dạy học tập so với tổng chi sự nghiệp giáo dục.
2.8. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công theo Luật đầu tư công; tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn địa phương; khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học.
2.9. Về các chương trình, dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ: Đề án Kiên cố hóa trường lớp học theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình Mục tiêu giáo dục và đào tạo, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tình hình thực hiện, thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các dự án ODA tại địa phương; trách nhiệm bố trí vốn đối ứng và tiến độ giải ngân vốn đối ứng địa phương.
2.10. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các đề án, dự án chương trình của ngành đã được phê duyệt (thuận lợi, khó khăn, tổng kinh phí thực hiện, trong đó chi Tiết vốn trung ương, vốn địa phương, chi Tiết theo từng nhiệm vụ, chương trình, dự án).
2.11. Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục (đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung chính sách hiện hành).
2.12. Các nội dung khác theo đặc thù của địa phương.
Lưu ý: Đề nghị tổng hợp, đánh giá các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập có trụ sở chính tại địa phương.
3. Đánh giá chung
Trên cơ sở kết quả phân tích, cần đánh giá chung về những kết quả đạt được (so với Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 đã đặt ra), những khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
II. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2017 (năm học 2017 - 2018)
1. Nguyên tắc
1.1. Kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo và dự toán ngân sách giáo dục năm 2017 phải kết hợp chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của địa phương; kế hoạch phải dựa trên quy hoạch mạng lưới và quy hoạch nguồn nhân lực; kế hoạch phải bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
1.2. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của ngành, của địa phương; nâng cao tính dự báo, những cơ hội, thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.
1.3. Kế hoạch phải được triển khai xây dựng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các sở/ngành liên quan; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tăng cường trách nhiệm giải trình trong phân bổ các nguồn lực.
1.4. Bám sát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp học và trình độ đào tạo của địa phương, của ngành năm học 2017-2018.
1.5. Thực hiện đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; tiếp tục tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc, miền núi, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những ngành, nghề cần thu hút người học; tăng cường xã hội hóa giáo dục.
2. Nội dung
2.1. Trên cơ sở Mục tiêu, chỉ tiêu của địa phương đặt ra trong kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2017 và giai đoạn 2016-2020:
- Nêu các Mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch theo thứ tự lựa chọn ưu tiên.
- Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch theo từng nội dung.
- Các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng theo chỉ tiêu đầu vào, chỉ tiêu đầu ra, chỉ tiêu kết quả và theo nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, khả thi, cụ thể, đánh giá được, có khung thời gian thực hiện.
Đi kèm với từng Mục tiêu, chỉ tiêu nêu ngắn gọn về bối cảnh, phân tích, cân nhắc để lựa chọn Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đó.
2.2. Kế hoạch đào tạo
Căn cứ vào đội ngũ giảng viên và Điều kiện cơ sở vật chất của các trường quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 và Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở đào tạo trực thuộc địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần lưu ý là chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo các quy định nêu trên là năng lực đào tạo tối đa của cơ sở đào tạo. Vì vậy, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện giảm chỉ tiêu đối với các ngành có dấu hiệu dư thừa nhân lực; thực hiện chuyển đổi mô hình đào tạo từ phát triển quy mô, số lượng sang chất lượng, hiệu quả; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của địa phương và xã hội; xác định chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông năm 2017 theo lộ trình giảm hợp lý so với năm 2016 để khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm.
2.3. Kế hoạch tài chính
Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm 2017 và các định mức, chế độ, chính sách hiện hành; sở giáo dục và đào tạo chủ trì hướng dẫn xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi NSNN cho giáo dục và đào tạo các đơn vị trực thuộc và toàn tỉnh/thành phố, trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về xây dựng dự toán NSNN hàng năm.
a) Dự toán thu
- Học phí: Dự toán trên cơ sở dự kiến quy mô trẻ mầm non, học sinh, sinh viên và khung học phí năm học 2016-2017 theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 đã trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố (chia theo cấp học và trình độ đào tạo).
- Lệ phí tuyển sinh
- Thu sự nghiệp
- Xã hội hóa giáo dục
b) Chi thường xuyên
- Dự toán chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2017 xây dựng trên cơ sở hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ NSNN hiện hành, trong đó dự toán chi tiền lương, các Khoản phụ cấp theo lương theo đúng các chế độ đã ban hành trước thời Điểm lập dự toán và chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo dục và đào tạo đã ban hành. Trên cơ sở định mức trên, bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các Khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các Khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí).
- Trong Điều kiện ngân sách khó khăn, lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để Tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.
c) Chi đầu tư phát triển cho giáo dục đào tạo
Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2017 xây dựng trên cơ sở phù hợp với Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và tình hình thực hiện năm 2016 của địa phương. Trong đó: lưu ý Công văn số 916/BKHĐT-TH ngày 05/2/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thông báo số kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách giai đoạn 2016-2020 để thực hiện.
Dự toán chi đầu tư năm 2017 phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, quy hoạch nguồn nhân lực của địa phương và cơ sở vật chất hiện có, trong đó sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các dự án nâng cao chất lượng giáo dục, phục vụ đổi mới giáo dục; các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo Điều kiện hoạt động tối thiểu, vốn đối ứng cho các dự án ODA. Những nơi có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cần quan tâm xây dựng nhà bán trú cho học sinh, công trình vệ sinh nước sạch, nhà công vụ cho giáo viên, tạo Điều kiện cho giáo viên ổn định sinh hoạt, yên tâm công tác.
d) Chương trình Mục tiêu giáo dục đào tạo
Thực hiện Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất các chương trình Mục tiêu giáo dục và lồng ghép các Mục tiêu khác vào chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 như sau:
- Đề án Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân với Mục tiêu tiếp tục thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chương trình Mục tiêu hỗ trợ giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn với Mục tiêu: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ dở dang của Đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg và Hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc bán trú kết hợp giải quyết chỗ học cho học sinh các dân tộc rất ít người để thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú và Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010.
Hiện nay chương trình Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đang trong giai đoạn trình Chính phủ xem xét, sau khi có chủ trương chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn bổ sung.
- Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Thực hiện theo Văn bản số 02/BCĐTW-VPĐP ngày 28/01/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2016, Văn bản số 4618/BTC-HCSN ngày 06/4/2016 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quôc gia năm 2016 và quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 bao gồm hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
đ) Các chương trình, dự án ODA (gọi chung là dự án ODA)
Trong năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tại các địa phương 2 dự án ODA: Dự án Giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 vay vốn ADB. Các địa phương được thụ hưởng các dự án ODA nói trên cần xây dựng kế hoạch vốn ODA và vốn đối ứng địa phương trình các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương bố trí vốn đối ứng địa phương đầy đủ, kịp thời theo cam kết tham gia dự án.
Ngoài 2 dự án nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng và trình Chính phủ các dự án khác. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ GDĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể để các địa phương phối hợp thực hiện.
e) Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 6472/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 11/12/2015 và Công văn số 796/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 03/03/2016 về thực hiện Đề án, đề nghị các địa phương triển khai thực hiện.
f) Các dự án, đề án, chương trình khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của dự án, đề án, chương trình đã được phê duyệt, các địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, trong đó chi Tiết vốn ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), vốn ngân sách địa phương, các nguồn vốn huy động khác để thực hiện. Dự toán kinh phí thực hiện cần thuyết minh chi Tiết rõ căn cứ, cơ sở lập dự toán.
2.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch
Để xây dựng và tổ chức thực hiện thành công kế hoạch năm 2017 cần xây dựng các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với đặc Điểm của địa phương như sau:
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các Điều kiện thực hiện kế hoạch: đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất thiết bị; các nguồn lực tài chính…
- Giải pháp về tổ chức quản lý (tổ chức, chỉ đạo, Điều hành, phối hợp liên ngành và kiểm tra, giám sát việc thực hiện).
- Về xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo: đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để huy động được nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát triển giáo dục và đào tạo.
2.5. Kiến nghị
Nêu các kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương, Đảng, Nhà nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo và các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách giáo dục năm 2017.
Báo cáo kèm theo biểu mẫu gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính, số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Email: [email protected]) trước ngày 30/5/2016 để phục vụ cho việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch toàn ngành.
Khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm 2017 nếu có các vấn đề phát sinh mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn bổ sung đến các địa phương.
Trân trọng./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|