Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV

Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV năm 2005 hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2005 – 2006 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV công tác học sinh sinh viên giáo dục thể chất và y tế trường học


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6699/BGD&ĐT-HSSV
V/v: Hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2005 – 2006

Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2005

 

Kính gửi:

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Các trường đại học, học viện, cao đẳng và THCN

 

Căn cứ vào Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 22/2005/CT-BGD&ĐT ngày 29/7/2005 về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005 - 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học, cụ thể như sau:

I. Nhiệm vụ chung

1. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động 10 điểm đã được Bộ xác định tại văn bản số 6178/VP ngày 21-6-2001 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và các Nghị quyết số 40/2000/QH10, số 41/2001/QH10, số 37/2004/QH11 của Quốc hội, triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khoá IX. Tất cả các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục cần phải tập trung để tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện; tổ chức tốt đợt sinh hoạt chính trị, đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ X; tổ chức các hoạt động chào mừng và quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X; tổ chức học tập và nghiêm chỉnh thi hành Luật giáo dục sửa đổi, Luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh phòng, chống tệ nạn mại dâm, Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các Qui chế công tác học sinh, sinh viên (HSSV), nội trú, ngoại trú, rèn luyện giáo dục thể chất và y tế trường học và các văn bản khác về công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất, sức khoẻ và y tế trường học do Bộ ban hành.

2. Phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị 133/TTg và Chỉ thị 274/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới; đặc biệt trong công tác giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao trong nhà trường các cấp. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/2002/CT-TTg ngày 26/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao, Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư về việc phát triển TDTT đến năm 2010, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 12/2005/CT-BGD&ĐT ngày 07/4/2005 về việc Hưởng ứng Năm quốc tế GDTC và Thể thao của Liên hợp quốc; Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

3. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV) và Chỉ thị của Chính phủ số 02/CP ngày 14/02/2004 về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; các Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành và đoàn thể về các lĩnh vực chữ thập đỏ, y tế trường học.

4. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục.

II. Nhiệm vụ cụ thể

A- Công tác học sinh, sinh viên:

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác học sinh, sinh viên

a. Các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên:

- Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 53/1998/TT-LT/BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 25/8/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Bộ Tài chính (Bộ TC), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với HSSV các trường đào tạo công lập. Quyết định 239/1999/QĐ-TTg ngày 28/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 09/2000/TT-LT/BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 11/4/2000 của Bộ GD&ĐT, Bộ TC, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện việc bổ sung, sửa đổi Khoản a, Điều 1 của Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với HSSV các trường đào tạo công lập. Quyết định 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 13/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 28/3/2002 về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với HSSV là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 54/TTLT/BGD&ĐT-BTC ngày 31/8/1998 của Liên Bộ GD&ĐT - Bộ TC về hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thông tư liên tịch số 26/1999/TTLT/BLĐTB&XH-BTC-BGD&ĐT ngày 2/11/1999 của Liên bộ LĐTB&XH, TC, GD&ĐT hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ đang học tại các trường.

- Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.

b. Về công tác quản lý học sinh, sinh viên:

- Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo.

- Quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú, Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

- Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các trường ĐH, CĐ, THCN.

- Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT/BGD&ĐT-CA ngày 22/3/2002 về công tác bảo vệ an ninh - trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục.

- Chỉ thị số 24/GD&ĐT ngày 11/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở các trường học.

2. Hội nghị, tập huấn

- Hội nghị chuyên đề công tác HSSV nội, ngoại trú, PCMT (Quý I, II, III và IV).

- Tập huấn cán bộ văn hoá các trường: ĐH, CĐ, THCN.

- Tập huấn Trưởng phòng công tác chính trị HSSV các trường ĐH, CĐ, TNCN.

- Tập huấn triển khai Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện (sửa đổi).

- Giao ban tại các khu vực về giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trong nhà trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội thâm nhập học đường.

3. Hội thi, liên hoan

- Tham gia thi Olympic các môn học: Toán, Tin, Hoá học, Cơ học, Vật lý, các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường ĐH, CĐ và môn Chính trị cho học sinh các trường THCN.

- Thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và lái xe an toàn.

- Hội thi “Tiếng hát sinh viên” - lần thứ IX.

4. Các công tác khác

- Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên” đầu khoá, cuối khoá và đầu năm học trong các trường đào tạo. Triển khai đợt sinh hoạt chính trị, thảo luận đóng góp ý kiến dự thảo Văn kiện trình Đại hội X.

- Xây dựng chương trình hành động trong công tác HSSV bảo đảm tính giáo dục toàn diện.

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và HSSV nhà trường để thực hiện tốt Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm, ma tuý và các tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên và HSSV trong nhà trường. Thực hiện các Kế hoạch liên tịch: số 1413/LN ngày 15/10/1996 của liên Bộ Nội vụ - Giáo dục và Đào tạo - Lao động, Thương binh và Xã hội - Y tế - TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về phòng ngừa và đấu tranh chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên; số 01/NV-GD&ĐT ngày 1/3/1997 của Liên Bộ Nội vụ - Giáo dục và Đào tạo về làm trong sạch môi trường và phòng chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên tại các trường học, ký túc xá; số 02/CA-GD&ĐT ngày 7/4/2001 của Liên Bộ Công an - Giáo dục và Đào tạo về phối hợp lực lượng Công an - giáo dục và Đào tạo kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ về cơ bản tệ nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên; số 03/KHLT/CA-GD&ĐT ngày 29/6/2001 của Bộ Công an - Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp phòng, chống ma tuý trong học sinh, sinh viên;

- Liên hệ, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn nơi trường đóng để triển khai cho học sinh, sinh viên có khó khăn về kinh tế vay Quỹ tín dụng đào tạo để tiếp tục có điều kiện học tập (theo quy định của Quy chế cho vay Quỹ Tín dụng đào tạo đối với HSSV các trường ĐH, CĐ, TNCN và DN ban hành kèm theo Quyết định số 1134/2001/QĐ-NHNN ngày 26/9/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

- Tham gia Lễ ra quân phòng chống ma tuý nhân Ngày toàn dân phòng chống ma tuý 26/6/2006.

- Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Xây dựng mô hình, tiêu chí đánh giá “Trường học văn hoá” trong các trường đào tạo.

- Triển khai công tác tư vấn tâm lý xã hội và việc làm; hoạt động Đoàn, Hội và tổ chức hoạt động thanh niên - HSSV tình nguyện hè 2006.

B- Công tác giáo dục thể chất (GDTC):

1. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo

1.1. Chỉ đạo công tác giáo dục thể chất:

Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện Qui chế giáo dục thể chất và y tế trường học, công tác thi đua về GDTC.

1.1.1. Giảng dạy nội khoá:

- Đảm bảo dạy đúng, dạy đủ, có chất lượng giờ học thể dục theo chương trình đã được Bộ ban hành.

- Phấn đấu có đủ giáo viên thể dục nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa và trường tiểu học.

- Chuẩn hoá giáo viên thể dục theo qui định, tổ chức hội giảng để đánh giá và công nhận giáo viên dạy giỏi.

- Đảm bảo có đủ điều kiện dạy học môn thể dục: nhà tập đa năng, sân tập, trang thiết bị, dụng cụ học tập nội khoá và ngoại khoá.

- Tiếp tục chỉ đạo các trường mặc đồng phục thể thao trong giờ học thể dục để nâng cao chất lượng giờ học.

- Tổ chức học trái buổi đối với các trường còn thiếu sân tập.

1.1.2. Hoạt động ngoại khoá:

- Đảm bảo thực hiện tập luyện TDTT ngoại khoá có hướng dẫn của giáo viên thể dục theo quy định của Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học để học sinh được tập luyện, thực hành những kiến thức đã học trong giờ nội khoá và luyện tập các môn thể thao tự chọn.

- Hưởng ứng Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V, tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng (HKPĐ) cấp tỉnh, thành phố theo quy định của Quy chế GDTC.

- Chỉ đạo và tổ chức tốt Hội khoẻ Phù Đổng các cấp, đặc biệt cơ sở trường; kết hợp với các ngày kỷ niệm (19/12; 22/12; 26/3; 27/3; 19/5...) để có hình thức nghi lễ HKPĐ trang nghiêm và lồng ghép với giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống cho học sinh. Đồng thời phải tăng cường nội dung thi đấu và các trò chơi vận động để thực sự HKPĐ là ngày hội thể thao của học sinh.

1.2. Các hoạt động thể thao của học sinh phổ thông:

- Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ V - 2006.

- Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2006.

- Giải Cầu lông học sinh toàn quốc năm 2006.

- Giải Bóng bàn học sinh phổ thông toàn quốc năm 2006.

- Giải Bơi lội học sinh phổ thông toàn quốc năm 2006.

- Giải Bóng đá HKPĐ học sinh tiểu học và THCS toàn quốc - Cúp Milo lần thứ 4 - 2006.

1.3. Các hoạt động thi đấu thể thao học sinh Đông Nam á và quốc tế:

- Giải Điền kinh học sinh ASEAN lần thứ 30 tại Thái Lan.

- Giải Cầu mây học sinh ASEAN lần thứ 20 tại Malaysia.

- Giải Cầu lông học sinh ASEAN lần thứ 13 tại Brunei.

- Giải Bóng bàn học sinh ASEAN lần thứ 7 tại Indonesia.

- Giải Thể dục dụng cụ học sinh ASEAN lần thứ 7 tại Indonesia.

- Giải Thể dục dụng cụ và TD nghệ thuật lần thứ 12 tại Philippin.

- Giải Bóng chuyền học sinh ASEAN lần thứ 8 tại Philippin.

- Giải Golf học sinh ASEAN lần thứ 5 tại Singapore.

- Giải Bóng đá học sinh Châu á (U.18) lần thứ 34 tại TP. Đà Nẵng - Việt Nam (9/2006).

- Giải Bóng đá học sinh Châu á (U.15) lần thứ 3 tại Philippin.

- Giải Bơi lội học sinh Châu á lần thứ 2 tại Hồng Kông.

- Giải Bowling học sinh Châu á lần thứ 9 tại Thái Lan.

Các địa phương có khả năng tham gia các hoạt động trên cần lập kế hoạch kinh phí 2006 và có văn bản đề nghị để Bộ xem xét và ủy quyền tham gia các hoạt động thể thao học sinh khu vực.

2. Đối với các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và THCN

2.1. Về giảng dạy nội khoá:

- Đối với các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng tiếp tục thực hiện chương trình GDTC theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 3244/GD&ĐT ngày 12/1/1995 và số 1262/GD&ĐT ngày 12-4-1997, gồm 150 tiết (5 đơn vị học trình ứng với 5 học phần cơ bản); thi và kiểm tra nội dung GDTC áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2542/ĐH ngày 25-8-1989. Sau khi hoàn thành chương trình GDTC, các trường cần tổ chức cấp chứng chỉ cho sinh viên theo đúng qui định tại Chương 2, Điều 1, Khoản 1 của Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học đã ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 3-5-2001.

- Đối với các trường trung học chuyên nghiệp đầu năm học 2005 - 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có Thông tư hướng dẫn áp dụng chương trình GDTC mới để các trường thực hiện.

- Các trường cần có kế hoạch cụ thể, quy định bắt buộc việc mặc đồng phục TDTT trong giờ học chính khoá cho sinh viên, học sinh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập.

- Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, khuyến khích tập ngoài giờ, tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn thể lực cho sinh viên, học sinh.

- Phát triển các câu lạc bộ TDTT, thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia tập luyện nâng cao thành tích thể thao. Thành lập đội tuyển tham dự các giải thể thao của trường, địa phương và ngành tổ chức.

- Tổ chức cho giáo viên ôn luyện thực hành các môn thể thao, dự giờ rút kinh nghiệm về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, lựa chọn và đánh giá, xếp loại giáo viên dạy giỏi.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học TDTT, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, các điều kiện đảm bảo cho GDTC và các hoạt động thể thao sinh viên, học sinh. Đăng ký các đề tài nghiên cứu, chuẩn bị cho Hội nghị Khoa học GDTC, sức khoẻ toàn ngành lần thứ IV dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm 2005.

2.2. Các hoạt động thể thao sinh viên, học sinh đại học và chuyên nghiệp:

* Các giải thể thao sinh viên, học sinh chuyên nghiệp năm 2005 - 2006:

- Giải Karatedo sinh viên toàn quốc.

- Giải Bóng chuyền sinh viên toàn quốc.

- Giải Bóng rổ sinh viên toàn quốc.

- Giải Bơi lội sinh viên toàn quốc.

- Giải Điền kinh sinh viên toàn quốc.

- Giải Bóng bàn “Người giáo viên Nhân dân” toàn quốc lần thứ VIII.

- Giải Bóng đá sinh viên toàn quốc 2006.

- Tổ chức Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam á lần thứ 13 - 2006 tại Hà Nội.

* Chuẩn bị đội tuyển sinh viên tham dự Đại hội và các giải vô địch trong nước và quốc tế:

- Tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V.

- Tham dự Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Đông Nam á lần thứ XIII - 2006 tại Hà Nội - Việt Nam.

- Tham gia các Giải vô địch thể thao từng môn theo điều lệ và kế hoạch của các tổ chức thể thao sinh viên khu vực và thế giới.

2.3. Hội nghị, hội thảo các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn:

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về hoạt động phong trào cho giáo viên TDTT các trường đại học và chuyên nghiệp toàn quốc.

C- Công tác giáo dục sức khoẻ và y tế trường học.

1. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Thông tư liên Bộ về y tế trường học, trong đó đặc biệt chú trọng các văn bản cụ thể sau:

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10/GD-ĐT ngày 30/6/1995 về tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học.

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 08/GD-ĐT ngày 12/05/1997 về vệ sinh trường học và điều lệ vệ sinh trường tiểu học.

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 36/GD-ĐT ngày 10/08/2001 về việc phòng, chống tác hại thuốc lá.

- Thông tư liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo số 03/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 01/03/2000 về hướng dẫn công tác y tế trường học.

- Thông tư liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo số 23/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 21/10/1987 về công tác nha học đường.

- Thông tư liên tịch số 01/BGD&ĐT-HCTĐ-TƯĐTNCSHCM ngày 21/10/1988 về công tác Chữ thập đỏ trong trường học.

- Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học (được ban hành theo Quyết định số 14/2001 ngày 03/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 53/2003/CT-BGD&ĐT ngày 13/11/2003 về an toàn thực phẩm trong các cơ Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 24/11/2003 về việc phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục.

2. Tổ chức thực hiện:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt 7 giải pháp phòng chống HIV/AIDS đã được qui định tại Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10/GD-ĐT ngày 30/6/1995. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn xã hội một cách đa dạng, phong phú, thiết thực và có hiệu quả. Tổ chức có hiệu quả 2 tháng chiến dịch truyền thông phòng, chống AIDS đợt 2 năm 2005 (từ 15/11/2005 đến 15/12/2005), Ngày quốc tế phòng, chống AIDS (31/12/2005) và đợt 1 năm 2006 (từ 15/5/2006 đến 15/6/2006).

- Tiếp tục triển khai nghiêm túc và có hiệu quả 5 biện pháp để phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục đã được Bộ quy định tại Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 25/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục triển khai nghiêm túc và có hiệu quả 6 biện pháp để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ Sở Giáo dục và Đào tạo đã được quy định tại Chỉ thị số 53/2003/CT-BGD&ĐT ngày 13/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tốt tháng hành động vì chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm (từ 15/4/2006 đến 15/5/2006) và tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường năm 2006 (từ 29/4/2006 đến 6/5/2006) và Ngày Môi trường thế giới (5/6/2006).

- Tiến hành tổng kết 5 năm ngành giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 36/2001/CT-BGD&ĐT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hoạt động tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc từ trường đến các cấp quản lý giáo dục và đào tạo với kế hoạch thời gian như sau:

+ Các trường học thực hiện tổng kết vào dịp tổng kết năm học 2005 - 2006.

+ Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổng kết trong dịp hè. Báo cáo tổng kết của các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường trực thuộc được gửi về Bộ trước ngày 15/7/2006.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả 7 công việc cụ thể trong phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Bộ quy định tại Chỉ thị số 36/2001/CT-BGD&ĐT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú trọng xây dựng mô hình “trường học không thuốc lá” để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này tại địa phương và tổ chức tốt “Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ 25/5/2006 đến 31/5/2006)”. Các cơ sở giáo dục và đào tạo không tham gia quảng cáo thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào.

- Việc xây cất, sửa chữa trường lớp phải đảm bảo 100% trường lớp đạt tiêu chuẩn vệ sinh; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ và tính mạng học sinh, sinh viên; có đủ nước uống, nước sinh hoạt và công trình vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo môi trường trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn.

- Tổ chức giáo dục, truyền thông phòng, chống một số bệnh dịch như: lao, sốt rét, sốt xuất huyết, SARS, dịch cúm gia cầm, bệnh mắt hột, các bệnh về răng miệng, bệnh giun sán,... và một số bệnh dịch khác lưu hành tại địa phương. Khi có các bệnh dịch phải thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của y tế địa phương. Thực hiện tốt công tác phòng, chống bướu cổ và sử dụng muối iốt. Hưởng ứng tích cực Ngày thế giới phòng, chống lao (24/3/2006) và Ngày toàn dân sử dụng muối i ốt (2/11/2005).

- Tổ chức khám sức khoẻ đầu vào, định kỳ; sơ cứu kịp thời các trường hợp ốm đau, tai nạn; chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên. Mỗi học sinh, sinh viên đều phải có sổ sức khoẻ và được theo dõi sức khoẻ thường xuyên tại trường học.

- Củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng, trạm y tế trong các trường đại học và chuyên nghiệp theo Thông tư hướng dẫn số 14/BYT-TT ngày 09/05/1997 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức trạm y tế tại các xí nghiệp, cơ quan, trường học và các văn bản hiện hành khác.

- Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ địa phương tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch về công tác thanh thiếu niên chữ thập đỏ trong công cuộc đổi mới và xây dựng chương trình phối hợp hoạt động trong 10 năm (2006 - 2015). Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức Chi hội Chữ thập đỏ trong trường học; khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động nhân đạo; giúp đỡ nhau khi hoạn nạn; tham gia hiến máu nhân đạo trên nguyên tắc tự nguyện.

- Phát triển các nguồn lực về cán bộ y tế, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học. Đưa nội dung xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học sinh, sinh viên vào chương trình kiên cố hoá trường học và trang thiết bị trong trường học.

- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khoá và truyền thông về giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống.

- Tổ chức tốt các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm cho học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục.

- Phối hợp với các cơ quan và tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo hiểm học sinh, sinh viên: chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để học sinh, sinh viên tự nguyện tham gia; đảm bảo đầy đủ và kịp thời quyền lợi của người tham gia, đặc biệt là đối với các dịch vụ khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí bảo hiểm để lại trường học để phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học sinh, sinh viên. Khoản kinh phí bảo hiểm để lại nhà trường được ưu tiên chi trả cho việc mua sắm trang bị phòng sức khoẻ, tủ thuốc, các phương tiện sơ cấp cứu, khám sức khoẻ định kỳ, hợp đồng và đảm bảo chế độ cho các cán bộ y tế trường học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nước uống...

- Tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn về công tác y tế trường học.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan tại địa phương để xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học cho năm học 2005 - 2006.

- Các hoạt động khác: Tổ chức triển khai các hoạt động thuộc các quỹ học bổng.

D- Củng cố và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí:

1. Củng cố tổ chức, bố trí nhân lực và điều kiện đảm bảo các hoạt động về công tác HSSV, giáo dục thể chất, y tế trường học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

2. Hoàn thiện các ban, phòng, đơn vị trong công tác xây dựng đời sống văn hoá, phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm, tội phạm, giáo dục an toàn giao thông.

3. Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống các công trình TDTT trong trường học theo tinh thần Chỉ thị 274/TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối với các trường xây mới hoặc bổ sung đất đai xây dựng trường cần nghiên cứu xây dựng các công trình TDTT và công trình vệ sinh nước sạch, phòng sức khoẻ trong quy hoạch tổng thể của trường. Xây dựng và cải tạo sân bãi, nhà tập luyện thi đấu, phòng học, trang thiết bị TDTT.

4. Tiếp tục kế hoạch xây dựng các công trình TDTT sinh viên, học sinh tại các trường và đưa vào kế hoạch xây dựng các trung tâm TDTT sinh viên tại các trường sư phạm trọng điểm theo chương trình quốc gia về thể thao và ở một số khu vực trường khác. Có kế hoạch sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao như bể bơi, nhà tập luyện và thi đấu ở các trường đại học và chuyên nghiệp, các nhà tập đa năng trong hệ thống các trường phổ thông, các trường cao đẳng sư phạm đã xây dựng xong. Các địa phương cần chủ động lập kế hoạch tiếp tục xây dựng các nhà tập luyện TDTT đa năng trong các trường phổ thông từ nguồn kinh phí chương trình Mục tiêu giáo dục.

5. Tiếp tục mở rộng xã hội hóa về TDTT và y tế trường học, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể... góp phần xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.

6. Các trường học cần sửa chữa, nâng cấp các công trình nước sạch, vệ sinh, chú trọng nước uống cho học sinh, sinh viên, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường và các qui định của bếp ăn nhà ăn trong trường học. Củng cố và hoàn thiện phòng sức khoẻ tại các trường mầm non, phổ thông đảm bảo diện tích từ 12m2 - 20m2 với trang bị y tế cần thiết để thực hiện công tác y tế trường học.

E- Một số nội dung cụ thể của tiêu chí thi đua về giáo dục thể chất và y tế trường học (đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo):

1. Thực hiện dạy đúng, đủ nội dung và thời lượng trong chương trình giảng dạy môn thể dục. Đảm bảo 95% số trường trở lên dạy 2 tiết thể dục/tuần.

2. Đối với những vùng thuận lợi (theo phân vùng của Bộ; thành phố và các tỉnh đồng bằng) phải có từ 30% số trường Tiểu học, 80% số trường Trung học cơ sở trở lên và 100% số trường Trung học phổ thông đủ giáo viên chuyên trách, số còn lại là kiêm nhiệm. Đối với các tỉnh vùng khó khăn có tỷ lệ tương ứng theo thứ tự là từ 15%, từ 70% và từ 90% số trường trở lên có đủ giáo viên chuyên trách, số còn lại là kiêm nhiệm hoặc hợp đồng.

3. Phải có từ 80% số trường trở lên thường xuyên tổ chức tập luyện và kiểm tra theo các nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh.

4. Về hoạt động ngoại khoá:

- Có từ 70% số trường trở lên thường xuyên tổ chức tập luyện TDTT ngoại khoá có hướng dẫn cho học sinh trong trường.

- Có từ 70% số trường trở lên trong tỉnh, thành phố tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường và hàng năm tham gia ít nhất từ 01 giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc trở lên.

5. Có 100% số trường thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong các hoạt động TDTT.

6. Về cơ sở vật chất: Có 60% số trường trở lên được trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho học tập môn thể dục nội khoá và tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá.

7. Có từ 65% số trường trở lên có cán bộ y tế làm nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sơ cứu ban đầu cho học sinh.

- Có từ 75% số trường trở lên được trang bị dụng cụ y tế (tủ thuốc và các phương tiện sơ cứu), có địa điểm chăm sóc sức khoẻ.

- Có từ 65% số trường trở lên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và có hồ sơ theo dõi sức khoẻ thường xuyên.

8. Có từ 75% số trường trở lên đạt tiêu chuẩn trường xanh - sạch - đẹp và an toàn; đảm bảo đủ nước uống, nước sinh hoạt và các công trình vệ sinh trong trường học, có kế hoạch tổ chức tốt tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng hành động vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không bị ngộ độc thực phẩm trong trường học. Số tai nạn thương tích trong trường học dưới 1% tổng số học sinh.

9. Có từ 95% số trường trở lên chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; phòng chống HIV/AIDS; phòng chống tác hại thuốc lá và các dịch bệnh trong trường học.

10. Có từ 85% số trường trở lên làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (học sinh có quan hệ ứng xử đúng mực, văn minh, lịch sự, có tinh thần tương thân tương ái; trang phục gọn gàng, đúng quy định của nhà trường; không nói tục, chửi bậy, đua xe trái phép, đánh bạc dưới mọi hình thức; không có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, học sinh trong nhà trường; không vi phạm pháp luật).

11. Có từ 80% số trường trở lên có kế hoạch và biện pháp tích cực, hiệu quả phòng chống hành vi gian lận trong học tập và rèn luyện.

12. Hàng năm 80% số trường trở lên tổ chức ít nhất một lần hội thi hoặc hội diễn văn hoá, văn nghệ cấp trường; 80% số trường trở lên tổ chức ít nhất 1 lần hoạt động dã ngoại cho ít nhất 25% tổng số học sinh trong trường. Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia ít nhất 1 lần hội thi hoặc hội diễn văn hoá, văn nghệ cấp tỉnh hoặc cấp cao hơn.

13. Có 70% số trường trở lên có kế hoạch tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh.

14. Đảm bảo về kinh phí dành cho công tác giáo dục thể chất, các hoạt động TDTT, y tế trường học và công tác học sinh theo quy định tại Quy chế Giáo dục thể chất và y tế trường học và các quy định khác.

III. Tổ chức thực hiện

Nhận được văn bản này, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, các trường cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, sức khoẻ và y tế trường học của địa phương, trường, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 của ngành. Các đơn vị báo cáo kế hoạch và tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất, y tế trường học năm 2005 - 2006 về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Công tác học sinh, sinh viên) vào đầu và cuối năm học 2005 - 2006.

Hướng dẫn này được phổ biến đến tất cả các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường, cán bộ công chức, giảng viên, giáo viên toàn ngành để quán triệt và thực hiện./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Nhung

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu6699/BGD&ĐT-HSSV
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/08/2005
Ngày hiệu lực02/08/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV

Lược đồ Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV công tác học sinh sinh viên giáo dục thể chất và y tế trường học


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV công tác học sinh sinh viên giáo dục thể chất và y tế trường học
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu6699/BGD&ĐT-HSSV
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýTrần Văn Nhung
                Ngày ban hành02/08/2005
                Ngày hiệu lực02/08/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV công tác học sinh sinh viên giáo dục thể chất và y tế trường học

                        Lịch sử hiệu lực Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV công tác học sinh sinh viên giáo dục thể chất và y tế trường học

                        • 02/08/2005

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 02/08/2005

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực