Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND

Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Hậu Giang 2014 2016 định hướng 2020


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2014/NQ-HĐND

Vị Thanh, ngày 08 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA VIII KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Thông tư Liên tịch số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học - Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Nhằm triển khai thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét Tờ trình số 19/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua nội dung Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

Nhằm xây dựng các mô hình sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Gắn kết các Chương trình, Dự án, Đề án khác theo cơ chế lồng ghép xây dựng nông thôn mới.

Mô hình cơ cấu chuyển đổi phải đạt yêu cầu phát triển bền vững, giá trị gia tăng cao từ 1,5 - 2 lần so với hiện trạng.

2. Đối tượng hỗ trợ

Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ gia đình, Cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là có nhu cầu, trực tiếp sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.

3. Phạm vi của Đề án

a) Đề án thực hiện chuyển đổi với 04 loại hình: Lúa 3 vụ; mía kém hiệu quả; cải tạo vườn tạp; phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

b) Địa điểm thực hiện: Đề án được triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: Giai đoạn từ năm 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020.

4. Nội dung

a) Giai đoạn 2014 - 2016:

- Hợp phần 1: Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế. Đây là Hợp phần trọng tâm, đột phá của Đề án cần tập trung, ưu tiên triển khai nhanh, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng xây dựng thành công nông thôn mới của tỉnh.

- Hợp phần 2: Chuyển đổi 1.000 ha diện tích mía kém hiệu quả, năng suất thấp, không có đê bao ngăn lũ, diện tích manh mún, nhỏ lẻ sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn; kết hợp màu - thủy sản - chăn nuôi,... tăng thu nhập cho người dân.

- Hợp phần 3: Chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 thủy sản.

- Hợp phần 4: Chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên nền đệm lót sinh học, nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường, tận thu khí sinh học.

b) Định hướng đến năm 2020:

- Tiếp tục nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh đến năm 2020 nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản và chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế hộ theo hướng gia trại, trang trại, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn, thực hiện giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

- Phấn đấu đến năm 2020, diện tích đất vụ 3 sang cơ cấu 2 lúa - thủy sản 2.679 ha; chuyển đổi 4.000 ha đất mía kém hiệu quả; 3.535 ha diện tích vườn tạp được cải tạo; tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung trang trại so với tổng đàn tăng từ 3,2% năm 2010 lên 60% năm 2020; đàn gia cầm tăng từ 7% năm 2010 lên 70% năm 2020.

5. Một số giải pháp chủ yếu

a) Nâng cao nhận thức, ý thức của nông dân và các tổ chức Hội, đoàn thể về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Đề án.

b) Ứng dụng các nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp để đưa vào sản xuất; Đảm bảo về giống, thủy lợi, cơ giới hóa, quy trình sản xuất.

c) Phát triển kinh tế tập thể ở các vùng chuyển đổi; Mời gọi doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư, tiêu thụ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm.

d) Về chính sách hỗ trợ

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 50% lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với 70% vốn vay sản xuất của dân và thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa không quá một lần theo chu kỳ sản xuất như sau:

+ Đối với Hợp phần chuyển đổi vườn tạp, mía sang cây ăn trái, tối đa không quá 02 năm.

+ Đối với Hợp phần chuyển đổi sang 2 lúa-1 màu, 2 lúa-1 thủy sản, mía sang màu, chăn nuôi tối đa không quá 06 tháng.

Sau giai đoạn 2014 - 2016 thì lãi suất vay vốn Ngân hàng người dân tự đảm bảo.

- Hỗ trợ giống, xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng: Sử dụng từ nguồn chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ; vốn hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu theo Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn sự nghiệp cũng như các nguồn hợp pháp khác.

- Hỗ trợ đệm lót sinh học, hầm ủ khí sinh học từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa VIII, kỳ họp thứ tám thông qua và có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH;
- VP. QH, VP. CP (HN - TP. HCM);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đinh Văn Chung

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/2014/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu03/2014/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/07/2014
Ngày hiệu lực18/07/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/2014/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Hậu Giang 2014 2016 định hướng 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Hậu Giang 2014 2016 định hướng 2020
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu03/2014/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hậu Giang
                Người kýĐinh Văn Chung
                Ngày ban hành08/07/2014
                Ngày hiệu lực18/07/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Hậu Giang 2014 2016 định hướng 2020

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Hậu Giang 2014 2016 định hướng 2020

                        • 08/07/2014

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 18/07/2014

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực