Hướng dẫn 365/SXD-KTQH

Hướng dẫn 365/SXD-KTQH về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long ban hành

Hướng dẫn 365/SXD-KTQH lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch đã được thay thế bởi Hướng dẫn liên ngành 1154/SXD-NNPTNT-TNMT thực hiện Thông tư liên lịch 13/2011/ và được áp dụng kể từ ngày 28/12/2011.

Nội dung toàn văn Hướng dẫn 365/SXD-KTQH lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch


UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 365/SXD-KTQH

Vĩnh Long, ngày 29 tháng 4 năm 2011

 

HƯỚNG DẪN

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ, ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long được triển khai trên địa bàn cấp xã nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng miền có những điều kiện đặc trưng kinh tế - xã hội khác nhau. Công tác quy hoạch xây dựng xã NTM nằm trong tiêu chí đi đầu để làm cơ sở triển khai cho việc phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư, quản lý thực hiện quy hoạch. Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách theo Quyết định số 800/QĐ-TTg và kế hoạch xây dựng NTM của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với công tác quy họach hoàn thành trong năm 2011.

Theo chỉ đạo kết luận của Đ/c Bí thư Tỉnh uỷ - Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại hội nghị báo cáo thông qua phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm được tổ chức tại UBND tỉnh ngày 28/4/2011. Để có sự thống nhất, đồng bộ trong việc tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Sở Xây dựng hướng dẫn mẫu hình thức, bố cục xây dựng nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM, và thẩm định, phê duyệt quy hoạch với nội dung chủ yếu sau:

A/. Mục đích yêu cầu và đối tượng áp dụng:

I/. Mục đích yêu cầu:

Bản hướng dẫn này là công cụ hữu ích cho các đối tượng liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng NTM, nắm rõ yêu cầu ý nghĩa của việc quy hoạch xây dựng NTM, nhiệm vụ đặt ra cho việc xác định đánh giá hiện trạng, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của từng điạ phương để hoạch định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, phân bố sản xuất, dân cư từng giai đoạn ngắn hạn, dài hạn đáp ứng tiêu chí xã NTM bền vững.

II/. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức tư vấn tham gia lập quy hoạch xây dựng NTM, cán bộ quản lý cấp xã, huyện: là những người tổ chức thực hiện lập, thẩm định, và quản lý quy hoạch.

III/. Tên gọi thống nhất của quy hoạch:

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã …, huyện …., tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

B/. Thống nhất các vấn đề chủ yếu để làm cơ sở lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM:

I/. Phạm vi và thời gian quy hoạch:

Giai đoạn lập quy hoạch từ năm 2011-2015 và định hướng đến 2020. Phạm vi lập trong toàn ranh giới xã.

II/. Số liệu về dân số xã:

Sử dụng số liệu theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Vĩnh Long năm 2009 đã được công bố (nguồn Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long), đính kèm bảng tổng hợp số liệu dân số xã theo bản hướng dẫn này.

III/. Phương pháp tính dự toán kinh phí quy hoạch chung xây dựng NTM:

1. Cơ sở định mức áp dụng:

Thông tư 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị:

- Chi phí lập quy hoạch áp dụng bảng số 2.

- Chi phí lập nhiệm vụ, thẩm định, quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch áp dụng bảng số 9,

- Chi phí công bố quy hoạch không vượt quá 5% chi phí lập quy hoạch tương ứng.

2. Cách tính toán:

Dân số xã năm quy hoạch (theo mốc thời gian 2015), tỉ lệ tăng bình quân/năm = 1,5% (tăng tự nhiên: 1%, tăng cơ học bình quân theo một số xã trên địa bàn hiện nay: 0,5%).

Ví dụ:

Xã A: dân số điều tra năm 2009 là 10.408 dân, năm tính toán 2015, dân số năm quy hoạch tính theo công thức sau:

Nt = N0 (1+ α)t, trong đó: Nt: dân số năm quy hoạch (2015); N0: dân số hiện trạng 2009 của xã; α: tỉ lệ tăng tự nhiên và cơ học hàng năm (tăng tự nhiên 1%, cơ học 0,5%); t: thời gian lũy kế từ 2009-2015 t=6 năm.

Nt = 10.408 (1+ 1,5%)6 = 11.381 dân

Chi phí lập quy hoạch: {[(159-136tr/15-10ngàndân)] x [(11,381-10)+136]} = 142,352tr.

Chi phí lập quy hoạch sau thuế = 142,352tr x 1,1 = 156,587tr

Chi phí lập nhiệm vụ: (theo bảng 9: ≤ 200tr = 8%) 142,352tr x 8% = 11,388tr

Chi phí lập nhiệm vụ sau thuế: 11,388tr x 1,1 = 12,526tr

Chi phí thẩm định đồ án: (theo bảng 9: ≤ 200tr = 7%) 142,352tr x 7% = 9,964tr

Chi phí quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch: (theo bảng 9: ≤ 200tr = 6%) 142,352tr x 6% = 8,541tr

Chi phí công bố quy hoạch: 142,352tr x 5% = 7,117tr

Cộng dự toán kinh phí quy hoạch: (156,587+12,526+9,964+8,541+7,117) = 194,735tr.

Bằng chữ: Một trăm chín mươi bốn triệu, bảy trăm ba mươi lăm ngàn đồng.

IV/. Các chỉ tiêu quy hoạch áp dụng chung:

1. Chỉ tiêu sử dụng đất hạ tầng xã hội:

 

Tên

Chỉ tiêu

- Đất ở:

Khu vực dân cư tập trung làm dịch vụ (cụm dân cư, trung tâm xã): 120m2/hộ; khu vực dân cư nhà vườn 300m2/hộ.

- Đất hành chính cấp xã (trụ sở UBND, Đảng ủy, HĐND, đoàn thể):

Diện tích đất xây dựng ≥1000m2/trụ sở.

- Đất giáo dục:

+ Trường mầm non: Diện tích đất xây dựng: ≥ 8m2/trẻ, bán kính phục vụ ≤ 1km; Quy mô trường: ≥ 3 nhóm, lớp

+ Trường tiểu học: Diện tích đất xây dựng: ≥ 6m2/hs, bán kính phục vụ ≤ 1km (vùng sâu, vùng xa ≤ 2km); Quy mô trường: ≥5 lớp

+ Trường trung học cơ sở: Diện tích đất xây dựng: ≥ 6m2/hs, bán kính phục vụ ≤ 4km (vùng sâu, vùng xa ≤ 2km); Quy mô trường: ≥ 4 lớp

- Đất chợ:

Diện tích đất xây dựng: ≥ 3000m2/chợ xã, hoặc ≥16m2/ điểm kinh doanh (theo điều kiện mua bán từng xã)

- Đất trạm y tế:

Có vườn thuốc ≥ 1000m2/trạm, không có vườn thuốc ≥ 500m2/trạm

- Đất văn hóa - TDTT:

Nhà văn hoá xã :≥1.000 m2, đất sân bóng đá (kết hợp 2-3 xã một sân bóng đá 1-1,2ha).

- Điểm bưu điện xã:

Diện tích đất xây dựng: ≥ 150m2/điểm

- Đất cây xanh công cộng

Khu trung tâm xã, điểm dân cư (cụm hoặc tuyến) cải tạo, mới ≥ 2m2/người.

2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

Tên

Chỉ tiêu

- Chỉ tiêu về giao thông (áp dụng QĐ 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011):

 

+ Đường trục xã: từ huyện đến xã, liên xã (cấp AH) tương đương đường cấp VI (TCVN 4054:2005 đường ô tô - yêu cầu thiết kế): chiều rộng mặt đường 3,5m; chiều rộng nền đường 6,5m

+ Đường liên ấp (cấp A): chiều rộng mặt đường 3,5m; chiều rộng nền đường 5m

+ Đường ngõ xóm (cấp C): chiều rộng mặt đường 2m; chiều rộng nền đường 3m

+ Đường trục chính nội đồng: mặt đường ≥3m

- Chỉ tiêu cấp nước:

+ Tỉ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung 60%. Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ≥ 90%.

+ Tiêu chuẩn cấp nước (tập trung) cho sinh hoạt ≥80lít/người/ngày, công cộng ≥10% nước cấp sinh hoạt, sản xuất TTCN nhỏ ≥8% nước cấp sinh hoạt, cấp nước sản xuất (cụm CN) 20m3/ha

- Cấp điện:

 

+ Sinh hoạt: Điện năng: ≥200 KWh/người; phụ tải: ≥150 W/người.

+ Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng ≥15% nhu cầu điện sinh hoạt của xã.

+ Sản xuất: theo các yêu cầu cụ thể của từng cơ sở sản xuất

- Thoát nước thải:

≥ 80% lượng nước cấp

- Chất thải rắn:

+ Chất thải rắn từ hộ gia đình phải được phân loại, thu gom và xử lý:

* Chất thải hữu cơ: dùng cho chăn nuôi gia súc; xử lý bằng cách chôn lấp cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn để làm phân bón cho nông nghiệp;

* Chất thải vô cơ: xử lý tập trung (tái chế, chôn lấp…).

+ Khoảng cách ly vệ sinh từ khu xử lý chất thải rắn đến khu dân cư ≥ 3.000m và đến các công trình xây dựng khác ≥ 1.000m

- Đất nghĩa trang nhân dân:

Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần: hung táng (khu chôn một thời gian 3-5 năm) và chôn cất một lần: ≤ 5 m2/mộ, cát táng (khu dành cải táng): ≤ 3 m2/mộ; vị trí nghĩa trang: 2-3xã/nghĩa trang (trong bán kính 5 km). Xác định diện tích đất nghĩa trang: Tỷ lệ tử vong tự nhiên, DT đất XD cho một mộ phần.

C/. Thống nhất ban hành hướng dẫn các nội dung sau:

I/. Hướng dẫn hình thức, bố cục xây dựng nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM:

1. Nội dung lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch:

a) Hình thức, bố cục lập nhiệm vụ quy hoạch:

Nhiệm vụ quy hoạch là yêu cầu cơ bản của Chủ đầu tư (cấp huyện, xã), đặt ra cho đơn vị tư vấn lập quy hoạch, do đó nhiệm vụ quy hoạch phải thể hiện rõ đối tượng lập quy hoạch (xã), tính đặc thù, đạc trưng riêng của từng địa phương. Nhiệm vụ quy hoạch cần xây dựng theo nội dung sau:

Phần 1: Mở đầu

I/. Lý do, sự cần thiết:

Phần này nêu rõ lý do lập quy hoạch, vị trí của xã trong huyện, tỉnh; tiềm năng và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó xác định rõ yêu cầu của phát triển để đáp ứng tiêu chí NTM.

II/. Mục tiêu quy hoạch:

Tập trung 3 mục tiêu chính:

1. Quy hoạch xây dựng NTM xã là quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển về kinh tế - xã hội trên địa bàn xã;

2. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị truyền thống;

3. Phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển.

III/. Phạm vi lập quy hoạch:

1. Thời gian lập quy hoạch: ngắn hạn đến 2015, dài hạn đến 2020.

2. Phạm vi lập quy hoạch: trong phạm vi ranh giới xã.

IV/. Các cơ sở lập quy hoạch:

1. Các văn bản pháp lý:

+ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003.

+ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

+ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22-7-2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy họach xây dựng;

+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

+ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

+ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

+ Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành Quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể thao xã.

+ Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

+ Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.

+ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

+ Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

+ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn lực chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng có liên quan.

+ Các văn bản, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, huyện, các sở ngành,…

2. Các tài liệu, cơ sở khác:

Bao gồm các tài liệu, cơ sở sử dụng nghiên cứu như: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh; các quy hoạch xây dựng, ngành khác có liên quan; tài liệu, số liệu, bản đồ nền hiện trạng…

Phần 2. Nội dung quy hoạch chung xây dựng xã NTM

I/. Phân tích đánh giá hiện trạng: (có so sánh tiêu chí NTM, đánh giá ngắn gọn, mang tính tổng hợp)

1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng.. và các điều kiện tự nhiên khác.

2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội:các thế mạnh, tiềm năng, và các hạn chế trong phát triển KT-XH; lợi thế và hạn chế về các mặt dân số, lao động, việc làm trong xã.

3. Đánh giá về sử dụng đất đai; thực trạng xây dựng; kiến trúc cảnh quan; đặc trưng về bản sắc địa phương

4. Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật và môi trường: hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường…

5. Đánh giá về các dự án có liên quan: các dự án, đồ án quy hoạch chuẩn bị triển khai, các dự án đang thực hiện…

6. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng, tình hình xây dựng,…

II/. Dự báo phát triển NTM:

Nêu những tiềm năng cơ bản của xã để làm cơ sở bước nghiên cứu lập quy hoạch.

III/. Định hướng QHXD-NTM:

Chỉ nêu những yêu cầu về phát triển không gian, các vấn đề hạ tầng cần giải quyết:

1. Về phát triển không gian:

- Các khu vực sản xuất nông nghiệp.

- Các khu vực sản xuất CN, TTCN, làng nghề, trang trại và các công trình phục vụ sản xuất như kho, trạm, trại…

- Các xóm ấp (dân cư hiện có ổn định hay cải tạo), hình thành mới.

- Hệ thống trung tâm xã, ấp và các công trình công cộng (UBND xã, trường học, trạm ý tế, chợ…).

- Hệ thống di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan có giá trị của địa phương hoặc Quốc gia (nếu có).

- Giải pháp đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác hại thiên tai (đối với xã ảnh hưởng thiên tai).

2. Về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Về giao thông: đường trục liên xã, liên ấp, ngõ xóm, đường chính nội đồng…Định ra các vấn đề giải quyết tồn tại về hiện trạng giao thông, đề xuất đường mới, cầu cống mới,…

- Về san nền thoát nước mưa: Xác định cao độ khống chế cho từng điểm dân cư theo hướng tôn trọng địa hình tự nhiên; xác định lưu vực, hướng và mạng thoát nước chính.

- Về cấp nước: Nguồn nước, hình thức cấp nước (tập trung, phân tán,...)

- Về cấp điện: Nguồn điện, quy mô các trạm biến áp.

- Về thoát nước thải và VSMT: Giải pháp thoát nước thải phải phù hợp với thực tế môi trường dân cư, điều kiện kinh tế và thực tế của xã: thoát nước thải tự thấm, thoát nước thải chung với thoát nước mưa...

- Về nghĩa trang: Giải pháp quy tập và cải tạo nghĩa trang hiện có. Hình thành khu vực nghĩa trang cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai.

IV/. Các nội dung khác:

Nêu rõ các nội dung khác cần nghiên cứu theo yêu cầu chủ đầu tư.

Phần 3. Tổ chức thực hiện

I/. Thời gian và tiến độ:

Đề xuất các giai đoạn thực hiện chính, mốc thời gian báo cáo các cấp…

II/. Trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án:

1. Cơ quan chủ đầu tư: UBND xã

2. Cơ quan tư vấn: ……………..

3. Cơ quan thẩm định: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện hoặc phòng Công thương huyện

4. Cơ quan thỏa thuận (nếu có): Sở Xây dựng

5. Cơ quan phê duyệt: UBND huyện

b) Hình thức, bố cục lập đồ án quy hoạch:

 Thuyết minh tổng hợp:

Nội dung thuyết minh tổng hợp cần phân tích, đánh giá, làm rõ định hướng quy hoạch xây dựng NTM cho xã theo điều kiện, tình hình phát triển, tính chất đặc thù,…Cụ thể:

Phần 1: Mở đầu

I/. Lý do, sự cần thiết:

Nêu khái quát về các mặt sau: Vị trí xã trong huyện, tỉnh; tiềm năng và khả năng phát triển kinh tế, xã hội của xã; ảnh hưởng của thiên tai (nếu có); Nêu những bất cập và yêu cầu phát triển của xã theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới (QHXD và phát triển đời sống, KTXH…)

II/. Mục tiêu:

Gợi ý các mục tiêu chủ yếu sau:

1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, phát triển dịch vụ…Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tiến tới thu hẹp khỏang cách với cuộc sống đô thị.

2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước…); xây dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.

3. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường.

4. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (nếu có).

III/. Phạm vi lập quy hoạch:

(như nêu trong phần nhiệm vụ)

IV/. Cơ sở lập quy hoạch:

(như nêu trong phần nhiệm vụ)

Phần 2. Đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng

I/. Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng…và các điều kiện tự nhiên khác.

+ Vấn đề thiên tai: Đối với xã chịu ảnh hưởng thiên tai cần nhấn mạnh thiên tai gì? Tình trạng thiên tai và nguyên nhân? Gợi ý: thiên tai do ngập lũ, xâm nhập mặn, sạt lỡ bờ sông…

Đánh giá nhận xét đầy đủ các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của điều kiện tự nhiên (sự thay đổi về địa hình ở trong xã, khí hậu…) tới phát triển của xã. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá bằng sơ đồ, bản đồ, hình ảnh.

II/. Hiện trạng kinh tế xã hội:

1. Các chỉ tiêu chính: Các chỉ tiêu KT-XH chính thể hiện phản ánh tình trạng của xã (cơ cấu kinh tế, tổng thu nhập xã, thu nhập /người, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, giáo dục…)

2. Kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp (điều tra đánh giá các vấn đề liên quan đến QHXD như nhu cầu đất đai cho sản xuất, các hình thức canh tác chính và điều kiện canh tác, các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất…). Đánh giá các thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế.

(Lưu ý các hình thức canh tác và điều kiện canh tác ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các điểm dân cư. Các khía cạnh cần xem xét: khoảng cách đi làm? Cách thức canh tác? tổ chức khuôn viên đất ở? ảnh hưởng gì tới môi trường ở? Yêu cầu gì đối với xây dựng cơ sở kinh tế và hạ tầng?...

3. Xã hội: Dân số (tổng số và dân số theo các thôn, tỷ lệ tăng giảm tự nhiên và cơ học; người già, trẻ em…), số hộ (tổng số và số hộ theo các ấp, hộ làm nông nghiệp, hộ làm dịch vụ thương mại, hộ làm tiểu thủ công nghiệp,..), lao động (trong độ tuổi, ngoài độ tuổi, lao động trong các ngành nghề, lao động làm việc ở trong xã và đi làm việc ở ngoài xã,..), dân trí (tỉ lệ % học vấn phổ thông, mù chữ), dân tộc (tỷ lệ % người Kinh, Khơme...). Đánh giá lợi thế và hạn chế về các mặt dân số, lao động, việc làm trong xã.

4. Văn hóa: Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán. Đánh giá khả năng khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…

(Đánh giá nhận định chung về phát triển KT-XH, các giá trị của yếu tố VH-XH nổi trội và ảnh hưởng của nó tới phát triển. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá bằng sơ đồ, biểu đồ)

III/. Hiện trạng sử dụng đất:

Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai (đất nông nghiệp, đất ở, đất công cộng, đất cây xanh, thể thao..). Nhận xét đánh giá về cơ cấu sử dung đất, hiệu quả sử dụng đất, các vấn đề về sử dụng đất đai đang tồn tại cần giải quyết. Đánh giá thuận lợi, không thuận lợi cho viêc phát triển, xây dựng.

(Minh họa nghiên cứu, phân tích, đánh giá bằng sơ đồ, bảng biểu).

IV/. Hiện trạng không gian kiến trúc và hạ tầng cơ sở:

1. Xóm ấp và nhà ở: hiện trạng không gian ở (mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan, đường làng ngõ xóm…), hiện trạng khuôn viên ở mỗi hộ (nhà ở thuần nông, ở kết hợp dịch vụ, ở kết hợp sx…), hiện trạng nhà ở (các loại nhà: kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; kiến trúc, vật liệu…). Các công trình tôn giáo tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, nhà thờ,…). Cảnh quan, môi trường tự nhiên (sông rạch, ao hồ,…).

(Minh họa bằng hình ảnh tiêu biểu).

2. Công trình công cộng: Hiện trạng các công cộng (cơ quan, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa…). Kiến trúc cảnh quan các công trình, nhóm công trình nêu trên.

(Đánh giá về khả năng phục vụ và khả năng đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí NTM. Minh họa các kết quả nghiên cứu bằng sơ đồ, bản đồ, hình ảnh dễ hiểu).

3. Hạ tầng kỹ thuật và môi trường: Nêu rõ các nội dung chính về hiện trạng hệ thống HTKT gồm cả công trình ngoài khu dân cư (san nền thoát nước mưa, giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước và VSMT, nghĩa trang…)

(Đánh giá về khả năng phục vụ, khả năng đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí, các ưu điểm, các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần giải quyết trong đồ án QHXD nông thôn mới. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá mạch lạc, đơn giản, dễ hiểu).

4. Các chương trình dự án ở địa bàn của xã đang triển khai (Dự án xây dựng; điện, đường, trường, trạm,…): Phân tích các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan về mối liên hệ và tác động đến khu vực quy hoạch. Tính hiệu quả và sự phù hợp của các chương trình, dự án với mục tiêu đặt ra có phù hợp không?

5. Các vấn đề khác: Tùy thuộc vào tình chất, đặc trưng của khu vực để bổ sung các nội dung nghiên cứu sâu hơn như: Các nội dung về thiên tai, về bảo tồn, về môi trường, về quản lý…

V/. Đánh giá tổng hợp phần hiện trạng:

1. Đánh giá tổng hợp về các mặt thuận lợi, khó khăn trong phát triển xã về không gian, sử dụng đất, dân số, xã hội, cơ sở hạ tầng…và nêu các mặt được, chưa được theo tiêu chí NTM.

2. Các vấn đề lớn cần giải quyết trong đồ án QHXD nông thôn mới.

Phần 3. Các dự báo phát triển nông thôn mới

I/. Tiềm năng và định hướng phát triển KT-XH của xã:

1. Xác định các tiềm năng: về các mặt cơ bản như vị trí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, con người, các giá trị văn hóa lịch sử và các lợi thế khác…

2. Định hướng phát triển: xác định trên cơ sở khai thác tiềm năng, giải pah1p quy hoạch cho phát triển thu hút khuyến khích ngành nghề TTCN, dịch vụ…

3. Xác định mối quan hệ không gian giữa Xã với xã khác, thị trấn, thị tứ lân cận:

- Các mối liên hệ về giao thông, về vị trí như gần đô thị, thị trấn huyện lỵ, khu công nghiệp,…

- Các quy hoạch (khu công nghiệp, du lịch…), các dự án được duyệt có ảnh hưởng đến xã.

- Mối liên hệ của các đồ án quy hoạch khác trong vùng liên quan đến Xã.

II/. Tính chất:

Đề xuất theo định hướng phát triển kinh tế chủ đạo: xã thuần nông, xã phát triển kinh tế TTCN, chăn nuôi, du lịch hoặc chuyển đổi thành khu vực phát triển đô thị…và các đặc trưng phát triển khác (nếu có) như về dân tộc, ảnh hưởng thiên tai thường xuyên,…

III/. Dự báo quy nô dân số, lao động và đất đai:

1. Dự báo dân số: dự báo quy mô dân số, số hộ toàn xã và từng ấp, cho các giai đoạn 2015 và 2020, dự báo di dân, nhập cư...

2. Dự báo lao động: dự báo quy mô lao động cho toàn xã và theo các ngành sản xuất kinh tế trong xã cho các giai đoạn 2015 và 2020. (Nông nghiệp, Công nghiệp –TTCN, Dịch vụ thương mại). Số người trong và ngoài độ tuổi lao động.

3. Dự báo quy hoạch sử dụng đất: dự báo quy mô các loại đất: nông nghiệp, đất ở (trong đó phải chỉ rõ đất ở phát triển mới cho các giai đoạn nêu trên và được phân bổ cụ thể ở các ấp nào), công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, sông rạch..cho các giai đoạn 2015 và 2020.

IV/. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật:

1. Theo tiêu chí Nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và hướng dẫn xác định tiêu chí xã NTM đã được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định 2966/QĐ-UBND ngày 01/12/2009.

2. Áp dụng chỉ tiêu liên quan đến Quy hoạch xây dựng (theo nội dung Mục IV-Phần B của Hướng dẫn này).

3. Theo hoàn cảnh thực tế để đề ra chỉ tiêu KTKT cho phù hợp.

Phần 4. Định hướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới

I/. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã:

1. Sản xuất nông nghiệp (cập nhật quy hoạch sản xuất của huyện, tỉnh: khu vực nào? Quy mô ha? Loại hình canh tác? Làm gì để nâng cao giá trị của sản xuất?); phát triển kinh tế hộ gia đình như trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề phụ (theo tình hình thực tế của Xã).

2. Khu vực sản xuất CN, TTCN, làng nghề truyền thống, trang trại chăn nuôi và các công trình phục vụ sản xuất đi kèm như kho, trạm, trại,…(yêu cầu nêu rõ các công trình hiện hữu có tiếp tục để ở chỗ cũ không? Có phát triển mở rộng ra không? Có đề xuất chỗ mới không? Có đề xuất công trình mới không?)

3. Các xóm ấp (tiếp tục ổn định hay cải tạo, chỉ rõ các giải pháp cải tạo?); Hình thành điểm dân cư mới (Vị trí? Diện tích? Lý do?).

4. Hệ thống trung tâm của xã, ấp và các công trình công cộng (UBND xã, trường học, trạm xá,…), cần nêu rõ về mô hình trung tâm xã, ấp (về tổ chức công trình, sân vườn, ao, khu TDTT, cây xanh…), mô hình phải đạt được yêu cầu người dân trong xã, ấp.

5. Hệ thống các di tích, cảnh quan có giá trị (Bảo tồn; tôn tạo?).

6. Đối với xã có thiên tai: Giải pháp phòng chống thế nào? (ví dụ giải pháp về: kết cấu, xây dựng, nền, giao thông, nhà công cộng chạy lũ,…).

7. Lập bảng cân bằng đất đai trong toàn xã.

II/. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

1. Về giao thông: tổ chức mạng lưới đường trong xã trên cơ sở mạng lưới đường đã có và hình thành đường mới. Phân cấp mạng lưới đường nói trên theo các loại đường: Đường đối ngoại (đường Huyện, đường Tỉnh, đường Quốc lộ), đường trong xã (bao gồm đường trục xã, đường liên ấp và đường ngõ xóm) và đường chính nội đồng. Xác định mặt cắt các loại đường nói trên (Mặt đường, nền đường…). Đối với các đường đã có phải chỉ rõ chỗ nào cần mở rộng hoặc cải at5o hạ tầng kèm theo? chỗ mở rộng ảnh hưởng đến bao nhiêu nhà, bao nhiêu hộ cần tái định cư. Xác định các bãi đỗ xe cho các xóm ấp (cần chỉ ra các vị trí, các bãi đỗ xe phù hợp với tình hình phát triển cụ thể của địa phương).

Đối với xã có tiềm năng về giao thông đường thủy (sông, kênh, rạch): làm rõ việc tổ chức giao thông đường thủy như thế nào? tuyến nào cần cải tạo nâng cấp?, tuyến nào cần xây dựng mới? (số liệu về vị trí, quy mô, yêu cầu về kỹ thuật…); quy hoạch các bến thuyền, cảng, các khu neo đậu tàu thuyền…(vị trí, diện tích, khả năng phục vụ…).

2. Về chuẩn bị kỹ thuật (San nền thoát nước mưa):

Đề xuất các giải pháp về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng theo hướng tôn trọng địa hình tự nhiên. Xác định cao độ khống chế cho từng điểm dân cư; xác định lưu vực, hướng và mạng thoát nước chính. Xác định hệ thống sông, kênh, rạch hiện trạng cần bảo vệ, cải tạo để nối kết với các mạng thoát nước. Tùy điều kiện cụ thể của từng điểm dân cư mà lựa chọn giải pháp thoát nước mưa tự chảy, thoát nước mưa chung với thoát nước thải hoặc thoát nước mưa và nước thải theo kiểu nửa chung nửa riêng. Đề xuất giải pháp đáp ứng các yêu cầu về phòng chống bão, lũ, lụt, nước biển dâng (nền, đê…). Xác định hệ thống mương tưới tiêu chính phục vụ sản xuất (chiều dài, chiều rộng, kết cấu); quy hoạch các trạm bơm tưới, tiêu chính (vị trí, quy mô công suất, cải tạo hoặc xây dựng mới? di dời?...).

3. Về cấp nước: trên cơ sở các hình loại cấp nước hiện có đề xuất các giải pah1p cấp nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước và chất lượng nước (sạch) cho sinh hoạt người dân trong xã. Trong một xã có thể áp dụng nhiều loại hình cấp nước như cấp nước tập trung, cấp nước bằng giếng khơi, giếng khoan đường kính nhỏ,…). Tùy theo điều kiện cụ thể trong từng xã để lựa chọn áp dụng các loại hình cấp nước nói trên. Cấp nước tập trung chỉ nên áp dụng tại các xã có điều kiện kinh tế phát triển, tại khu vực tập trung đông dân cư có quy mô từ 100 hộ trở lên hoặc tại các xã có nguồn nước hiện dùng cho sinh hoạt bị ô nhiễm, chất lượng kém, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Khi chọn giải pháp cấp nước tập trung cần xác định chỉ tiêu; dự báo nhu cầu dùng nước; lựa chọn nguồn cấp và công nghệ xử lý nước; xác định quy mô các công trình cấp nước, bố trí mạng lưới đường ống cấp nước chính; biện pháp bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước. Mô hình phát triển hệ thống cấp nước kết hợp công - tư cần khuyến khích.

4. Về cấp điện: tại xã đã được cấp điện lưới: cần xác định chỉ tiêu; dự báo nhu cầu sử dụng điện; lựa chọn nguồn cấp điện. Xác định số lượng, quy mô các trạm biến áp; quy hoạch lưới điện từ trung áp trở lên, hành lang bảo vệ các tuyến điện. Xem xét cần nâng cấp hệ thống cột điện không? Nâng cấp bằng loại cột gì? giải pháp kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm trong đầu tư; đã bàn giao việc quản lý hệ thống cấp điện nông thôn cho ngành điện chưa? bao giờ thực hiện?. Khuyến khích nhân dân sử dụng các nguồn điện khác như biogas, năng lượng mặt trời...Tại các xã chưa có điều kiện cấp điện lưới, trong giai đoạn trước mắt xác định nguồn cấp điện phù hợp với điều kiện tiềm năng và kinh tế như biogas, năng lượng mặt trời.

5.Về thoát nước thải và VSMT:

- Thoát nước thải: xác định giải pháp thoát nước thải phải phù hợp với thực tế môi trường điểm dân cư và điều kiện kinh tế của xã. Đối với khu vực mật độ dân cư thấp và diện tích các khuôn viên ở lớn nên áp dụng giải pháp thoát nước thải xử lý tự thấm (với điều kiện địa chất cho phép). Đối với khu vực dân cư khác cần xây dựng hệ thống thoát nước thải chung với thoát nước mưa hoặc theo kiểu nửa chung nửa riêng. Chọn hệ thống thoát nước thải phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và đầu tư ít nhất. Khi quy hoạch mạng lưới thoát nước thải cần xác định chỉ tiêu nước thải, dự báo nhu cầu, thiết kế mạng lười thoát nước và xử lý nước thải. Đối với khu vực bị ngập lũ thường xuyên cần chọn giải pháp thoát nước và công nghệ xử lý nước thải nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong mùa lũ; biện pháp làm sạch môi trường sau khi lũ.

- Chất thải rắn: lựa chọn giải pháp xử lý chất thải rắn cho phù hợp với thực tế của địa phương. Đối với khu vực mật độ dân cư thấp nên chọn giải pháp tự xử lý tại gia đình thông qua các hình thức như tổ hợp vườn, ao, chuồng; thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân hủy; hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi. Đối với khu vực khác hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn bao gồm các điểm thu gom và trạm trung chuyển. Việc xác định hệ thống thu gom dựa vào chất lượng chất thải rắn trong ngày và bán kính phục vụ thu gom (nêu rõ vị trí, diện tích yêu cầu, các quy định về khoảng cách ly…).

6. Về nghĩa trang: đề xuất tiêu chuẩn cho các loại hình nghĩa trang (cát táng, hung táng, cải táng và hỏa táng tại các xã vùng ven đô thị), các giải pháp qui tập và cải tạo nghĩa trang hiện trạng (trồng cây xanh, tạo hào nước xung quanh, xây dựng đường đi…), hạn chế tình trạng nghĩa trang phân bố lẻ tẻ, phân tán trên địa bàn xã. Hình thành khu vực nghĩa trang cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai (nêu rõ tên nghĩa trang, diện tích, thái độ và biện pháp ứng xử: đóng cửa, không mở rộng, mở rộng đến đâu, cần xây dựng, bổ sung gì?...). Đối với nghĩa trang trong khu vực đồng bào dân tộc sinh sống cần bố trí phù hợp với phong tục tập quán và đảm bảo vệ sinh môi trường xóm ấp.

Phần 5. Kinh tế và các dự án ưu tiên đầu tư

I/. Tổng hợp kinh phí

Tổng hợp kinh phí đầu tư trên cơ sở các khái toán của các quy hoạch trên. Phân kỳ đầu tư theo các thứ tự ưu tiên (ưu tiên 1, ưu tiên 2,…)

II/. Nguồn kinh phí và cơ cấu đầu tư

Nguồn kinh phí và cơ cấu đầu tư cho các giai đoạn (Ngân sách, đổi đất, xã hội hóa, công lao động, các nguồn tài trợ từ các tổ chức…).

III/. Danh mục công trình:

Xác định danh mục các dự án, chương trình ưu tiên đầu tư cho các gia đoạn (giao thông, xây dựng…).

IV/. Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện khác.

(Nghiên cứu thêm các mô hình khai thác nguồn lực của địa phương, tận dụng thế mạnh sẵn có và khai thác hiệu quả các nguồn vốn ngoài ngân sách).

Phần 6. Kết luận và kiến nghị

I/. Kết luận:

1. Đánh giá về tổng quan mặt được và chưa được (các vấn đề về quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch).

2. Nêu các vướng mắc chính chưa giải quyết trong khuôn khổ của đồ án.

3. Đề xuất giải pháp để thực hiện theo quy hoạch.

- Kiến nghị

1. Cơ chế, chính sách nhằm thực hiện quy hoạch khả thi.

2. Đào tạo cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực QHXD nông thôn mới.

3. Nguồn vốn cần nêu rõ, cụ thể các nguồn huy động vốn (từ NS xã, huyện, từ nhà đầu tư, người dân…).

Phụ lục:

Kèm theo thuyết minh tổng hợp, gồm:

- Phụ lục 1: Các văn bản liên quan đến đồ án

- Phụ lục 2: Các số liệu hiện trạng (thông số, số liệu hiện trạng mạng tính thống kê)

- Phụ lục 3: Các biểu tính toán, các phương pháp tính toán.

- Phụ lục 4: Tài liệu tham khảo (các chỉ tiêu KTKT, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy chuẩn áp dụng, các nguồn tham khảo khác).

- Bản vẽ thu nhỏ (Các bản vẽ A3 thu nhỏ đính kèm thuyết minh):

+ Sơ đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng (kết hợp với bản đồ vị trí xã và mối liên hệ vùng).

+ Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn, phân bố sản xuất.

+ Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống HTKT.

 Nội dung thể hiện bản vẽ và số lượng:

Danh mục, quy cách các sơ đồ, bản vẽ chính căn cứ theo quy định tại Nghị định 08/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng ban hành và Nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu để thể hiện các bản vẽ đơn giản, mạch lạc hơn.

Các bản vẽ màu được đánh số và có cùng quy cách về màu sắc, tỷ lệ giữa phần hiện trạng và phần đề xuất để tiện theo dõi, so sánh, đối chiếu.

Danh mục hồ sơ bản vẽ của Đồ án QH chung XD nông thôn mới:

STT

Tên bản vẽ

Ký hiệu

Tỷ lệ

1

Sơ đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng (kết hợp với bản đồ vị trí xã và mối liên hệ vùng) (Bản vẽ thứ 1)

KT-01

1/5000-1/10000

2

Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn và phân bố sản xuất. (Bản vẽ thứ 2)

KT-02

1/5000-1/10000

3

Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống HTKT.

(Bản vẽ thứ 3)

KTh-03

1/5000-1/10000

Ghi chú:

Tập trung nghiên cứu thể hiện trên tỷ lệ 1/5000. Đối với các xã có qui mô quá lớn thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc lớn hơn.

Trường hợp địa phương thiếu bản đồ địa hình và các thông số kỹ thuật đi kèm, nhóm nghiên cứu được sử dụng hệ thống bản đồ giải thửa kết hợp bổ sung các thông số kỹ thuật từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn.

Nội dung thể hiện bản vẽ:

Tên bản vẽ

Nội dung thể hiện

1. Sơ đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng: (Tỷ lệ 1/5.000-1/10.000).

Trên bản đồ nền địa hình kết hợp với bản đồ địa chính thể hiện các nội dung sau:

1. Ranh giới hành chính xã;

2. Các loại đất: Đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất (trạm, trại, kho tàng…); đất các khu trung tâm, các điểm dân cư và các loại đất khác (quốc phòng, du lịch, chưa sử dụng, sông, rạch…), khu vực cấm xây dựng;

3. Dân số, số hộ, diện tích của từng điểm dân cư;

(Có bảng tổng hợp cơ cấu các loại đất)

4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Các tuyến đường quốc gia, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn. Thể hiện rõ loại mặt cắt các đường;

- Hệ thống và các công trình thủy lợi: thể hiện rõ cấp, loại, mặt cắt và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu; thể hiện lưu vực thoát nước chính;

- Đối với cấp nước tập trung cần thể hiện nguồn, công trình cấp nước và hệ thống đường ống chính, nhánh đến từng điểm dân cư. Đối với cấp nước phân tán cần thể hiện loại hình cấp nước theo khu vực;

- Ao, hồ, mạng lưới kênh, đường ống thoát nước cho từng điểm dân cư; khu vực nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Nguồn điện, trạm hạ thế, mạng lưới cấp điện từ trung áp trở lên. Thể hiện rõ công suất trạm, điện áp, loại dây.

5. Khả năng quỹ đất xây dựng và hướng mở rộng cho từng điểm dân cư, khu trung tâm xã.

6. Môi trường:

- Các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực và các khu vực ô nhiễm và suy thoái môi trường.

- Các hệ sinh thái nhạy cảm (cây xanh, mặt nước…)

- Các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai.

2. Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn, phân bố sản xuất (Tỷ lệ 1/5.000-1/10.000).

Trên bản đồ nền địa hình kết hợp với bản đồ địa chính thể hiện các nội dung sau:

1. Đất xây dựng hiện có, xây dựng mở rộng cho từng điểm dân cư, khu trung tâm xã và đất dự trữ phát triển;

2. Đặc điểm sử dụng đất theo chức năng: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đất ở, dịch vụ (cơ quan, giáo dục, y tế, thương mại…); đất các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối;

3. Các điểm dân cư phát triển, hạn chế phát triển và không phát triển;

4. Dân số, số hộ, diện tích của từng điểm dân cư;

5. Hệ thống công trình phục vụ sản xuất và dịch vụ xã.

(Có bảng tổng hợp cơ cấu các loại đất)

3. Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: (Tỷ lệ 1/5.000-1/10.000).

Trên bản đồ nền địa hình kết hợp với bản đồ địa chính thể hiện các nội dung sau:

1. Hướng và lưu vực thoát nước chính; xác định cao độ xây dựng cho các điểm dân cư;

2. Mạng lưới đường trên địa bàn xã (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường ấp); loại và mặt cắt các đường; các công trình phục vụ giao thông;

3. Đối với cấp nước tập trung: Nguồn cấp nước; vị trí các công trình thu, dẫn nước, các công trình xử lý, công trình điều hòa; mạng lưới đường ống dẫn nước và các công trình cấp nước; lập sơ đồ tính thủy lực mạng lưới đường ống; xác định vành đai bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước; Đối với cấp nước phân tán: Nguồn cấp nước; các công trình xử lý và cấp nước.

4. Nguồn cấp điện; Vị trí, công suất, điện áp các trạm hạ thế; lưới phân phối trung, hạ áp; hành lang bảo vệ các tuyến điện cao áp đi qua;

5. Hệ thống thoát và xử lý nước thải; vị trí và quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang.

II/. Hướng dẫn nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM.

1. Cơ quan thẩm định: Phòng Kinh tế & Hạ tầng hoặc phòng Công thương huyện. Thời gian thẩm định: nhiệm vụ không quá 10 ngày làm việc, đồ án quy hoạch không quá 20 ngày làm việc.

2. Thành phần hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt:

a) Nhiệm vụ:

Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt, các văn bản pháp lý có liên quan và thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch (trình bày khổ giấy A4 ngắn gọn, xúc tích, không đưa ra định hướng giải pháp của phần đồ án sẽ nghiên cứu), bản vẽ màu khổ A3 (02 bản kèm trong nhiệm vụ): Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng: vị trí của xã trong huyện, tỉnh; các mối liên hệ về giao thông, về vị trí (tiếp cận đô thị, thị trấn, khu cụm CN,…), sơ đồ ranh giới của xã.

Số lượng hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt tối thiểu là 03 bộ.

b) Đồ án quy hoạch:

Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm: tờ trình đề nghị phê duyệt, các văn bản pháp lý có liên quan và hồ sơ đồ án quy hoạch (thuyết minh tổng hợp kèm bản vẽ màu khổ A3, các bản vẽ khổ lớn đúng tỷ lệ quy định 1/5000 – 1/10000). Số lượng hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt tối thiểu là 03 bộ.Các bản vẽ khổ lớn gồm: sơ đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng (kết hợp với bản đồ vị trí xã, và mối liên hệ vùng); sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn và phân bố sản xuất; sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

c) Nội dung thẩm định:

- Nhiệm vụ quy hoạch: tập trung đi sâu vào các vấn đề chủ yếu như sau:

+ Lý do, sự cần thiết.

+ Mục tiêu quy hoạch.

+ Cơ sở lập quy hoạch.

+ Phạm vi lập quy hoạch.

+ Nội dung nghiên cứu quy hoạch.

+ Kinh phí lập quy hoạch.

+ Tổ chức thực hiện

- Đồ án quy hoạch: tập trung đi sâu vào các vấn đề chủ yếu như sau:

+ Phân tích và đánh giá hiện trạng: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất, không gian kiến trúc và hạ tầng cơ sở, đánh giá tổng hợp.

+ Dự báo phát triển NTM: tiềm năng và định hướng phát triển KT-XH của xã; mối quan hệ không gian giữa xã và các xã lân cận; tính chất; dự báo quy mô dân số, lao động và đất đai; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

+ Định hướng quy hoạch XDNTM: định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất NN, CN, TTCN....Các xóm, ấp, xác định hệ thống dân cư, công trình công cộng, dịch vụ...

+ Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các xóm, ấp và vùng sản xuất.

+ Xác định kinh tế và dự án ưu tiên đầu tư.

 (Kèm phụ lục hướng dẫn mẫu nội dung kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch).

III/. Hướng dẫn nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM.

(Kèm phụ lục hướng dẫn mẫu nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch).

1. Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để lưu trữ:

Thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại cơ quan quản lý xây dựng cấp tỉnh, huyện và Ủy ban nhân dân xã. Số lượng hồ sơ tối thiểu là 07 bộ.

2. Nội dung phê duyệt:

a) Nhiệm vụ quy hoạch: gồm 6 nội dung chủ yếu sau:

- Căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;

- Vị trí, ranh giới, quy mô diện tích quy hoạch;

- Mục tiêu của đồ án: quy mô dân số, quỹ đất sản xuất, xây dựng và các nhu cầu phát triển, đất xây dựng trung tâm xã, dân cư các ấp; xác định mạng lưới hệ thống dân cư, các vùng đặc thù, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

- Nội dung, yêu cầu nghiên cứu của đồ án:

+ Yêu cầu về tổ chức khụng gian sản xuất, sinh sống;

+ Yêu cầu về tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã;

+ Yêu cầu nghiên cứu đối với khu trung tâm xã;

+ Yêu cầu nghiên cứu đối với dân cư các thôn, bản;

+ Yêu cầu các hạng mục công trình dự kiến ưu tiên đầu tư xây dựng trên địa bàn xã để đạt các mục tiêu phát triển.

- Danh mục, số lượng hồ sơ đồ án, kinh phí thực hiện đồ án.

- Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

b) Đồ án quy hoạch: gồm 9 nội dung chủ yếu sau:

- Vị trí và quy mô quy hoạch: Ranh giới, quy mô diện tích; Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch;

- Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án: Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế, xã hội; Cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; Định hướng tổ chức không gian sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã; Làm cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đầu tư.

- Tiền đề phát triển.

- Dự báo quy mô Quy hoạch: quy mô, cơ cấu dân số, lao động; quy mô, cơ cấu sử dụng đất.

- Định hướng quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới:

+ Yêu cầu và nguyên tắc về: phân khu chức năng (không gian sản xuất, sinh sống, các khu phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn ...).

+ Cơ cấu phân khu chức năng, quỹ đất sản xuất, xây dựng, các khu vực trung tâm xã và hệ thống dân cư xóm, ấp.

+ Định hướng quy hoạch xây dựng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc hệ thống trung tâm xã, công trình công cộng và dịch vụ, hệ thống xóm, ấp, các điểm dân cư nông thôn tập trung; xác định các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác; xác định ranh giới, quỹ đất xây dựng trung tâm xã, vị trí, qui mô diện tích, qui mô xây dựng; yêu cầu, các chỉ tiêu cơ bản của các công trình công cộng, dịch vụ và cây xanh được xây dựng mới hoặc cải tạo như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

+ Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản: xác định quy mô dân số, hệ thống dân cư các xóm, ấp, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường của từng khu vực; định hướng cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ tại thôn, bản.

+ Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình đầu mối trong phạm vi xã: Xác định qui mô các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi xã; Xác định danh mục các công trình, hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng trên địa bàn xã.

- Các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và các xóm, ấp.

- Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

- Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.

D/. Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến tham gia đồ án quy hoạch:

Thống nhất phương pháp, cách thức lấy ý kiến về quy hoạch, cơ quan chủ đầu tư (Huyện, xã) và đơn vị tư vấn thực hiện sau:

I/. Trước khi lập nhiệm vụ:

Xã cần thảo luận trong nội bộ xã để có được các yêu cầu chủ yếu cho việc lập quy hoạch của địa phương mình. Xã đặt vấn đề cho đơn vị tư vấn đưa vào nhiệm vụ quy hoạch làm cơ sở triển khai bước nghiên cứu quy hoạch.

II/. Quá trình lập quy hoạch:

1. Bước 1:

Tổ chức tại huyện, đơn vị tư vấn hoàn chỉnh sơ bộ phương án quy hoạch thông báo Chủ đầu tư để tổ chức báo cáo lấy ý kiến. Thành phần tham dự đóng góp ý kiến: Lãnh đạo huyện, Lãnh đạo Sở ngành liên quan (nếu có yêu cầu), các phòng chức năng của huyện có liên quan, Đảng uỷ, HĐND, UBND cấp xã nơi có đồ án quy hoạch.

Trường hợp báo cáo lần 1 còn có nhiều vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa, đơn vị tư vấn tiếp thu hoàn chỉnh và báo cáo lại lần 2 tại huyện để hoàn chỉnh phương án quy hoạch báo cáo lấy ý kiến tại xã.

2. Bước 2:

Tổ chức tại xã qua hình thức sử dụng phương án quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh được tổ chức tại huyện.

Xã tổ chức trưng bày phương án quy hoạch tại UBND xã trong vòng từ 5-7 ngày, tập hợp ý kiến và thống nhất với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh phương án trình thẩm định phê duyệt. Nội dung cơ bản lấy ý kiến tham gia quy hoạch xã nông thôn mới gồm: quy mô, phương án quy hoạch, giải pháp tổ chức không gian sản suất, sinh sống, phân khu sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật - xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu có), giải pháp huy động nguồn lực...kết hợp với tuyên truyền và vận động.

E/. Tổ chức thực hiện:

Để tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng NTM các xã trên địa bàn tỉnh. Đề nghị UBND các huyện một số vấn đề sau:  

- Chỉ đạo phòng ban chuyên môn trực thuộc, UBND cấp xã trên cơ sở nội dung hướng dẫn và quy định hiện hành thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đảm bảo tiến độ, chất lượng.

- Ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã theo quy hoạch được duyệt.

- Chỉ đạo Cơ quan quản lý xây dựng huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng bằng văn bản theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ chủ đầu tư, phối hợp chặt chẻ đơn vị tư vấn tham gia lập quy hoạch trong suốt quá trình từ khâu lập nhiệm vụ, lập phương án quy hoạch, lấy ý kiến nhân dân, các cơ quan có liên quan theo quy định.

+ Tổ chức công bố, công khai quy hoạch xây dựng được duyệt theo quy định, nội dung công bố: Sơ đồ định hướng phát triển không gian sản xuất, sinh sống; các khu chức năng trung tâm xã, thôn, bản, khu bảo tồn, tôn tạo các di tích, các khu có yêu cầu riêng. Sơ đồ định hướng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống công trình công cộng; cơ sở phục vụ sản xuất. Khu phát triển mới, khu cải tạo, khu đặc thù, khu bảo vệ, khu cấm xây dựng. Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới dân cư thôn, bản bao gồm khu cải tạo và khu phát triển mới. Các bản đồ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Bản đồ cắm mốc giới, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.

+ Tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý phát triển, triển khai thực hiện quy hoạch theo phân kỳ đầu tư đáp ứng đạt tiêu chí xã NTM theo kế hoạch được duyệt.

Sở Xây dựng sẽ thực hiện vai trò:

- Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn cho các địa phương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh hoàn thành kịp tiến độ phủ kín quy hoạch xây dựng NTM trong năm 2011.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM, trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc nếu vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để tháo gỡ

- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ về tình hình lập quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt và định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo XDNTM tỉnh, UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

Trên đây là nội dung Sở Xây dựng hướng dẫn gửi đến UBND các huyện, xã để làm cơ sở thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đề ra.

Văn bản này thay thế văn bản hướng dẫn số 527/SXD-KTQH ngày 30/6/2010./.

 

 

Nơi nhận:
- UBND các huyện, xã, Phòng CT, KT&HT, QLĐT huyện (để triển khai);
- UBND tỉnh (để b/c);
- Trưởng và các phó Ban CĐ XDNTM (để b/c);
- Bộ Xây dựng (để b/c);
- Lưu VP, KTQH.

Q.GIÁM ĐỐC




Đoàn Thanh Bình

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG SỐ LIỆU DÂN SỐ HIỆN TRẠNG 89 XÃ NĂM 2009 THEO NGUỒN TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TỈNH VĨNH LONG NĂM 2009 - CỤC THỐNG KÊ TỈNH.

STT

TÊN HUYỆN

TÊN XÃ

SỐ DÂN

1

Long Hồ (14 xã)

Long An

9882

2

Bình Hoà Phước

9137

3

Hoà Ninh

9016

4

Tân Hạnh

13657

5

Thạnh Quới

6604

6

Phú Quới

16911

7

Lộc Hoà

10034

8

Long Phước

11768

9

An Bình

10306

10

Phú Đức

10084

11

Thanh Đức

12178

12

Hoà Phú

11465

13

Đồng Phú

12293

14

Phước Hậu

9834

15

Mang Thít (12 xã)

Nhơn Phú

9466

16

An Phước

11257

17

Chánh An

7671

18

Mỹ An

10053

19

Tân Long Hội

6976

20

Tân Long

6285

21

Mỹ Phước

7924

22

Long Mỹ

5015

23

Tân An Hội

6883

24

Chánh Hội

7591

25

Hoà Tịnh

7481

26

Bình Phước

10131

27

Vũng Liêm (19 xã)

Trung Hiệp

8984

28

Trung Hiếu

10408

29

Hiếu Phụng

8582

30

Thanh Bình

10095

31

Trung An

6971

32

Trung Ngãi

7735

33

Quới An

8637

34

Tân An Luông

10338

35

Hiếu Nhơn

9120

36

Trung Thành Đông

4740

37

Quới Thiện

8864

38

Trung Nghĩa

7824

39

Hiếu Thành

8447

40

Hiếu Thuận

6020

41

Hiếu Nghĩa

7605

42

Trung Chánh

5964

43

Trung Thành

9074

44

Tân Quới Trung

7996

45

Trung Thành Tây

5259

46

Trà Ôn (13xã)

Vĩnh Xuân

12567

47

Tích Thiện

8703

48

Thuận Thới

7113

49

Xuân Hiệp

9286

50

Lục Sỹ Thành

10589

51

Tân Mỹ

10308

52

Phú Thành

7445

53

Thới Hoà

8086

54

Trà Côn

11383

55

Hựu Thành

9512

56

Hoà Bình

11399

57

Nhơn Bình

8108

58

Thiện Mỹ

10613

59

Tam Bình (16xã)

Loan Mỹ

11342

60

Bình Ninh

10136

61

Ngãi Tứ

14164

62

Hoà Lộc

7440

63

Mỹ Thạnh Trung

11744

64

Hoà Hiệp

7547

65

Tường Lộc

10636

66

Hoà Thạnh

8141

67

Long Phú

8710

68

Song Phú

9325

69

Phú Thịnh

12425

70

Tân Phú

8512

71

Tân Lộc

5783

72

Hậu Lộc

6143

73

Phú Lộc

8278

74

Mỹ Lộc

8519

75

Bình Minh (5xã)

Đông Thành

9819

76

Đông Bình

16238

77

Thuận An

18873

78

Mỹ Hoà

14794

79

Đông Thạnh

5992

80

Bình Tân (11xã)

Nguyễn Văn Thảnh

8660

81

Tân Hưng

3461

*

Tân Quới (thị trấn mới)

10196

82

Mỹ Thuận

8039

83

Tân An Thạnh

9285

84

Tân Bình

8520

85

Thành Trung

6220

86

Tân Thành

7441

87

Thành Đông

6124

88

Thành Lợi

14278

89

Tân Lược

10918

Cộng

835380

* Xã Tân Quới, huyện Bình Tân đã được quy hoạch đô thị lên thị trấn.


PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN MẪU KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

 

UBND HUYỆN ....
PHÒNG ..........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./KQ/NVQH

………, ngày tháng năm 2011

 

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NTM XÃ… , HUYỆN …, TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Kính gửi: ………………………(đơn vị trình thẩm định)

Phòng ……… có tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, do ……………. là chủ đầu tư, kèm theo tờ trình số …………… đề ngày …………./2011.

Sau khi xem xét hồ sơ quy hoạch. Phòng ……. thông báo kết quả thẩm định nhiệm vụ quy hoạch trên với các nội dung chủ yếu như sau:

A/. CÁC CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH:

(Các căn cứ nêu trong nội dung hướng dẫn mục I-phần C nêu tại văn bản này)

B. QUY CÁCH, THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

Hồ sơ trình thẩm định gồm: 03 bộ

I/. Các bản vẽ thu nhỏ: 02 bản: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng: vị trí của xã trong huyện, tỉnh; các mối liên hệ về giao thông, về vị trí (tiếp cận đô thị, thị trấn, khu cụm CN,…); Sơ đồ ranh giới của xã.

II/. Báo cáo tổng hợp gồm: Thuyết minh nhiệm vụ, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

C/. NỘI DUNG QUY HOẠCH:

I/. Nội dung nhiệm vụ: (đạt các vấn đề chính theo đặc điểm xã):

1. Lý do, sự cần thiết: nêu rõ lý do lập quy hoạch, vị trí của xã trong huyện, tỉnh; tiềm năng và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó xác định rõ yêu cầu của phát triển để đáp ứng tiêu chí NTM, dẫn đến sự cần thiết lập quy hoạch.

2. Mục tiêu quy hoạch: (tập trung mục tiêu chủ yếu nêu mục 1-khoản I-phần C bản hướng dẫn).

3. Phạm vi lập quy hoạch: xác định phân kỳ giai đoạn để thực hiện quy hoạch: 2011-2015 và định hướng đến 2020; phạm vi quy hoạch trong ranh giới toàn xã ....

II/. Nội dung nghiên cứu quy hoạch: (kiểm tra trong nhiệm vụ chủ đầu tư có đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu không?, nếu không đề nghị bổ sung để làm cơ sở lập phương án quy hoạch)

1. Phân tích đánh giá hiện trạng: nêu các yêu cầu đánh giá hiện trạng các mặt (có so sánh tiêu chí NTM, đánh giá ngắn gọn, mang tính tổng hợp)

2. Dự báo phát triển NTM: Nêu những tiềm năng cơ bản của xã để làm cơ sở bước nghiên cứu lập quy hoạch.

4. Định hướng QHXD-NTM: Chỉ nêu những yêu cầu về phát triển không gian, các vấn đề hạ tầng cần giải quyết:

- Dự báo quy mô dân số trên địa bàn xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

- Về phát triển không gian: Các khu vực sản xuất nông nghiệp; các khu vực sản xuất CN, TTCN, làng nghề, trang trại và các công trình phục vụ sản xuất như kho, trạm, trại…Các xóm ấp (dân cư hiện có ổn định hay cải tạo), hình thành mới. Hệ thống trung tâm xã, ấp và các công trình công cộng (UBND xã, trường học, trạm ý tế, chợ…). Hệ thống di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan có giá trị của địa phương hoặc Quốc gia (nếu có). Giải pháp đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác hại thiên tai (đối với xã ảnh hưởng thiên tai).

- Về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: giải quyết mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối các ấp, xóm với nhau, với vùng sản xuất và các khu động lực có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của xã.

III/. Tổ chức thực hiện: đề xuất thời gian và tiến độ; trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án.

D/. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: (Nếu có)

Nêu các vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa cụ thể theo các nội dung đánh giá phần C của kết quả trên.

E/ HỒ SƠ SẢN PHẨM VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH:

I/. Hồ sơ sản phẩm trình duyệt đồ án quy hoạch:

1. Quy cách các bản vẽ: các bản đồ quy hoạch thể hiện theo tỉ lệ 1/5000-1/10000 (phụ thuộc diện tích xã).

2. Hệ thống ký hiệu bản vẽ đồ án quy hoạch đô thị phải tuân thủ theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

3. Thành phần hồ sơ đồ án trình thẩm định, phê duyệt, gồm:

- Các bản vẽ: ..................

- Báo cáo tổng hợp: ....................

II/. Dự toán kinh phí quy hoạch: (Kiểm tra theo phần B và ví dụ nêu trên)

F/. KẾT LUẬN:

Nhiệm vụ Quy hoạch …………….. về cơ bản đã đạt được một số vấn đề chủ yếu như nêu tại phần C văn bản này.

Đề nghị ………..(Chủ đầu tư) cần thực hiện các nội dung sau:

1. Bổ sung, chỉnh sửa các nội dung nêu tại khoản ……….. trước khi trình UBND huyện phê duyệt.

2. Quy trình, thủ tục: Thực hiện đúng quy định và nêu trong kết quả.

Phòng ……… thông báo kết quả thẩm định nhiệm vụ. Đề nghị ………. thực hiện theo kết quả này và hoàn chỉnh nhiệm vụ quy hoạch gửi về Phòng ……. để tham mưu trình UBND huyện ….. xem xét phê duyệt theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND huyện (để báo cáo);
- Lưu VP......

PHÒNG ........

 


PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN MẪU KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

 

UBND HUYỆN ....
PHÒNG ........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./KQ/ĐAQH

…………., ngày tháng năm 2011

 

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NTM XÃ… , HUYỆN …, TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Kính gửi: ………………………(đơn vị trình thẩm định)

Phòng ……… có tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, do ……………. là chủ đầu tư, kèm theo tờ trình số …………… đề ngày …………./2011, và hồ sơ quy hoạch do ………….(đơn vị tư vấn) lập.

Sau khi xem xét hồ sơ quy hoạch. Trên cơ sở nội dung kết luận cuộc họp lấy ý kiến góp ý, thẩm định được tổ chức tại ………….ngày ………do …..chủ trì, Phòng ……. thông báo kết quả thẩm định đồ án quy hoạch trên với các nội dung chủ yếu như sau:

A. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:      

B. QUY CÁCH, THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

Hồ sơ trình thẩm định gồm:

I/. Các bản vẽ: 03 bản (như trong phần nội dung hướng dẫn)

II/. Báo cáo tổng hợp gồm: Tờ trình, thuyết minh (kèm bản vẽ màu thu nhỏ và phụ lục), các văn bản pháp lý có liên quan (trong đó có văn bản báo cáo của chủ đầu tư về lấy ý kiến nhân dân, các ngành,…).

C/. NỘI DUNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH:

Đánh giá nội dung đề xuất của tư vấn thông qua xã đề nghị, các vấn đề tập trung theo như phần hướng dẫn thuyết minh và bản vẽ thể hiện:

I/. Lý do sự cần thiết; mục tiêu; phạm vi lập quy hoạch, các cơ sở lập quy hoạch: như phần nhiệm vụ đã nêu và được duyệt.

II/. Đánh giá hiện trạng: nội dung này cần xem xét việc đánh giá bám theo 19 tiêu chí xã NTM, việc thể hiện trên bản vẽ đã đạt yêu cầu chưa?

III/. Dự báo phát triển NTM: cần làm rõ các vấn đề:

1. Tiềm năng và định hướng phát triển KT-XH của xã;

2. Mối quan hệ không gian giữa xã và các xã lân cận;

3. Tính chất;

4. Dự báo quy mô dân số, lao động và đất đai;

5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

IV/. Định hướng quy hoạch XDNTM: phần này được xem xét trong thuyết minh và bản vẽ về các vấn đề phải giải quyết của quy hoạch:

1. Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất NN, CN, TTCN....(làm rõ hiện có, nhu cầu, làm mới, vị trí, quy mô)

2. Bố trí các xóm, ấp, xác định hệ thống dân cư, công trình công cộng, dịch vụ...(làm rõ hiện có, nhu cầu, làm mới, vị trí, quy mô)

V/. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các xóm, ấp và vùng sản xuất: làm rõ hiện có, nhu cầu, làm mới (vị trí, quy mô...)

VI/. Kinh tế và dự án ưu tiên đầu tư: khái toán, danh mục dự án ưu tiên (1,2,3...), nguồn kinh phí và cơ cấu đầu tư cho các giai đoạn, phân kỳ giai đoạn, giải pháp thực hiện.

D/. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: (nếu có)

Phần này đánh giá các vấn đề chưa đạt theo yêu cầu của phương án quy hoạch bám theo Hướng dẫn về nội dung thuyết minh, bản vẽ và nhiệm vụ được duyệt.

E/. KẾT LUẬN:

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 cơ bản đáp ứng các nội dung chủ yếu về định hướng không gian sản xuất, sinh sống, định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung cho xã. Tuy nhiên, còn một số vấn đề đề nghị chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu nêu tại phần D (nếu có) về các nội dung cần điều chỉnh nêu trong văn bản này. Và đề nghị ....(chủ đầu tư) hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Phòng .....để kiểm tra và phối hợp trình UBND huyện...... phê duyệt theo quy định. Tổ chức tư vấn ......lập đồ án quy hoạch dựng nông thôn mới chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế - kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh, hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt.

Trên đây là kết quả thẩm định về đồ án Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Phòng ........ thông báo kết quả thẩm định và đề nghị ..............(chủ đầu tư) thực hiện theo các nội dung yêu cầu tại kết quả này, và chịu trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu hồ sơ tư vấn theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND huyện (để b/c);
- Lưu.....

PHÒNG ........

 


PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./QĐ-UBND

………, ngày tháng năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NTM XÃ… , HUYỆN …, TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Xét đề nghị của …… . tại tờ trình số ………ngày ………Về việc xin phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

I/. Tên quy hoạch: Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

II/. Căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới: các căn cứ cơ bản

III/. Vị trí, ranh giới, quy mô diện tích quy hoạch;

IV/. Mục tiêu của đồ án: quy mô dân số, quỹ đất sản xuất, xây dựng và các nhu cầu phát triển, đất xây dựng trung tâm xã, dân cư các ấp; xác định mạng lưới hệ thống dân cư, các vùng đặc thù, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

IV/. Nội dung, yêu cầu nghiên cứu của đồ án:

1. Yêu cầu về tổ chức khụng gian sản xuất, sinh sống;

2. Yêu cầu về tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã;

3. Yêu cầu nghiên cứu đối với khu trung tâm xã;

4. Yêu cầu nghiên cứu đối với dân cư các thôn, bản;

5. Yêu cầu các hạng mục công trình dự kiến ưu tiên đầu tư xây dựng trên địa bàn xã để đạt các mục tiêu phát triển.

V/. Danh mục, số lượng hồ sơ đồ án, kinh phí thực hiện đồ án.

VI/. Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

Điều 2. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:

I/. Phối hợp tổ chức tư vấn lập quy hoạch, UBND xã …, các phòng ban liên quan triển khai hoàn thành hồ sơ quy hoạch trình duyệt theo đúng tiến độ.

II/. Tổ chức triển khai lập quy hoạch theo đúng trình tự, nội dung quy hoạch theo các quy định về công tác quy hoạch xây dựng xã NTM và văn bản hướng dẫn chỉ đạo UBND tỉnh, các ngành liên quan.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh VPUBND huyện, Trưởng Phòng ….(Công thương, KT&HT, QLĐT), Chủ tịch UBND xã …, TRưởng phòng Nông nghiệp và các thủ trưởng phòng ban liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều ;
- Trưởng BCĐXDNTM huyện;
- UBND tỉnh, SXD;
- Lưu VP......

CHỦ TỊCH

 


PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./QĐ-UBND

………, ngày tháng năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NTM XÃ… , HUYỆN …, TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Xét đề nghị của …… . tại tờ trình số ………ngày ………Về việc xin phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng NTM xã… , huyện …, tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

I/. Vị trí và quy mô quy hoạch: Ranh giới, quy mô diện tích; Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch;

II/. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án: Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế, xã hội; Cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; Định hướng tổ chức không gian sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã; Làm cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đầu tư.

III/. Tiền đề phát triển.

IV/. Dự báo quy mô Quy hoạch: quy mô, cơ cấu dân số, lao động; quy mô, cơ cấu sử dụng đất.

V/. Định hướng quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới:

1. Yêu cầu và nguyên tắc về: phân khu chức năng (không gian sản xuất, sinh sống, các khu phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn ...).

2. Cơ cấu phân khu chức năng, quỹ đất sản xuất, xây dựng, các khu vực trung tâm xã và hệ thống dân cư xóm, ấp.

3. Định hướng quy hoạch xây dựng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc hệ thống trung tâm xã, công trình công cộng và dịch vụ, hệ thống xóm, ấp, các điểm dân cư nông thôn tập trung; xác định các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác; xác định ranh giới, quỹ đất xây dựng trung tâm xã, vị trí, qui mô diện tích, qui mô xây dựng; yêu cầu, các chỉ tiêu cơ bản của các công trình công cộng, dịch vụ và cây xanh được xây dựng mới hoặc cải tạo như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

4. Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản: xác định quy mô dân số, hệ thống dân cư các xóm, ấp, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường của từng khu vực; định hướng cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ tại thôn, bản.

5. Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình đầu mối trong phạm vi xã: Xác định qui mô các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi xã; Xác định danh mục các công trình, hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng trên địa bàn xã.

6. Các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và các xóm, ấp.

7. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

8. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Điều 2. Trách nhiệm của UBND xã:

I/. Tổ chức công bố, công khai quy hoạch cho tổ chức, cá nhân, người dân trong xã biết để thực hiện sau 30 ngày kể từ ngày phê duyệt.

II/. Tổ chức quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch. Vận động, tuyên truyền trong nhân dân thông hiểu và hưởng ứng thực hiện quy hoạch, cải tạo chỉnh trang khu dân cư, xây dựng nếp sống văn minh văn hoá để đạt tiêu chí xã NTM.

III/. Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch trình UBND huyện xem xét, quyết định.

IV/. Phối hợp Phòng …(Công thương, KT&HT, QLĐT) xây dựng hoàn chỉnh quy định quản lý theo quy hoạch trình UBND huyện ban hành để làm cơ sở quản lý, cấp giấy phép xây dựng, thực hiện dự án đầu tư.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh VPUBND huyện, Trưởng Phòng ….(Công thương, KT&HT, QLĐT), Chủ tịch UBND xã …, Trưởng phòng Nông nghiệp và các thủ trưởng phòng ban liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều ;
- Trưởng BCĐXDNTM huyện;
- UBND tỉnh, SXD;
- Lưu VP......

CHỦ TỊCH

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 365/SXD-KTQH

Loại văn bảnHướng dẫn
Số hiệu365/SXD-KTQH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/04/2011
Ngày hiệu lực29/04/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/12/2011
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 365/SXD-KTQH

Lược đồ Hướng dẫn 365/SXD-KTQH lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Hướng dẫn 365/SXD-KTQH lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch
              Loại văn bảnHướng dẫn
              Số hiệu365/SXD-KTQH
              Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Long
              Người kýĐoàn Thanh Bình
              Ngày ban hành29/04/2011
              Ngày hiệu lực29/04/2011
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/12/2011
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Hướng dẫn 365/SXD-KTQH lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch

                  Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn 365/SXD-KTQH lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch