Quyết định 1003/QĐ-UBND

Quyết định 1003/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 53-KH/TU của Tỉnh ủy Bình Phước về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Nội dung toàn văn Quyết định 1003/QĐ-UBND 2009 Kế hoạch nông nghiệp nông dân nông thôn Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1003/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 23 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 53-KH/TU NGÀY 20/10/2008 CỦA TỈNH ỦY ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7, KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị ln thứ 7 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X vnông nghiệp, nông dân và nông thôn;

Căn cứ Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy đthực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 101/TTr-SNN ngày 01/4/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thục hiện Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy để thực hiện Nghị quyết TW 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- B
NN và PTNT;
- B
KH và ĐT, Bộ TC;
-
TT.TU; TT.HĐNĐ tỉnh;
-
Đoàn ĐBQH tnh;
-
Chủ tịch, các P.CT;
-
Như điều 2;
-
LĐVP, CV: SX, TTTH, TTCB;
-
Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Danh

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 53-KH/TU NGÀY 20/10/2008 CỦA TỈNH ỦY ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TW 7, KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 23/4/2009 ca UBND tnh)

Phần 1.

THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (TÍNH ĐẾN NĂM 2008)

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã có chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng, cụ th:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (nông - lâm - thủy sn) liên tục tăng trưởng cao, trong giai đoạn 1997 - 2008 là 13,3 %, riêng giai đoạn 2006 - 2008 là 9,47 % và năm 2008 là 7 %. Trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, năm 2008 chiếm 51,32 %. Đã hình thành một số vùng sản xut tập trung, tạo ra được sản lượng hàng hóa khá lớn như cao su, điu, tiêu. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành hàng của cả nước như cao su (chiếm 24,25 % sản lượng cả nước), điu (chiếm 49,20 % sản lượng cả nước), tiêu (chiếm 29,50 % sản lượng cả nước).

- Kinh tế trang trại đang trở thành mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả ở nông thôn Bình Phước.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ở hầu hết các vùng nông thôn trong tỉnh từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) của tỉnh năm 2008 là 14,58 triệu đồng (tương đương 860 USD).

- Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2008 còn 6,32 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 đạt 24,7 %.

- Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.

- Đến năm 2008, 100 % số xã đã có đường ô tô tới trung tâm xã; đường liên huyện, liên xã đã bê tông nhựa và láng nhựa đạt trên 30 %.

- Lưới điện quốc gia đã đến 100 % trung tâm xã, phường, thị trấn; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt 83,20 %.

- Bưu chính - viễn thông có bước phát triển vượt bậc, đáp ứng cơ bn yêu cu phát trin kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Hiện nay toàn tỉnh có 224 điểm bưu điện, tổng số thuê bao điện thoại là 501.891 máy, bình quân 57,9 máy/100 dân.

- Năm 2008, toàn tỉnh có 78 % dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Toàn tỉnh có 117 cơ sy tế với 1.561 giường bệnh, đạt 18,3 giường/vạn dân; 453 bác sỹ, bình quân 5,23 bác sỹ/vạn dân; 64 % trạm y tế có bác sỹ, 56 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Đến nay tỉnh có 112 trường mầm non mẫu giáo, 159 trường tiểu học, 87 trường THCS, 01 trường PTCS (cấp I + cấp II), 28 trường THPT, 08 TTGDTX, 79 TTHTCĐ.

II. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua của tỉnh là rất lớn song chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nông nghiệp chưa thực sự phát triển bền vững, năng suất còn thấp, sản phm nông nghiệp đa số còn ở dạng thô, chưa qua chế biến, chưa có thương hiệu; chuyn dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành còn chậm; nghiên cứu, chuyn giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn lực trong nông nghiệp còn bất cập; sản xuất nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến; các hình thức tổ chức sản xut chậm đi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập, tình trạng di dân tự do trong các lâm phần chưa được giải quyết triệt để; giao thông vmùa mưa đi lại còn khó khăn nhất là vận tải hàng hóa bng ô tô đến vùng sâu vùng xa; đầu tư thủy lợi và cp nước chưa đáp ứng nhu cầu; điện sinh hoạt và sản xut cho khu vực nông thôn còn thiếu; môi trường nông thôn có xu hướng bị ô nhiễm do lạm dụng thuc bảo vệ thực vật và thuốc diệt cỏ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhất là đồng bào S'tiêng còn cao.

Nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu là do nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tin; đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc trin khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhiều nơi còn hạn chế.

Phần 2.

QUÁN TRIỆT MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai) và có đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

2. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.     

3. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trưng sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đng được tăng cường.

4. Xây dựng giai cấp nông dân, củng c liên minh công nhân - nông n - trí thức vững mnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và chú trọng nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đy mạnh thâm canh tăng năng sut và mở rộng diện tích cây trng chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao như cao su, điều, phát trin công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện, xã còn nhiều hộ nghèo, tập trung giải quyết các vn đề xã hội bức xúc, tình trạng dân di cư tự do trong các lâm phn rừng phòng hộ; giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 8 - 9 %. Tăng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 30 %, tính cả cây nông nghiệp lâu năm; đến cuối năm 2010 phải có 90 % diện tích đất được cp GCNQSDĐ.

- Giảm lao động trong nông nghiệp xuống dưới 76 % lao động xã hội; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn dưới 5 %; cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo 30 %, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 85%.

- Đảm bảo có đường ô tô đến thôn, ấp đạt 90 %; đưa tỷ lệ nhựa hóa đường liên huyện (liên xã) lên 40 %.

- Đưa tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ lên 7,5 %; trẻ em 5 tuổi được đi học lên 92 %. đưa tỷ lệ huy động học sinh vào lớp một lên 96 %; 10 % số trường đạt chuẩn quốc gia.

- 100 % khu dân cư đăng ký thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

- 100 % trung tâm cụm xã có chợ nông thôn hoặc trung tâm thương mại.

- Đưa tỷ lệ trạm y tế cấp xã có bác sỹ lên 80 %.

- Tỷ lệ người dân được sử dụng điện lên 85 %.

- Tăng tổng số thuê bao điện thoại lên bình quân 65 máy /100 dân.

- Tổ chức thực hiện tốt phong trào xây dựng nông thôn mới, trong năm 2009 cần triển khai ngay việc thực hiện thí điểm chương trình nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 đạt 7,6 % và giai đoạn 2016 - 2020 là 6 %, năm 2020 GDP ngành nông lâm ngư chiếm 19,5 %; đưa tỷ lệ ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành lên 20 % vào năm 2020. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm cho lao động nông thôn.

- Lao động nông nghiệp còn khoảng dưới 50 % lao động xã hội, đưa tlệ lao động nông thôn qua đào tạo lên trên 50 %.

- Nâng cao thu nhập của nông dân gấp 2 đến 3 ln so với hiện nay (đạt GDP bình quân đầu người (chung toàn tỉnh) lên trên 1.628USD. Nâng cao cht lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo; cơ bn không còn hộ nghèo vào năm 2020.

- Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng trên 50 %.

- 100 % dân cư được sử dụng điện, 100 % nhu cầu vvin thông được đáp ứng với số điểm bưu điện đạt 442 điểm vào năm 2020; mật độ điện thoại (cđịnh và di động) là 96,81 máy/100dân. 100 % xã, phường có điểm truy cập internet băng thông rộng, 70 % các hộ gia đình có kết nối internet tại nhà.

- Tỷ lệ nhựa hóa đường GTNT đến xã đạt 100 % và 30 % đến thôn, ấp.

- Đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thdục thể thao ở hầu hết các xã tiến gần tới mức các đô thị trung bình. Phấn đấu 100 % huyện, thị phổ cập trung học phổ thông, 70 % số trường đạt chuẩn quốc gia; 100 % xã có trung tâm học tập cộng đồng; số xã có bác sỹ là 100 %, có 12 bác sĩ và 25 giường bệnh/vạn dân.

- 95 % dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và trên 80 % hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.

- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn của rừng tự nhiên, rừng trồng quy hoạch phòng hộ; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân ở những vùng thường bị lũ lụt ven sông suối và hạ lưu các công trình hồ thủy lợi, thủy điện; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.

Phần 3.

NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG

1. Thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Các cơ quan chức năng ở các cấp, các ngành cần tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước; cụ th hóa những chủ trương và giải pháp lớn, huy động sức mạnh của cả hệ thng chính trị để triển khai các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, bao gm:

- Nghị quyết s26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ.

- Chương trình hành động ban hành theo Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kế hoạch s53-KH/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy Bình Phước.

- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 10/6/2008 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Chương trình hành động của UBND tnh Bình Phước vnông nghiệp, nông dân và nông thôn.

2. Tiến hành quy hoạch và rà soát quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các chương trình, dự án trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

- Thực hiện ngay công tác rà soát, quy hoạch tổng th phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 sau quy hoạch 3 loại rừng.

- UBND các huyện, thị xã tùy thuộc điều kiện, năng lực quy hoạch và quản lý quy hoạch mà thực hiện quy hoạch tổng thể cấp huyện, thị và cấp xã đlàm cơ sở triển khai thực hiện các chương trình dự án trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo phân cấp.

- Các ngành, lĩnh vực (nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp, thương mại, điện, giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, truyền thông) phải xây dựng quy hoạch tổng thể ngành, lĩnh vực (đối với những ngành, lĩnh vực chưa có quy hoạch) hoặc rà soát lại quy hoạch để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới và gắn với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đảm bảo yêu cu phát triển đồng bộ, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn, trong đó:

3.1. Tiếp tục đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu. Thực hiện rà soát quy hoạch thủy lợi đến năm 2020, trong đó có điều chnh quy hoạch đến năm 2010.

3.2. Trên cơ sở quy hoạch GTVT của tỉnh đã được phê duyệt, cần ưu tiên đầu tư phát triển giao thông nông thôn, nhất là đường giao thông đến các vùng sn xuất tập trung, đảm bảo tốt cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân.

3.3. Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ, điện năng lượng mặt trời nhằm giải quyết điện cho những nơi chưa có điện;

3.4. Phát triển hệ thống bưu chính - viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp.

3.5. Quan tâm đầu tư củng cố mạng lưới y tế xã, kiên cố hóa trường học đẩy mạnh tiến độ xây dựng trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, củng cvà nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm để chuyển giao kiến thức KHKT xung tận nông dân, nông thôn; xây dựng các trung tâm, nhà văn hóa - ththao tại hầu hết các xã, hướng đến các thôn trọng điểm dựa trên các quy hoạch y tế, giáo dục được duyệt.

3.6. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa nông thôn phù hợp với quy hoạch hệ thng đô thị và khu dân cư nông thôn tnh Bình Phước đến năm 2020.

3.7. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện các dự án giải quyết ổn định dân di cư tự do trong các lâm phn rừng sản xuất; thực hiện di dời dân di cư tự do ra khỏi rừng phòng hộ, đặc dụng; btrí lại dân cư vùng biên giới, vùng thường bị lũ lụt, vùng ngập do xả lũ hạ lưu các hồ thủy lợi, thủy điện.

3.8. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động triển khai trước một bước các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

3.9. Tiếp tục triển khai chương trình hành động của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đẩy nhanh phát triển công nghiệp và đầu tư phát triển kết cấu hạ tng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết đnh số 16/2007/QĐ-UBND ngày 27/3/2007).

4. Tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

4.1. Tăng đầu tư ngân sách cho chuyển giao khoa học - công nghệ. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá vnăng sut, cht lượng và hiệu quả sản xuất.

4.2. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa.

4.3. Phát triển đồng bộ và không ngừng nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động.

5. Cụ thể hóa các chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn để huy động các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân

5.1. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với diện tích đất lâm nghiệp giao về địa phương để phát triển kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng thực hiện chính sách cho thuê đất, giao đất đầu tư hạ tng nông thôn, ổn định dân cư. Đi với những nơi người dân đã sinh sng - canh tác n định phù hợp với quy hoạch thì sớm hợp thức hóa để người dân yên tâm làm ăn sinh sống.

5.2. Cụ thể hóa chính sách giá đất linh hoạt, phù hợp bảo đảm hài hòa quyền lợi của người sdụng đất, của nhà đầu tư và Nhà nước trong quá trình giải tỏa, thu hồi đất, nhất là đối với những nơi quy hoạch khu công nghiệp, dịch vụ, công trình công cộng. Phân định rõ chính sách thu hồi đt vì mục đích công cộng vi mục đích kinh doanh. Chú trọng khuyến khích những tchức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất đthành lập công ty, tham gia các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi; giải quyết vấn đề đất ở, nhà , việc làm cho người bị thu hồi đất.

5.3. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăng mạnh nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ngay từ năm 2009 và bo đảm 05 năm sau cao gấp hơn 02 (hai) lần 05 năm trước.

Triệt để phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gm cả cấp huyện và xã; Tiếp tục có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phn kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kcả huy động vốn ODA, FDI.

5.4. Tăng cường thông tin thị trường về giá cả nông sản. Đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện cam kết hội nhập quốc tế.

6. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

6.1. Tiếp tục kiện toàn bộ máy hành chính ở các cp nói chung và ở lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, đảm bảo tăng cường năng lực điều hành, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến xã; các ngành, các cấp phải có sự liên kết, thống nhất đồng bộ trong nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

6.2. Tiếp tục cải cách hành chính, không ngừng cải tiến, hoàn thiện cơ chế “một cửa” ở những cơ quan tiếp công dân nhằm giảm phiền hà cho nhân dân, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức các cấp.

7. Tăng cường triển khai tuyên truyền, phổ biến kịp thời và hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều được truyền tải đến người dân, tiếp tục đẩy mạnh và ngay khi có các chủ trương, chính sách, luật, pháp lệnh (Luật Đất đai, Luật Bảo vệ rừng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các luật, pháp lệnh về: Vệ sinh an toàn thực phm, thủy lợi, nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y) của Trung ương ban hành, các cơ quan chuyên môn các cấp phải triển khai ngay công tác phổ biến đến tận người dân. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật sẽ phát huy hiệu quả và trở thành động lực phát triển.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1. Đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện, rà soát Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nhất là các sản phẩm có lợi thế so sánh. Gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường.

2. Đẩy mạnh thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học vào các khâu sn xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nông sản hàng hóa trên thị trường.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới khuyến nông, thú y, BVTV; tăng cường công tác chuyển giao KHKT, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; tăng cường công tác phòng, chống có hiệu quả các dịch bệnh; nâng cao cht lượng hàng hóa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vvệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt như: quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch ngành điều, quy hoạch thủy sản, quy hoạch thủy lợi, lâm nghiệp.

5. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện và khuyến khích cho người dân đảm bảo được cuộc sng và làm giàu từ nghrừng nhm tăng khả năng phòng hộ của rừng và cải thiện môi trường sinh thái.

6. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ ở nông thôn theo hướng bền vững, ưu tiên phát trin các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân đu tư, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp với điu kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, vùng sản xut hàng hóa lớn và những ngành thiếu lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế ti đa tổn thất sau thu hoạch. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn. Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo, định hướng phát triển các ngành hàng chủ lực và bình n thị trường.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NÔNG DÂN ĐỂ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO DÂN CƯ NÔNG THÔN

1. Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tnh. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ờ các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hẹp khoảng cách phát trin giữa nông thôn và thành thị.

2. Tập trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt quan tâm tới các xã có tỷ lệ đng bào dân tộc thiểu số cao.

3. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, các chính sách bảo hiểm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình; chế độ cứu trợ đối với hộ thiếu đói giáp hạt; cấp học bng cho học sinh nghèo, cận nghèo. Ưu tiên đầu phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sng văn hóa ở khu dân cư, xây dựng các hương uớc, phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn.

5. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở.

6. Nghiên cứu từng bước thực hiện chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn. Rà soát, giảm thiu các khoản đóng góp của người dân. Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không để hình thành những đim nóng ở nông thôn. Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vị thế của phụ nữ ở nông thôn.

7. Tập trung thực hiện các chính sách an sinh xã hội một cách đồng bộ, công bằng, hiệu quả.

IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHO NÔNG THÔN

1. Tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá các mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng. Khuyến khích phát triển hình thành các mối liên kết giữa các nông hộ với trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tchức khoa học, hiệp hội ngành hàng đáp ứng yêu cầu sản xuất của nền nông nghiệp hiện đại.

2. Tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, trang trại, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Tiếp tục triển khai phong trào "cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa ở khu dân cư". Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở phù hợp với từng địa phương; xây dựng các quy ước, hương ước phù hợp với từng khu dân cư; phát huy nét văn hóa của nhà sinh hoạt cộng đồng.

5. Xây dựng hệ thống thư viện nông thôn để cung cấp cho người dân những tư liệu về sản xuất, về thị trường, về nếp sống văn minh... để người dân tham khảo và thực hiện.

6. Tiếp tục triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư tnh Bình Phước đến năm 2020 đã duyệt. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phần 4.

NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010

1. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị tiếp tục khẩn trương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình hành động mà UBND tỉnh đã ban hành tại Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 17/9/2007; Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 23/7/2007 của UBND tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi 05 chương trình đột phá của Tỉnh ủy đã đ ra.

2. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị khẩn trương tập trung triển khai các nội dung đã được ban hành tại Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2009 về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 của Chính phủ.

3. Tuyên truyền, quán triệt thống nht nhận thức vvị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn, kể cả nguồn vốn ODA và FDI.

4. Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dng đất sau quy hoạch 03 loại rừng, giao về các huyện, thị xã để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Hoàn thành quy hoạch hoặc rà soát quy hoạch theo ngành, phân ngành. Khẩn trương trin khai các quy hoạch đáp ứng nhu cầu cho phát triển ng nghiệp, nông thôn theo mục tiêu kế hoạch 53-KH/TU đặt ra, trong đó ưu tiên trin khai nhanh tại các khu vực trọng yếu như: vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

5. Hoàn thiện, bổ sung một số chính sách có bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp như: thu hút đầu tư, quy hoạch phát trin cao su, cơ chế chính sách phát triển ngành điều; phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi heo, gà tập trung; chính sách phát triển kinh tế hợp tác; quy định cơ cấu, mật độ, loại cây trng và phương thức trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thực hiện chính sách về tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn.

6. Đm bảo tiến độ các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm của tỉnh phục vụ sản xuất nông nghiệp và PTNT như: giao thông, thủy lợi (Công trình sử dụng nước sau hồ Cần Đơn; Nâng cấp, sửa chữa cụm hPhước Long; Nâng cấp, sửa chữa cụm công trình thủy lợi Đồng Phú; Dự án thủy lợi Phước Hòa; 06 HTTL: Bù Ka, Vân Phòng, M26, Suối Phèn, Ba Veng, Sơn Lợi).

7. Có giải pháp tích cực khống chế, dập tắt kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng. Tăng cường công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực ở nông thôn.

8. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quc gia trên địa bàn nông thôn, nhất là xóa đói, giảm nghèo (Chương trình 135-II, Chương trình MTQG giảm nghèo, Chương tnh NS và VSMTNT, Chương trình 193, Chương trình 5 triệu ha rừng). Có giải pháp khắc phục nhanh những vn đbức xúc ở nông thôn, trước hết là những tồn tại liên quan tới vấn đề thu hồi đất, thực hiện đạt kết quả chương trình "Giải quyết dân di cư tự do gn với quản lý bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi gia súc".

9. Tiếp tục kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước vnông nghiệp và PTNT từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó phải ưu tiên triển khai Thông tư s04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và PTNT công tác trên địa bàn cấp xã.

Phần 5.

PHÂN GIAO NHIỆM VỤ

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tnh thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp: thứ 2 (tiến hành quy hoạch và rà soát quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các chương trình, dự án trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn) trong phần (III) nhiệm vụ và giải pháp chung.

- Tham mưu kế hoạch vốn và đôn đốc, phối hợp với các địa phương, sở ngành xây dựng quy hoạch đối với những ngành, lĩnh vực chưa có quy hoạch, thực hiện rà soát các quy hoạch đang thực hiện cho phù hợp với yêu cầu về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; thực hiện thẩm định quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tnh, sở, ngành và các địa phương liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích htrợ hoạt động của các thành phn kinh tế trong nông nghiệp và PTNT, nhm tăng thêm ngun lực để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tham mưu UBND tnh kế hoạch vốn để thực hiện các chương trình, dự án thuộc chương trình hành động này.

2. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh tăng nguồn vốn đầu tư cho việc tổ chức thực hiện các chương trình dự án về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đảm bảo 05 năm sau cao gấp 02 lần 05 năm trước.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn vốn để mở rộng đối tượng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

3. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Ban Dân tộc

Theo chc năng, nhiệm vụ của mình triển khai tổ chức thực hiện cụ thcác nhiệm vụ gii pháp liên quan, kiểm tra đôn đốc các ngành liên quan, phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện, rà soát, tổng kết từng giai đoạn thực hiện chương trình hành động này.

4. Công an tỉnh

- Tiếp tục tổ chức thực hiện và tham mưu UBND tnh triển khai tốt chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em (Chương trình mục tiêu 05 giảm của tỉnh).

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh vgiải quyết di dân tự do, ổn định dân cư gắn với bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc.

5. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh

- Tham mưu UBND tnh xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phn kinh tế được tiếp cận với các nguồn vốn, đáp ứng nhu cu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Hướng dẫn các Ngân hàng thương mại trên địa bàn đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ ngân hàng, điều hòa tiền mặt, an toàn kho quỹ.

- Phổ biến, hướng dẫn kịp thời đến người dân vcác chính sách ưu đãi vốn vay nhằm mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh.

6. UBND các huyện, thị xã

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện, chương trình hành động này và nghị quyết cp ủy, UBND các huyện, thị xã xây dựng chương trình hành động của địa phương mình vphát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Phi hợp với các sở, ngành ca tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà chương trình hành động của tỉnh đã đề ra.

Phần 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ chương trình hành động của tỉnh đề ra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được quy định, Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành, y ban nhân dân các huyện, thị xã phải xây dựng và trin khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án chuyên ngành.

2. Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn của tnh do đồng cChủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban chđạo, 01 đng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó trưởng ban và thủ trưởng các s, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị làm thành viên. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình.

3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kim tra, tổng hợp tình hình, định kỳ quý, 06 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả việc thực hiện Chương trình này./.

 

DANH MỤC

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, ĐỒ ÁN, NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 53-KH/TU CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 07-NQ/TW KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2009 của y ban nhân dân tnh)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian xây dựng, hoàn thành

Thời gian triển khai thực hiện

I

CÁC NỘI DUNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN

 

 

 

1

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đẩy nhanh phát triển công nghiệp và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh đến năm 2010.

Sở Kế hoạch & Đầu tư

Sở Giao thông, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp & PTNT, SXây dựng, các sở, ban, ngành liên quan và y ban nhân dân huyện thị xã.

 

2006­ - 2010

2

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của UBND tỉnh về giải quyết di dân tự do, ổn định dân cư gắn với bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng chăn nuôi đại gia súc ca tỉnh đến năm 2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ban Dân tộc, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã.

 

2006­ - 2010

3

Tiếp tục Chương trình Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII đng bộ tỉnh về phát triển thương mại, xuất khẩu và dịch vụ du lịch ca tỉnh Bình Phước đến năm 2010 (Chương trình số 08-CTr/TU).

Sở Công thương

S Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Kế hoạch & Đầu tư, UBND các huyện thị.

 

2006­ - 2010

4

Tiếp tục triển khai Chương trình thực hiện Nghị quyết đại hội VIII đảng bộ tnh Bình Phước về đào tạo - thu hút cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tnh đến năm 2010 (Chương trình 10-CTr/TU).

Sở Nội vụ

Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Giáo dục & Đào tạo, y ban nhân dân huyện, thị xã.

 

2006­ - 2010

5

Triển khai Chương trình sắp xếp, bố trí dân cư các vùng (theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg và Quyết định 78/2008/QĐ-TTg.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công an tỉnh, Ban Dân tộc, y ban nhân dân huyện, thị xã.

I/2009

2009 - 2015

6

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nh.

Sở Kế hoạch & Đầu tư

Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Công thương.

I/2009

 

7

Triển khai quy hoạch tổng thể phát trin thương mại tỉnh Bình Phước thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Sở Công thương

Sở Kế hoạch & ĐT, Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện thị.

I/2009

2009 - 2020

8

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu.

BQL KKT cửa khẩu Hoa Lư

Sở Xây dựng, TN&MT, Công thương, UBND huyện Lộc Ninh.

I/2009

 

9

Lập đán tuyên truyền các Nghị quyết, Chương trình của Trung ương tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020.

Sở Nông nghiệp & PTNT

S Thông tin & Truyền thông; Sở Tư pháp, y ban nhân dân huyện, thị xã.

II/2009

2009­ - 2020

10

Xây dựng chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020.

y ban nhân dân các huyện, thị xã

Các sở, ban, ngành liên quan.

II/2009

2009­ - 2020

11

Nâng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong đó 05 năm sau tăng gấp 2 lần 05 năm tớc.

Sở Tài chính

Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch & Đu tư.

II/2009

2009­ - 2020

12

Quy hoạch sử dụng đất chuyển ra khỏi lâm nghiệp.

UBND các huyện, thị

Sở Tài nguyên & MT, SNN&PTNT.

II/2009

 

13

Hướng dẫn kê khai xâm canh đất điều chuyển ra khỏi lâm nghiệp.

Sở Tài nguyên & Môi trường

Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyn.

II/2009

 

14

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Sở Tài nguyên & Môi trường

UBND các huyện, thị xã.

IV/2009

2009­ - 2020

II

CÁC NỘI DUNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

15

Tiếp tục triển khai Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm tập trung trên đa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bình Phước).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và y ban nhân dân huyện, thị xã.

 

2006­ - 2020

16

Tiếp tục trin khai Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ: trâu bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của UBND tỉnh Bình Phước);

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, th xã.

 

2006­ - 2020

17

Tiếp tục triển khai Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010 (được phê duyệt tại Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/03/2007 của UBND tỉnh Bình Phước).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và y ban nhân dân huyện, thị xã.

 

2006­ - 2010

18

Tiếp tục trin khai Quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 08/07/2008).

SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

 

2006­ - 2020

19

Đưa vào sử dụng Trung tâm giống thủy sản tỉnh Bình Phước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ, Sở Khoa học & Công nghệ.

I/2009

 

20

Triển khai quy hoạch thủy sản đến năm 2020 tỉnh Bình Phước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và y ban nhân dân huyện, thị xã.

I/2009

2009­ - 2020

21

Quy định về nuôi trồng thủy sản trên các hồ đập của tnh

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các huyện, thị xã.

I/2009

 

22

Đề án xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản chlực của tỉnh (hạt điều, hồ tiêu)

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, y ban nhân dân huyện, th xã.

II/2009

23

Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thú y, bảo vệ thực vật (giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công thương, Sở KH&CN, UBND các huyện, thị.

II/2009

24

Hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Bình Phước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SNội vụ, Sở Khoa học & Công nghệ.

II/2009

 

25

Tiếp tục Củng cố và tổ chức bộ máy làm công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các huyện và xã.

Sở Nội vụ

Sở Lao động, TB-XH, Sở Nông nghiệp & PTNT, y ban nhân dân huyện, thị xã.

II/2009

 

26

Lập đề án triển khai nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN cho sản xuất nông nghiệp.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Thông tin & Truyền thông, Sở Nông nghiệp & PTNT.

II/2009

 

27

Quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2020.

SNông nghiệp & PTNT

S Tài nguyên & MT, Sở Kế hoạch & Tài chính.

II/2009

2009­ - 2020

28

Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch & VSMTNT tnh Bình Phước đến năm 2020 có điều chỉnh đến năm 2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

III/2009

2009­ - 2020

29

Khẩn trương hoàn thành và triển khai quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Phước.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Các sở-ban-ngành liên quan và y ban nhân dân huyện, thị xã.

III/2009

2009­ - 2020

30

Xây dựng quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Phước đến năm 2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Xây dựng, SKế hoạch, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

III/2009

2009­ - 2020

31

Chương trình đánh giá và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học công nghệ, Sở Thông tin & Truyền thông, y ban nhân dân huyện, thxã.

IV/2009

2009­ - 2020

32

Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Các s, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

IV/2009

2020

33

Xây dựng Chương tnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT đến năm 2020.

SNông nghiệp & PTNT

Sở Công thương, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị.

IV/2009

2010­ - 2020

34

Xây dựng Quy hoạch Phát triển kinh tế trang trại gắn với tích tụ ruộng đất đến năm 2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và y ban nhân dân huyện, thị xã.

2010

2010­ - 2020

35

Xây dựng Đề án phát triển kinh tế hợp tác và tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020

SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

2010

2020

36

Xây dựng quy hoạch Phát triển nông nghiệp & PTNT đến 2020 có điều chnh đến năm 2010.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, y ban nhân dân huyện, th xã.

2010

2020

37

Thành lập Công ty SX - TM - DV Nông nghiệp tỉnh Bình Phước

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ, SCông thương, các ban-ngành liên quan.

2011

 

III

CÁC NỘI DUNG PHỤC VỤ NÔNG DÂN

 

 

 

 

38

Tiếp tục triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2010.

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Các sở, ban, ngành liên quan và y ban nhân dân huyện, thị xã.

 

2010

39

Tổ chức điều tra số hộ nghèo và xác định chuẩn hộ nghèo mới trong tỉnh.

Sở Lao động - TB & Xã hội

Cục Thống kê, UBND các huyện thị.

II/2009

 

40

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư nhà ở cho hộ nghèo, đối tượng chính sách.

Sở Lao động - TB & Xã hội

Cục Thống kê, UBND các huyện thị.

II/2009

 

41

Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn.

SLao động - TB & Xã hội

Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

III/2009

2020

42

Xây dựng Chương tnh liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Công thương, Sở Khoa học & Công Nghệ, Ngân hàng nhà nước, Hội doanh nghiệp Bình Phước, UBND huyện, thị

2010

2020

IV

CÁC NỘI DUNG PHỤC VỤ NÔNG THÔN.

 

 

 

 

43

Tiếp tục triển khai Phương án phát triển nông thôn mới (trước khi có chương trình MTGQ của TW).

SNông nghiệp & PTNT

Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

 

2010

44

Quy hoạch ngành y tế đến năm 2020.

Sở Y tế

Sở Kế hoạch, Sở Tài chính, y ban nhân dân huyện, thị xã.

I/2009

2009­ - 2020

45

Quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

Sở Giáo dục & ĐT

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND huyện, thị xã.

I/2009

2009 ­- 2020

46

Xây dựng chương trình tăng cường đưa công nghệ thông tin về nông thôn.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học & Công ngh, y ban nhân dân huyện, th xã.

II/2009

2020

47

Lập đề án phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình phong phú gắn với vùng nông thôn.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Sở Thông tin & Truyền thông, Sở Nông nghiệp, y ban nhân dân huyện, thị xã.

II/2009

2009­ - 2020

48

Lập đề án xây dựng đời sng văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Ban Dân tộc, S Thông tin & Truyền thông, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

III/2009

2009­ - 2020

49

Quy hoạch ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Các huyện, thị xã.

IV/2009

2009­ - 2020

50

Quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, vùng biên giới.

SXây dựng

SNông nghiệp & PTNT, UBND các huyện.

IV/2009

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1003/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1003/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/04/2009
Ngày hiệu lực23/04/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1003/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1003/QĐ-UBND 2009 Kế hoạch nông nghiệp nông dân nông thôn Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1003/QĐ-UBND 2009 Kế hoạch nông nghiệp nông dân nông thôn Bình Phước
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1003/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýBùi Văn Danh
                Ngày ban hành23/04/2009
                Ngày hiệu lực23/04/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1003/QĐ-UBND 2009 Kế hoạch nông nghiệp nông dân nông thôn Bình Phước

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1003/QĐ-UBND 2009 Kế hoạch nông nghiệp nông dân nông thôn Bình Phước

                      • 23/04/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/04/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực