Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND

Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND thông qua “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”

Nội dung toàn văn Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nam Định


Ủy ban nhân dân
tỈnh nam đỊnH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2012/NQ-HĐND

Nam Định, ngày 06 tháng 07 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA “ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ văn bản số 1910/TTg-KTN ngày 10/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung khu công nghiệp của tỉnh Nam Định vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

 Xét Tờ trình số 79/TTr-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh về việc “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (có báo cáo kèm theo).

Điều 2. Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Nam Định khóa XVII, kỳ họp thứ tư thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Hồng Hà

 

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định)

MỞ ĐẦU

1. Những căn cứ chính để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Chiến lược phát triển KT-XH của cả nước thời kỳ 2011-2020;

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020;

- Quyết định phê duyệt số 87/2008/QĐ-TTg ngày 8/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Nam Định đến năm 2020;

- Quyết định 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020;

- Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020;

- Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;

- Một số quy hoạch của các ngành ở Trung ương có liên quan đến tỉnh;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2011 - 2015;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 4/8/2011 và Quyết định số 1529/QĐ-UBND ngày 7/9/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo KTKT và điều chỉnh Báo cáo KTKT: “Rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

- Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, các Sở ngành và các huyện.

2. Mục đích và Yêu cầu chủ yếu của báo cáo rà soát bổ sung quy hoạch

- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 2006 đến 2010, đặc biệt là 3 năm thực hiện quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg

- Lựa chọn phương án phát triển khả thi, thiết thực để tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Từng bước đưa Nam Định vào nhóm các tỉnh có trình độ phát triển cao ở Đồng bằng sông Hồng và trong cả nước.

3. Cấu trúc báo cáo

Mở đầu

Phần thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2010

Phần thứ hai: Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

Phần thứ ba: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Phần thứ tư: Các biện pháp, cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu

Kết luận và kiến nghị

Các phụ lục biểu bảng kèm theo.

Dưới đây là nội dung chủ yếu của Báo cáo tóm tắt.

 

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

II. DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

Tổng GDP năm 2010 tăng lên 10.459 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10,4%, cao hơn giai đoạn trước; Các ngành kinh tế của tỉnh đều đạt sự tăng trưởng liên tục; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng lên 14,4 triệu đồng năm 2010, tuy nhiên mới bằng 53% bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tốc độ tăng trưởng

2001 -2005

2006 -2010

2001 -2010

Tổng GDP (giá 1994), tỷ đ

4.500

6.396

10.459

7,3

10,4

8,8

 - Nông, lâm, thủy sản

1.843

2.042

2.602

2,05

4,99

3,51

 - Công nghiệp, xây dựng

971

1.917

4.145

14,54

16,73

15,63

 - Dịch vụ

1.686

2.437

3.712

7,67

8,84

8,26

 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.

Bảng 2. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(Đơn vị:%)

Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Chuyển dịch CCKT

2001 - 2005

2006 - 2010

1. Chia theo 3 khu vực

- Nông lâm thủy sản

40,9

31,9

29,5

- 9,0

-2,4

- Công nghiệp, xây dựng

20,9

31,5

36,4

+10,6

+4,9

- Dịch vụ

38,2

36,6

34,1

- 1,6

- 2,5

2. Chia theo các khu vực SX vật chất và phi SXVC

- Sản xuất vật chất

61,8

63,4

65,9

+1,6

+ 2,5

- Phi sản xuất vật chất

38,2

36,6

34,1

- 1,6

- 2,5

3. Chia theo khu vực SX nông nghiệp và phi NN

- Nông nghiệp

40,9

31,9

29,5

-9,0

-2,4

- Phi nông nghiệp

59,1

68,1

70,5

+9,0

+2,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010.

Kết quả đạt được so với mục tiêu Quy hoạch phê duyệt năm 2008:

Trong giai đoạn 2006-2010, với 12 chỉ tiêu quy hoạch được duyệt năm 2008, tỉnh mới đạt và vượt được 6 chỉ tiêu, 6 chỉ tiêu không đạt (là Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm, Cơ cấu GDP, Tổng kim ngạch xuất khẩu, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, Lao động trong ngành nông lâm thủy sản, Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi). Trong 5 năm 2006-2010 nền kinh tế tỉnh Nam Định đã có bước phát triển khá, GDP của tỉnh tăng bình quân 10,4%/năm, (mục tiêu Quy hoạch phê duyệt đề ra 12%). Tỉnh Nam Định đã phát triển tương đối đều cả về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2006-2010 so với mục tiêu quy hoạch phê duyệt năm 2008

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

QH năm 2008

Thực hiện 2006-2010

Tăng giảm so với QH

So sánh

Đạt và vượt

Không đạt

1. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm

%

12

10,4

-1,6

 

X

2. Nhịp độ tăng GTSX nông lâm thủy sản

%

3,5

4,99

1,49

X

 

 - Nhịp tăng GTSX C.nghiệp

%

20

21,3

1,3

X

 

3. Cơ cấu GDP năm 2010

 

 

 

 

 

 

 - Nông lâm thủy sản

%

25

29,5

4,5

 

X

 - Công nghiệp, xây dựng

%

39

36,4

-2,6

 

X

 - Dịch vụ

%

36

34,1

-1,9

 

X

4. Sản lượng lương thực có hạt

Ng.tấn

950

972

22

X

 

5. Giá trị SX trên ha canh tác

tr.đồng

42

78

36

X

 

6. Tổng kim ngạch xuất khẩu

tr. USD

323

253,2

-69,8

 

X

7. GDP/người

tr.đồng

12,5

14,4

1,9

X

 

8. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

0,95

1,001

0,051

 

X

9. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

%

15

15,96

0,96

 

X

10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

> 50

45

vượt

X

 

11. Tỷ lệ hộ nghèo

%

< 6

< 6

đạt

X

 

12. Lao động trong ngành nông lâm thủy sản

%

65

64,4

-0,6

 

X

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nam Định đến năm 2020.

So sánh thực hiện các mục tiêu Quy hoạch năm 2010 với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng (xem bảng 4)

Bảng 4. So sánh một số chỉ tiêu của Nam Định với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010

Số TT

Chỉ tiêu

Nam Định

ĐBSH

Thái Bình

Hà Nam

Ninh Bình

Hải Dương

Hưng Yên

Tổng số

% so ĐBSH

Tổng số

% so Thái Bình

Tổng số

% so Hà Nam

Tổng số

% so Ninh Bình

Tổng số

% so Hải Dương

Tổng số

% so Hưng Yên

1

Diện tích (km2)

1.651,5

21.184,7

7,8

1.546,5

106,8

860,5

192,0

1.388,7

119,0

1.651,8

100,0

926,0

178,4

2

Dân số (nghìn người)

1.830,0

19.827,8

9,2

1.785,0

102,5

786,3

232,7

900,6

203,2

1.712,8

106,8

1.132,3

161,6

3

GDP (giá thực tế, tỷ đồng)

26.397

539.152

5

29.081

91

13.235

200

19.171

138

30.732

86

21.638

122

4

Thu ngân sách (tỷ đồng)

1.150

189.089

1

2.768

39

1.136

96

2.900

37

4.342

25

3.360

32

5

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

253,2

17.520,4

1,4

455,0

55,6

169,5

149,4

89,2

283,9

1.040,5

24,3

538,9

47,0

6

GDP/người (giá T.tế, triệu đồng)

14,4

27,2

53,0

16,3

88,5

16,8

85,7

21,3

67,8

17,9

80,4

19,1

75,5

7

Thu ngân sách/người (ng.đồng)

623,6

9.536,6

6,2

1.550,9

38,2

1.445

41,0

3.220,1

18,4

2.535,0

23,4

2.967,7

20,0

8

Xuất khẩu/người (USD)

138,4

883,6

15,7

254,9

54,3

215,6

64,2

99,0

139,7

607,5

22,8

475,9

29,1

9

Lương thực BQ/người (kg)

531,4

365,6

145,4

646,4

82,2

584,0

91,0

570,2

93,2

455,6

116,6

497,5

106,8

10

Giường bệnh/1 vạn dân (người)

23,5

28,2

83,3

21,5

109,3

31,3

75,1

35,1

67,0

27,6

85,1

24,5

95,9

11

Cơ cấu kinh tế

100,00

100,00

 

100,0

 

100,0

 

100,0

 

100,0

 

100,0

 

 

- Nông lâm ngư nghiệp

29,5

12,4

238,9

33,8

87,2

21,2

139,4

16,0

183,9

23,0

128,3

25,0

118,0

 

- Công nghiệp, xây dựng

36,4

44,3

82,2

32,5

111,9

48,2

75,5

47,9

76,0

45,3

80,4

44,0

82,7

 

- Dịch vụ

34,1

43,4

78,6

33,7

101,3

30,7

111,3

36,0

94,6

31,7

107,5

31,0

110,0

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2010; Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2006-2010

Năm năm qua, trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng còn nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực. Đó là:

+ Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,4%/năm, cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2001-2005 (7,3%). Quy mô nền kinh tế được mở rộng, so với thời kỳ 2001-2005: GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần. Thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2010 đạt 1.340 tỷ đồng (năm 2005: 569,4 tỷ đồng).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; năm 2010, trong tổng GDP, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,4%; nông nghiệp chiếm 29,5%; dịch vụ chiếm 34,1%.

Nguồn vốn đầu tư phát triển tăng cao, trong 5 năm đạt khoảng 37.400 tỷ đồng, tỷ lệ huy động bằng 40,1% GDP và gấp 3 lần so với thời kỳ 2001-2005. Đã cải tạo, nâng cấp một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn nhất là hệ thống đê, kè và thủy lợi.

Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ khá: bình quân 20,5%/năm. Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu đều có bước phát triển mới. Một số khu, cụm công nghiệp tập trung đã phát huy hiệu quả, có tác động rõ rệt tới sự phát triển chung của toàn ngành. Sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân 3,8%/năm; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; tiếp tục chuyển sang sản xuất hàng hóa ở quy mô lớn hơn. Công tác xây dựng nông thôn mới được chú trọng. Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định.

Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, hoàn thiện phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực tiễn địa phương.

+ Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực. Thế mạnh về văn hóa, giáo dục tiếp tục được phát huy. Ngành giáo dục liên tục nhiều năm dẫn đầu toàn quốc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển. Bình quân mỗi năm tạo được 33.000 việc làm mới; không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6% (theo tiêu chí cũ). Các chế độ, chính sách xã hội được giải quyết kịp thời. Về cơ bản đảm bảo sự ổn định và đồng thuận xã hội. Đời sống nhân dân được nâng cao hơn.

+ Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng cao hơn.

+ Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả. An ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đạt được những kết quả trên là do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó nổi bật là:

- Có sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, hành động của các cấp các ngành, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND, sự nỗ lực, thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện.

- Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Chính phủ; sự giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; sự ủng hộ hợp tác tích cực của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục là:

+ Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Một số chỉ số phát triển chủ yếu còn ở mức thấp và trung bình so với sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Chưa tạo được sự phát triển mạnh, có tính đột phá trên một số lĩnh vực, có mặt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực của tỉnh. Một số định hướng phát triển có tính chiến lược của tỉnh chậm được cụ thể hóa, triển khai chưa kịp thời, có lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành. Công nghiệp phát triển chưa bền vững, chưa có nhiều dự án, doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực có quy mô lớn và công nghệ cao. Trong sản xuất nông nghiệp, chưa hình thành được các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa lớn. Hệ thống thủy lợi, thủy nông chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Chất lượng, quy mô dịch vụ chưa cao. Tiềm năng về kinh tế biển chưa được khai thác có hiệu quả.

+ Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều vấn đề khó khăn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển chưa đồng đều. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng khám, chữa bệnh, nhất là ở tuyến cơ sở còn hạn chế; y đức của một số ít cán bộ, nhân viên y tế chưa cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế... chưa được xử lý dứt điểm. Một số tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm còn diễn biến phức tạp.

+ Công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ ở một số ngành, cấp địa phương, cơ quan, có lúc chưa được quan tâm đúng mức.

 Nguyên nhân chính của hạn chế, yếu kém:

Năng lực lãnh đạo, điều hành của chính quyền cơ sở có lúc có mặt còn hạn chế, ít chú trọng các vấn đề có tính chiến lược, chưa thực sự chủ động, năng động, quyết liệt.

Quy mô kinh tế còn nhỏ. Công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo phát triển kinh tế - xã hội chất lượng chưa cao. Môi trường đầu tư có mặt chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn.

Việc triển khai các chương trình công tác trọng tâm và các nghị quyết ở một số địa phương, đơn vị chưa đồng bộ, chưa nghiêm, thiếu những giải pháp cụ thể, thiết thực. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện, sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên.

Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, tình hình lạm phát, suy giảm kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường và đã có tác động bất lợi lớn, gay gắt đến sản xuất và đời sống nhân dân.

V. LỢI THẾ, HẠN CHẾ

5.1. Lợi thế

- Kinh tế có bước phát triển khá, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, công nghiệp đã có bước phát triển nhanh. Các khu công nghiệp, CCN đã hình thành và hoạt động có hiệu quả.

- Hạ tầng kinh tế - xã hội đang tập trung đầu tư theo hướng đồng bộ.

- Tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, là điều kiện thuận lợi sản xuất lương thực (nhất là gạo đặc sản), thực phẩm; nuôi trồng thủy hải sản, phát triển kinh tế biển (du lịch, vận tải biển, đóng tàu...). Có tiềm năng phát triển du lịch với các khu di tích đền Trần, quần thể di tích Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ, nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, vườn quốc gia Xuân Thủy, các làng nghề nổi tiếng và các di sản văn hóa phi vật thể. Có nhiều làng nghề có truyền thống lâu đời, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, có khả năng xuất khẩu.

- Có hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề đảm bảo nâng cao chất lượng và tay nghề cho người lao động không chỉ cho tỉnh mà cho cả các tỉnh và vùng xung quanh.

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, người dân Nam Định có truyền thống cách mạng, hiếu học, cần cù lao động, nếu có chiến lược đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ là động lực, là lợi thế so sánh to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

5.2. Hạn chế

- Địa kinh tế của tỉnh có nhiều khó khăn, không thuận tiện để thu hút các nhà đầu tư. Tỉnh không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể ngoài đất đai. Nền đất yếu, suất đầu tư xây dựng cao. Chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông lâm thủy sản.

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nhất là trong sản xuất nông nghiệp. GDP/người mới bằng 52,9% bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng (tính theo giá hiện hành), tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, thu ngân sách thấp, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của tỉnh còn thấp.

- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của tỉnh mấy năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Mạng lưới giao thông huyết mạnh của tỉnh, kết nối tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước bị xuống cấp và còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.

- Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, chất lượng hàng nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản phẩm còn nhiều biến động, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển.

- Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp, hiệu quả toàn ngành chưa cao. Du lịch phát triển chậm do còn yếu kém về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ doanh nhân làm du lịch, các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm... chưa phát triển mạnh.

- Sản xuất quy mô nhỏ, chậm đổi mới công nghệ, năng suất, chất lượng nên hiệu quả chưa cao. Thiếu các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đủ mạnh về tiềm lực tài chính, thị phần, uy tín, thương hiệu... làm hạn chế phần nào đến việc mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, làm đầu mối thu hút nguồn vốn đầu tư mới, thúc đẩy sự phát triển các công nghiệp phụ trợ. Khả năng thu hút nguồn vốn kể cả trong nước và nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

- Mật độ dân số và tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm thủy sản khá cao, số lao động chưa có việc làm lớn, gây áp lực về giải quyết việc làm. Lao động thiếu việc làm còn lớn. Nguồn lao động được đào tạo chất lượng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

- Chất lượng cải cách hành chính chưa cao, nhất là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

PHẦN THỨ HAI

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

I. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

1.1. Dự báo tác động của yếu tố hội nhập quốc tế, khu vực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

1.2. Dự báo triển vọng khả năng hợp tác, đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và tỉnh Nam Định

1.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Nam Định

II. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ CÁC VÙNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2011-2020

2.2. Dự báo tác động của quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

2.3. Tác động của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

PHẦN THỨ BA

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Trong báo cáo bổ sung và điều chỉnh quy hoạch lần này, bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn quan điểm phát triển mang tính chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

(1) Phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đảm bảo vị trí, vai trò của tỉnh đối với tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng cũng như cả vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng lên và có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng của vùng và cả nước; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

(2) Phát triển toàn diện, lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.

(3) Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động

(4) Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

(5) Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch.

(6) Phát triển kinh tế gắn với Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không những đối với phạm vi lãnh thổ tỉnh mà còn cả khu vực các tỉnh, thành phố có liên quan, hướng tới hình thành một tỉnh xanh, sạch về môi trường vào cuối những năm 2020, đầu những năm 2030.

(7) Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

II. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1. Luận chứng các phương án tăng trưởng

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 và đánh giá các lợi thế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước từ nay đến năm 2020 theo các mức độ khác nhau, phù hợp với tốc độ tăng vốn đầu tư... dự kiến 3 phương án sau:

Bảng 5. Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Nam Định

 

Đơn vị tính

Thực hiện

Quy hoạch

Nhịp độ tăng trưởng (%)

2005

2010

2015

2020

2011-2020

2011-2015

2016-2020

Phương án I

1. Tổng GDP (giá 1994)

Tỷ đồng

6.396,6

10.459

18.445

33.238

12,2

12,0

12,5

2. GDP/người (giá H.hành)

Tr.đồng

5,1

14,8

37,6

78,5

 

 

 

% so Đ. bằng sông Hồng

%

55,6

53,0

61,3

67,0

 

 

 

% so với cả nước

%

50,4

64,8

85,1

108,3

 

 

 

Phương án II

1. Tổng GDP (giá 1994)

Tỷ đồng

6.396,6

10.459

19.285

36.400

13,3

13,0

13,5

2. GDP/người (giá H.hành)

Tr.đồng

5,1

14,8

39,2

86

 

 

 

% so Đ. bằng sông Hồng

%

50,4

53,0

64,1

73,2

 

 

 

% so với cả nước

%

55,6

64,8

89

118,4

 

 

 

Phương án III

1. Tổng GDP (giá 1994)

Tỷ đồng

6.396,6

10.459

20.145

39.645

14,2

14,0

14,5

2. GDP/người (giá H.hành)

Tr.đồng

5,1

14,8

40,4

93,6

 

 

 

% so Đ. bằng sông Hồng

%

50,2

53

67

79,9

 

 

 

% so với cả nước

%

50,4

64,8

93

129,3

 

 

 

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

 Trong 3 phương án đã trình bày, phương án I có tính khả thi cao hơn do nguồn vốn đầu tư đòi hỏi ít hơn, và đã thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người giữa vùng và cả nước. Phương án II tích cực hơn, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn hơn, gấp 1,2 lần so với phương án I. Phương án III không chỉ phụ thuộc vào sự phấn đấu tột bậc của tỉnh Nam Định, mà đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ cả ở khu vực kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, có những điều kiện rất thuận lợi về thu hút vốn đầu tư và sự hỗ trợ rất lớn từ bên ngoài.

Bảng 6. Các phương án cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo ngành

(Đơn vị: %)

 

Thực hiện

Quy hoạch

Tốc độ tăng trưởng

2005

2010

2015

2020

2011-2020

2011-2015

2016-2020

Phương án I

GDP

100

100

100

100

12,2

12,0

12,5

- Nông lâm TS

31,9

29,5

27,6

15,0

3,5

3,5

3,4

- Công nghiệp, XD

31,5

36,4

39,1

45,4

16,4

16,1

16,8

- Dịch vụ

36,6

34,1

33,3

39,6

11,0

12,1

9,9

Phương án II

GDP

100

100

100

100

13,3

13,0

13,5

- Nông lâm TS

31,9

29,5

26,0

13,0

2,9

3,0

2,8

- Công nghiệp, XD

31,5

36,4

39,5

45,7

17,6

18,3

16,8

- Dịch vụ

36,6

34,1

34,5

41,3

12,4

12,2

12,5

Phương án III

GDP

100

100

100

100

14,2

14,0

14,5

- Nông lâm TS

31,9

29,5

24,3

11,2

2,3

2,3

2,2

- Công nghiệp, XD

31,5

36,4

40,2

42,4

17,7

18,4

17,0

- Dịch vụ

36,6

34,1

35,5

46,4

15,1

15,2

15,0

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

Xem xét bối cảnh chung của vùng và cả nước, cân nhắc 3 phương án đã trình bày, với mục tiêu thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người giữa tỉnh với vùng đồng bằng sông Hồng và vượt mức cả nước, với khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giai đoạn tới sẽ chọn phương án II làm mục tiêu tăng trưởng và để luận chứng cơ cấu ngành, còn phương án III là phương án dự phòng, là mục tiêu phấn đấu của tỉnh.

Bảng 7. Dự báo giá trị GDP tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án chọn)

(Đơn vị: Tỷ đồng)

CHỈ TIÊU

Thực hiện

Quy hoạch

2000

2005

2010

2015

2020

2025

2030

1. Tổng GDP (giá 1994)

4.500,4

6.396,6

10.459

19.285

36.400

67.065

120.853

 - Nông lâm ngư nghiệp

1.842,8

2.042,5

2.602,0

3.020

3.469

3.925

4.333

 - Công nghiệp - xây dựng

971,3

1.9166,7

4.144,5

9.629

20.955

40.347

74.337

 - Khối dịch vụ

1.686,3

2.37,5

3.712,4

6.636

11.976

22.793

42.182

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

Bảng 8. Dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án chọn)

CHỈ TIÊU

Nhịp độ tăng trưởng BQ (%/năm)

2011-2020

Trong đó

2021-2030

Trong đó

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

1 - Tổng GDP (tỷ đ, giá 1994)

13,3

13,0

13,5

12,7

13,0

12,5

- Nông lâm ngư nghiệp

2,9

3,0

2,8

2,2

2,5

2,0

- Công nghiệp - xây dựng

17,6

18,3

16,8

13,5

14,0

13,0

- Khối dịch vụ

12,4

12,2

12,5

13,4

13,7

13,1

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

2. Luận chứng lựa chọn cơ cấu kinh tế

Các phương án cơ cấu kinh tế:

Từ các cách tiếp cận khác nhau về ưu tiên phát triển các ngành và lĩnh vực, cân đối và dự kiến khả năng phát triển của các ngành, tổng hợp lại có 3 phương án cơ cấu.

Bảng 9. Các phương án cơ cấu kinh tế theo khối ngành và nhu cầu vốn đầu tư

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Chuyển dịch CCKT thời kỳ 2011-2020

1. Cơ cấu kinh tế (Đơn vị: %)

Phương án I

GDP

100,0

100,0

100,0

 

- Khối sản xuất vật chất

65,9

66,7

60,4

-5,5

 + Nông nghiệp

29,5

27,6

15,0

-14,5

 + Công nghiệp XD

36,4

39,1

45,4

+9,0

- Khối dịch vụ

34,1

33,3

39,6

+5,5

Phương án II

GDP

100,0

100,0

100,0

 

- Khối sản xuất vật chất

65,9

65,5

58,7

-7,2

 + Nông nghiệp

29,5

26,0

13,0

-16,5

 + Công nghiệp XD

36,4

39,5

45,7

+9,3

- Khối dịch vụ

34,1

34,5

41,3

+7,2

Phương án III

GDP

100,0

100,0

100,0

 

- Khối sản xuất vật chất

65,9

64,7

53,6

-12,3

 + Nông nghiệp

29,5

24,3

11,2

-18,3

 + Công nghiệp XD

36,4

40,2

42,4

+6

- Khối dịch vụ

34,1

35,5

46,4

+12,3

2. Vốn đầu tư 2011-2020 (giá HH, tỷ đồng)

 

2011-2015

2016-2020

2011-2020

- Phương án cơ cấu 1

110.198

215.139

325.337

- Phương án cơ cấu 2

117.751

245.956

363.706

- Phương án cơ cấu 3

123.501

279.749

403.249

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

Trong 3 phương án cơ cấu kinh tế trên, phương án 3 có tỷ trọng khu vực dịch vụ cao so với khu vực sản xuất (công nghiệp và nông nghiệp), đồng thời đòi hỏi mức đầu tư khá cao. Phương án cơ cấu 1 mặc dù đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư thấp nhất nhưng quá thiên về phát triển nông nghiệp, dẫn đến sự không bền vững (không chú trọng phát triển công nghiệp và các dịch vụ sản xuất). Do đó phương án cơ cấu kinh tế 2 được lựa chọn với cơ cấu kinh tế đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 13%, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng đạt 45,7%, dịch vụ chiếm 41,3% trong cơ cấu kinh tế tính theo GDP của tỉnh.

Dự kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phương án chọn

Bảng 10. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo phương án chọn)

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Mức chuyển dịch (%)

2011-2020

2011-2015

2016- 2020

1. Cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp

100

100

100

 

 

 

+ Nông nghiệp

29,5

26,0

13,0

-16,5

-3,5

-13

+ Phi nông nghiệp

70,5

74,0

87

+16,5

+3,5

+13

2. Cơ cấu giữa khu vực sản xuất và dịch vụ

100

100

100

 

 

 

+ KV sản xuất vật chất

65,9

65,5

58,7

-7,2

-0,4

-6,8

+ Khu vực dịch vụ

34,1

34,5

41,3

+7,2

+0,4

+6,8

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

Bảng 11. So sánh một số mục tiêu quy hoạch tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2010-2020 với quy hoạch phê duyệt năm 2008*

Chỉ tiêu

Đơn vị

Quy hoạch 2008

Quy hoạch mới

Chênh lệch so QH cũ

1. Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2020

%

12,7

13,3

+0,6

2. Cơ cấu GDP năm 2020

 

 

 

 

+ Công nghiệp - xây dựng

%

54,0

45,7

-8,3

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

%

8,0

13,0

+5,0

+ Dịch vụ

%

38,0

41,3

+3.3

3. Dân số năm 2020

ngh. người

2.255

1.863

-392

4. GDP/người năm 2020 (giá HH)

Triệu đồng

50,0

86

+36

*) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định thời kỳ đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số: 87/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Các khâu đột phá

Để Nam Định đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ quy hoạch, cần thực hiện bằng được các khâu đột phá sau:

- Cùng với Trung ương, tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các trục giao thông chính của tỉnh và gắn kết tỉnh với các trung tâm, các đầu mối giao thương lớn của vùng và cả nước.

- Tập trung mọi nguồn lực, cùng với kêu gọi đầu tư từ bên ngoài để sớm xây dựng khu kinh tế Ninh Cơ làm động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển các khu, cụm công nghiệp và thu hút các dự án công nghiệp quan trọng trong các ngành công nghiệp đóng tàu, trung tâm điện lực, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất dược, cơ khí sản xuất động cơ, sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô, điện tử, điện lạnh, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm trong tỉnh và xuất khẩu lao động, gắn với việc xây dựng Nam Định trở thành trung tâm đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, quy hoạch và từng bước xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các đô thị mới và nâng cấp, mở rộng các đô thị hiện có.

- Đẩy nhanh cải cách hành chính nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và có chế độ đãi ngộ phù hợp. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mạnh đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa kinh tế của Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, mà trọng tâm là CNH-HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới với mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đời sống nhân dân được nâng cao, từng bước đưa Nam Định đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng và đạt trình độ phát triển ở mức khá so với cả nước. Nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 khoảng 13,3%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm và 13,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 12,7% /năm.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng 26,0%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 39,5% và dịch vụ ở mức khoảng 34,5%; đến năm 2020, các tỷ lệ tương ứng là: 13,0%; 45,7% và 41,3%. Đến năm 2030 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp tiếp tục giảm xuống dưới 10%, trong khi đó, tỷ trọng phi nông nghiệp tăng lên đạt trên 90% trong tổng GDP.

- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 tăng 11%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 15%/năm.

- Tăng thu ngân sách trên địa bàn trên 17%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016-2020.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 39-40 triệu đồng năm 2015 và khoảng 86 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).

2.2. Về phát triển xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,92%/năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15 - 0,2%0/năm giai đoạn 2011-2020. Nâng cao chất lượng dân số.

- Đến năm 2015 hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 13%, đến năm 2020 dưới 10%. Đến năm 2015 đạt bình quân 21,3 giường bệnh/vạn dân, 7 bác sỹ/vạn dân; đến năm 2020 bình quân 25,5 giường/vạn dân và 9 bác sỹ/vạn dân.

- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 60%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo.

- Phấn đấu trong giai đoạn 2011-2020 mỗi năm giải quyết được 30-40 nghìn lượt lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị ổn định ở mức 3-4% trong giai đoạn đến năm 2020. Nâng sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2020 lên trên 90%.

- Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25%, đến năm 2020 đạt khoảng 35%.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 52% vào năm 2015 và khoảng 35% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1-2 % hàng năm (theo tiêu chí của từng giai đoạn)

2.3. Về bảo vệ môi trường: Phấn đấu đến năm 2020

- Về cơ bản các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 90% chất thải nguy hại.

- Mỗi xã có ít nhất 1 bãi chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

2.4. Mục tiêu an ninh quốc phòng

Xây dựng quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Nông nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp

1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

(1) - Phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội. (2) -Phát triển nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, bền vững, chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề về đời sống và đáp ứng nhu cầu của nông dân, trong đó chú trọng tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, hộ nghèo vươn lên nhanh chóng để có cuộc sống tốt đẹp hơn. (3) - Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, lấy khoa học công nghệ là điểm tựa chính để nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nông nghiệp trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. (4) - Phát huy lợi thế các tiểu vùng sinh thái (vùng đồng bằng ven sông, ven biển; vùng đô thị) để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (lúa năng suất cao, lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản…) gắn với hệ thống chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm tiện lợi cho người dân. (5)- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, chú trọng việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, cải thiện cuộc sống của dân cư nông thôn, phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng thời kỳ 2011 - 2020 đạt 2,9%, thời kỳ 2021 - 2030 đạt 2,2%.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất năm 2015 với chăn nuôi lên 41,3%, ngành trồng trọt 55,2%, ngành dịch vụ 3,6%; đến năm 2020 tương tự là 46,6%, 49,7% và 3,7%.

Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong tổng GDP năm 2015 chiếm khoảng 26%, đến năm 2020 chiếm khoảng 13,0%.

1.2. Phương hướng phát triển

a/ Nông nghiệp

- Trồng trọt: (1) Xây dựng và hình thành các mô hình và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. (2) Đến năm 2020, ổn định diện tích canh tác lúa khoảng 75 ngàn ha để bảo đảm ANLT cho tỉnh và vùng ĐBSH; (3) Mở rộng sản xuất vụ đông nhất là vụ đông trên đất hai lúa (đạt 25% - 30% diện tích 2 lúa), hình thành vùng sản xuất rau màu hàng hóa tập trung; Quy hoạch phát triển các làng nghề hoa cây cảnh hàng hóa tập trung; thực hiện tốt các giải pháp dồn điền, đổi thửa, khuyến khích, tạo điều kiện để nông dân, tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại, gia trại; (4) Phát triển, mở rộng các vùng sản xuất giống cây trồng. Xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý, bố trí gọn vùng thuận lợi cho việc cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới; (5) Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2015 đạt 944 ngàn tấn và đến năm 2020 khoảng 920 ngàn tấn, trong đó thóc đạt 900 ngàn tấn.

- Chăn nuôi: (1) Tiếp tục phát triển mạnh sản xuất chăn nuôi, coi chăn nuôi là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp; phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng, cải tạo đàn giống gia súc, gia cầm để cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.Tập trung phát triển những giống gia súc có thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có giá trị cao; (2) Khuyến khích phát triển trang trại lớn, vừa và nhỏ, chăn nuôi hàng hóa tập trung theo phương thức công nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường nội địa và xuất khẩu; (3) Giai đoạn 2011-2015 giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 5,4%/năm và 2016-2020 tăng 5,2%/năm. Định hướng 2021-2030 tăng 5%/năm. Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt trên 41% vào năm 2015 và trên 46% vào năm 2020; (4) Phấn đấu sản lượng thịt hơi các loại đạt 162 ngàn tấn vào năm 2015 (trong đó thịt lợn 142 ngàn tấn), khoảng 195 ngàn tấn vào năm 2020 (trong đó thịt lợn 172 ngàn tấn); (5) Tăng quy mô và tỷ trọng chăn nuôi trang trại, và công nghiệp đạt 25 - 30% tổng giá trị sản lượng chăn nuôi toàn tỉnh năm 2015, đạt 45 - 50% vào năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 70%; (6) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: số hộ chăn nuôi gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải đạt trên 60% năm 2015 và 100% vào năm 2020.

b/ Thủy sản

Phát triển NTTS đồng đều ở cả ba vùng nước, tập trung hơn cho phát triển nuôi hải sản mặn, lợ, tăng cường đầu tư cho khu vực nuôi nước ngọt nhằm tăng nhanh sản lượng; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,0% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,0%. Trong đó, nuôi trồng tăng 8,8% giai đoạn 2011-2015, 7,1% giai đoạn 2016-2020, đánh bắt tương ứng đạt 2,6% và 2,2%, dịch vụ đạt 20,9% và 13,1%.

c/ Lâm nghiệp: Trọng tâm là kết hợp việc trồng rừng gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản ven biển. Dự kiến diện tích trồng rừng hàng năm khoảng 150 ha, tổng diện tích rừng của tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 5.700 ha.

d/ Diêm nghiệp: Phấn đấu giữ diện tích sản xuất muối ổn định 550 ha với sản lượng đạt trên 6 vạn tấn/năm, đến năm 2015 đạt 30% muối sạch và đến năm 2020 đạt trên 50%.

2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.

- Khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp với nhịp độ cao; nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện môi trường tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh.

- Tập trung đầu tư để hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương, đủ sức hợp tác, cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao như đóng tàu, trung tâm điện lực, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất dược, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, điện tử - tin học...

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có thị trường tương đối ổn định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...).

- Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ. Kết hợp với việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.

- Phát triển công nghiệp phải gắn xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân; với phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt 17,6%/năm; thời kỳ 2021-2030 đạt 13,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39,5% năm 2015 và 45,7% năm 2020.

2.2. Phương hướng phát triển

a/ Công nghiệp cơ khí, điện tử và gia công kim loại

Tập trung đầu tư cho cơ khí phục vụ các ngành đóng và sửa chữa tầu thuyền, cơ khí ô tô, xe máy, cơ khí xây dựng, thiết bị vật tư ngành điện... Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ điện tử.

Giai đoạn 2011-2015: Tập trung đầu tư các ngành, lĩnh vực:

Nâng cấp, đầu tư chiều sâu có trọng điểm các cơ sở đóng tàu và sửa chữa tại Hải Hậu, Xuân Trường, Trực Ninh đủ năng lực đóng tàu vận tải biển trọng tải trên 6.500-12.500 DWT, nghiên cứu mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu đóng tầu trọng tải đến 25-30 ngàn tấn. Đầu tư xây dựng nhà máy luyện thép (có cả thép chất lượng cao); Cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu thủy; Sản xuất thiết bị điện và thiết bị máy thủy; Sản xuất máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Hải Hậu (KKT Ninh Cơ); xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện, ghế cho ôtô, sản xuất các loại chi tiết bắt chặt chất lượng cao phục vụ công nghiệp ôtô, xe máy, sản xuất phụ tùng các loại xe khách, xe tải nhẹ quy mô 1.500 tấn phụ tùng/năm; cơ sở sản xuất lắp ráp điện tử, máy vi tính, công nghệ sản xuất phần mềm phục vụ trong nước và xuất khẩu tại KCN Mỹ Trung. Đầu tư cơ sở sản xuất thiết bị cơ khí phụ trợ và nội thất tàu thủy quy mô 100.000 bộ phụ tùng tàu thủy/năm (địa điểm dự kiến tại Nghĩa Hưng). Đầu tư cơ sở sản xuất phụ tùng, thiết bị ngành may đủ năng lực cung cấp phụ tùng thiết bị sửa chữa cho 100 dây chuyền may công nghiệp. Đầu tư cơ sở sản xuất kết cấu thép sản lượng 10.000-30.000 tấn/năm. Đầu tư nâng cấp các cơ sở hiện có hoặc đầu tư mới cơ sở sản xuất máy gặt đập liên hợp, các thiết bị làm đất, gieo cấy trong nông nghiệp tại Xuân Trường.

Nâng cấp nhà máy dây và cáp điện công suất 10.000 tấn/năm. Kêu gọi đầu tư nhà máy vật liệu điện, động cơ điện, tủ bảng điện,... Đầu tư dự án sản xuất trang thiết bị y tế công suất 5.000 sản phẩm/năm tại Thành phố Nam Định.

Giai đoạn 2016-2020: Tập trung đầu tư các ngành, lĩnh vực:

Đầu tư cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền có trọng tải lớn; Nhà máy sản xuất xích neo, các loại van, sản xuất máy móc thiết bị phụ trợ cơ khí cho tầu thủy, thiết bị tời neo, thiết bị lái, phần hộp số cho thiết bị nâng của các loại trục chân vịt, trục truyền dẫn...; Đầu tư mới nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí phụ trợ cho tàu thủy. Nâng cấp cơ sở sản xuất kết cấu thép sản lượng 30.000-50.000 tấn/năm. Địa điểm KKT Ninh Cơ. Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất các chi tiết bắt chặt (bu lông, đai ốc, vòng đệm chất lượng và cường độ cao), đầu tư cơ sở sản xuất vòng bi, khớp nối, phanh năng lực; cơ sở chế tạo bơm, quạt van điều khiển, thiết bị thủy lực; quạt công nghiệp và cơ sở lắp ráp chế tạo phương tiện thủy cao cấp (xuồng cao tốc, du thuyền). Đưa vào vận hành giai đoạn I Trung tâm nhiệt điện Hải Hậu (2 tổ máy x 600 MW). Xây dựng các tổ hợp điện gió tại Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa H­ưng.

b/ Dệt may, da giầy

 Xây dựng tỉnh Nam Định trở thành một trung tâm Dệt - May như đã từng có và trở thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn trong tỉnh.

- Giai đoạn 2011- 2015: Sắp xếp lại các doanh nghiệp Dệt - May trên địa bàn tỉnh, đưa các nhà máy may vào các khu, cụm công nghiệp tập trung ở nông thôn, giảm sức ép về môi trường và các tệ nạn xã hội. Hoàn thành việc đảo chuyển địa điểm sản xuất của các doanh nghiệp cho phù hợp với qui hoạch và vệ sinh môi trường. Trong thành phố Nam Định không còn tồn tại các xí nghiệp may và các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư cho máy kéo sợi hiện đại, có mức độ tự động hóa cao, sản xuất các loại sợi chi số cao, chải kỹ. Công suất 3.000 tấn/năm; Nhà máy liên hợp dệt kim - nhuộm - hoàn tất - may, công suất 1.500 tấn/năm; Nhà máy dệt vải mộc, công suất 12 triệu mét/năm; Nhà máy sản xuất vải len, công suất 5 triệu mét/năm; Nhà máy sản xuất phụ liệu may: Khóa kéo, dệt nhãn mác, chun, bông lót, cúc các loại,... ; Đổi mới trang thiết bị các nhà máy tơ tằm hiện có, phát huy công suất, nâng cao chất lượng dâu tằm, chế biến tơ. Ở các huyện có điều kiện, mỗi huyện đầu tư thêm 1 nhà máy may công suất 2 triệu sản phẩm/năm. Hoàn thiện xây dựng tổ hợp dệt may tại khu công nghiệp Bảo Minh với công nghệ hiện đại, sản phẩm cao cấp. Đầu tư dây chuyền in nhãn mác cho may xuất khẩu.

- Giai đoạn 2016-2020: Từng bước thay thế toàn bộ máy cũ, trang bị máy mới cho ngành kéo sợi, dệt. Đầu tư nhà máy nhuộm hoàn tất vải dệt thoi, công suất 20 triệu mét/năm; Nhà máy sợi chất lượng cao: 02 nhà máy công suất nhà máy mỗi nhà máy 3.000 tấn/năm; Nhà máy dệt thoi: 1 nhà máy, công suất nhà máy 12 triệu mét/năm; Nhà máy dệt kim; Nhà máy dệt vải Denhim, may quần áo bò xuất khẩu; Nhà máy vải không dệt 1 triệu mét/năm; Đầu tư cho sản xuất phụ tùng thay thế cho ngành Dệt - May….

c/ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

* Phát triển mạnh công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống gắn với phát triển vùng nguyên liệu, gắn kết lợi ích giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến với người sản xuất và cung cấp nguyên liệu; liên doanh, liên kết với các cơ sở lớn trong nước và nước ngoài để phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất.

- Giai đoạn 2011-2015: Đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc, thiết bị, nâng công suất các cơ sở chế biến thịt đông lạnh xuất khẩu và thịt lợn, gia cầm đóng hộp; xưởng đông lạnh sơ chế thịt lợn, gia cầm…; Cơ sở chế biến thịt lợn, gia súc, sản xuất thịt hun khói, xúc xích, lạp sường; Đầu tư xây dựng khu chế biến thủy hải sản, dây chuyền chế biến bột cá nhạt, xưởng sơ chế thủy hải sản và xưởng sản xuất nước đá, dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho tôm, nhà máy chế biến thủy sản; mở rộng các cơ sở sản xuất nước mắm, cá khô và bột cá khô; Xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu. Đầu tư mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất, liên doanh xây dựng nhà máy bia có thương hiệu quy mô lớn; Đầu tư sản xuất rượu; Nhà máy sản xuất nước khoáng; Xây dựng dây chuyền chế biến rau. Đầu tư dây chuyền sản xuất mì ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền; xây dựng dây chuyền sản xuất muối công nghiệp, công suất 5.000 tấn/năm tại Hải Hậu; Xây dựng nhà máy chế biến muối và các sản phẩm từ muối.

- Giai đoạn 2016-2020: Phát huy hết công suất, đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở đã đầu tư trong giai đoạn trước; Đầu tư mở rộng, nâng công suất các cơ sở chế biến thịt lợn, gia cầm đóng hộp, chế biến thịt đông lạnh xuất khẩu gấp 2 lần. Xây dựng nhà máy chế biến hải sản đóng hộp xuất khẩu. Xây dựng nhà máy sản xuất bánh kẹo cao cấp; Xây dựng mới nhà máy đồ hộp rau quả; Xây dựng nhà máy xay sát gạo; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô lớn; Mở rộng hoặc xây mới nhà máy.

* Phát triển ngành sản xuất chế biến gỗ giấy và lâm sản với đa dạng hóa sản phẩm, gắn với các đầu mối cung cấp và vùng nguyên liệu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Giai đoạn 2011-2015: Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu tại khu công nghiệp Hòa Xá; Đầu tư mở rộng, nâng công suất dây chuyền gỗ ván nhân tạo xuất khẩu. Nâng cao năng lực của các cơ sở tre cuốn xuất khẩu tại Ý Yên. Xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu số 2 tại KCN Bảo Minh; Đầu tư mở rộng dây chuyền gỗ ván nhân tạo thành phố Nam Định, công suất 5.000 m3/năm; Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, phát triển các doanh nghiệp sản xuất gỗ tại các CCN ở các huyện. Tiếp tục phát triển các làng nghề, kết hợp sản xuất đồ gỗ, tre nứa, thủ công mỹ nghệ, dân dụng với sản xuất đồ gỗ công nghiệp.

- Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư chiều sâu, nâng công suất dây chuyền gỗ ván nhân tạo tại Thành phố Nam Định; Mở rộng, nâng cấp nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; Nâng cấp các cơ sở sản xuất các sản phẩm đồ mộc gia dụng và đồ mộc văn phòng phục vụ xuất khẩu; Đầu tư chiều sâu và đầu tư mới các cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.

Đầu tư chiều sâu và đầu tư mới các cơ sở sản xuất, các cơ sở tái chế giấy, bìa carton; sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu tre, nứa...(ván ghép thanh, hàng đan lát, thủ công mỹ nghệ...); Đầu tư mới nhà máy sản xuất bao bì giấy cao cấp từ 01 lớp đến 05 lớp. Đầu tư mới dây chuyền gỗ ván nhân tạo.

d/ Sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với nhu cầu của tỉnh cả về sản lượng, mẫu mã, chất lượng trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản, thế mạnh về thị trường và lao động của địa phương, đồng thời không ngừng đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Mục tiêu: Giai đoạn tốc độ tăng trưởng 2011-2015 bình quân 20%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 18%, giai đoạn 2021-2025 tăng 15%/năm.

e/ Công nghiệp hóa chất - dược phẩm

Ưu tiên phát triển nhóm ngành sản xuất dược liệu, thuốc chữa bệnh đưa ngành sản xuất dược Nam Định đóng vai trò trung tâm công nghiệp dược vùng Nam đồng bằng sông Hồng; Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011-2015 là 30%/năm; 2016-2020 đạt 25%/năm; 2021-2025 phấn đấu đạt 23%/năm.

f/ Sản xuất và phân phối điện nước

Tập trung xây dựng trung tâm nhiệt điện Nam Định với quy mô công suất 2400 MW tại Hải Hậu, góp phần nâng cao giá trị SXCN trên địa bàn và cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chất lượng cao, ổn định.

g/ Các ngành công nghiệp khác

h/ Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Củng cố và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần qui mô sản xuất sang các vùng lân cận. Tích cực tìm kiếm, du nhập thêm nhiều nghề mới phù hợp với địa phương, có khả năng khai thác được lao động, tay nghề, nguyên liệu tại chỗ nhằm giảm dần số hộ thuần nông, các xã không có nghề.

2.3. Phân bố công nghiệp và phát triển các khu cụm công nghiệp

a/ Phân bố công nghiệp trên địa bàn

- Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: tập trung phát triển công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất phần mềm. Trong vùng này sẽ hình thành và phát triển một số khu công nghiệp quy mô lớn, phát triển sợi dệt, cơ khí chế tạo, điện tử và công nghệ thông tin, dược phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, nhựa,… Đây là vùng tập trung cao phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Vùng kinh tế ven biển với trung tâm là khu kinh tế Ninh Cơ sẽ tập trung phát triển công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền quy mô lớn; trung tâm nhiệt điện Hải Hậu 2400 MW; sản xuất cơ khí phục vụ cho công nghiệp tàu thủy như thiết bị điện, máy thủy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp,…; công nghiệp gắn với khai thác biển và cảng biển như chế biến thủy hải sản, nông sản, thực phẩm, đồ uống; công nghiệp khai thác và chế biến khí, tổng kho phân phối, triết nạp khí ga; công nghiệp dệt may, da giầy và sản xuất hàng tiêu dùng, bao bì,…; tiến tới phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như thiết bị điện tử, công nghiệp phần mềm, dược phẩm,… Sau năm 2020, khi hạ tầng khu kinh tế cơ bản được xây dựng thì đây sẽ là vùng động lực tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của tỉnh Nam Định và Vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

- Vùng sản xuất nông nghiệp: tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thực phẩm; sản xuất máy nông nghiệp; phát triển mạnh các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và ngành nghề nông thôn; phát triển may xuất khẩu, sản phẩm từ da, giả da để tạo việc làm cho người dân khi cơ giới hóa nông nghiệp triển khai mạnh.

b/ Phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Các khu, cụm công nghiệp: Theo quyết định được duyệt, quy hoạch KCN đến năm 2020 tỉnh có 10 KCN với quy mô diện tích là 2.039,5 ha. Chi tiết về quy mô và nhu cầu đầu tư từng khu công nghiệp như sau:

Bảng 12. Dự báo phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020

TT

Tên khu CN

Địa điểm

Quy hoạch phát triển (ha)

Nhu cầu vốn ĐT hạ tầng (tỷ đồng)

2015

2020

2015

2020

I

Các KCN đang xây dựng

1

KCN Hòa Xá

TP. Nam Định

285,2

285,2

472

472

2

KCN Mỹ Trung

TP. Nam Định, Mỹ Lộc

145

150

300

310

3

KCN Thành An

TP. Nam Định, Vụ Bản

105

200

300

400

4

KCN Bảo Minh

Huyện Vụ Bản

150

200

300

400

II

Các KCN chưa xây dựng

5

KCN Hồng Tiến

Huyện Ý Yên

150

300

300

400

6

KCN Ý Yên II

Huyện Ý Yên

200

200

250

300

7

KCN Mỹ Thuận

Huyện Mỹ Lộc-Vụ Bản

114

200

300

350

8

KCN Việt Hải

Huyện Trực Ninh

100

100

250

250

9

KCN Xuân Kiên

Huyện Xuân Trường

150

200

350

400

10

Các KCN thuộc KKT Ninh Cơ:

Hải Hậu, Nghĩa Hưng

100

469

250

1200

 

1. KCN tàu thủy

X.Trường, Hải Hậu

200

300

300

700

 

2. KCN Nghĩa Bình

Huyện Nghĩa Hưng

 

269

 

700

 

3. KCN Rạng Đông

Huyện Nghĩa Hưng

 

Tổng cộng

 

1.405,5

2.039,5

3.233,0

4.683,0

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định

- Các cụm công nghiệp: Đến năm 2015, hoàn thành xây dựng hạ tầng mở rộng 11 CCN bao gồm: An Xá - giai đoạn 2, Đồng Côi, Vân Chàng, Hải Minh, Hải Phương, Thịnh Long, Thịnh Lâm, Xuân Tiến, Xuân Bắc, thị trấn Lâm, Nghĩa Sơn. Hoàn thành xây dựng hạ tầng 9 CCN: thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Thịnh, Mỹ Thắng, Yên Trị, Yên Định, Hải Hưng, Hải Thanh, thị trấn Ngô Đồng, thị trấn Gôi.

+ Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Các cụm công nghiệp quy hoạch đảm bảo phân bổ đều ở các địa phương tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết lao động tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trong giai đoạn đến năm 2020, xây dựng thêm 2 cụm công nghiệp mới là Đồng Sơn và Xuân Tân nâng tổng số các cụm công nghiệp lên 31 và sau năm 2020 sẽ phát triển thêm 14 CCN nâng số CCN toàn tỉnh lên 45 cụm với tổng diện tích là 697 ha.

Ngoài các cụm công nghiệp, xây dựng các điểm công nghiệp tại các địa phương có khả năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề với quy mô mỗi điểm công nghiệp tối thiểu từ 1,5 ha đến 2 ha.

Thời gian xây dựng, số điểm công nghiệp của mỗi xã, thị trấn căn cứ vào nhu cầu và khả năng thu hút dự án đầu tư để triển khai thực hiện, trong đó ưu tiên cho 96 xã, thị trấn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

3. Dịch vụ

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển:

- Phát triển lĩnh vực dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế của tỉnh CNH vào năm 2020.

- Phát triển mạnh khu vực dịch vụ tiếp cận với trình độ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong phát triển các lĩnh vực dịch vụ

- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ, phù hợp với các giai đoạn phát triển của kinh tế trên địa bàn tỉnh

- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nam Định

Cả thời kỳ 2011-2020 tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 12,2%/năm, trong đó, giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 12/năm với quy mô khoảng 34,5% GDP toàn tỉnh; giai đoạn 2016-2020 tăng 12,5/năm, chiếm khoảng 41,3% GDP toàn tỉnh.

3.2. Thương mại

- Phát triển ngành thương mại tỉnh Nam Định tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế của các vùng trong toàn tỉnh. Phát triển thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển ngành sản xuất và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển thương mại của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.

- Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2015 đạt khoảng 25.436 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 59.889 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020 là 18,5%/năm.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 420 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 10,7%/năm, năm 2020 đạt 750 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12%/năm.

- Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ thương mại trên địa bàn tỉnh, theo hướng kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối để thu mua sản phẩm của người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Nam Định và các trung tâm huyện lỵ, thị trấn... Quy hoạch và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn.

- Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung hoặc gắn với các khu cụm công nghiệp, cụ thể tại thành phố Nam Định, Lạc Quần, Gôi, Thịnh Long, Quất Lâm và các thị trấn Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Yên Định, Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc, Nam Giang...

- Chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các khu giết mổ tập trung tại thành phố Nam Định, tại các chợ có khu giết mổ riêng.

3.3. Du lịch

 Phát triển du lịch tỉnh Nam Định trở thành ngành kinh tế quan trọng, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển; Chú trọng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển để kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch gắn với phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, các khu tắm biển Thịnh Long, Quất Lâm. Phát huy tiềm năng du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch văn hóa có ý nghĩa tâm linh, tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch Đền Trần, Phủ Dầy, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh... Phát triển du lịch thăm quê hương các doanh nhân văn hóa. Gắn phát triển các làng nghề với phát triển du lịch tại các làng nghề nổi tiếng. Nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch gắn với thể thao... Tập trung đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, phương tiện vận tải, các công trình vui chơi giải trí, các danh lam thắng cảnh... tại các khu, cụm du lịch trọng điểm. Phát triển các cụm, điểm du lịch: chia thành hai cụm du lịch chính: + Cụm du lịch trung tâm bao gồm thành phố Nam Định và phụ cận, lấy Nam Định làm tâm trong vòng bán kính 20 km. + Cụm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển (khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy; các khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long và Rạng Đông). Tổ chức các tuyến du lịch liên tỉnh (như: Tuyến du lịch sông Hồng; Tuyến du lịch Nam Định - Ninh Bình;…), Các tuyến du lịch nội tỉnh (như: Tuyến du lịch Nam Định - Cổ Lễ - khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh - nhà thờ Bùi Chu - chùa Keo; Tuyến du lịch Nam Định - Cổ Lễ - Yên Định - Thịnh Long…)

3.4. Các dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán

Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh và các tổ chức tín dụng khác, mở rộng đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, phục vụ tốt đầu tư nước ngoài, đảm bảo tín dụng tăng trưởng ổn định, an toàn bền vững và hiệu quả. Từng bước phát triển thị trường chứng khoán, xây dựng Nam Định trở thành trung tâm dịch vụ chứng khoán của Nam đồng bằng sông Hồng để huy động vốn đầu tư theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

3.5. Dịch vụ vận tải

Tổ chức tốt vận tải hành khách trên phạm vi toàn tỉnh, tăng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng. Quy hoạch vị trí quy mô các bến bãi và các công trình phục vụ lĩnh vực vận tải. Khuyến khích mở thêm một số tuyến xe khách chất lượng cao. Trong thời gian tới, cần coi trọng phát triển dịch vụ lo-gi-stic nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong phạm vi toàn tỉnh và vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như trong cả nước và xuất nhập khẩu.

3.6. Các loại hình dịch vụ khác

Đổi mới căn bản cơ chế cung ứng các loại hình dịch vụ như: dịch vụ kỹ thuật - khoa học - công nghệ, dịch vụ trí tuệ - tin học, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao, dịch vụ tư vấn pháp luật... để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống và tăng phần đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

4. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội

4.1. Dân số, lao động

a. Dân số

Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ sinh giảm dần và ổn định sau năm 2015. Với tốc độ tăng dân số như trên thì đến năm 2015 tỉnh Nam Định có 1.845 nghìn người và năm 2020 khoảng 1863 nghìn người.

Dự báo đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%, đến năm 2020 tăng lên 35% với quy mô dân số đô thị khoảng 652 ngàn người. Dân số nông thôn khoảng 1.211 ngàn người và năm 2020 (chiếm 65% dân số toàn tỉnh).

b. Lao động, việc làm

Bảng 13. Dự báo dân số, lao động tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2020

Nhịp tăng (%)

2011-2015

2016- 2020

1. Dân số

Ng.người

1.830

1.845

1.863

0,2

0,2

2. Nguồn lao động

Ng.người

1.106,4

1090

1092

0,59

0,65

NLĐ/Dân số

%

60,0

59,0

58,6

 

 

3. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế QD

Ng.người

960

1.004

1.030

0,90

0,51

Tổng số LĐ/NLĐ

%

84,0

83,5

83,0

 

 

- LĐ nông lâm thủy sản

Ng.người

618

522

360

-3,33

-7,16

- LĐ công nghiệp, xây dựng

Ng.người

188

291

412

9,14

7,19

- LĐ dịch vụ

Ng.người

153,5

190,8

258

4,41

6,22

Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 và xử lý của nhóm nghiên cứu.

4.2. Giáo dục - đào tạo

Phát huy truyền thống hiếu học và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân để giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc. Từng bước hiện đại hóa các hình thức giáo dục để khai thác, phát huy tiềm năng và thành tựu của khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy hiệu quả, coi trọng 3 mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, đặc biệt là phải xoá bỏ các phòng học tạm, phòng học mượn nhà dân, các phòng học cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng và phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

a. Giáo dục mầm non và phổ thông

(1) Giáo dục mầm non: Phấn đấu đến năm 2020 có trên 95% số trẻ 3-5 tuổi vào mẫu giáo; (2) Giáo dục tiểu học: Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp một. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; (3) Trung học cơ sở: Phấn đấu năm 2020 có trên 80% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; (4) Trung học phổ thông: Từ năm học 2011-2012 trở đi, tăng dần về quy mô cho hệ thống các trường trung học phổ thông, tiến tới tuyển 95% trở lên học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề.

b. Giáo dục thường xuyên

Tiếp tục nâng cao chất lượng của các trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo

c. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề

Phấn đấu xây dựng Nam Định không chỉ nổi tiếng về giáo dục phổ thông mà còn là tỉnh có tiếng về đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao. Xây dựng hệ thống đào tạo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó ở mỗi bậc đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề) có một trường tiêu biểu chất lượng cao. Ưu tiên đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành nghề đặc trưng cho phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là chế biến nông, thủy sản và nghề thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu. Mỗi cơ sở dạy nghề chỉ chọn 3-4 nghề phù hợp để đầu tư phát triển; không đầu tư dạy nghề tràn lan gây lãng phí, không hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ dành một khu đất khoảng 200-300 ha để hình thành khu đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao để xây dựng mới các trường: Tr­ường Cao Đẳng CN tin học và tự động hóa, trường Đại học Quốc tế Nhật Bản - Việt Nam. Đề nghị các Trường Đại học như: Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân, Giao thông vận tải,… thành lập các phân hiệu Đại học tại Nam Định. Dự tính năm 2015 có 75 cơ sở và năm 2020 có 80 cơ sở đào tạo nhân lực.

4.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Xây dựng hệ thống y tế tỉnh Nam Định từng bước hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến y tế cơ sở, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và tình hình của địa phương, theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong tỉnh và vùng Nam Đồng bằng sông Hồng về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, giống nòi.

 Một số chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2020: Tuổi thọ trung bình: 74; dưới 10% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; 9 bác sĩ/1 vạn dân; 25,5 giường bệnh (cả tư nhân)/1 vạn dân; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Đến năm 2020, bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có 100% chủng loại thiết bị y tế theo danh mục Bộ Y tế quy định.

4.4. Văn hóa - thể thao

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 70% số gia đình văn hóa, 50% số làng xóm, cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đến năm 2020, phấn đấu trên 30% số người tập thể dục thể thao trên 25% gia đình thường xuyên tập thể dục thể thao; 100% số trường học thực hiện tốt nội khóa thể dục thể thao. Phấn đấu đến năm 2020 có: 500 vận động viên đào tạo tập trung trong đó có 60 vận động viên có trình độ kiện tướng, 90 vận động viên có trình độ cấp I; 50 vận động viên tham gia đội tuyển quốc gia. Xây dựng trung tâm đào tạo - huấn luyện thể thao thành tích cao vùng Nam ĐBSH tại Trung tâm đào tạo vận động viên tỉnh Nam Định. Xây dựng Trung tâm TDTT vùng nam ĐBSH giai đoạn 1 tại Nam Định.

4. 5. Khoa học - công nghệ (KH&CN)

Tập trung nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành quả của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, gắn nghiên cứu với sản xuất, giữa xây dựng năng lực khoa học nội sinh và các hoạt động chuyển giao công nghệ.

V. KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng cần đầu tư phát triển đồng bộ, đi trước một bước làm tiền đề và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng hệ thống giao thông vận tải hiện đại ngang tầm với hệ thống giao thông vận tải của các tỉnh và khu vực có hệ thống giao thông vận tải tiên tiến; Thỏa mãn nhu cầu vận tải của toàn xã hội với chất lượng ngày càng cao; Giảm tới mức thấp nhất chi phí vận tải trên cơ sở tổ chức vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới; Đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác giao thông vận tải.

1.1. Giao thông đường bộ

- Mạng lưới đường cao tốc.

 Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Đây là đoạn cao tốc nằm trong trục đường bộ cao tốc Bắc Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 20/4/2005 về việc đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình dài 56 km, đoạn qua địa phận Nam Định dài 21 km. Toàn tuyến được quy hoạch đạt quy mô 6 làn xe đang thi công và sẽ hoàn thành vào năm 2013. Thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục xây dựng đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn từ Cao Bồ qua thành phố Ninh Bình tới Quốc lộ 1A.

Đến năm 2020 xây dựng cao tốc từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới cao tốc Việt Nam.

- Mạng lưới quốc lộ

Phối hợp với Bộ GTVT nâng cấp, cải tạo QL 38B đoạn qua Nam Định theo quy mô cấp III đồng bằng.

Các tuyến Quốc lộ đã được nâng cấp, cải tạo như QL 31, QL 10 tăng cường công tác bảo vệ hành lang, xây dựng đường gom, từng bước xóa bỏ các điểm đấu nối trái phép, tăng cường bảo dưỡng thường xuyên để kéo dài tuổi thọ tuyến đường.

Phối hợp với các tỉnh làm đề án trình Bộ GTVT đưa tỉnh lộ 486 B (56 cũ) thành quốc lộ: từ Hà Nam qua Nam Định đến cảng Diêm Điền, tỉnh Thái Bình và xây dựng đoạn qua tỉnh Nam Định dài khoảng 70 km với quy mô cấp III đồng bằng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường bộ Phủ Lý - Nam Định báo cáo Bộ GTVT chuyển đoạn đường bộ Phủ Lý - Nam Định với đường Đông Nam trong đó có cầu Tân Phong thành QL 21 mới để tranh thủ nguồn vốn của Trung ương.

Tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang theo Quyết định số 129/QĐ-TTg đoạn qua Nam Định từ Giao Thiện - Giao Thủy đến Thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng dài 68 km đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Trong đó tập trung trước mắt xây dựng đoạn nối QL 21 với TL 490 C, trong đó có cầu Thịnh Long.

- Đường tỉnh

Xây dựng, nâng cấp, mở rộng 10 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 365,9 km theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng hè và lắp đặt hệ thống thoát nước ngang, dọc trên các tuyến tỉnh lộ qua các thành phố, thị trấn, khu dân cư. Cụ thể:

 * Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 490 C (TL 55 cũ ), đường tỉnh 489 (TL 54 cũ), đường tỉnh 489 B (gồm các đường 51A, 51B cũ, một đoạn đường 54 và 21) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Mở rộng đoạn qua các thị trấn.

* Nâng cấp đường tỉnh 488 B (TL 53 A, 53 B cũ), đường tỉnh 484 (TL 64 cũ), đường tỉnh 485 (TL 57 A cũ), đường tỉnh 488, đường tỉnh 488 C đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

* Ngoài ra, xây dựng các tuyến tỉnh lộ mới theo quy hoạch như: TL 490 theo tiêu chuẩn cấp II đồng bằng, TL 489 C theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, TL 490 D theo tiêu chuẩn cấp I đồng bằng điều chỉnh đến khu kinh tế Ninh Cơ và tương lai nâng cấp thành đường cao tốc để phục vụ Khu kinh tế Ninh Cơ.

- Giao thông đô thị thành phố Nam Định

+ Giao thông đối ngoại

Đường bộ phù hợp với quy hoạch giao thông: Tiếp tục nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới các tuyến: Quốc lộ 21, quốc lộ 10; quốc lộ 38B (tỉnh lộ 485, tỉnh lộ 486, tỉnh lộ 487 cũ) tỉnh lộ 488, tỉnh lộ 490C (tỉnh lộ 55 cũ); nâng cấp, cải tạo vành đai 1 đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; xây dựng mới tuyến Nam Định - Phủ Lý, tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới một số đoạn tuyến tạo thành đường vành đai 2 thông suốt, tiêu chuẩn đường phố chính đô thị; xây dựng đường vành đai 3 trên cơ sở đường tỉnh lộ 486B (56 cũ), quy mô đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng. Chọn giao thông chính huyết mạch và các nút giao thông quan trọng ra vào thành phố với quy mô hiện đại tương xứng với đô thị loại I.

Đường sông: Nâng cấp, cải tạo luồng lạch tuyến trên sông Đào; xây dựng cảng mới tại sông Hồng vị trí điểm cuối tuyến Lê Đức Thọ kéo dài (xã Nam Phong)

- Giao thông các đô thị khác: nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông các thị trấn.

- Giao thông nông thôn: Nâng cấp các tuyến đường huyện (cả cầu, cống) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm có 58 tuyến. Các tuyến đường xã, liên xã quy hoạch đường cấp VI. Nâng cấp trên 70%/5.172,5 km đường thôn xóm đạt tối thiểu cấp A. Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa được trên 90% đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

1.2. Đường sắt

- Đến năm 2020: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Thống Nhất; khôi phục ga hàng hóa và cải tạo quảng trường trước ga Nam Định.

- Sau năm 2020: + Xây dựng mới tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, quy mô đường đơn cấp I. + Xây mới tuyến đường sắt Nam Định - Thịnh Long.

1.3. Đường thủy

Đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng 4 sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ với tổng chiều dài 251 km đạt cấp kỹ thuật quy định. Chỉnh trị, nạo vét luồng lạch các cửa sông như Mom Rô, cửa Lạch Giang (cho tàu 2.000 tấn), cửa Đáy... để tàu có trọng tải lớn ra vào thuận tiện, đưa vận tải ven biển vào đến Hà Nội.

Nạo vét, cải tạo các tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km cho các loại phương tiện < 10 tấn hoạt động.

Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, cảng sông, bến bãi bốc xếp hàng hóa.

Mở rộng, nâng cấp cụm cảng tổng hợp Thịnh Long thành cảng biển xuất nhập khẩu, khu lắp ráp tàu có trọng tải lớn, tổ chức vận tải biển với các cảng khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Di chuyển cảng sông Nam Định ra khỏi trung tâm thành phố, cải tạo, nâng cấp cảng sông Nam Định cũ thành cảng hành khách, du lịch. Đầu tư xây dựng cảng đường sông mới hiện đại quy mô trên 1 triệu tấn/năm ven bờ sông Hồng.

1.4. Quy hoạch cảng biển

Khi khu kinh tế Ninh Cơ được phê duyệt, báo cáo Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung quy hoạch và xây dựng cảng biển nước sâu tại khu kinh tế để đảm bảo năng lực bốc xếp hàng hóa qua cảng đạt 20-25 triệu tấn/năm.

2. Mạng lưới cấp điện

 - Dự báo điện thương phẩm tỉnh Nam Định, đạt 14%/năm giai đoạn 2011-2015 và 13,5%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Tập trung xây dựng trung tâm nhiệt điện Nam Định với quy mô công suất 2400 MW tại Hải Hậu, góp phần nâng cao giá trị SXCN trên địa bàn và cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chất lượng cao, ổn định. Xây dựng hệ thống lưới truyền tải, lưới phân phối cùng hệ thống trạm biến áp đồng bộ, có dự phòng và có độ tin cậy cao, phù hợp với công suất phát và tiêu thụ điện tại các khu vực trong tỉnh.

3. Bưu chính viễn thông - Công nghệ thông tin

Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng BCVT hiện đại, đồng bộ, rộng khắp, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

4. Cấp, thoát nước và thủy lợi

4.1. Hệ thống cấp nước

Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số dân tỉnh Nam Định (đô thị và nông thôn) được dùng nước sạch với tiêu chuẩn 100 đến 120 lít/người/ngày đối với khu vực đô thị và 60 đến 80 lít/người/ngày đối với khu vực nông thôn.

4.2. Hệ thống thoát nước

Phục hồi và nâng cấp các hệ thống thoát nước mưa và nước thải tại thành phố Nam Định. Hoàn thành Pha 3 Dự án thoát nước thành phố Nam Định với sự trợ giúp của Chính phủ Thụy Sĩ. Xử lý cục bộ nước thải công nghiệp, bệnh viện trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung.

4.3. Thủy lợi

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn. Ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét, kiên cố hóa kênh mương. Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông nhất là những nơi xung yếu. Sớm hoàn thành các dự án tu bổ, nâng cấp đê biển thuộc Chương trình nâng cấp đê biển Quảng Ninh - Quảng Nam, trong đó đoạn qua Nam Định dài 91,5 km với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển khi có bão cấp 10, tần suất 5%. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thủy nông phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Ưu tiên nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hóa hệ thống kênh mương: kiên cố kênh và trạm bơm Nam Hà, kênh chính tây Cổ Đam, hệ thống thủy lợi Hải Hậu, hệ thống thủy lợi đông Giao Thủy, nam Nghĩa Hưng...

5. Xử lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước

Đối với thành phố Nam Định đến năm 2020 có 100% lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp được thu gom và xử lý. Đối với các thị trấn, thị tứ trong tỉnh đến năm 2020 có 100% cơ sở có thu gom, xử lý rác thải, có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Ở khu vực nông thôn đến năm 2020 có trên 80% số xã thu gom xử lý rác thải, có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Quản lý và sử dụng có hiệu quả, khôn khéo nguồn tài nguyên ven biển theo nội dung của Công ước Ramsar. Có phương án tốt xử lý sự cố tràn dầu và vỡ đê khi có bão lớn kèm thủy triều cường. Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

VI. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH - QUỐC PHÒNG

 Coi việc bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ cũng như giải pháp sống còn đảm bảo môi trường phát triển bền vững trên địa bàn. Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện “Chiến lược an ninh quốc gia” với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

VII. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phương hướng phát triển theo các tiểu vùng

1.1. Phân vùng kinh tế - xã hội

 (1) Vùng kinh tế biển: bao gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và phía Nam huyện Nghĩa Hưng (từ đường 56 xuống biển); (2) Vùng kinh tế công nghiệp - dịch vụ: thành phố Nam Định và khu vực phụ cận; (3) Vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: bao gồm các huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và phía Bắc huyện Nghĩa Hưng (từ đường 56 trở lên).

1.2. Phương hướng phát triển các tiểu vùng

a. Vùng kinh tế biển

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho thành lập và bổ sung KKT Ninh Cơ vào Quy hoạch tổng thể phát triển KKT ven biển Việt Nam đến năm 2020. Tỉnh Nam Định xây dựng xong đề án và đã được các Bộ, Ngành thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đã trình và đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Khu kinh tế Ninh Cơ (KKT Ninh Cơ) với diện tích tự nhiên là 13.950 ha, tại 5 xã của huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Thịnh Long và 3 xã huyện Hải Hậu, có các chức năng là trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế - thương mại - dịch vụ và công nghiệp; một trong những cửa ngõ vào - ra của Nam Định; là một trong những địa bàn phát triển đột phá của tỉnh Nam Định để lôi kéo sự phát triển toàn diện các địa phương trong tỉnh; là một đô thị văn minh với kiến trúc tiên tiến; có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp; là một trong những trung tâm thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại của tỉnh Nam Định và tiểu vùng Nam vùng ĐBSH; Mục tiêu xây dựng KKT Ninh Cơ là phát triển đa ngành, đa chức năng với kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất để đến năm 2020 đóng góp khoảng 18-20% tổng thu nhập của cả tỉnh, mở cảng biển nước sâu (cách bờ khoảng 5-6 km) để đảm bảo năng lực bốc xếp hàng hóa qua cảng đạt 20-25 triệu tấn/năm, hình thành các sản phẩm mũi nhọn có khả năng cạnh tranh ...

b. Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định và phụ cận

Phát triển thành phố Nam Định theo hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng: Trung tâm của một số ngành công nghiệp; Trung tâm đào tạo (không trùng lặp với đào tạo các tỉnh xung quanh); Trung tâm khoa học - công nghệ (Trung tâm về công nghệ sinh học: lai tạo, sản xuất giống cây, con có năng suất, chất lượng cao; Trung tâm công nghệ thông tin; Trung tâm về chuyển giao công nghệ); Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y học cho Nam ĐBSH (để giảm tập trung về Hà Nội); Trung tâm văn hóa, du lịch của vùng; Trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng; Trung tâm về thể thao: Trung tâm tổ chức thi đấu, huấn luyện, đào tạo vận động viên cho vùng; Trung tâm công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm của vùng.

c. Vùng sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đảm bảo giữ vững an ninh lương thực. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất. Tập trung thâm canh cây lúa, cây màu vụ đông và cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,5-2,7 lần. Khuyến khích dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất lên trên 60 triệu đồng/ha vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa.

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đầu tư phát triển thị trấn Lâm lên thị xã và các khu công nghiệp Hồng Tiến, Bảo Minh, Nghĩa An, Ý Yên II...

2. Phát triển đô thị

Bảng 14. Dự báo dân số đô thị tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Tốc độ tăng trưởng (%)

2006-2010

2011- 2015

2016-2020

1-Dân số (ngàn người)

1.830

1845

1863

-1,3

0,2

0,2

Thành thị

347

461,2

652

2,1

5,1

6,4

% so dân số

18,8

25,0

35,0

 

 

 

Nông thôn

1.497

1.383

1.210

-2,0

-0,1

-1,1

% so dân số

81,2

75,0

65,0

 

 

 

Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020.

Dự báo trong giai đoạn tới, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định diễn ra khá nhanh, bình quân 2,1%/năm giai đoạn 2006-2010, đạt 5,1% giai đoạn 2011-2015 và 6,4%/năm giai đoạn 2016-2020; Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và đạt 25% vào năm 2015 và khoảng 35% vào năm 2020.

- Phát triển thành phố Nam Định: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và xã hội của tỉnh Nam Định; Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và xã hội của vùng Nam đồng bằng sông Hồng với quy mô dân số: đến năm 2025 dân số toàn thành phố khoảng 570.000 người. Trong đó dân số nội thành khoảng 340.000 người và quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2025 là 4.100 ha - trung bình 120 m2/người, đất dự trữ xây dựng đô thị 1.000 ha; Tập trung phát triển đô thị phía Bắc sông Đào tới sông Vĩnh Giang; Phát triển một số khu chức năng đô thị tập trung, đan xen trong không gian đô thị sinh thái nông nghiệp phía Nam sông Đào; Dự trữ phát triển các khu chức năng đô thị phía Bắc sông Vĩnh Giang;

Đồng thời, xây dựng, nâng cấp và phát triển các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh như: TP Thịnh Long, TX. Quất Lâm, TX. Lâm…

3. Phát triển nông thôn

Từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh tập trung sức xây dựng nông thôn mới vượt mức tỷ lệ bình quân của cả nước. Giai đoạn 2011-2015 phấn đấu hoàn thành xây dựng 96 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 01 xã điểm của trung ương, 10 xã điểm của tỉnh theo Quyết định số 3391/QĐ-UBND và 85 xã của các xã, trong đó huyện Hải Hậu có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.

VIII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020

1. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của một tỉnh công nghiệp có trình độ phát triển trong số các tỉnh hàng đầu cả nước:

2. Kêu gọi và xúc tiến các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ:

3. Đầu tư phát triển nông nghiệp

4. Hình thành các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực phát triển xã hội:

5. Hình thành các chương trình đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ.

6. Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ nguồn tài nguyên nước, môi trường nước liên quan đến sông Đáy, sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ...

7. Xây dựng chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Nam Định với thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng.

8. Xây dựng chương trình nông thôn mới.

IX. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

 - Tổ chức lãnh thổ và sử dụng đất tỉnh Nam Định phải đặt trong quan hệ với các tỉnh lân cận, định hướng phát triển chung của vùng, nhất là trong phát triển mạng lưới giao thông, cấp điện...; Định hướng sử dụng đất của tỉnh phải phù hợp với các điều kiện đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh; Định hướng khai thác, sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất là trong việc chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp.

- Đến năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 168.145,72 ha tăng so với năm 2010 là 3000 ha, do sử dụng từ đất bãi bồi ven biển. Diện tích các loại đất quy hoạch như sau: Giữ lại đến năm 2020 đất lúa là 75.000 ha từ đó phân bổ các loại đất theo như quy hoạch đất của tỉnh đã xây dựng.

PHẦN THỨ TƯ

CÁC BIỆN PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

I. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

1.1. Dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư

Bảng 15. Dự báo huy động vốn đầu tư

(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Thời kỳ
2011-2020

Giai đoạn
2011-2015

Giai đoạn
2016-2020

Vốn đầu tư

Cơ cấu (%)

Vốn đầu tư

Cơ cấu (%)

Vốn đầu tư

Cơ cấu (%)

Tổng vốn đầu tư

363,7

100

117,7

100

246,0

100

1. Vốn ngân sách Nhà nước

91,0

24,8

30,0

25,5

61,0

24,8

- Trong đó: NS Địa phương

33,2

9,2

11,2

9,5

22,0

9,0

2. Vốn tín dụng

15,1

4,1

5,3

4,5

9,8

4,0

3. Vốn của các doanh nghiệp và dân cư

225,8

61,6

74,0

62,8

151,8

61,7

4. Đầu tư ­ trực tiếp nước ngoài

31,9

8,8

8,5

7,2

23,4

9,5

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

Bảng 16. Dự báo hiệu quả vốn đầu tư phát triển đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thời kỳ 2011-2020

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

1

Tốc độ tăng GDP

%

13,3

13,0

13,5

2

Giá trị GDP tăng thêm (giá 1994)

Tỷ đồng

25.920

8.805

17.115

3

Hệ số ICOR

 

2,7

2,6

2,8

4

Nhu cầu vốn đầu tư (lũy kế)

Tỷ đồng

363.706

117.751

245.956

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

1.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vốn đầu tư nước ngoài, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao...

II. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

 Đề nghị Trung ương chú trọng đầu tư các công trình quy mô vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 109/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TƯ PHÁP VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP VỮNG MẠNH

 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, phục vụ tốt nhân dân và doanh nghiệp. Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, trong đó ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Tiếp tục công tác cải cách tư pháp, xây dựng mạng lưới các tổ chức dịch vụ pháp lý trên địa bàn để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận pháp luật, dùng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

IV. PHỐI HỢP PHÁT TRIỂN GIỮA NAM ĐỊNH VỚI CÁC TỈNH TRONG VÙNG

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, Nam Định sẽ xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là với các tỉnh trong tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng để tạo ra sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững cho cả vùng với những nội dung chính như: (1). Phối hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng; (2). Hợp tác xây dựng các tour du lịch. (3). Hợp tác trong lĩnh vực thương mại; (4). Phối hợp nâng cao năng lực khai thác hệ thống thủy nông liên quan; (5). Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo - nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; (6). Hợp tác trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh và nghiên cứu y học…

V. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Bảng 17. Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh đến năm 2020

TT

Ngành

2010

2015

2020

1

Nguồn lao động (103 người)

1106,4

1139,0

1180

2

Dân số trong độ tuổi

979

1003

1042

3

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

45,0

60,0

70,0

4

Cơ cấu sử dụng lao động

100

100

100

 

 - Nông, lâm, ngư nghiệp

66,1

52,0

35,0

 

- Công nghiệp và xây dựng

19,1

29,1

40,0

 

- Dịch vụ

14,8

18,9

25,0

Nguồn: Quy hoạch nhân lực tỉnh Nam Định, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nam Định và tính toán dự báo của nhóm nghiên cứu.

VI. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Các giải pháp về khoa học và công nghệ trong tỉnh

2. Các giải pháp về môi trường, giám sát, quan trắc và xử lý các vấn đề về môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội

VII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch

2. Thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch

3. Cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện và quản lý quy hoạch

5. Phân công, phối hợp thực hiện quy hoạch.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Đề án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Nam Định” được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế phát triển kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua và thu thập các nguồn thông tin, tư liệu khác nhau phản ánh thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế xã hội địa bàn tỉnh.

Từ những vấn đề về thực trạng và tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định, của Vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước, cho thấy, trong thời kỳ qui hoạch đến năm 2020 và định hướng đến 2030, tỉnh Nam Định cần có các biện pháp tác động tích cực theo hướng mở rộng qui mô và phạm vi để qua đó tạo cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội có bước tiến nhanh và bền vững theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổ chức hóa, xã hội hóa và tiêu chuẩn hóa thúc đẩy và hỗ trợ các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển.

Với sức phấn đấu mới, với phương án phát triển đã lựa chọn, cùng với các giải pháp thực hiện quy hoạch được xây dựng, bộ mặt kinh tế - xã hội của Nam Định sẽ có sự thay đổi đáng kể với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch nhanh hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều tiến bộ. Năng suất lao động toàn nền kinh tế và từng ngành không ngừng tăng lên. Kết cấu hạ tầng chủ yếu (giao thông, điện, thủy lợi, cấp, thoát nước, trường học, bệnh viện, các công sở, các công trình công cộng, nhà ở của nhân dân cả ở thành thị và nông thôn) được cải thiện rõ rệt theo hướng kiên cố, khang trang, hiện đại hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tăng số hộ giàu. Nâng cao tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, khang trang hơn, số dân cư trú ở nông thôn.

Với quyết tâm mới, chắc chắn tỉnh Nam Định sẽ tiến kịp với các tỉnh trong vùng và cả nước.

II. KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Trung ương có cơ chế, chính sách đối với Nam Định và các tỉnh khác ở Nam đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng nông nghiệp cao, giữ đất trồng lúa để đóng góp phần quan trọng vào an ninh lương thực của vùng như: Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến…

2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập KKT Ninh Cơ để tận dụng đất bãi bồi phát triển công nghiệp cho Nam Định

3. Đề nghị Trung ương ban hành cơ chế đặc thù để phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

4. Đề nghị Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để sớm đầu tư tuyến đường Quốc lộ ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; Đường Quốc lộ 38; chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Nam Định - Hải Phòng; xây dựng kênh Đò Mười thay kênh Quần Liêu; nạo vét luồng lạch mở rộng cửa sông. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình đầu tư của các tập đoàn kinh tế quốc gia trên địa bàn tỉnh Nam Định.

5. Đề nghị Trung ương xem xét lựa chọn tỉnh Nam Định là tỉnh được ưu tiên hàng đầu trong việc ứng phó với những biến đổi khí hậu và nước biển dâng của vùng Đồng bằng sông Hồng.

6. Đề nghị Trung ương chỉ đạo một số Tổng công ty lớn của Nhà nước đầu tư vào địa bàn Nam Định; được thực hiện một số ưu đãi đặc biệt (như một số khu kinh tế, cửa khẩu) để thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2011-2020 TỈNH NAM ĐỊNH

I

CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ

1

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38B (QL10 - QL1A)

2

Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định và cầu Thịnh Long

3

Các dự án phòng chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng

II

CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

1

Khu kinh tế Ninh Cơ

2

Đường bộ mới nối QL10 với QL21 và cầu Tân Phong vượt sông Đào

3

Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 486B; Cảng sông Nam Định mới

4

Hoàn thiện Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg.

5

Các dự án thuộc chương trình đê sông theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Tuyến đê hữu Hồng (Mỹ Lộc); tuyến đê hữu Ninh, đê tả Đào (Nghĩa Hưng)

6

Các dự án nâng cấp hệ thống thủy nông, thủy lợi trọng điểm: Kênh Cổ Lễ - Bà Nữ - Cát Chử - Thống Nhất; kênh Châu Thành - Rõng; Nạo vét cửa Mom Rô và các bãi bồi trên sông Ninh Cơ. Triển khai các dự án trong quy hoạch hệ thống thủy lợi trong từng giai đoạn đến 2030.

7

Cải tạo nâng cấp, tăng năng lực tưới tiêu và bổ sung nước ngọt cho hệ thống thủy nông Xuân Thủy

8

Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường cứu hộ, cứu nạn phòng chống lụt bão các tuyến đê sông tỉnh Nam Định. Sắp xếp, bố trí lại dân cư các vùng sạt lở ven biển và ven sông.

9

Xây dựng trung tâm sản xuất giống thủy hải sản chất lượng cao, sạch bệnh; nâng cấp hạ tầng các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt; xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung

10

Xây dựng cảng cá kết hợp tránh trú bão theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Cảng cá Hà Lạn, Giao Hải, Ngọc Lâm, cống Doanh Châu.

11

Các dự án xây dựng hạ tầng đô thị, trung tâm hành chính, văn hóa xã hội, thể thao, vui chơi giải trí,… để xây dựng TP. Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, rác thải các đô thị. Xây dựng Đài hóa thân hoàn vũ.

12

Xây dựng hạ tầng KCN Mỹ Thuận, Mỹ Trung. Hệ thống kho bãi trung chuyển hàng hóa, kho ngoại quan, trung tâm dịch vụ vận tải

13

Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng, Trung tâm thể dục thể thao vùng Nam đồng bằng Sông Hồng, Khu lưu niệm đồng chí Lê Đức Thọ

14

Xây dựng Khu đại học tập trung tỉnh. Xây dựng Trường Đại học đa ngành Nam Định trên cơ sở nâng cấp Trường CĐSP tỉnh; nâng cấp Trường trung cấp VHNT thành Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật, Trường trung cấp y tế thành trường Cao đẳng y dược, trường trung cấp KT-KT nông nghiệp lên Trường Cao đẳng nông nghiệp. Nâng cấp một số Trung tâm dạy nghề lên Trường trung cấp nghề.

15

Xây dựng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong giai đoạn 2011-2020 trở thành trường chuyên trọng điểm của quốc gia.

16

Nâng cấp các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện, các trung tâm y tế tuyến tỉnh

17

Xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, nhà dưỡng lão

18

Xây dựng các ký túc xá sinh viên

19

Xây dựng CSHT nâng cấp thị trấn Thịnh Long lên thị xã, tiến tới lên thành phố; thị trấn Lâm, thị trấn Quất Lâm lên thị xã.

III

CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

1

Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 488 (cầu Vòi - thị trấn Thịnh Long)

2

Xây dựng tuyến Tỉnh lộ 489C (Xuân Trường - bến phà Sa Cao)

3

Xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau sạch

4

Xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn

5

Các dự án đầu tư sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may: Nhà máy kéo sợi; dệt vải mộc khổ rộng; sản xuất phụ liệu may; sản xuất vải len; nhuộm hoàn tất vải dệt thoi. Nhà máy liên hợp dệt kim - nhuộm - hoàn tất - may; sản xuất phụ tùng, thiết bị ngành may; ….

6

Các dự án đầu tư lĩnh vực cơ khí - điện - điện tử: Sản xuất phụ tùng các loại xe khách, xe tải nhẹ; sản xuất lắp ráp điện tử, máy vi tính, công nghệ sản xuất phần mềm; sản xuất trang thiết bị y tế; sản xuất thiết bị cơ khí phụ trợ và nội thất tàu thủy; sản xuất kết cấu thép; sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su kỹ thuật; sản xuất vòng bi, khớp nối, phanh; chế tạo bơm, quạt, van điều khiển, thiết bị thủy lực,… sản xuất pin, ắc quy truyền thống, pin Li-Ion;…

7

Nhà máy nhiệt điện Nam Định 2.400 MW

8

Các dự án đầu tư lĩnh vực hóa dược, sản xuất thuốc

9

Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN: Ý Yên II, Việt Hải, Xuân Kiên; các dự án xây dựng KCN, khu thương mại, tổng kho xăng dầu, phân bón tổng hợp, cảng nước sâu,… nằm trong KKT Ninh Cơ. Xây dựng các khu nhà công nhân trong các KCN.

10

Đầu tư Trung tâm logistics tại KKT Ninh Cơ; các trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp, siêu thị, chợ đầu mối tại TP. Nam Định và các trung tâm huyện lỵ

11

Các khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Thủy, Khu du lịch sinh thái Phủ Giầy - chợ Viềng, Khu du lịch Rạng Đông

Ghi chú: Vị trí, quy mô, diện tích sử dụng đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng giai đoạn./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 02/2012/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu02/2012/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/07/2012
Ngày hiệu lực16/07/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 02/2012/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nam Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nam Định
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu02/2012/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nam Định
                Người kýPhạm Hồng Hà
                Ngày ban hành06/07/2012
                Ngày hiệu lực16/07/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nam Định

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nam Định

                  • 06/07/2012

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 16/07/2012

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực